Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 25, 26, 27 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu được khái niệm về sông, lưu vực sông, hệ thống sông, lưu lượng nước. Nêu

được mối quan hệ giữa nguồn cung cấp nước và chế độ sông.

- HS trình bày được về hồ, nguyên nhân hình thành các loại hồ.

2. Kỹ năng:

- Khai thác kiến thức và liên hệ thực tế.

3.Thái độ:

- Giúp các em hiểu biết thêm thực tế

4. Định hướng phát triển năng lực

a. Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác

b. Năng lực đặc thù: năng lực sử dụng công cụ địa lí, giải thích các hện tượng tự

nhiên.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: - Mô hình hệ thống sông và lưu vực sông.

- Bản đồ hệ thống sông ở nước ta.

2. HS: Đọc bài trước ở nhà.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:

1. Phương pháp: Cá nhân, cặp, vấn đáp.

2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: (Không)

3. Bài mới:

a. Khởi động: Sông và phần lớn hồ trên bề mặt trái đất là những nguồn nước ngọt quan

trọng trên lục địa. Sông và hồ có quan hệ chặt chẽ với đời sống và sản xuất của con

người Vì vậy việc hiểu biết về sông và hồ có ý nghĩa rất thực tiễn đối với mỗi vùng,

mỗi quốc gia.

pdf6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 140 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 25, 26, 27 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/6/2020 Ngày giảng 6A1: 11/06/2020 Tiết 25: SÔNG VÀ HỒ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu được khái niệm về sông, lưu vực sông, hệ thống sông, lưu lượng nước. Nêu được mối quan hệ giữa nguồn cung cấp nước và chế độ sông. - HS trình bày được về hồ, nguyên nhân hình thành các loại hồ. 2. Kỹ năng: - Khai thác kiến thức và liên hệ thực tế. 3.Thái độ: - Giúp các em hiểu biết thêm thực tế 4. Định hướng phát triển năng lực a. Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác b. Năng lực đặc thù: năng lực sử dụng công cụ địa lí, giải thích các hện tượng tự nhiên. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: - Mô hình hệ thống sông và lưu vực sông. - Bản đồ hệ thống sông ở nước ta. 2. HS: Đọc bài trước ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Cá nhân, cặp, vấn đáp. 2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác... IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: (Không) 3. Bài mới: a. Khởi động: Sông và phần lớn hồ trên bề mặt trái đất là những nguồn nước ngọt quan trọng trên lục địa. Sông và hồ có quan hệ chặt chẽ với đời sống và sản xuất của con ngườiVì vậy việc hiểu biết về sông và hồ có ý nghĩa rất thực tiễn đối với mỗi vùng, mỗi quốc gia. b. Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: (Cặp - 25 phút) - Quan sát hình ảnh về sông. ? Sông là gì? Kể tên những con sông mà em biết ở tỉnh ta. - Sông Đà - Gv treo bản đồ hệ thống sông. HS lên chỉ một số sông lớn ở Việt Nam. 1. Sông và lượng nước của sông: a. Sông: - Là dòng chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa. ? Nguồn cung cấp nước cho sông? GV : khái quát qua về lưu vực sông. ? Lưu vực sông là gì? ? Hệ thống sông bao gồm những bộ phận nào hợp thành? ? Thế nào là Phụ lưu, Chi lưu. ? Xác định vị trí của sông chính, phụ lưu, chi lưu? So sánh vị trí của phụ lưu và chi lưu? ? Khái quát lại hệ thống sông là gì. ? Dựa vào bản đồ sông ngòi VN xác định hệ thống sông Hồng. Nêu rõ nhiệm vụ của từng bộ phận. - GV : Không có con sông nào chỉ có một dòng, ngay ở nguồn, sông cũng do mấy con suối họp lại. Sông càng chảy xa nguồn, càng thu thập được thêm nhiều dòng khác đổ vào, đó là những con sông con hay phụ lưu, dòng chính thường chia nhiều dòng nhỏ để đổ nước ra biển, đó là chi lưu. ? Bằng hiểu biết thực tế lấy ví dụ về những lợi ích của sông đem lại? - HS: Cung cấp nước, phù sa, hải sản, giao thông, du lịch, thủy điện... ? Bên cạnh lợi ích đó sông gây ra những khó khăn gì cho con người và thiên nhiên. - Khó khăn: Lũ lụt gây thiệt hại rất lớn về người và của cho người dân, ô nhiễm môi trường. ? Làm thế nào để hạn chế tác hại do sông gây ra. HS: Đắp đê ngăn lũ. - Dự bão lũ lụt chính xác và từ xa. - Có hệ thống xả lũ nhanh chóng. - Trồng cây, bảo vệ rừng đầu nguồn. ? Tại sao lại phải trồng cây và bảo vệ rừng đầu nguồn. Vì nó sẽ giảm tác hại lũ nhanh, sạt nở - Nguồn cung cấp nước cho sông: Mước mưa, nước ngầm, nước băng tuyết tan - Lưu vực sông: Là diện tích đất cung cấp nước cho sông. - Hệ thống sông gồm: Dòng sông chính cùng với phụ lưu, chi lưu hợp thành. đất, hạn chế lũ... Hoạt động 2: (Cả lớp - 15 phút): GV: Yêu cầu học sinh đọc (SGK) cho biết: ? Hồ là gì. ? Kể tên một số loại hồ ở tỉnh ta mà em biết. - Hồ Thủy sơn, hồ thủy điện Lai Châu. ? Dựa vào khái niệm cho biết điểm khác nhau cơ bản giữa sông và hồ? - Sông là dòng chảy, có diện tích tương đối ổn định. - Hồ là khoảng nước đọng, diện tích không ổn định. GV cho hs thảo luận nhóm bàn. ? Quan sát một số hình ảnh sau kết hợp với hiểu biết thực tế cho biết tác dụng của hồ. ? Vì sao tuổi thọ của hồ không dài. (Bị vùi lấp ....) 2. Hồ: * Hồ: Là những khoảng nước đọng tương đối sâu và rộng trong đất liền. * Tác dụng của hồ: Điều hòa dòng chảy, tưới tiêu, giao thông, phát điện, du lich... c. Luyện tập ? Sự khác nhau giữa sông và hồ? ? Hệ thống sông là gì. d. Vận dụng: Vân dụng kến thức trong bài để trả lời câu hỏi. ? Quan sát một số hình ảnh sau kết hợp với hiểu biết thực tế cho biết tác dụng của hồ. e. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: - GV đặt vấn đề yêu cầu hs về nhà thực hiện: Viết một bài báo cáo ngắn về vai trò của sông và hồ đối với con người. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Về nhà học bài và nghiên cứu trước bài mới: Bài 24: Biển và đại dương. - Biết được độ muối của nước biển, đại dương . - Nguyên nhân làm cho nước biển, đại dương có độ muối . - Biết các hình thức vận động của nước biển và đại dương và nguyên nhân của các vận động . Ngày soạn: 14/6/2020 Ngày giảng 6A1: 18/06/2020 Tiết 26: ÔN TẬP HỌC KÌ II I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Củng cố những kiến thức cơ bản về sông và hồ, biển và đại dương. 2. Kĩ năng: - Phát triển kĩ năng - Kĩ năng tư duy, tổng hợp kiến thức. 3.Thái độ: - Giúp HS nâng cao ý thức học tập. 4. Định hướng phát triển năng lực a. Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác b. Năng lực đặc thù: năng lực sử dụng công cụ địa lí. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Nội dung ôn tập. 2. HS: Ôn lại tất cả các bài đã học từ học kí II III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Cá nhân. 2. Kĩ thuật: Chia sẻ.. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong bài) 3. Bài mới: a. khởi động: GV nêu yêu cầu của tiết ôn tập. b. Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: (Cả lớp - 30 phút) GV hệ thống ND ôn tập qua các câu hỏi. ? Sông là gì? Thế nào là hệ thống sông? ? Bằng hiểu biết thực tế lấy ví dụ về những lợi ích của sông đem lại? ? Bên cạnh lợi ích đó sông gây ra những khó khăn gì cho con người và thiên I. Sông và hồ 1. Sông. - Là dòng chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa. - Hệ thống sông gồm: Dòng sông chính cùng với phụ lưu, chi lưu hợp thành. - Nguồn cung cấp nước cho sông: Mước mưa, nước ngầm, nước băng tuyết tan * Lợi ích của sông. Cung cấp nước, phù sa, hải sản, giao thông, du lịch, thủy điện... * Khó khăn: - Lũ lụt gây thiệt hại rất lớn về người và nhiên. ? Làm thế nào để hạn chế tác hại do sông gây ra. ? Hồ là gì. ? Dựa vào khái niệm cho biết điểm khác nhau cơ bản giữa sông và hồ? - Sông là dòng chảy, có diện tích tương đối ổn định. - Hồ là khoảng nước đọng, diện tích không ổn định. ? Cho biết tác dụng của hồ. Hoạt động 2: (Cả lớp - 15 phút) GV hệ thống lại cho học sinh. của cho người dân, ô nhiễm môi trường. * Biện pháp: - Đắp đê ngăn lũ. - Dự bão lũ lụt chính xác và từ xa. - Có hệ thống xả lũ nhanh chóng. - Trồng cây, bảo vệ rừng đầu nguồn. 2. Hồ: * Hồ: Là những khoảng nước đọng tương đối sâu và rộng trong đất liền. - Hồ Thủy sơn, hồ thủy điện Lai Châu * Tác dụng của hồ: Điều hòa dòng chảy, tưới tiêu, giao thông, phát điện, du lich... II. Hướng dẫn học sinh ôn tập theo nội dung tiết 27. - HS ôn tập lại nội dung theo tiết 27 và các dạng bài tập về xác định phương hướng, tính tỉ lệ bản đồ, tính lượng mưa, tính nhiệt độ. c. Luyện tập - GV khái quát lại nội dung bài học d. Vận dụng: Vân dụng kến thức trong bài để trả lời câu hỏi. ? Việt Nam nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình là bao nhiêu. e. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: - GV đặt vấn đề yêu cầu hs về nhà thực hiện: Quan sát bất cứ bản đồ lược đồ về sự phân bố lượng mưa và nêu nhận xét về lượng mưa phân bố. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: Ôn tập toàn bộ kiến thức theo đề cương và nội dung ôn tập để chuẩn bị tốt cho tiết kiểm tra học kì II. Ngày giảng 6A1: / /2020 Tiết 27 : KIỂM TRA HỌC KÌ II I. MUC TIÊU : 1. kiến thức. - Nhằm kiểm tra đánh giá lại những nội dung kiến thức cơ bản về các thành phần tự nhiên của Trái Đất. 2. kỹ năng : - Rèn cho học sinh kĩ năng trình bày, có khả năng tư duy và tự luận 3.Thái đô: - Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập 4. Định hướng phát triển năng lực a. Năng lực chung: Tự chủ, tự học. b. Năng lực đặc thù: năng lực làm bài. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Đề kiểm tra 2. Học sinh: Ôn bài + Đồ dùng học tập. III. TIẾN TRÌNH KIỂM TRA. 1. Ổn định tổ chức. 2. Hình thức kiểm tra : Tự luận 3. Đề kiểm tra. ( Đề và đáp án phòng giáo dục và đào tạo )

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_dia_li_lop_6_tiet_25_26_27_nam_hoc_2019_2020_truong.pdf
Giáo án liên quan