I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- HS trình bày được khái niệm thời tiết và khí hậu.
- Biết được 5 đới khí hậu chính trên trái đất.
- Trình bày được giới hạn và đặc điểm của từng đới.
2. Kỹ năng:
Phân tích hình vẽ về 5 đới khí hậu trên trái đất.
3.Thái độ:
Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế
4. Định hướng phát triển năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác
b) Năng lực đặc thù: năng lực sử dụng công cụ địa lí, giải thích các hện tượng tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Hình 58: Các đới khí hậu.
HS: Nghiên cứu bài
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Cá nhân, nhóm.
2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong bài).
3. Bài mới:
HĐ 1: khởi động: Sự phân bố ánh sáng và nhiệt độ trên bề mặt trái đất không đều. Nó phụ thuộc vào thời gian chiếu sáng. Nơi nào có góc chiếu sáng càng lớn thời gian chiếu sáng càng dài thì càng được nhiều nhiệt và ánh sáng. Chính vì thế, người ta chia bề mặt trái đất ra năm vành đai có những điểm khác nhau về khí hậu.
3 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 22: Thời tiết và khí hậu - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/5/2020
Ngày giảng: 6A6: ... /2020
Tiết 22: THỜI TIẾT VÀ KHÍ HẬU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- HS trình bày được khái niệm thời tiết và khí hậu.
- Biết được 5 đới khí hậu chính trên trái đất.
- Trình bày được giới hạn và đặc điểm của từng đới.
2. Kỹ năng:
Phân tích hình vẽ về 5 đới khí hậu trên trái đất.
3.Thái độ:
Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế
4. Định hướng phát triển năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác
b) Năng lực đặc thù: năng lực sử dụng công cụ địa lí, giải thích các hện tượng tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Hình 58: Các đới khí hậu.
HS: Nghiên cứu bài
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Cá nhân, nhóm.
2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác...
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong bài).
3. Bài mới:
HĐ 1: khởi động: Sự phân bố ánh sáng và nhiệt độ trên bề mặt trái đất không đều. Nó phụ thuộc vào thời gian chiếu sáng. Nơi nào có góc chiếu sáng càng lớn thời gian chiếu sáng càng dài thì càng được nhiều nhiệt và ánh sáng. Chính vì thế, người ta chia bề mặt trái đất ra năm vành đai có những điểm khác nhau về khí hậu.
HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: (Cá nhân - 10’)
GV: Yêu cầu HS đọc (SGK) và cho biết:
- Thời tiết là gì? (Là sự biểu hiện hiện tượng khí tượng ở 1 địa phương trong 1 thời gian ngắn nhất định)
- Khí tượng là gì? (như gió, mây, mưa )
? Vậy khí hậu là gì. (Khí hậu của 1 nơi là sự lặp đi lặp lại tình hình thời tiết ở nơi nào đó, trong 1 thời gian dài, từ năm nay này qua năm khác và đã trở thành qui luật.
?Thời tiết khác khí hậu như thế nào? (Thời tiết là tình trạng khí hậu trong thời gian ngắn, luôn thay đổi, khí hậu tình trạng khí hậu trong thời gian dài, trở thành quy luật).
Hoạt động 2: (Nhóm - 25 phút)
GV: Tương ứng với 5 vành đai nhiệt nói trên, trái đất cũng chia ra 5 đới khí hậu.
GV cho lớp hoạt động nhóm với nội dung sau.
? Xác định giới hạn của các đới khí hậu ở H58 (SGK) nêu đặc điểm của các đới khí hậu (Góc chiếu, Nhiệt độ, lượng mưa, gió chính).
Nhóm 1: N/C đặc điểm của đới nóng.
Nhóm 2: N/C đặc điểm của đới ôn hòa.
Nhóm 3: N/C đặc điểm của đới lạnh.
- Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến.
- GV gọi đại diện các nhóm báo cáo các nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét và bổ sung.
- GV đưa đáp án.
a) Đới nóng: (Nhiệt đới)
- Quanh năm nóng
- Gió thổi thường xuyên: Tín phong
- Lượng mưa TB: 1000mm – 2000mm
b) Hai đới ôn hòa: (Ôn đới)
- Có nhiệt độ trung bình
- Gió thổi thường xuyên: Tây ôn đới
- Lượng mưa TB: 500 – 1000mm
c) Hai đới lạnh: (Hàn đới)
- Có nhiệt độ trung bình rất lạnh, băng tuyết quanh năm.
- Gió đông cực thổi thường xuyên. Lượng mưa 500mm
1. khí hậu và Thời tiết.
a. Thời tiết.
- là sự biểu hiện hiện tượng khí tượng xảy ra trong một thời gian ngắn, ở 1 địa phương gọi là thời tiết.
- Thời tiết luôn thay đổi.
b. Khí hậu.
- Khí hậu của 1 nơi là sự lặp đi lặp lại tình hình thời tiết ở nơi nào đó, trong 1 thời gian dài, từ năm nay này qua năm khác và đã trở thành qui luật.
2. Sự phân chia bề mặt trái đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ.
- Có 5 đới khí hậu trên trái đất. (1đới nóng, 2 đới ôn hoà, 2 đới lạnh)
a. Đới nóng: (Nhiệt đới)
- Giới hạn: từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam
- Đặc điểm: Quanh năm có góc chiếu của ánh sáng mặt trời lúc giữa trưa tương đối lớn và thời gian chiếu trong năm chênh lệch nhau ít. Lượng nhiệt hấp thụ tương đối nhiều nên quanh năm nóng. Gió thổi thường xuyên: Tín phong. Lượng mưa TB: 1000mm – 2000mm
b. Hai đới ôn hòa: (Ôn đới)
- Giới hạn: từ chí tuyến Bắc, Nam đến vòng cực Bắc, Nam
- Đặc điểm: Lượng nhiệt nhận được TB, các mùa thể hiện rõ rệt trong năm. Gió thổi thường xuyên: Tây ôn đới. Lượng mưa TB: 500 – 1000mm
c. Hai đới lạnh: (Hàn đới)
- Giới hạn: từ 2 vòng cực Bắc, Nam đến 2 cực Bắc, Nam
- Đặc điểm: Khí hậu giá lạnh, có băng tuyết hầu như quanh năm. Gió đông cực thổi thường xuyên. Lượng mưa 500mm.
HĐ 3: Luyện tập
- GV khái quát lại nội dung bài học
GV gọi hs lên bảng xác định lại vị trí các đới khí hậu và nêu đặc điểm của các đới khí hậu.
HĐ 4: Vận dụng:
Vân dụng kến thức trong bài để trả lời câu hỏi.
- Các chí tuyến và vòng cực là những ranh giới của các vành đai nhiệt đới nào ?
- Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới .
HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo:
- GV đặt vấn đề yêu cầu hs về nhà thực hiện: Cho biết VN nằm trong đới kí hậu nào
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU:
Học bài theo câu hỏi SGK - tr 69.
Ôn tập lại từ tiết 19 đến tiết 26 để tiết sau ôn tập cho tốt.
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_6_tiet_22_thoi_tiet_va_khi_hau_nam_hoc_20.docx