Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bài 24: Biển và đại dương - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Biết được vai trò của sông, hồ đối với đời sống và sản xuất của con người trên Trái đất.

- Hiểu được độ muối của biển và nguyên nhân làm cho biển có muối .

- Biết các hình thức vận động của nước biển và đại dương ( sông , thuỷ triều , dòng biển ) và nguyên nhân của chúng

2.Kĩ năng:

-Nhận biết hiện tượng ô nhiễm nước sông, hồ qua tranh ảnh và thực tế.

- Xác lập mối quan hệ tự nhiên - tự nhiên – con người – sông hồ.

3.Thái độ:

-Có ý thức bảo vệ, không làm ô nhiễm nước sông, hồ; phản đối các hành vi làm ô nhiễm nước sông, hồ.

4. Định hướng năng lực:

a, Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, thể chất.

b, Năng lực đặc thù: sử dụng công cụ địa lí

 

doc6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 162 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bài 24: Biển và đại dương - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 29 /5/ 2020 Tiết 26- Bài 23: SÔNG VÀ HỒ Bài 24: BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Biết được vai trò của sông, hồ đối với đời sống và sản xuất của con người trên Trái đất. - Hiểu được độ muối của biển và nguyên nhân làm cho biển có muối . - Biết các hình thức vận động của nước biển và đại dương ( sông , thuỷ triều , dòng biển ) và nguyên nhân của chúng 2.Kĩ năng: -Nhận biết hiện tượng ô nhiễm nước sông, hồ qua tranh ảnh và thực tế. - Xác lập mối quan hệ tự nhiên - tự nhiên – con người – sông hồ. 3.Thái độ: -Có ý thức bảo vệ, không làm ô nhiễm nước sông, hồ; phản đối các hành vi làm ô nhiễm nước sông, hồ. 4. Định hướng năng lực: a, Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, thể chất. b, Năng lực đặc thù: sử dụng công cụ địa lí II. CHUẨN BỊ 1. GV: PT: + Mô hình sông, hệ thống sông. Một số tranh ảnh về các loại sông, hồ + Bản đồ sông ngòi Việt Nam. + Bản đồ tự nhiên thế giới. 2. HS: SGK + vở ghi III. PHƯƠNGPHÁP VÀ KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Trực quan,vấn đáp, gợi mở, hoạt động nhóm, phân tích, luyện tập thực hành 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Trong giờ 3. Bài mới - HOẠT ĐỘNG 1 : Khởi động - Nêu tên các con sông,hồ lớn trên thế giới mà em biết? - Vì sao nước biển lại mặn HOẠT ĐỘNG 2 : Hình thành kiến thức kĩ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt * HĐ1 : - GV chiếu tranh ? Nhận xét gì về dòng chảy của nước sông? ? Sông là gì? ? Nêu những nguồn cung cấp nước cho sông? - HS: Qs H59, GV giới thiệu ? Nêu những thuận lợi do sông mang lại? - HS: Đại diện trả lời, em khác nhận xét bổ sung. - GV chuẩn xác và mở rộng - GV: Cho HS qs tranh ảnh về một số Hồ và giới thiệu.HS quan sát hồ H.60/ Tr.72/ SGK, các hồ trong bản đồ: ? Nhận xét về khoảng nước trong hồ? ? Hồ là gì? - HS trình bày - GV kết luận * HĐ 2: ? Theo em hiểu thủy quyển là gì ? HS : Thủy quyển là lớp nước liên tục ở khắp mọi nơi trên Trái Đất, gồm có nước mặn ở các biển và đại dương; nước ngọt ở các sông, hồ, đầm; nước ngầm trong lòng đất; hơi nước trong không khí; băng tuyết ở các vùng núi cao và vùng cực. ? Biển và đại dương có lưu thông với nhau không? Độ mặn trung bình của nước biển là bao nhiêu ? ? Độ muối của biển do đâu mà có ? ? Hãy xđ/bđ và cho biết độ mặn của nước biển và đại dương ở một số nơi : Biển Hồng Hải , biển Ban Tích , biển Việt Nam ? ? Từ đó rút ra nhận xét về độ muối ở các địa điểm trên bề mặt Trái Đất và tìm ra cách giải thích chúng ? - Biển và đại dương được các sông , ngòi thường xuyên cung cấp nước và chất khoáng, vì vậy không bao giờ cạn và có độ mặn. Độ mặn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ yếu là nguồn nước chảy vào nhiều hay ít , và độ bốc hơi lớn hay nhỏ. - HS thảo luận theo cặp, trình bày, nhận xét: ? Biển và đại dương khác nhau như thế nào ? HS : - Đại dương là khoảng nước mặn rộng lớn được bao quanh bởi các lục địa (đất liền) - Biển chỉ là một bộ phận của đại dương, nằm gần hoặc xa đất liền, được các đảo, quần đảo bao bọc, có những đặc điểm riêng như độ mặn, nhiệt độ khác với đại dương bao quanh chúng ? Chỉ trên bản đồ thế giới 4 đại dương lớn. ? Vì sao biển không bao giờ cạn ? Vì sao nước biển lại mặn? - Chuyển ý... ? Nước biển và đại dương có mấy vận động chính? - GV chia lớp thành 3 nhóm, thảo luận (5 phút), mỗi nhóm nghiên cứu về một sự vận động của nước biển ? Quan sát H 61/ Tr.73, nhận xét hiện tượng sóng biển , bằng hiểu biết của bản thân em hãy giải thích hiện tượng sóng biển ? ? Sóng biển là gì ? Nguyên nhân tạo ra sóng ? Sóng lớn gây ra tác hại gì ? ? Nhận xét sự thay đổi của ngấn nước ven bờ biển? Diện tích của bãi biển H 62 và H 63 ? ? Tại sao có lúc bãi biển rộng ra, lúc thu hẹp ? ? Thủy triều là gì ? ? Thuỷ triều có mấy loại ? Vào ngày nào trong tháng thường có triều cường? Vào ngày nào trong tháng thường có triều kém ? ? Nguyên nhân sinh ra thủy triều là gì ? Tác dụng của thủy triều? - Thủy triều có ba loại : nhật triều, bán nhật triều và tạp triều - GV vẽ mô hình các loại thủy triều trong tháng và giải thích cho HS ? Dựa vào nội dung SGK và H 64 , em hãy cho biết : ? Dòng biển là gì ? Nguyên nhân sinh ra dòng biển . - HS quan sát lược đồ các dòng biển trên thế giới: ? Hãy đọc tên một số dòng biển nóng, lạnh và cho nhận xét về sự phân bố các dòng biển nóng và dòng biển lạnh . ? Dựa vào đâu người ta chia ra dòng biển nóng , dòng biển lạnh? - Có 2 loại dòng biển : dòng biển nóng được biểu hiện bằng màu đỏ, dòng biển lạnh biểu hiện bằng mũi tên màu xanh. Những dòng biển nóng chảy từ vùng vĩ độ thấp về vùng có vĩ độ cao , và những dòng biển lạnh chảy từ vĩ độ cao về vĩ độ thấp . ?Hãy nhận xét vai trò của các dòng biển ? -HS thảo luận,trả lời, em khác n/x. - Kĩ thuật động não: ? Vì sao con người phải bảo vệ biển ? Vấn đề bảo vệ được đặt ra như thế nào ? - Biển có vai trò điều hoà khí hậu , là kho nước vô tận , nguồn cung cấp hải sản ,sinh vật biển và là con đường giao thông quan trọng , cùng nhiều giá trị khác. -Phải biết sử dụng tiết kiệm, hợp lí, lâu dài các tài nguyên biển. Bên cạnh đó phải biết đi đôi với việc nuôi trồng, bảo vệ các loại thủy-hải sản, chống ô nhiễm nước biển và đại dương. - Tiểu kết 1. Sông và lượng nước của sông a. Sông *Sông: là dòng nước chảy tự nhiên, thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa. *Thuận lợi và khó khăn: - Thuận lợi: Nguồn nước dồi dào phục vụ cho sinh hoạt cho con người, cung cấp phù sa, du lich sinh thái, phát triển thủy điện, thủy lợi, nuôi trồng và dánh bắt thủy hải sản, phát triển GT đường thủy hải sản hợp lí ,chống sạt lở đất b. Hồ - Là khoảng nước đọng tương đối rộng, sâu trong đất liền. 2. Độ muối của nước biển và đại dương . - Biển và đại dương lưu thông với nhau. Độ muối trung bình của nước biển là : 35 0/00.( Trong 1 lít nước biển có 35 gam muối). - Độ muối là do nước sông hoà tan các loại muối từ đất đá trong lục địa đưa ra . 2. Sự vận động của nước biển và đại dương a. Sóng biển - Là sự chuyển động của các hạt nước biển theo những vòng tròn lên xuống theo chiều thẳng đứng . Đó là sự chuyển động tại chỗ của các hạt nước biển . - Gió là nguyên nhân chính tạo ra sóng . - Sức phá hoại của sóng thần và sóng biển khi có bão là vô cùng to lớn . b. Thuỷ triều - Là hiện tượng nước biển lên- xuống theo chu kì . - Nguyên nhân sinh ra thuỷ triều là do sức hút của Mặt Trăng và một phần Mặt Trời làm cho nước biển và đại dương vận động lên-xuống . c. Dòng biển - Dòng biển là sự chuyển động của các dòng nước với lưu lượng lớn trên quãng đường dài trong các biển và đại dương . -Nguyên nhân chủ yếu là do các loại gió thổi thường xuyên ở trên Trái Đất như gió Tín phong , gió Tây ôn đới - Các dòng biển có ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu các vùng ven biển mà chúng chảy qua. - HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập ? Trình bày đặc điểm của sông và hồ ? ? Làm bài tập 4 sgk 72. - HOẠT ĐỘNG 4 : Vận dụng ? Cho biết tên 1 số sông và hồ lớn ở Việt Nam? ? Vì sao con người phải bảo vệ biển ? Vấn đề bảo vệ được đặt ra như thế nào ? - HOẠT ĐỘNG 5 : mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Tìm hiểu về hệ thống sông ngòi ở nước ta. ? Nhận xét gì về nguồn nước sông và hồ hiện nay. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học theo câu SGK, tập bản đồ. - Ôn tập các nội dung đã học + Thời tiết- Khí hậu + Các loại khoáng sản... -----------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_6_bai_24_bien_va_dai_duong_nam_hoc_2019_2.doc
Giáo án liên quan