Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 16+17 - Năm học 2020-2021 - Tòng Thị Quyên

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 - Trình bày được 1 số đặc điểm về hình thái của đồng bằng, cao nguyên, đồi.

 - Phân loại được đồng bằng, ích lợi của đồng bằng và cao nguyên.

 - Phân biệt sự khác nhau giữa đồng bằng vào cao nguyên.

2. Phẩm chất

- GD ý thức yêu thích môn học

- Tự chủ , tự tin, trách nhiệm .

3. Định hướng năng lực

a) Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, năng lực tự học

b) Năng lực chung: Tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp,sử dụng bản đồ .

II. CHUẨN BỊ

1. GV: + Tranh ảnh, mô hình, lát cắt về đồng bằng, cao nguyên, đồi.

 + Bản đồ tự nhiên Việt Nam.

2. HS: SGK + vở ghi

III. PHƯƠNGPHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY DỌC

1. Phương pháp: Trực quan,vấn đáp, gợi mở, hoạt động nhóm, phân tích, luyện tập thực hành

2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm.

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ( Trong giờ)

? Nêu sự khác nhau giữa độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối.

? Núi già và núi trẻ khác nhau ở điểm nào?

3. Bài mới

Hoạt động 1. Khởi động

- GV nêu câu hỏi: Ở địa phương chúng ta là dạng địa hình gì? Nêu những hiểu biết của em về dạng địa hình ấy?

 

doc8 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 144 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 16+17 - Năm học 2020-2021 - Tòng Thị Quyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: /12/2020 Tiết 16 - Bài 14 ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (tiếp) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được 1 số đặc điểm về hình thái của đồng bằng, cao nguyên, đồi. - Phân loại được đồng bằng, ích lợi của đồng bằng và cao nguyên. - Phân biệt sự khác nhau giữa đồng bằng vào cao nguyên. 2. Phẩm chất - GD ý thức yêu thích môn học - Tự chủ , tự tin, trách nhiệm ... 3. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, năng lực tự học b) Năng lực chung: Tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp,sử dụng bản đồ ... II. CHUẨN BỊ 1. GV: + Tranh ảnh, mô hình, lát cắt về đồng bằng, cao nguyên, đồi. + Bản đồ tự nhiên Việt Nam. 2. HS: SGK + vở ghi III. PHƯƠNGPHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY DỌC 1. Phương pháp: Trực quan,vấn đáp, gợi mở, hoạt động nhóm, phân tích, luyện tập thực hành 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ( Trong giờ) ? Nêu sự khác nhau giữa độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối. ? Núi già và núi trẻ khác nhau ở điểm nào? 3. Bài mới Hoạt động 1. Khởi động - GV nêu câu hỏi: Ở địa phương chúng ta là dạng địa hình gì? Nêu những hiểu biết của em về dạng địa hình ấy? Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm 1. Bình nguyên (Đồng bằng) - HS quan sát hình 39. + sự hiểu biết ? Mô tả dạng địa hình bình nguyên (đồng bằng)? ? Đồng bằng là gì? ? Có mấy loại đồng bằng? Cho ví dụ? - HS: Quan sát bản đồ TG ? Hãy xác định trên bđ một số đb bào mòn và bồi tụ trên TG? ? Kể tên một số đồng bằng ở nước ta? Đồng bằng đó thuộc loại nào? ? Cho biết đồng bằng có giá trị kinh tế như thế nào? ? Số lượng dân cư ở đồng bằng ra sao so với các vùng khác? - HS: Trả lời; GV: chuẩn xác và mở rộng - Chuyển ý 2. Cao nguyên - HS quan sát H 40+ H.41 tranh, mô hình ? Như thế nào là cao nguyên? ? Xđ trên bđ một số cao nguyên ở Việt Nam và thế giới? - HS thảo luận theo cặp: ? Tìm những điểm giống và khác giữa bình nguyên và cao nguyên? - Giống: Đất tốt, thuận lợi cho việc trồng trọt và chăn nuôi Khác: Diện tích bề mặt, độ cao tuiyệt đối, độ dốc của sườn, nguồn gốc hình thành và giá trị kinh tế. - HS trình bày, nhận xét, bổ sung ? Có thể phát triển ngành kinh tế nào ở cao nguyên? - HS: Trả lời; GV chuẩn xác và mở rộng 3. Đồi - HS: Theo dõi SGK và qua thực tế ? Đồi có hình dạng ntn? Độ cao ? ? Nước ta vùng nào có nhiều đồi? - Trung du miền núi phía Bắc... ? Giá trị kinh tế của vùng đồi? - GV khái quát 1. Bình nguyên (Đồng bằng) - Là dạng địa hình thấp, bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợi sóng, độ cao tuyệt đối dưới 200m( một số đb có độ cao gần 500 m). - Có 2 loại đồng bằng: + Đồng bằng do băng hà bào mòn( bề mặt hơi gợn sóng). + Đồng bằng do phù sa bồi đắp (đồng bằng châu thổ) - Giá trị kinh tế: Phát triển nông nghiệp: Thuận lợi cho việc tưới tiêu trồng cây lương thực, thực phẩm (lúa, ngô, đỗ, lạc ); chăn nuôi - Tập trung nhiều TP lớn đông dân. 2. Cao nguyên - Độ cao tuyệt đối trên 500m, bề mặt tương đối bằng phẳng,hoặc gợn sóng, sườn dốc. - Giá trị: Trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn theo vùng chuyên canh quy mô lớn. 3. Đồi - Là dang địa hình chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, độ cao tương đối không quá 200m. + Dạng bát úp, đỉnh tròn, sườn thoải. - Giá trị: trồng cây công nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn * Ghi nhớ SGK Hoạt động 3: luyện tập Núi Bình nguyên Cao nguyên Đồi Độ cao 1000m trở lên Độ cao tuyệt đối dưới 200m Độ cao tuyệt đối trên 500m, Độ cao tương đối không quá 200m. Đặc điểm hình thái Địa hình nhô cao trên bề mặt TĐ - Là dạng địa hình thấp, bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợi sóng, độ cao tuyệt đối dưới 200m( một số đb có độ cao gần 500 m). - Bề mặt tương đốibằngphẳng,hoặc gợn sóng, sườn dốc - Là dang địa hình chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng Giá trị kinh tế Miền núi giàu tn rừng, ks. Nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp, du lịch, là nơi nghỉ mát, dưỡng bệnh tốt Phát triển nông nghiệp: Thuận lợi cho việc tưới tiêu trồng cây lương thực, thực phẩm (lúa, ngô, đỗ, lạc ); chăn nuôi Trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn theo vùng chuyên canh quy mô lớn. Trồng cây công nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn Dân cư Thưa thớt, ít Tập trung,đông đúc Thưa thớt Thưa thớt Ví dụ Hoạt động 3. Vận dụng - HS: cá nhân (1p) - Xác định trên bản đồ Việt Nam những nơi có: Đồng bằng, cao nguyên, đồi, núi. - Các loại đ/h trên có giá trị kt khác nhau ntn? Hoạt động 5. Tìm tòi , mở rộng, bổ sung và phát triển ý tưởng sáng tạo - Sưu tầm tranh ảnh các dạng địa hình trên Trái Đất trên mạng, sách báo V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Đọc bài đọc thêm. Tìm hiểu về các loại khoáng sản và một số mỏ khoáng sản trong nước. - Học bài, hoàn thiện bài tập - Chuẩn bị : Ôn tập các bài đã học từ đầu năm ( GV kí hợp đồng với hs) ........................................................................................ Ngày dạy: /12/2020 TIẾT 17: ÔN TẬP HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nhằm củng cố thêm phần kiến thức cơ bản cho HS: + Sự chuyển động của Trái Đất và các hệ quả. + Cấu tạo bên trong của Trái Đất. + Khái niệm nội lực, ngoại lực. + Khái niệm độ cao và các dạng địa hình. + Hướng dẫn học sinh về nhà ôn tập theo nội dung trong tiết 6 và tiết 11. - Hướng HS vào những phân kiến thức trọng tâm của chương trình để cho HS có kiến thức vững chắc để bước vào kỳ thi HKI. 2. Phẩm chất - GD ý thức yêu thích môn học - Tự chủ , tự tin, trách nhiệm ... 3. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, năng lực tự học b) Năng lực chung: Tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp,sử dụng bản đồ ... II. CHUẨN BỊ 1. GV: + Quả Địa cầu. + Bản đồ tự nhiên Việt Nam, bản đồ tự nhiên thế giới 2. HS: SGK + vở ghi III. PHƯƠNGPHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY DỌC 1. Phương pháp: Trực quan,vấn đáp, gợi mở, hoạt động nhóm, phân tích, luyện tập thực hành 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ(Trong giờ) 3. Bài mới Hoạt động 1. Khởi động - GV giới thiệu bài Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung 1. Lý thuyết - GV yêu cầu HS hệ thống lại kiến thức - HS nhắc lại - GV chốt kiến thức Câu 1: Trình bày các hệ quả chuyển động của Trái Đất? Câu 2: Trình bày được chuyển động tự quay quanh trục và quanh Mặt Trời của Trái Đất: hướng, thời gian, quỹ đạo và tính chất của chuyển động? Câu 3: Cấu tạo bên trong của trái Đất gồm mấy lớp? Nêu đặc điểm của từng lớp? Câu 4: Trình bày cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất? Câu 5: Nêu khái niệm của nội lực, ngoại lực và biết được tác động của chúng đến địa hình trên bề mặt Trái Đất? Câu 6: Hãy nêu hiện tượng động đất, núi lửa và tác hại của chúng. Tại sao quanh các núi lửa vẫn có dân sinh sống? Câu 7: Nêu đặc điểm hình dạng, độ cao của đồi, núi; ý nghĩa của các dạng địa hình đối với sản xuất nông nghiệp? Câu 8: Trình bày khái niệm kinh, vĩ tuyến? Câu 9: Nêu định nghĩa về bản đồ?Tại sao trước khi xem bản đồ thì phải xem bảng chú giải? Hoạt động 3. Luyện tập Bài tập 1: Trên quả địa cầu, nếu cứ cách 10.Ta vẽ một kinh tuyến. Thì có tất cả bao nhiêu kinh tuyến? Nếu cứ cách 10. Ta vẽ một vĩ tuyến, thì sẽ có bao nhiêu vĩ tuyến Bắc và bao nhiêu vĩ tuyến Nam? Bài tập 2: ? Hãy chỉ ra các kinh tuyến tây, kinh tuyến đông, vĩ tuyến bắc và vĩ tuyến nam trong hình vẽ sau. - GV: Vẽ hình lên bảng. Bài tập 3: ? Hãy xác định tọa độ địa lý của các điểm A,B, C, D, E trong hình sau: - GV: Vẽ hình lên bảng. I. LÝ THUYẾT Câu 1: * Hệ quả tự quay quanh trục của Trái Đất: - Hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên trái Đất. - Sự chuyển động lệch hướng của các vật thể ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam trên bề mặt Trái Đất. Hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời: - Hiên tượng các mùa trên Trái Đất. - Hiện tượng ngày đêm dài, ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ. - Do Trái Đất tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm. - Sự chuyển động của Trái Đất quanh trục còn làm cho các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất bị lệch hướng. Nếu theo chiều chuyển động, thì nửa cầu Bắc, vật chuyển động sẽ lệch về bên phải, còn nửa cầu Nam sẽ lẹch về bên trái. Câu 2: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. - Trái Đất tự quay quanh 1 trục tưởng tượng nối liền 2 cực và nghiêng 660 33/ trên mặt phẳng quỹ đạo. - Hướng tự quay : Từ Tây sang Đông. - Thời gian tự quay 1 vòng quanh trục là 24h (1 ngày đêm). Vì vậy, bề mặt Trái Dất được chia ra 24 khu vực giờ. * Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời: - Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo 1 quỹ đạo có hình e líp gần tròn. - Hướng chuyển động: Từ Tây sang Đông. - Thời gian Trái Đất chuyển động chuyển động một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày 6 giờ. - Trong khi chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt trời, trục Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng 66o 33’ trên mặt phẳng quỹ đạo và hướng nghiêng của trục không đổi. Đó là sự chuyển động tịnh tiến. Câu 3: Các cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp: Vỏ Trái Đất, lớp trung gian và lớp lõi: * Đặc điểm lớp vỏ: + Độ dày từ 5 đến 70km vật chất ở trạng thái: Rắn chắc. càng xuống sâu nhiệt độ càng cao. nhưng tối đa chỉ có 10000c. * Đặc điểm của lớp trung gian: + Độ dày gần 3000km + Trạng thái quanh dẻo đến lỏng + Nhiệt độ từ 15000 - > 47000C * Đặc điểm lớp lõi: + Độ dày trên 3000km + Trạng thái : Lớp ngoài lỏng lớp trong rắn. + Nhiệt độ khoảng 50000C. Câu 4: Vỏ Trái Đất là lớp rắn chắc ở ngoài cùng của vỏ Trái Đất, được cấu tạo do 1 số địa mảng nằm kề nhau. - Lớp vỏ Trái Đất chiếm 1 % thể tích, 0,5% khối lượng của Trái Đất, nhưng có vai trò rất quan trọng, vì là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người Câu 5: Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất. - Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài và trên bề mặt Trái Đất. - Tác động của nội lực và ngoại lực: + Nôi lực và ngoại lực là 2 lực đối nghịch nhau nhưng xảy ra đồng thời và tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất. + Tác động của nội lực thường làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề, còn tác động của ngoại lực lại thiên về san bằng phẳng, có nơi gồ ghề. Câu 6: Núi lửa và động đất đều do nội lực sinh ra. - Núi lửa: Là hình thức phun trào mắc ma ở dưới sâu lên mặt Đất. - Động đất: Là hiện tượng xảy ra đột ngột từ 1 điểm ở dưới sâu, trong lòng đất làm cho các lớp đất đá gần mặt đất bị dung chuyển. - Tác hại của động, đất núi lửa: - Mắc ma là những vật chất, nóng chảy ở dưới sâu, trong lớp vỏ Trái Đất, nơi có nhiệt độ trên 1000 C. Câu 7: * Núi: - Núi là 1 dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất. núi gồm có 3 bộ phận: đỉnh núi, sườn núi, chân núi. - Độ cao của núi thường trên 500m so với mực nước biển (độ cao tuyệt đối). * Đồi: - Đồi là dạng địa hình nhô cao, có đỉnh tròn, sườn thoải; độ cao tương đối thường không quá 200m. - Đồi là nơi thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực và cây công nghiệp. Câu 8: Kinh tuyến là những đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt Quả địa cầu. - Vĩ tuyến là những đường vòng tròn trên bề mặt Quả Địa cầu vuông góc với kinh tuyến. Câu 9: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên mặt phẳng của giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất. II. Bài tập Bài tập 1: - 360 kinh tuến - 90 vĩ tuyến Bắc - 90 vĩ tuyến Nam - 100N Bài tập 2: - Kinh tuyến tây: 200T – 100T - Kinh tuyến đông: 100TĐ– 200Đ - Vĩ tuyến bắc: 300B - 200B - 100B - Vĩ tuyến nam: 100N Bài tập 3: Hoạt động 3. Vận dụng - Tìm hiểu về: Cách viết tọa độ địa lí, xác định phương hướng, tính tỉ lệ. Hoạt động 5. Tìm tòi , mở rộng, bổ sung và phát triển ý tưởng sáng tạo - Tính mũi giờ, tính giờ V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - GV hệ thống lại kiến thức bài ôn tập. - Yêu cầu HS ôn tập theo nội dung tiết 6. - Về nhà học bài cũ. - Chuẩn bị tiết 1. Giờ sau ôn tập tiếp. .......................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_6_tiet_1617_nam_hoc_2020_2021_tong_thi_qu.doc
Giáo án liên quan