I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- HS trình bày được khí áp là gì? Cách đo và dụng cụ đo khí áp.
- Nêu tên, phạm vi hoạt động và hướng của các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng hình vẽ mô tả hệ thống gió trên Trái Đất và giải thích các hoàn lưu khí quyển.
3.Thái độ:
Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế.
4. Định hướng phát triển năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác
b) Năng lực đặc thù: năng lực sử dụng công cụ địa lí, giải thích các hện tượng tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ
GV: Bản đồ thế giới, hình 50, 51 phóng to.
HS: Học bài và đọc trước bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Cá nhân, nhóm.
2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ. (kiểm tra 15 phút – đề và dáp án phần phụ lục)
3. Bài mới.
HĐ 1: khởi động: Mặc dù con người không cảm thấy sức ép của không khí trên mặt đất, nhưng nhờ có khí áp kế, người ta vẫn đo được khí áp trên mặt đất. Không khí bao giờ cũng chuyển động từ khu khí áp cao về khu vực khí áp thấp, sinh ra gió.
6 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 192 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 20+21 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/5/2020
Ngày giảng: 6A6: ...../5
Tiết 20 – LỚP VỎ KHÍ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- HS trình bày được khí áp là gì? Cách đo và dụng cụ đo khí áp.
- Nêu tên, phạm vi hoạt động và hướng của các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng hình vẽ mô tả hệ thống gió trên Trái Đất và giải thích các hoàn lưu khí quyển.
3.Thái độ:
Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế.
4. Định hướng phát triển năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác
b) Năng lực đặc thù: năng lực sử dụng công cụ địa lí, giải thích các hện tượng tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ
GV: Bản đồ thế giới, hình 50, 51 phóng to.
HS: Học bài và đọc trước bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Cá nhân, nhóm.
2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác...
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ. (kiểm tra 15 phút – đề và dáp án phần phụ lục)
3. Bài mới.
HĐ 1: khởi động: Mặc dù con người không cảm thấy sức ép của không khí trên mặt đất, nhưng nhờ có khí áp kế, người ta vẫn đo được khí áp trên mặt đất. Không khí bao giờ cũng chuyển động từ khu khí áp cao về khu vực khí áp thấp, sinh ra gió...
HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: (Cá nhân - 8 phút)
GV: Yêu cầu HS quan sát H45 (SGK) cho biết:
? Không khí gồm những thành phần nào? Tỉ lệ của các thành phần?
? Thành phần nào chiếm tỉ lệ nhỏ nhất?
Gv nếu không có hơi nước trong không khí thì bầu khí quyển không có hiện tượng khí tượng là mây, mưa, sương mù...
Hoạt động 2: (Cá nhân - 10 phút)
GV: yêu cầu HS đọc nội dung kiến thức trong (SGK) cho biết nguyên nhân hình thành các khối khí?
? Căn cứ vào đâu người ta chia ra làm khối khí nóng, lạnh, đại dương, lục địa.
? khối khí nóng và khối khí lạnh hình thành ở đâu và tính chất của mỗi loại.
? khối khí đại dương và khối khí lục địa hình thành ở đâu và tính chất của mỗi loại.
Hoạt động 3: (Cặp - 10’)
GV: Yêu cầu HS đọc kiến thức và quan sát các hình 47, 48, 49 (SGK).
? Tại sao lại có khí hậu lục địa và đại dương? ( Do sự tăng giảm to của đất và nước khác nhau)
? Tại sao to không khí lại thay đổi theo độ cao? (Càng lên cao to không khí càng giảm, cứ lên cao 100 m to lại giảm 0,6o C.)
- Hãy giải thích sự chênh lệch to ở 2 điểm ở hình 48 (SGK)?
- Nhiệt độ không khí còn thay đổi theo vĩ độ, điều đó được thể hiện như thế nào ? (Hình 49)
1. Thành phần của không khí.
- Thành phần của không khí gồm:
+ Khí Nitơ: 78%
+ Khí Ôxi: 21%
+ Hơi nước và các khí khác: 1%
- Lượng hơi nước tuy chiếm tỉ lệ hết sức nhỏ, nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng như mây, mưa...
2. Các khối khí.
+ Khối khí nóng: Hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.
+ Khí lạnh: Hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.
+ Khối khí đại dương: Hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.
+ Khối khí lục địa: Hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.
3. Sự thay đổi nhiệt độ của không khí.
a. Nhiệt độ không khí thay đổi tuỳ theo vị trí xa hay gần biển:
Nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa có sự khác nhau.
b. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao:
- Trong tâng đối lưu, Càng lên cao to không khí càng giảm.
c. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.
Không khí ở vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở vùng vĩ độ cao
HĐ 3: Luyện tập
- GV khái quát lại nội dung bài học
- Lớp vỏ khí được chia làm mấy tầng?
HĐ 4: Vận dụng:
Vân dụng kến thức trong bài để trả lời câu hỏi.
? Vì sao gió Tây ôn đới lại thổi từ khoảng vĩ độ 300 Băc và Nam lên khoảng các vĩ độ 600 Bắc và Nam.
HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo:
- GV đặt vấn đề yêu cầu hs về nhà thực hiện: Viết một bài báo cáo ngắn về vai trò của gió đối với con người.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU:
- Học bài và làm BT4 - tr 60 vào vở ; Đọc trước Bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa.
VI. PHỤ LỤC: Kiểm tra 15 phút
1. Đề bài:
Lớp vỏ khí chia làm mấy tầng? Nêu vị trí, đặc điểm của tầng đối lưu.
2. Đáp án và hướng dẫn chấm.
Nội dung
Điểm
- Lớp vỏ khí được chia thành 3 tầng: Tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao của khí quyển.
- Vị trí của tầng đối lưu: tầng nằm sát mặt đất, từ 0 đến 16 km.
- Đặc điểm:
+ Tập trung tới 90% không khí.
+ Nhiệt độ càng lên cao càng giảm.
+ Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
+ Là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: Mây, mưa, sấm, chấp...
2,0
2,0
1,5
1,5
1,5
1,5
Ngày soạn: 02/5/2020
Ngày giảng: 6A6: ...../5
Tiết 21 - Bài 20: HƠI NƯỚC TRONG KHÔNG KHÍ. MƯA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Biết được vì sao không khí có độ ẩm và nhận xét được mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí và độ ẩm.
- Trình bày được quá trình tạo thành mây, mưa. Sự phân bố lượng mưa trên trái đất.
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng đọc lược đồ phân bố lượng và phân tích lược đồ.
3.Thái độ:
Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế
4. Định hướng phát triển năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác
b) Năng lực đặc thù: năng lực sử dụng công cụ địa lí, giải thích các hện tượng tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ:
GV : Hình 53, 54 SGK phóng to.
HS : Học bài và đọc trước bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Cá nhân, cặp, vấn đáp.
2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác...
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
Khí áp là gì? Người ta đo khí áp bằng dụng cụ gì?
3. Bài mới.
HĐ 1: khởi động: Hơi nước là thành phần chiếm một tỷ lệ nhỏ trong không khí, nhưng nó lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa...
HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: (Cặp - 15 phút )
GV: Yêu cầu HS nhắc lại
? Tron không khí lượng hơi nước chiếm bao % ?(1%)
Dựa vào kiến thức và thông tin hoạt động theo cặp lần lượt các câu hỏi :
? cho biết vì sao trong không khí có hơi nước.
(do hiện tượng bốc hơi của nước trong các biển, hồ, ao, sông, suối..).
- HS quan sát tranh về độ ẩm không khí khác nhau.
? Độ ẩm của không khí là gì? (Là do hơi nước có trong không khí nên không khí có độ ẩm.)
? Người ta sử dụng dụng cụ gì để đo độ ẩm của không khí?
? QS Bảng lượng hơi nước tối đa sgk em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa nhiệt độ và lượng hơi nước có trong không khí?
(nhiệt độ không khí càng cao càng chứa được nhiều hơi nước)
? Lượng hơi nước tối đa mà không khí chứa được khi có nhiệt độ: 100C, 200C, 300C.
GV: Tuy nhiên sức chứa đó cũng có hạn Khi không khí đã chứa được lượng hơi nước tối đa, ta nói không khí đã bão hòa hơi nước. Nó không thể chức thêm được nữa.
? Khi không khí đã bão hòa hơi nước mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước hoặc bị lạnh đi thì xảy ra hiện tượng gì?
Hoạt động 2: (Cá nhân - 20 phút)
- HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi
? Mây, mưa được hình thành như thế nào? (Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước to dần rồi rơi xuống đất thành mưa.)
? Dụng cụ để đo mưa. ( QS H52/tr 62)
? Nêu cách tính lượng mưa trong ngày, tháng, năm.
? Nêu cách tính lượng mưa trung bình năm của một địa phương.
Dựa vào biểu đồ hình 53 cho biết.
? Tháng nào có lượng mưa nhiều nhất? Lượng mưa khoảng bao nhiêu mm. (T 9 – 327mm)
?Tháng nào có lượng mưa ít nhất? Lượng mưa khoảng bao nhiêu mm. (T2- 5mm)
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 54 (SGK) cho biết:
? Yêu cầu hs lên bảng chỉ những khu vực nào có lượng mưa trung bình năm trên 2000 mm, những khu vực nào có lượng mưa dưới 200mm.
? Việt Nam nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình là bao nhiêu.
- GV yêu cầu hs lên bảng xác định.
? Nhận xét sự phân bố lượng mưa trên thế giới?
(Phân bố không đồng đều. Mưa nhiều ở vùng xích đạo. Mưa ít ở vùng cực và gần cực)
1. Hơi nước và độ ẩm của không khí:
a. Độ ẩm của không khí:
- Không khí Bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước nhất định lượng hơi nước đó làm cho không khí có độ ẩm.
- Dụng cụ đo độ ẩm không khí: Ẩm kế.
* Mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí và độ ẩm:
- Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng lên cao, lượng hơi nước chứa được càng nhiều
b. Sự ngưng tụ:
- Khi không khí đã bão hòa, mà vẫn cung cấp thêm hơi nước hoặc bị lạnh đi do bốc lên cao, hay tiếp xúc với một khối khí lạnh thì hơi nước trong không khí sẽ đọng lại thành hạt nước. Hiện tượng đó gọi là sự ngưng tụ.
2. Mưa và sự phân bố lượng mưa trên trái đất.
* Quá trình tạo thành mây, mưa:
- Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước to dần rồi rơi xuống đất thành mưa.
a. Tính lượng mưa trung bình của một địa phương.
- Dụng cụ đo mưa: Thùng đo mưa (Vũ kế)
- Đơn vị: Milimét (mm)
- Lượng mưa trong ngày, tháng, năm bằng tổng lượng nước mưa của các trận trong ngày, tháng, năm.
- Lượng mưa trung bình năm của một địa phương cộng lượng mưa nhiều năm ở một địa phương lại, rồi chia cho số năm
b. Sự phân bố lượng mưa trên thế giới.
- Trên trái đất, lượng mưa phân bố không đồng đều từ xích đạo về cực. Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo, mưa ít nhất là hai vùng cực Bắc và Nam.
HĐ 3: Luyện tập
- GV khái quát lại nội dung bài học
- Hơi nước và độ ẩm của không khí?
- Mưa và sự phân bố lượng mưa trên thế giới?
HĐ 4: Vận dụng:
HS vận dụng làm bài tập tính lượn mưa trung bình năm.
HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo:
- Gv yêu cầu hs về nhà liên hệ đến lượng mưa mùa khô của địa phương.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU:
- Trả lời câu hỏi và bài tập: 1, 2, 3, 4 (SGK - tr 63,64)
- Đọc trước bài 21: Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa.
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_6_tiet_2021_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.docx