Giáo án Đại số Lớp 9 - Tiết 41: Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS nắm được phương pháp giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình bậc nhất

hai ẩn.

2. Kỹ năng:

- HS nắm được cách giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình. HS có kỹ năng

giải các loại toán: Toán về phép viết số, quan hệ số, toán chuyển động.

3. Thái độ:

- Cẩn thận, chính xác, có tính thần hợp tác.

4. Định hướng năng lực:

a, Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, chủ động sáng tạo

b, Năng lực đặc thù: HS được rèn năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn

ngữ toán học, năng lực vận dụng

II. CHUẨN BỊ :

1. GV: bảng phụ,phấn màu

2. HS: Ôn lại các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình.

Cách giải hệ p.trình bằng phương pháp cộng, phương pháp thế.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:

* Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm

* Kĩ thuật: Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi, hỏi đáp, động não.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Ở lớp 8 các em đã giải toán bằng cách lập phương trình. Em hãy nhắc lại các

bước giải?

Hoạt động 1: Khởi động:

* Lớp 8 ta đã học xong giải bài toán bằng cách lập phương trình tuy nhiên vẫn

còn cách khác để giải bài toán đó

pdf3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 190 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số Lớp 9 - Tiết 41: Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: Lớp 9A1: 30/12/2019 Lớp 9A2: 31/12/2019 Tiết 41: GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP HỆ PHƯƠNG TRÌNH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS nắm được phương pháp giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình bậc nhất hai ẩn. 2. Kỹ năng: - HS nắm được cách giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình. HS có kỹ năng giải các loại toán: Toán về phép viết số, quan hệ số, toán chuyển động. 3. Thái độ: - Cẩn thận, chính xác, có tính thần hợp tác. 4. Định hướng năng lực: a, Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, chủ động sáng tạo b, Năng lực đặc thù: HS được rèn năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, năng lực vận dụng II. CHUẨN BỊ : 1. GV: bảng phụ,phấn màu 2. HS: Ôn lại các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình. Cách giải hệ p.trình bằng phương pháp cộng, phương pháp thế. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: * Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm * Kĩ thuật: Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi, hỏi đáp, động não. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Ở lớp 8 các em đã giải toán bằng cách lập phương trình. Em hãy nhắc lại các bước giải? Hoạt động 1: Khởi động: * Lớp 8 ta đã học xong giải bài toán bằng cách lập phương trình tuy nhiên vẫn còn cách khác để giải bài toán đó Hoạt động 2: Hình thành kiến thức: Hoạt động của GV - HS Nội dung - GV y/c HS nhắc lại ?1 - GV treo đề bài trên bảng phụ - Y/c HS đọc đề bài ? VD trên thuộc dạng toán nào ? Nhắc lại cách viết 1 số tự nhiên dưới dạng tổng các lũy thừa của 10 ? Bài toán có những đại lượng nào chưa biết ? Ta nên chọn đại lượng nào làm ẩn 1. Ví dụ 1 SGK trang 20 Gọi chữ số hàng chục của số cần tìm là x (nguyên, 0 < x  9) Chữ số hàng đơn vị là y (nguyên, 0 < y  9) Số cần tìm 10x + y Viết 2 chữ số theo thứ tự ngược lại ta được 10y + x Theo ĐK đầu bài ta có: ? Nêu ĐK của ẩn ? Khi viết hai chữ số theo thứ tự ngược lại ta được số nào - GV lưu ý: Biến đổi PT luôn ? Lập phương trình biểu thị số mới bé hơn số cũ 27 đơn vị ? Kết hợp hai PT vừa tìm được, ta có hệ phương trình nào - GV y/c HS hoạt động nhóm bàn làm ?2 + Giải hệ PT + Trả lời bài toán - Y/c HS đọc đề bài ? Tóm tắt bài toán ? Những đại lượng nào đã biết ? Những đại lượng nào cần tìm ? Mối liên hệ như thế nào? 2y - x = 1 hay - x + 2y = 1 (1) Ta có Phương trình: (10x + y) - (10y + x) = 27  9x - 9y = 27 hay x - y = 3 (2) Ta có hệ phương trình: x 2y 1 x y 3 − + =  − = ?2:  x 7 y 4 =  = (TMĐK) Vậy số phải tìm là 74 - Y/c HS làm ?3 ? Viết các biểu thức chứa ẩn biểu thị quãng đường mỗi xe đi được (?4) ? Viết PT quãng đường 2 xe đã đi được Y/c HS làm ?5 - GV gọi 1 HS lên bảng giải hệ phương trình - HS dưới lớp làm nháp ? x, y có thỏa mãn ĐK của ẩn không ? Vận tốc của xe tải là bao nhiêu ? Vận tốc của xe khách là bao nhiêu 2. Ví dụ 2 Gọi vận tốc của xe tải là x (km/h) gọi vận tốc của xe khách là y (km/h); (ĐK: x, y > 0) T/gian xe khách đi là 1h48' hay 9 5 giờ Thời gian xe tải đã đi là 14 5 giờ ?3: Mỗi giờ xe khách đi nhanh hơn xe tải 13 km là: x + 13 = y ?4: Quãng đường xe tải đi được là 14 5 x quãng đường xe khách đi là 9 5 y quãng đường từ TPHCM đến TP Cần Thơ ... 14 5 x + 9 5 y = 189 ?5: Ta có hệ phương trình: x 13 y 14 9 x y 189 5 5 + =   + = x y 13 x y 13 14x+9y=945 14x+9y=945 − = − = −       ( ) x y 13 x 36 14 y 13 9y 945 y 49 = − =    − + = =  (TMĐK của ẩn) Trả lời: Vận tốc của xe tải là 36km/h, xe khách là 49 km/h. Hoạt động 3: Luyện tập: Bài 28/sgk - Yêu cầu thảo luận cặp đôi hoàn thành bài 28. Cử đại diện lên làm - Gọi x là số tự nhiên lớn , y là số tự nhiên nhỏ ( x, y  N, x > y) Theo đề ta có : x + y = 1006. x – 2. y = 124. Giải hệ p.trình ta được x = 712; y = 294. Vậy số lớn là 712, số nhỏ là 294. Hoạt động 4: Vận dụng: - Nhắc lại các bước giải bài toán bằng cách lập hệ PT Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng, phát triển ý tưởng: - Nắm vững các bước giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình. - Làm các bài tập 29, 30 trang 22 SGK. Đọc ví dụ 3/22. Xem lại các bài toán làm chung, - làm riêng giải bằng cách lập hệ phương trình ở lớp 8. V. HƯỚNG DẪN CHUẨ BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Làm các bài tập 29, 30 trang 22 SGK. Đọc ví dụ 3/22. Xem lại các bài toán làm chung, - làm riêng giải bằng cách lập hệ phương trình ở lớp 8. - Tiết sau luyện tập.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_dai_so_lop_9_tiet_41_giai_bai_toan_bang_cach_lap_he.pdf