I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS biết được phương hướng trên bản đồ.
- HS hiểu thế nào là kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lý của 1 điểm.
- Biết cách tìm phương hướng kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lý của 1 điểm trên bản đồ, trên quả Địa Cầu.
2. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, tự lập.
3. Năng lực
a. Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ , sử dụng CNTT
b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, lược đồ, quả Địa Cầu, phân tích tranh ảnh,
II. CHUẨN BỊ
1.GV: Bản đồ châu Á, bản đồ khu vực Đông Nam Á. Quả Địa Cầu, máy chiếu
2. HS: SGK ,vở ghi , tìm hiểu nội dung bài học
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT
- Phương pháp: vấn đáp, trực quan, hoạt động nhóm
- Kĩ thuật: thảo luận nhóm, chia nhóm, đặt câu hỏi
III. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
? Tỷ lệ bản đồ là gì? Làm bài 2 SGK
5cm trên bản đồ ứng: 10km nếu tỷ lệ 1/200.000.
300km nếu tỷ lệ 1/600.000.
? Ý nghĩa của tỷ lệ bản đồ? Làm bài 3 SGK
Bản đồ có tỷ lệ 15/10.500.000 = 1/ 700.000.
3. Bài mới
Hoạt động 1. Khởi động
- HS quan sát quả Địa Cầu.
- Em hãy xác định các hướng Đ, T, N, B trên quả Địa Cầu?
- GV dẫn vào bài mới.
3 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 204 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 4: Phương hướng trên bản đồ kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 02/10/2020
Tiết 4 Bài 4: PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BẢN ĐỒ
KINH ĐỘ,VĨ ĐỘ VÀ TỌA ĐỘ ĐỊA LÍ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS biết được phương hướng trên bản đồ.
- HS hiểu thế nào là kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lý của 1 điểm.
- Biết cách tìm phương hướng kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lý của 1 điểm trên bản đồ, trên quả Địa Cầu.
2. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, tự lập.
3. Năng lực
a. Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ , sử dụng CNTT
b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, lược đồ, quả Địa Cầu, phân tích tranh ảnh,
II. CHUẨN BỊ
1.GV: Bản đồ châu Á, bản đồ khu vực Đông Nam Á. Quả Địa Cầu, máy chiếu
2. HS: SGK ,vở ghi , tìm hiểu nội dung bài học
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT
- Phương pháp: vấn đáp, trực quan, hoạt động nhóm
- Kĩ thuật: thảo luận nhóm, chia nhóm, đặt câu hỏi
III. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
? Tỷ lệ bản đồ là gì? Làm bài 2 SGK
5cm trên bản đồ ứng: 10km nếu tỷ lệ 1/200.000.
300km nếu tỷ lệ 1/600.000.
? Ý nghĩa của tỷ lệ bản đồ? Làm bài 3 SGK
Bản đồ có tỷ lệ 15/10.500.000 = 1/ 700.000.
3. Bài mới
Hoạt động 1. Khởi động
- HS quan sát quả Địa Cầu.
- Em hãy xác định các hướng Đ, T, N, B trên quả Địa Cầu?
- GV dẫn vào bài mới.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
1. Phương hướng trên bản đồ
? TĐ hình cầu, làm thế nào xác định phương hướng trên mặt quả địa cầu?
+ Lấy hướng tự quay của TĐ để chọn đông, tây; hướng vuông góc với hướng chuyển động của TĐ là bắc và nam. Từ 4 hướng cơ bản định ra các hướng khác.
- GV: Treo bđ tự nhiên C.Á có các đường kinh vĩ tuyến là những đường cong
- HS: QS bản đồ.
-GV: Phần giữa bản đồ là phần trung tâm. từ trung tâm xác định hướng trên là hướng bắc, dưới là hướng nam, trái là hướng tây, phải là là hướng đông.
Nếu ở ngoài thực địa, điểm trung tâm là vị trí người quan sát.
? Cơ sở xác định hướng trên bản đồ dựa vào yếu tố nào?
- HS:Quan sát H10 SGK.
- Giới thiệu các hướng chính.
2. Kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lý
? Trên thực tế có những bản đồ không thể hiện kinh tuyến, vĩ tuyến, làm thế nào xác định được phương hướng?
- GV: Giới thiệu cách xđ vị trí của một điểm trên bđ hoặc trên quả địa cầu.
- Quan sát H11
200 KTG 00
C 100
00
- GV cho hs thảo luận theo bàn
? Điểm C (H11) là nơi gặp nhau của đường kinh tuyến, vĩ tuyến nào?
HS thực hiện nhiệm vụ
Nhóm thảo luận
Đại diện nhóm BC kết quả thảo luận
Các nhóm khác nhận xét bổ sung, GV chốt kiến thức
? Kinh độ, vĩ độ của 1 điểm là gì?
? Như thế nào là tọa độ địa lý?
? Nêu cách viết tọa độ địa lí của một điểm.
- GV: Hướng dẫn hs tìm tọa độ địa lí của điểm không nằm trên các đường k,v tuyến kẻ sẵn.
- HS: Trả lời;GV: chuẩn xác và mở rộng.
- GV khái quát bài học bằng sơ đồ tư duy.
- HS đọc ghi nhớ.
1. Phương hướng trên bản đồ
- Muốn xác định được phương hướng trên bản đồ, chúng ta phải dựa vào các đường:
+ Kinh tuyến: đầu trên:hướng bắc ,đầu dưới: hướng nam.
+ Vĩ tuyến: bên phải: hướng đông, bên trái: hướng tây.
- Chú ý: có những bản đồ, lược đồ không thể hiện các đường kinh tuyến, vĩ tuyến thì dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc rồi tìm các hướng còn lại.
2. Kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lý
a. Khái niệm
Vd: 200T
C 100B
- Kinh độ của 1 điểm: là số độ chỉ khoảng cách từ kinh tuyến đi qua địa điểm đó đến kinh tuyến gốc.
- Vĩ độ của 1 điểm: là số độ chỉ khoảng cách từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc.
- Toạ độ địa lý của 1 điểm bao gồm kinh độ, vĩ độ của địa điểm đó trên bản đồ.
b. Cách viết
- Kinh độ viết trên.
- Vĩ độ viết dưới.
Hoạt động 3. Luyện tập
- GV giao nhiệm vụ cho 6 nhóm:
+ N1,2,3: bài tập phần a,b (T16)
+ N4,5,6: bài tập phần c,d (T16)
- HS thực hiện nhiệm vụ
- Nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm BC kết quả thảo luận
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung, GV chốt kiến thức
Hoạt động 4. Vận dụng
- Tập xác định phương hướng và toạ độ địa lí của các địa điểm trên bản đồ.
Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Tìm hiểu thêm thông tin về phương hướng và toạ độ địa lí trên bản đồ.
trên sách báo, trên mạng
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU
- Tìm hiểu : “ Kí hiệu trên bản đồ”( bài 5): Đọc sgk, tìm hiểu kĩ nội dung
? Có mấy loại kí hiệu bản đồ? Kể tên?
.......................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_6_tiet_4_phuong_huong_tren_ban_do_kinh_do.doc