Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 41: Mở đầu về phương trình - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Than

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nhận biết đuợc phương trình, hiểu đuợc nghiệm của phương trình.

- Hiểu đuợc khái niệm về hai phương trình tương đương. Biết giải phương

trình là tìm tập nghiệm của nó.

2. Phẩm chất:

Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

3. Năng lực

a. Năng lực chung:

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Năng lực giao tiếp và hợp tác

Năng lực tự chủ, tự học

b. Năng lực đặc thù:

Năng lực mô hình hóa toán học

Năng lực giao tiếp toán học

Năng lực giải quyết vấn đề toán học

Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Phiếu học tập, máy chiếu vật thể.

2. Học sinh: Đọc trước bài.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: HĐ nhóm, vấn đáp, thuyết trình.

2. Kỹ thuật: Cá nhân, nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

- HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG.

HS thi theo nhóm: Tìm x, biết: a) x – 3 = 4 b) 3 – 5x = 11

pdf2 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 163 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 41: Mở đầu về phương trình - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 13/ 01/ 2021 Tiết 41: MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nhận biết đuợc phương trình, hiểu đuợc nghiệm của phương trình. - Hiểu đuợc khái niệm về hai phương trình tương đương. Biết giải phương trình là tìm tập nghiệm của nó. 2. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 3. Năng lực a. Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Năng lực giao tiếp và hợp tác Năng lực tự chủ, tự học b. Năng lực đặc thù: Năng lực mô hình hóa toán học Năng lực giao tiếp toán học Năng lực giải quyết vấn đề toán học Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Phiếu học tập, máy chiếu vật thể. 2. Học sinh: Đọc trước bài. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: HĐ nhóm, vấn đáp, thuyết trình. 2. Kỹ thuật: Cá nhân, nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới - HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG. HS thi theo nhóm: Tìm x, biết: a) x – 3 = 4 b) 3 – 5x = 11 - HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của thầy, trò Ghi bảng GV giới thiệu về phương trình một ẩn. Yêu cầu nghiên cứu SGK để làm ?1 1. Phương trình một ẩn. - Ta gọi hệ thức x2 - 1 = x + 1 là phương trình với ẩn số x. * Phương trình với ẩn x có dạng: A(x) = B(x), trong đó A(x), B(x) là những biểu thức chứa cùng biến x. * Ví dụ: x2 - 1 = 1 là phương trình ẩn x 3t - 1 = t là phương trình ẩn t ?1 Ví dụ về: a) Phương trình với ẩn y b) Phương trình với ẩn u GV đưa ra ?2, hướng dẫn trên lớp GV chốt lại khái niệm nghiệm của phương trình ?3 GV hướng dẫn trên lớp sau đó gọi 2 HS lên làm. ? Cách kiểm tra một số có phải là nghiệm của một phương trình không. GV đưa ra chú ý GV đưa ra ví dụ GV giới thiệu tập nghiệm S. ? Giải phương trình là gì Yêu cầu HS lên bảng làm ?4 GV giới thiệu 2 phương trình tương đương, đưa ra ví dụ ?2. Xét phương trình: 2x + 5 = 3(x - 1) + 2 Thay 6 vào phương trình ta thấy 2 vế cùng nhận 1 giá trị là 17. Ta nói 6 (hay x = 6) là một nghiệm của phương trình đó. ?3 Cho pt 2(x + 2) – 7 = 3 - x a) Thay x = -2 vào pt ta có VT = 0, VP = 5. Vậy x = -2 không thỏa mãn pt. b) Thay x = 2 vào phương trình ta thấy 2 vế cùng nhận 1 giá trị là 1. Vậy x = 2 là một nghiệm của phương trình. * x = m được gọi là nghiệm của phương trình khi: A(m) = B(m) * Chú ý: (SGK - 5) - Ví dụ: Phương trình x = 2 có nghiệm duy nhất là 2. Phương trình x2 - 1 = 0 có nghiệm là x = 1; x = - 1 Phương trình x2 – 1 = 0 có nghiệm là x = 1; x = - 1 + Phương trình x2 + 1 = 0 vô nghiệm. 2. Giải phương trình. - Tập nghiệm S. - Giải phương trình là tìm tập hợp nghiệm của phương trình đó. ?4 Phương trình x = 2 có tập nghiệm là S =  2 Phương trình vô nghiệm có tập nghiệm là: S = 3. Phương trình tương đương. * Tổng quát: SGK. - Kí hiệu: “ ” Ví dụ: x - 1 = 0  x = 1 (vì cùng có một tập nghiệm là S =  1 ) - HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG. Bài 1 (SGK - 6) a) Thay x = -1 vào 2 vế của phương trình có: VT = 4.(-1) - 1 = -5; VP = 3(- 1) - 2 = - 5 = VT Vậy: x = -1 là nghiệm của phương trình. b) Thay x = -1 vào 2 vế của phương trình có: VT = (-1) + 1 = 0; VP = 2[(- 1) – 3] = - 8  VT Vậy: x = -1 không là nghiệm của phương trình. - HOẠT ĐỘNG 4: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO. GV cho HS đọc phần “Có thể em chưa biết” V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU. - Nắm vững kiến thức cơ bản của bài. - Làm các bài tập 2; 3; 4 (SGK - 6).

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_dai_so_lop_8_tiet_41_mo_dau_ve_phuong_trinh_nam_hoc.pdf