I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Củng cố cho HS về khái niệm giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng.
- Biết cách lập bảng tần số và bảng số liệu ban đầu từ bảng tần số.
2. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Ham học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập
- Trung thực: Báo cáo kết quả thảo luận trung thực
- Trách nhiệm: Có ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập, có ý thức học hỏi
phấn đấu vươn lên trong học tập.
3. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản
thân trong học tập. Tự giác đọc bài, tài liệu liên quan đến tiết học, tự giác làm bài tập.
Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề
trong những tình huống mới.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhận biết, phát hiện, nêu được được
tình huống có vấn đề. Phân tích được tình huống trong học tập, trình bày vấn đề cần
giải quyết.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận, nêu ý kiến, nhận xét. Đề xuất ý kiến
trao đổi cùng các bạn trong nhóm, trình bày ý kiến thảo luận trước lớp.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực tư duy và lập luận toán học: Học sinh biết phân tích, tổng hợp, lập
luận để giải bài tập
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Nhận biết, phát hiện vấn đề Toán học
cần giải quyết. Sử dụng kiến thức, kĩ năng toán học để làm bài tập.
- Năng lực giao tiếp toán học: Nghe, đọc, hiểu, ghi chép nội dung kiến thức.
Trình bày, diễn đạt, tham gia thảo luận
4 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 226 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 43: Luyện tập - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 30/01/2021 – 7A1
Tiết 43: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Củng cố cho HS về khái niệm giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng.
- Biết cách lập bảng tần số và bảng số liệu ban đầu từ bảng tần số.
2. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Ham học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập
- Trung thực: Báo cáo kết quả thảo luận trung thực
- Trách nhiệm: Có ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập, có ý thức học hỏi
phấn đấu vươn lên trong học tập.
3. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản
thân trong học tập. Tự giác đọc bài, tài liệu liên quan đến tiết học, tự giác làm bài tập.
Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề
trong những tình huống mới.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhận biết, phát hiện, nêu được được
tình huống có vấn đề. Phân tích được tình huống trong học tập, trình bày vấn đề cần
giải quyết.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận, nêu ý kiến, nhận xét. Đề xuất ý kiến
trao đổi cùng các bạn trong nhóm, trình bày ý kiến thảo luận trước lớp.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực tư duy và lập luận toán học: Học sinh biết phân tích, tổng hợp, lập
luận để giải bài tập
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Nhận biết, phát hiện vấn đề Toán học
cần giải quyết. Sử dụng kiến thức, kĩ năng toán học để làm bài tập.
- Năng lực giao tiếp toán học: Nghe, đọc, hiểu, ghi chép nội dung kiến thức.
Trình bày, diễn đạt, tham gia thảo luận
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Hệ thống bài tập, bảng phụ, phiếu học tập, phấn màu
2. Học sinh: SGK, ĐDHT
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận
nhóm
2. Kĩ Thuật: Kỹ thuật giao nhiệm vụ, kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật nhóm đôi;
kỹ thuật hỏi và trả lời
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Nắm bắt sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi hai hs lên bảng chữa bài tập 5 ; 6/sgk (mỗi hs làm một bài).
Hai hs lên bảng :
HS1 chữa bài tập 5/sbt (đề bài trên bảng phụ) :
a) Có 26 buổi học trong tháng.
b) Dấu hiệu : số hs nghỉ học trong mỗi buổi.
c) Bảng tần số :
Số hs nghỉ học trong mỗi buổi (x) 0 1 2 3 4 6
Tần số (n) 10 9 4 1 1 1 n = 26
Nhận xét : Có 10 buổi không có hs nghỉ học trong tháng.
Có 1 buổi, lớp có 6 hs nghỉ học (quá nhiều).
Þ Số hs nghỉ học còn nhiều.
HS2 chữa bài tập 6/sbt (đề bài trên bảng phụ) :
a) Dấu hiệu : Số lỗi chính tả trong mỗi bài tập làm văn.
b) Có 40 bạn làm bài.
c) Bảng tần số :
Số lỗi chính tả trong
mỗi bài TLV (x)
1 2 3 4 5 6 7 9 10
Tần số (n) 1 4 6 12 6 8 1 1 1 N = 40
Nhận xét : Không có bạn nào không mắc lỗi.
Só lỗi ít nhất là 1, số lỗi nhiều nhất là 10.
Số bài có từ 3 đến 6 lỗi chiếm tỉ lệ cao.
GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động:
- GV đặt vấn đề vào tiết luyện tập từ kiểm tra bài cũ
Hoạt động 2: Luyện tập
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- HS HĐ cá nhân làm bài 7
- Gọi HS đọc đầu bài
? Dấu hiệu ở đây là gì
? Số các giá trị là bao nhiêu
- Gọi 1 HS lên bảng lập bảng tần
số, dưới lớp làm ra nháp
- Gọi HS nx
?Từ bảng tần số này rút ra nx
- GV nx chốt lại
- HS HĐ cá nhân làm bài 8 SGK
- Gọi HS đọc đề bài bài 8 (SGK)
? Dấu hiệu ở đây là gì
? Xạ thủ đã bắn bao nhiêu phát
- y/c HS lên bảng lập bảng tần số
? Từ bảng tần số này rút ra một
số nhận xét
- GV giới thiệu về thế mạnh của
môn bắn súng ở nước ta
Bài 7 (SGK-11):
a) Dấu hiệu: Tuổi nghề của mỗi công nhân
- Số các giá trị: N = 25
b) Bảng tần số:
x 1 2 3 4 5 6 7 8 9
1
0
n 1 3 1 6 3 1 5 2 5 1 N=25
* Nhận xét:
-Tuổi nghề thấp nhất là 1 năm
-Tuổi nghề cao nhất là 10 năm
- Giá trị có tần số lớn nhất là 4 năm
Bài 8 (SGK- 12):
a) Dấu hiệu: Điểm số đạt được của mỗi lần bắn
súng
- Xạ thủ đã bắn 30 phát
b) Bảng tần số
x 7 8 9 10
n 3 9 10 8 N=30
*Nhận xét:
-Điểm số thấp nhất là: 7
-Điểm số cao nhất là: 10
-Số điểm 8; 9 chiếm tỉ lệ cao
- Gọi HS đọc đề bài Bài 9 (SGK)
? Dấu hiệu ở đây là gì ? Số các
giá trị khác nhau là
? Hãy lập bảng tần số và rút ra
nhận xét
- GV kiểm tra bài của một số HS
dưới lớp
- Gọi HS nx bài của các bạn
- GV nx và chốt lại
- GV đưa bảng phụ nội dung bài
tập 7 lên bảng.
- Gọi HS đọc đề bài.
- Cho HS hđ theo nhóm(2p)
- Gọi đại diện 1 nhóm lên bảng
làm
- Gọi nhóm khác nx
- Gv nx, chốt lại
Bài 9 (SGK- 12):
a) Dấu hiệu: Thời gian giải 1 bài tập của mỗi
học sinh
- Số các giá trị là 35
b) Bảng tần số:
x 3 4 5 6 7 8 9 10
n 1 3 3 4 5 11 3 5 N=35
* Nhận xét:
-Thời gian giải một bài tập nhanh nhất mất 3
phút
-Thời gian giải 1 bài tập chậm nhất là 10 phút
-Số bạn giải 1 bài tập mất từ 7
→ 10 phút chiếm tỉ lệ cao
Bài 7 (SBT-4):
Bảng số liệu ban đầu
110 120 115 120 125
115 130 125 115 125
115 125 125 120 120
110 130 120 125 120
120 110 120 125 115
120 110 115 125 115
(HS có thể lập theo cách khác)
Hoạt động 3: Vận dụng
- GV chốt lại bài : Trong giờ luyện tập hôm nay, các em đã biết :
+ Dựa vào bảng số liệu thống kê tìm dấu hiệu, biết lập bảng tần số theo hàng
ngang cũng như theo cột dọc và từ đó rút ra nhận xét.
+ Dựa vào bảng tần số viết lại bảng số liệu ban đầu.
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo.
- Về nhà làm bài tập sau :
Bài 1. Cho bảng tần số :
Giá trị ( x) 5 10 15 20 25
Tần số (n ) 1 2 12 3 2 N = 20
Từ bảng tần số viết lại bảng số liệu ban đầu.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT HỌC SAU
- Nắm được các khái niệm giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng, bảng tần số
- Xem lại các bài tập đã chữa
- Về nhà làm bài tập sau: Để khảo sát kết quả học Toán của lớp 7C người ta
kiểm tra 10 học sinh của lớp. Điểm kiểm tra được ghi lại như sau:
4 4 5 6 6
6 8 8 8 10
a) Dấu hiệu ở đây là gì ? Số các giá trị khác nhau là?
b) Lập bảng tần số theo cột đọc và rút ra nhận xét
- Đọc trước bài mới : Biểu đồ.
File đính kèm:
- giao_an_dai_so_lop_7_tiet_43_luyen_tap_nam_hoc_2020_2021_tru.pdf