I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- Hiểu được nguyên nhân của việc hình thành địa hình trên bề mặt đất do tác động của nội lực và ngoại lực. 2 lực này luôn có tác động đối nghịch nhau.
- Hiểu sơ lược về nguyên nhân, tác hại của núi lửa, động đất.
2.Kĩ năng:
- Quan sát,phân tích ,trình bày các hiện ngjt ự nhiên
-Phân biệt được núi thường và núi lửa.
3. Thái độ: Nhận thức đúng đắn về các hiện tượng tự nhiên, tích cực học tập.
4.Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực chung: Tự chủ, tự tin, trách nhiệm .
- Năng lực đặc thù: Tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp,sử dụng bản đồ .
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: - PT: Bản đồ tự nhiên thế giới.
Tranh ảnh, núi cao, đồi, đồng bằng, hoang mạc cát, núi lửa phun.
Máy chiếu
2. HS: SGK + vở ghi
III. PHƯƠNGPHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY DỌC
1. Phương pháp: Trực quan,vấn đáp, gợi mở, hoạt động nhóm, phân tích, luyện tập thực hành
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm.
4 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 196 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 14: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái đất - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/11/ 2019
Ngày giảng: 15/11
CHƯƠNG II: CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN CỦA TRÁI ĐẤT
Tiết 14. TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC TRONG VIỆC HÌNH THÀNH ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- Hiểu được nguyên nhân của việc hình thành địa hình trên bề mặt đất do tác động của nội lực và ngoại lực. 2 lực này luôn có tác động đối nghịch nhau.
- Hiểu sơ lược về nguyên nhân, tác hại của núi lửa, động đất.
2.Kĩ năng:
- Quan sát,phân tích ,trình bày các hiện ngjt ự nhiên
-Phân biệt được núi thường và núi lửa.
3. Thái độ: Nhận thức đúng đắn về các hiện tượng tự nhiên, tích cực học tập.
4.Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực chung: Tự chủ, tự tin, trách nhiệm ...
- Năng lực đặc thù: Tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp,sử dụng bản đồ ...
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: - PT: Bản đồ tự nhiên thế giới.
Tranh ảnh, núi cao, đồi, đồng bằng, hoang mạc cát, núi lửa phun.
Máy chiếu
2. HS: SGK + vở ghi
III. PHƯƠNGPHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY DỌC
1. Phương pháp: Trực quan,vấn đáp, gợi mở, hoạt động nhóm, phân tích, luyện tập thực hành
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ( Trong giờ)
3. Bài mới:
a. Khởi động
- GV cho hs quan sát video về núi lửa, động đất
- GV đặt câu hỏi: ? Đó là nhứng hình ảnh nào? Hiện tượng đó thường xảy ra ở khu vực nào trên thế giới? Nhận xét gì về những hiện tượng như vậy? HS trả lời-> dẫn dắt vào bài mới.
b. Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS.
NỘI DUNG
*HĐ1: Cặp đôi – 20 phút
* PP: Trực quan, vấn đáp ,gợi mở
* Kĩ thuật: Đặt câu hỏi
? Nội lực là gì? Em hãy lấy một số VD về tác động của nội lực đến địa hình bề mặt TĐ.
? Ngoại lực là gì? Lấy VD?
-GV cho HS quan sát tranh: Hoang mạc cát, đồng bằng châu thổ, địa hình đôi thạch, địa hình caxtơ, cồn cát
? Ngoại lực gồm những yếu tố nào?
? Như thế nào là “phong hoá” và “xâm thực” ?
? Nếu nội lực có tốc độ nâng địa hình lớn hơn, hoặc nhỏ hơn ngoại lực thì địa hình có đặc điểm gì? Từ đó em có thể rút ra kết luận gì?
*Chú ý: Nội lực sinh ra thường chậm chạp ( VD dãy Xcan- di-na- vi mỗi năm cao thêm 1 – 2cm, Hà Lan bị hạ thấp 0,1- 12cm) nhưng có khi lại xảy ra hết sức đột ngột (động đất, núi lửa, sóng thần )
*HĐ2: Cặp bàn - 20 phút
* PP: Trực quan, vấn đáp ,gợi mở,hoạt động nhóm
* Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận
- HS: Theo dõi SGK
? Hiện tượng núi lửa, động đất do nội lực hay ngoại lực sinh ra? Sinh ra từ lớp nào của Trái Đất ?
-Núi lửa và động đất đều do nội lực sinh ra. Lớp lõi của TĐ.
- HS quan sát tranh về núi lửa + H.31.
? Nêu cấu tạo của núi lửa ( núi lửa gồm những bộ phận nào)?
? Núi lửa là gì?
? Măc - ma là gì ?
? Núi lửa được hình thành ntn? Hoạt động của núi lửa ra sao?
? Thế nào là núi lửa hoạt động? Tác hại của nó?
? Thế nào là núi lửa đã tắt ?
? Tại sao ở vùng gần chân các núi lửa đã tắt thu hút nhiều dân cư sinh sống ở đó?
- GV cho hs thảo luận theo cặp, trình bày , nhận xét:
? Tại sao Nhật Bản, Ha- oai hay có núi lửa?
- NB,Ha- oai nằm trên vành đai lửa TBD, nằm ở điểm nối của ba vùng kiến tạo địa chất ko ổn định...
GV:- Ở Nhật có ngọn núi lửa Pu-đi-y-a-ma một cảnh đẹp nổi tiếng
- Quần đảo Ha -oai ( Mĩ) là thiên đường du lich của TG (nằm ở chính giữa TBD). Các đảo dc hình thành từ miệng núi lửa, tạo nhiều thắng cảnh tuyệt đẹp,nhiều hồ đẹp,bãi tắm tuyệt vời,khí hậu mát mẻ...
?Nêu biện pháp nhằm tránh tác hại của núi lửa?
-HS quan sát tranh động đất.
? Động đất là gì? Biểu hiện của động đất?
- HS: Qs H.33
?Mô tả tác hại của 1 trận động đất? Để hạn chế tai họa của động đất, con người đã có những bp khắc phục ntn?
?Nơi nào trên tg động đất nhiều? Hãy cho biết những trận động đất lớn mà em biết.
->(Năm 1995, Động đất ở Côbê - Nhật làm chết 5000 người, năm 2010, làm chết hàng trăm nghìn người).
-1 HS đọc trận động đất ở Chi-lê.
?Động đất chia làm mấy loại? 3 loại (9 độ ríc te).
1. Tác động của nội lực và ngoại lực
-Nội lực là những lực sinh ra từ bên trong Trái Đất, làm thay đổi vị trí lớp đá của vỏ TĐ dẫn tới hình thành địa hình như tạo núi, tạo lục, hoạt động núi lửa và động đất.
-Ngoại lực là những lực xảy ra từ bên trên bề mặt đất gồm 2 quá trình phong hoá của các loại đá và xâm thực, sự vỡ vụn của đá do nhiệt độ không khí, biển động=> làm hạ thấp đ/h.
=>Nội lực và ngoại lực là 2 lực đối nghịch nhau, xảy ra đồng thời tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất.
2. Núi lửa và động đất
a) Núi lửa
- Là sự phun trào mắc ma từ dưới sâu lên mặt đất.
- Mắc- ma những v/c, nóng chảy nằm ở dưới sâu, trong lớp vỏ TĐ, nơi có nhiệt độ > 10000C.
- Núi lửa đang phun hoặc mới phun là những núi lửa hoạt động
- Núi lửa ngừng phun đã lâu là núi lửa tắt.
- Sau 1 thời gian ngừng phun, dung nham bị phân huỷ tạo thành lớp đất đỏ phì nhiêu rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, ở những nơi này dân cư tập trung đông.
- Biện pháp: Xây dựng các trung tâm nghiên cứu, dự báo động đất.
b) Động đất:
- Hiện tượng các lớp đất đá gần mặt đất bị rung chuyển thiệt hại về người và của..
- Biện pháp hạn chế tác hại của động đất:
+Thiết kế các công trình chịu được chấn động lớn.
+Nghiên cứu dự báo để sơ tán dân.
c. Luyện tập
- Nhóm 1+ 2: Những vùng đất như thế nào thường hay xảy ra núi lửa, động đất?
* Nguyên nhân hình thành núi lửa - động đất:
- Núi lửa: Trong lòng đất nhiệt độ rất cao làm cho các chất đất đá, chất phóng xạ bị nóng chảy, khi gặp điều kiện thuận lợi: Như khi vỏ TĐ bị nứt, áp suất trong lòng dất đầy dung nham,khói ,bụi trào ra ngoài...
- Động đất xảy ra ở những vùng có vết nứt lớn. Đá đột nhiên bị di chuyển mạnh gây ra chấn động lớn, lan truyền đi mọi hướng. Hầu hết các vết đứt gãy của lớp vỏ TĐ đều di chuyển chậm. Đến một lúc nào đó , đá ở xung quanh ko chịu nổi áp lực nữa thì sẽ xảy ra hiện tượng động đất.
- Nhóm 3+4: Nếu động đất, núi lửa xảy ra dưới đáy biển sẽ xảy ra hiện tượng gì? Những biểu hiện của hiện tượng này?
* Động đất và núi lửa dưới đáy đại dượng sinh ra hiện tượng sóng thần: Núi lửa ngầm phun trào mãnh liệt sinh ra một lực vô cùng lớn.
- Sóng thần di chuyển với tốc độ nhanh, những con sóng vận động lên xuống cao đến 10m -> 30m , sức tàn phá ghê gớm-> lũ lụt ,cuốn trôi sinh mạng và tài sản của con người...
d. Vận dụng
? VN có địa hình núi lửa không? Phân bố ở đâu? (Tây Nguyên, Đông Nam Bộ).
? Nước ta có hiện tượng động đất không? Ở đâu? Tại sao?
VN: 1993 có 1 trận động đất 4,5 độ ríc te → gây hại không đáng kể, năm 2005( Ở Lai Châu)...
e. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.
* TLTK: Địa chất đại cương, địa lí tự nhiên đại cương. Sưu tầm các tài liệu về động đất, núi lửa.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT SAU
* Học bài và làm bài tập
* Chuẩn bị: Địa hình bề mặt Trái Đất:
- Tìm hiểu trên bề mặt Trái Đất có những dạng địa hình nào?
- Trả lời câu hỏi, bài tập SGK, tập bản đồ.
- Phân biệt được núi già và núi trẻ.
- Thung lũng là gì? Cho ví dụ.
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_6_tiet_14_tac_dong_cua_noi_luc_va_ngoai_l.doc