I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần
1. Kiến thức:
- Nêu được các khái niệm: Khoáng sản, mỏ khoáng sản, mỏ nội sinh, mỏ ngoại sinh.
- Kể tên và nêu công dụng của một số loại khoáng sản phổ biến.
- Biết phân loại các khoáng sản theo mục đích sử dụng.
- Hiểu được khoáng sản là nguồn tài nguyên có giá trị của mỗi quốc gia, được hình
thành trong thời gian dài và là loại tài nguyên thiên nhiên không thể phục hồi.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết một số loại khoáng sản qua các mẫu vật, tranh ảnh hoặc trên thực địa.
3. Thái độ:
- Ý thức được sự cần thiết phải khai thác, sử dụng cac loại khoáng sản một cách
hợp lí và tiết kiệm.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực: Tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng
lực hợp tác; năng lực giao tiếp,sử dụng bản đồ .
b. Năng lực đặc thù: Tự chủ, tự tin, trách nhiệm .
5. Giáo dục môi trường: mục 1-2
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: : + Bản đồ khoáng sản Việt Nam.
+ Một số mẫu khoáng vật.
2. HS: SGK + vở ghi.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Dạy học nhóm, xác định bản đồ, phân tích, luyện tập thực
hành .
2. Kĩ thuật: Chia nhóm, động não, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
Hoạt động 1. Khởi động
GV nêu câu hỏi: GV chuẩn bị một số mẫu vật khoáng sản (cát ,sỏi). Đặt câu hỏi
6 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 19+20 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 6A. /01/2020 6B. /01/2020
Tiết 19 - Bài 15
CÁC MỎ KHOÁNG SẢN
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần
1. Kiến thức:
- Nêu được các khái niệm: Khoáng sản, mỏ khoáng sản, mỏ nội sinh, mỏ ngoại sinh.
- Kể tên và nêu công dụng của một số loại khoáng sản phổ biến.
- Biết phân loại các khoáng sản theo mục đích sử dụng.
- Hiểu được khoáng sản là nguồn tài nguyên có giá trị của mỗi quốc gia, được hình
thành trong thời gian dài và là loại tài nguyên thiên nhiên không thể phục hồi.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết một số loại khoáng sản qua các mẫu vật, tranh ảnh hoặc trên thực địa.
3. Thái độ:
- Ý thức được sự cần thiết phải khai thác, sử dụng cac loại khoáng sản một cách
hợp lí và tiết kiệm.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực: Tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng
lực hợp tác; năng lực giao tiếp,sử dụng bản đồ ...
b. Năng lực đặc thù: Tự chủ, tự tin, trách nhiệm ...
5. Giáo dục môi trường: mục 1-2
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: : + Bản đồ khoáng sản Việt Nam.
+ Một số mẫu khoáng vật.
2. HS: SGK + vở ghi.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Dạy học nhóm, xác định bản đồ, phân tích, luyện tập thực
hành.
2. Kĩ thuật: Chia nhóm, động não, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
Hoạt động 1. Khởi động
GV nêu câu hỏi: GV chuẩn bị một số mẫu vật khoáng sản (cát ,sỏi). Đặt câu hỏi
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
* HĐ1: Các loại khoáng sản
* PP: Trực quan, vấn đáp, gợi mở, phân tích.
* Kĩ thuật: Đặt câu hỏi
- HS: Dựa vào ndsgk + kĩ thuật đã học.
? Chúng ta đang đứng ở lớp nào của Trái Đất?
Trong vỏ Trái Đất theo em sẽ có những gì?
- GV: mở rộng
-> Khoáng vật: Có thành phần đồng nhất,
1. Các loại khoáng sản:
thường gặp dưới dạng tinh thể trong thành
phần của các loại đá. Ví dụ: Thạch anh là
khoáng vật thường gặp trong đá Granit dưới
dạng tinh thể.
Đá hay nham thạch: Là vật chất tự nhiên có
độ cứng ở nhiều mức độ khác nhau, tạo nên
lớp vỏ Trái đất. Đá có thể cấu tạo do 1 loại
khoáng vật thuần nhất hay nhiều loại
khoáng vật khác nhau kết hợp lại.
VD: Sn, Ag, Cu trong đá Macma.
? Vậy khoáng sản là gì? Cho một số ví dụ
khác?
- HS: Quan sát bảng phân loại khoáng sản.
? Căn cứ vào đâu người ta phân loại
khoáng sản? Theo căn cứ này khoáng sản
được phân thành mấy loại?
? Khoáng sản là điều kiện để phát triển
ngành sản xuất nào? Em đã thấy những nhà
máy nào sản xuất các mặt hàng công nghiệp
từ khoáng sản?
- HS: Trả lời, GV chuẩn xác và mở rộng
? Nhận xét gì về khoáng sản?
* Môi trường:
? Hiện nay, nguồn khoáng sản trên thế giới
như thế nào? Con người cần phải làm gì?
HSTL
- Tiểu kết
- Chuyển ý...
* HĐ2. Các mỏ khoáng sản nội sinh và
ngoại sinh:
* PP: Trực quan, vấn đáp, gợi mở, phân tích,
hoạt động nhóm.
* Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
? Mỏ khoáng sản là gì? Tại sao khoáng sản
tập trung nơi nhiều, nơi ít?
- HS: Theo dõi SGK.
? Nguồn gốc hình thành các mỏ khoáng sản
có mấy loại?
? Ví dụ? Mỗi loại do tác động của các yếu
tố gì trong quá trình hình thành?
- GV: Lưu ý: Một số khoáng sản có 2 nguồn
gốc.
+ Quặng sắt nội sinh: Heematit, Manhetit
+ Quặng sắt ngoại sinh: Li-mô-nit
a. Khoáng sản là:
- Là những khoáng vật và đá có ích
được con người khai thác và sử
dụng.
b. Phân loại khoáng sản:
- Dựa theo tính chất và công dụng,
khoáng sản được chia thành 3
nhóm:
+ Khoáng sản năng lượng (nhiên
liệu)
+ Khoáng sản kim loại (đen,
màu).
+ Khoáng sản phi kim loại.
=> Khoáng sản rất đa dạng, có
những tính chất khác nhau ,phục
vụ cho những ngành cn khác
nhau.
2. Các mỏ khoáng sản nội sinh
và ngoại sinh:
- Mỏ khoáng sản là nơi tập trung
nhiều khoáng sản có khả năng
khai thác.
- Mỏ nội sinh hình thành do quá
trình phun trào mắc ma, được đưa
lên gần mặt đất (đồng, chì, kẽm,
vàng ).
- Mỏ ngoại sinh là những khoáng
sản được hình thành trong quá
trình tích tụ vật chất nơi trũng
? Các mỏ khoáng sản được hình thành trong
thời gian ntn?
- GV: 90% mỏ quặng sắt hình thành cách
đây 500-600 triệu năm. Mỏ than: 230-280
triệu năm...
- HS: Quan sát bản đồ khoáng sản VN.
- HS thảo luận theo 6 nhóm:
? Nêu một số kí hiệu khoáng sản? Ở nước ta
có những mỏ khoáng sản nào? phân bố ở
đâu, công dụng?
- Các nhóm trình bày, nhận xét.
* Tích hợp môi trường.
? Các khoáng sản có phải là vô tận không?
Vì sao?...
? Ta cần khai thác và sử dụng khoáng sản
như thế nào?
- GV nói thêm về tình trạng khai thác bừa
bãi các khoáng sản.
? Con người đã có những biện pháp gì để
thay thế các tài nguyên khoáng sản đang
dần cạn kiệt? VD minh họa?
- GV: Ngày nay với tiến bộ của khoa học,
con người đã bổ sung các nguồn khoáng sản
ngày càng hao hụt đi bằng các thành tựu
khoa học. Ví dụ bổ sung năng lượng bằng
nguồn năng lượng môi trường.
- Tiểu kết
cùng với các loại đá trầm tích:
(than, dầu, cao lanh, đá vôi)
- Kí hiệu khoáng sản khoáng sản
(kí hiệu chữ viết- kí hiệu hình
học)
+A: Apatit,U: Uranium, Al:
nhôm, Ni: Nitơ,Au: vàng, Hg:
thủy ngân
- Mỏ khoáng sản:
+ Mỏ than đá: Quảng Ninh, Than
nâu: Lạng Sơn,Than bùn: Cà Mau
+Mỏ dầu: Bach Hổ, Đại Hùng,
Mỏ Rồng
+Mỏ sắt: Thái Nguyên,Hà Tĩnh
+ Mỏ vàng: Đà Nẵng
+ Mỏ đồng: Lào Cai, Sơn La
- Công dụng: Phát triển công nghiệp
năng lượng, công nghiệp luyện kim
đen – màu.
- Cần khai thác sử dụng hợp lý,
tiết kiệm, hiệu quả các khoáng
sản.
* Ghi nhớ
Hoạt động 3. Luyện tập:
* PP: Trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập
thực hành.
* Kĩ thuật: Đặt câu hỏi.
Câu 1: Mỏ khoáng sản là nơi:
A. Có nhiều khoáng sản.
B. Tập trung khoáng sản.
C. Có nhiều mỏ ngoại sinh.
D. Có nhiều mỏ nội sinh.
Câu 1: B
Câu 2: Quặng sắt thuộc loại khoáng sản:
A. Nội sinh.
B. Ngoại sinh.
C. Kim loại đen.
D. Câu a + C đúng.
Câu 3: Khác với mỏ nội sinh, mỏ ngoại sinh
được hình thành:
A. Trong thời gian dài hàng vạn, hàng triệu năm.
B. Do macma, rồi được đưa lên gần mặt đất.
C. Ở chỗ trũng cùng với các loại đá trầm tích.
Câu 2: D
Câu 3: C
Hoạt động 4. Vận dụng:
? Địa phương em có loại khoáng sản nào? Hãy đánh giá việc sử dụng khoáng sản
của địa phương.
Hoạt động 5. Tìm tòi - mở rộng:
- Tìm hiểu các loại khoáng sản
- Học thuộc bài và trả lời các câu hỏi trong sgk.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU:
- Chuẩn bị bài thực hành tiết 20:
+ Khái niệm đường đồng mức.
+ Sơ đồ các hướng chính.
+ Tính khoảng cách dựa vào tỉ lệ bản đồ.
.........................................................................................
Ngày dạy: 6A. /01/2020 6B. /01/2020
Tiết 20 - Bài 16: THỰC HÀNH
ĐỌC BẢN ĐỒ (HOẶC LƯỢC ĐỒ) ĐỊA HÌNH TỈ LỆ LỚN
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, học sinh cần
1. Kiến thức:
- Biết được khái niệm đường đồng mức.
- Hiểu được cách tìm độ cao địa hình dựa vào đường đồng mức.
2. Kĩ năng:
- Biết tính độ cao địa hình, nhận xét độ dốc dựa vào đường đồng mức.
- Biết sử dụng bản đồ tỉ lệ lớn có đường đồng mức đơn giản.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực: Tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng
lực hợp tác; năng lực giao tiếp, sử dụng bản đồ ...
b. Năng lực đặc thù: Tự chủ, tự tin, trách nhiệm ...
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: + Hình vẽ SGK phóng to
+ Bđ hoặc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn có các đường đồng mức.
2. HS: SGK + vở ghi
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Trực quan,vấn đáp, gợi mở, hoạt động nhóm, phân tích, luyện
tập thực hành
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
? Trình bày các loại khoáng sản và công dụng của khoáng sản?
3. Bài mới:
Hoạt động 1. Khởi động
GV giới thiệu
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới. Luyện tập:
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
* HĐ1: Bài tập 1:
- PP: Trực quan, vấn đáp
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi
- HS quan sát hình.
? Đường đồng mức là gì?
? Tại sao dựa vào các đường đồng mức
trên bản đồ, chúng ta có thể biết được
hình dạng của địa hình?
- HS: Trả lời, GV chuẩn xác
* HĐ2. Bài tập 2:
- PP: Trực quan, vấn đáp, hoạt động nhóm
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
- HS quan sát H 44
- HS làm việc theo 4 nhóm:
? Hãy xác định hướng từ núi A1-> A2?
? Sự chênh lệch độ cao của hai đường
đồng mức là bao nhiêu.
? Dựa vào đường đồng mức tìm độ cao
các đỉnh A1, A2 và điểm B1, B2, B3?
? Dựa vào tỉ lệ lược đồ tính khoảng
cách theo đường chim bay từ A1 -> A2?
? Sườn Đ và T của núi A1 sườn nào
dốc?
- HS. Đại diện các nhóm trả lời.
Bài tập 1:
- Đường đồng mức là đường nối những
điểm có cùng một độ cao trên bản đồ.
- Dựa vào đường đồng mức biết độ cao
tuyệt đối của các điểm và đặc điểm
hình dạng địa hình, độ dốc, hướng
nghiêng.
Bài tập 2:
- Hướng từ đỉnh A1 đến A2 là hướng
từ Tây sang Đông.
- Sự chênh lệch độ cao giữa 2 đường
đồng mức: 100m.
- Độ cao của các đỉnh:
+ A1: 900m; 600m< A2< 700m
+ B1: 500m; B2: 650m; B3: 550m.
- Đỉnh A1 cách A2: 7,7cm khoảng
cách thực tế: 7,7 km.
- Sườn Tây dốc hơn sườn Đông. Vì các
đường đồng mức phía Tây năm dày và
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV. Kiểm tra kết quả tính của HS và
chuẩn xác kiến thức.
sát nhau hơn sườn phía Đông.
Hoạt động 3. Vận dụng:
? HS vẽ lát cắt của một ngọn núi trên đó có ghi độ cao và một số điểm.
Hoạt động 4. Tìm tòi- mở rộng:
- Tìm hiểu thêm về độ cao địa hình dựa vào các đường đồng mức.
- Hoàn thiện bài tập.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU:
- Tìm hiểu về “ Lớp vỏ khí”:
+ Thành phần của không khí.
+ Những nguyên nhân làm cho không khí bị ô nhiễm. Hậu quả.
+ Như thế nào là tầng Ôzôn? Hậu quả của việc thủng tầng Ôzôn và hiệu ứng nhà kính?
..........................................................................
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_6_tiet_1920_nam_hoc_2019_2020_truong_ptdt.pdf