Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái đất - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nêu được khái niệm nội lực và ngoại lực, biết tác động của chúng đến địa

hình bề mặt Trái Đất.

- Nêu được hiện tượng động đất, núi lửa và tác hại của chúng. Biết khái niệm mácma.

2. Kĩ năng

- Quan sát và phân tích kênh hình kết hợp kênh chữ để trình bày khái niệm,

các mối quan hệ địa lí.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức học tập bộ môn.

4. Định hướng năng lực

a. Năng lực chung

- Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù

- Rèn cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên:

- Tranh cấu tạo núi lửa, ảnh về tác động của ngoại lực và nội lực lên bề mặt trái

Đất.

2. Học sinh:

- Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh về động đất, núi lửa.

III. Phương pháp, kĩ thuật

1. Phương pháp

- Vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan.

2. Kĩ thuật

- Chia nhóm, đặt câu hỏi

pdf3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 186 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái đất - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II: CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN CỦA TRÁI ĐẤT Ngày dạy: 6A- 22/11/2019. Tiết 14 - Bài 12: TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC TRONG VIỆC HÌNH THÀNH ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được khái niệm nội lực và ngoại lực, biết tác động của chúng đến địa hình bề mặt Trái Đất. - Nêu được hiện tượng động đất, núi lửa và tác hại của chúng. Biết khái niệm mácma. 2. Kĩ năng - Quan sát và phân tích kênh hình kết hợp kênh chữ để trình bày khái niệm, các mối quan hệ địa lí. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức học tập bộ môn. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung - Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Rèn cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Tranh cấu tạo núi lửa, ảnh về tác động của ngoại lực và nội lực lên bề mặt trái Đất. 2. Học sinh: - Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh về động đất, núi lửa. III. Phương pháp, kĩ thuật 1. Phương pháp - Vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan. 2. Kĩ thuật - Chia nhóm, đặt câu hỏi. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức - GV kiểm tra sĩ số lớp, ghi chú vào góc bảng. 2. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất và nói rõ vai trò của nó đối với đời sống và hoạt động của con người ? 3. Bài mới: Hoạt động 1. Khởi động - GV giới thiệu chương: tìm hiểu về đặc điểm của các thành phần đất, nước, khí hậu và sinh vật. - GV giới thiệu bài: gồm 2 nội dung, trong đó mục 1 là trọng tâm của bài. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - GV: Yêu cầu HS đọc kiến thức (SGK) cho biết: - Nguyên nhân nào sinh ra sự khác biệt của địa hình bề mặt trái đất ? (Nội lực, ngoại lực). - Thế nào là nội lực ? - Ngoại lực là gì ? - Nội lực và ngoại lực có tác động như thế nào lên địa hình bề mặt TĐ?(hoạt động nhóm bàn 3p) - GV: Yêu cầu HS đọc kiến thức trong (SGK) cho biết và Hình 31,32,33(SGK). - Núi lửa là gì? - Thế nào là núi lửa đang phun trào và núi lửa đã tắt ? ( Núi lửa đang phun hoặc mới phun là núi lửa đang hoạt động. Núi lửa ngừng phun đã lâu là núi lửa tắt.) . - Động đất là hiện tượng như thế nào ? - Những thiệt hại do động đất gây ra? Con người, nhà cửa, đường sá, cầu cống, công trình xây dựng, của cải,...) - Người ta làm gì để đo được những trấn động của động đất ? - Gv mở rộng về động đất ở Việt Nam, giáo dục kĩ năng phòng tránh khi có động đất. *HSKT: GV yêu cầu chép lại ghi nhớ 1. Tác động của nội lực và ngoại lực - Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất. - Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt trái Đất. - Tác động của nội lực và ngoại lực: + Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau nhưng xảy ra đồng thời và tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất. + Tác động của nội lực thường làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề, còn tác động của ngoại lực lại thiên về san bằng, hạ thấp địa hình. + Do tác động của nội, ngoại lực nên địa hình trên Trái Đất có nơi cao, nơi thấp, có nơi bằng phẳng, có nơi gồ ghề. 2. Núi lửa và động đất - Núi lửa: là hình thức phun trào mácma ở dưới sâu lên mặt đất. - Động đất: là hiện tượng xảy ra đột ngột từ một điểm ở dưới sâu, trong lòng đất làm cho các lớp đất đá gần mặt đất bị rung chuyển. - Tác hại: + Tác hại của núi lửa: tro bụi và dung nham của núi lửa có thể vùi lấp các làng mạc, ruộng nương, thiệt hại tính mạng và tài sản,.. .. + Tác hại của động đất: gây rung chuyển đổ vỡ nhà cửa, chết người,... SGK tr40 Hoạt động 3. Luyện tập - Tại sao nói: Nội lực và ngoại lực là 2 lực đối nghịch nhau? Hoạt động 4. Vận dụng - Dấu hiệu phát hiện sớm động đất? Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Tìm hiểu thêm (trên mạng Internet) về các trận động đất đã từng xảy ra trên TG. V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau - Đọc trước Bài 13, cho biết trên TĐ có những dạng địa hình nào? - Hoạt động trải nghiệm: (từ năm học 2018 - 2019) Nội dung trải nghiệm Thời gian bắt đầu Thời gian GV hướng dẫn Thời gian GV nghiệm thu Phòng tránh và giảm nhẹ thương tích do động đất Sau khi học xong Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực cho việc hình thành địa hình bề mặt Trái đất Tiết 15, Tuần 15 Tiết 20, Tuần 20

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_dia_li_lop_6_bai_12_tac_dong_cua_noi_luc_va_ngoai_lu.pdf
Giáo án liên quan