I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- HS nắm và hiểu được được các qui tắc về nhân đơn thức với đa thức theo công thức: A(B C) = AB AC. Trong đó A, B, C là đơn thức.
2. Kĩ năng:
- HS thực hành đúng và thành thạo các phép tính nhân đơn thức với đa thức có không 3 hạng tử & không quá 2 biến.
3. Thái độ:
- HS có thói quen: cẩn thận chính xác , linh hoạt trong giải toán.
- Rèn cho HS tính cách: nghiêm túc, tự giác trong học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tư duy và lập luận toán học
- Năng lực mô hình hoá toán học
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học trong thực tiễn
- Năng lực giao tiếp toán học
- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
5. Định hướng phát triển phẩm chất:
- Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy.
- Tính chính xác, kiên trì.
- Trung thực, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ học tập.
II. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT, HÌNH THỨC, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp và kỹ thuật dạy học: HĐ nhóm, vấn đáp, thuyết trình.
2. Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm.
3. Phương tiện, thiết bị dạy học: Bảng phụ, bút dạ, giấy, file hình ảnh.
III. CHUẨN BỊ.
1. GV: Bảng phụ, phiếu học tập, máy chiếu, file hình ảnh liên quan.
2. HS : Ôn lại kiến thức về cộng hai số nguyên.
3 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 160 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 1: Nhân đơn thức với đa thức - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 6/9/2020
Ngày giảng: 8/09 (B) - 10/09 (8D)
Chương I: PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA CÁC ĐA THỨC
Tiết 1: NHÂN ĐƠN THỨC VỚI ĐA THỨC
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- HS nắm và hiểu được được các qui tắc về nhân đơn thức với đa thức theo công thức: A(B C) = AB AC. Trong đó A, B, C là đơn thức.
2. Kĩ năng:
- HS thực hành đúng và thành thạo các phép tính nhân đơn thức với đa thức có không 3 hạng tử & không quá 2 biến.
3. Thái độ:
- HS có thói quen: cẩn thận chính xác , linh hoạt trong giải toán.
- Rèn cho HS tính cách: nghiêm túc, tự giác trong học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tư duy và lập luận toán học
- Năng lực mô hình hoá toán học
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học trong thực tiễn
- Năng lực giao tiếp toán học
- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
5. Định hướng phát triển phẩm chất:
- Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy.
- Tính chính xác, kiên trì.
- Trung thực, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ học tập.
II. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT, HÌNH THỨC, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp và kỹ thuật dạy học: HĐ nhóm, vấn đáp, thuyết trình.
2. Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm.
3. Phương tiện, thiết bị dạy học: Bảng phụ, bút dạ, giấy, file hình ảnh.
III. CHUẨN BỊ.
1. GV: Bảng phụ, phiếu học tập, máy chiếu, file hình ảnh liên quan.
2. HS : Ôn lại kiến thức về cộng hai số nguyên.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
? Hãy nêu qui tắc nhân 1 số với một tổng? Viết dạng tổng quát.
? Hãy nêu qui tắc nhân hai luỹ thừa có cùng cơ số? Viết dạng tổng quát.
3. Bài mới
* Hoạt động 1: Khởi động
- GV giới thiệu chương trình đại số lớp 8
- GV giới thiệu chương I : Trong chương I chúng ta tiếp tục học về phép nhân và phép chia các đa thức, các hằng đẳng thức đáng nhớ, các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử ...
- Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu: “ Nhân đơn thức với đa thức ”
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
1. Hình thành quy tắc
- GV y/c HS làm ?1
- GV: Mỗi em đã có 1 đơn thức và 1 đa thức hãy:
+ Đặt phép nhân đơn thức với đa thức.
+ Nhân đơn thức đó với từng hạng tử của đa thức.
+ Cộng các tích tìm được.
- GV có thể lấy ví dụ HS nêu.
- GV cho HS kiểm tra chéo kết quả của nhau và kết luận: 15x3 - 6x2 + 24x là tích của đơn thức 3x với đa thức 5x2 - 2x + 4
? Hãy phát biểu quy tắc nhân 1 đơn thức với 1 đa thức.
- GV cho HS nhắc lại và nêu dạng tổng quát.
- GV ghi bảng.
HS thực hiện
HS thực hiện theo y/c của GV
HS phát biểu quy tắc
HS khác phát biểu
1) Quy tắc:
?1 Làm tính nhân
3x(5x2 - 2x + 4)
= 3x. 5x2 + 3x(- 2x) + 3x.
= 15x3 - 6x2 + 24x
* Quy tắc: (SGK)
- Nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức
- Cộng các tích lại với nhau.
* Tổng quát:
A, B, C là các đơn thức
A(B C) = AB AC
2. Áp dụng qui tắc
- GV hướng dẫn HS làm ví dụ trong SGK - T4
- GV y/c HS làm ?2
(3x3y -x2 + xy). 6xy3
- GV gọi HS lên bảng trình bày.
HS thực hiện theo hướng dẫn
HS lên bảng trình bày
2) Áp dụng :
Ví dụ: Làm tính nhân
(- 2x3) ( x2 + 5x - )
=(2x3). (x2)+(2x3).5x+(2x3). (- )
= - 2x5 - 10x4 + x3
?2: Làm tính nhân
(3x3y - x2 + xy). 6xy3
=3x3y.6xy3+(-x2).6xy3+xy.6xy3
= 18x4y4 - 3x3y3 + x2y4
* Hoạt động3: Luyện tập
- GV y/c HS làm ?3
- GV gợi ý cho HS công thức tính S hình thang.
- GV y/c HS báo cáo kết quả.
- GV: Chốt lại kết quả đúng.
HS nghe
HS báo cáo kết quả
?3
S = . 2y
= 8xy + y2 +3y
Thay x = 3; y = 2 thì S = 58 m2
* Hoạt động4: Vận dụng.
- GV y/c HS vận dụng làm bài 1.
? Làm tính nhân:
x(5x - x - ) = x.5x- x. x - x.
= 5x- x - x
- GV y/c HS vận dụng làm bài 2.
? Thực hiện phép nhân, rút gọn rồi tính giá trị biểu thức:
a) x(x - y) + y(x + y) tại x = -6 và y = 8
x(x - y) + y(x + y) = x.x - x.y + y.x + y.y
= x + y
Thay x = - 6 và y = 8 vào biểu thức đã cho ta có: (-6) + 8 = 36 + 64 = 100
Vậy 100 là giá trị của biểu thức x(x - y) + y(x + y) tại x = -6 và y = 8
* Hoạt động 5: Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
- Yêu cầu HS nêu lại quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nêu công thức tổng quát.
- GV chốt lại kiến thức cơ bản và lưu ý cho HS.
- GV yêu cầu HS cả lớp làm bài ; 1 HS lên bảng làm
- GV Cho biểu thức : M = 3x ( 2x + 5y ) + ( 3x - 5y ) (- 2x )
Chứng minh giá trị của biến thức M không phụ thuộc vào giá trị của x, y .
GV : Muốn chứng tỏ giá trị của biến thức M không phụ thuộc vào giá trị của x và y ta làm như thế nào ?
- Hoàn thiện công thức: A(B + B – C + D – M) = .
- Tìm hiểu cách nhân: (A + B)(C +D) = .
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc quy tắc nhân đơn thức với đa thức.
- Làm các bài tập: 1b,c; 2a(SGK - T3) – Bài 1; 3(SBT - T5, 6)
- Chuẩn bị trước bài “Nhân đa thức với đa thức”.
File đính kèm:
- giao_an_dai_so_lop_8_tiet_1_nhan_don_thuc_voi_da_thuc_nam_ho.doc