Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 42: Bảng "tần số" các giá trị của dấu hiệu - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phúc Than

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Bước đầu biết cách lập bảng "tần số" từ bảng số liệu thống kê ban đầu và biết

cách nhận xét.

2. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Ham học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

- Trung thực: Báo cáo kết quả thảo luận trung thực.

- Trách nhiệm: Có ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập, có ý thức học hỏi phấn

đấu vươn lên trong học tập.

3.Năng lực:

a) Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân

trong học tập. Tự giác đọc bài, tài liệu liên quan đến tiết học, tự giác làm bài tập. Vận

dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong

những tình huống mới.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhận biết, phát hiện, nêu được được

tình huống có vấn đề. Phân tích được tình huống trong học tập, trình bày vấn đề cần

giải quyết.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận, nêu ý kiến, nhận xét. Đề xuất ý kiến

trao đổi cùng các bạn trong nhóm, trình bày ý kiến thảo luận trước lớp.

b) Năng lực đặc thù:

- Năng lực tư duy và lập luận toán học: Học sinh biết phân tích, tổng hợp, lập

luận để giải bài tập

- Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Nhận biết, phát hiện vấn đề Toán học cần

giải quyết. Sử dụng kiến thức, kĩ năng toán học để làm bài tập.

- Năng lực giao tiếp toán học: Nghe, đọc, hiểu, ghi chép nội dung kiến thức.

Trình bày, diễn đạt, tham gia thảo luận.

- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán: Biết gọi tên, tác dụng, cách

sử dụng các đồ dùng học tập.

pdf3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 146 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 42: Bảng "tần số" các giá trị của dấu hiệu - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 27/01/2021 – 7A1 Tiết 42: BẢNG "TẦN SỐ" CÁC GIÁ TRỊ CỦA DẤU HIỆU I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Bước đầu biết cách lập bảng "tần số" từ bảng số liệu thống kê ban đầu và biết cách nhận xét. 2. Phẩm chất: - Chăm chỉ: Ham học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập. - Trung thực: Báo cáo kết quả thảo luận trung thực. - Trách nhiệm: Có ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập, có ý thức học hỏi phấn đấu vươn lên trong học tập. 3.Năng lực: a) Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập. Tự giác đọc bài, tài liệu liên quan đến tiết học, tự giác làm bài tập. Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong những tình huống mới. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhận biết, phát hiện, nêu được được tình huống có vấn đề. Phân tích được tình huống trong học tập, trình bày vấn đề cần giải quyết. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận, nêu ý kiến, nhận xét. Đề xuất ý kiến trao đổi cùng các bạn trong nhóm, trình bày ý kiến thảo luận trước lớp. b) Năng lực đặc thù: - Năng lực tư duy và lập luận toán học: Học sinh biết phân tích, tổng hợp, lập luận để giải bài tập - Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Nhận biết, phát hiện vấn đề Toán học cần giải quyết. Sử dụng kiến thức, kĩ năng toán học để làm bài tập. - Năng lực giao tiếp toán học: Nghe, đọc, hiểu, ghi chép nội dung kiến thức. Trình bày, diễn đạt, tham gia thảo luận. - Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán: Biết gọi tên, tác dụng, cách sử dụng các đồ dùng học tập. II. CHUẨN BỊ. 1. GV: Phương tiện: Bảng phụ, phấn màu, thước thẳng. 2. HS: Thước thẳng, bảng nhóm, bút dạ. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành 2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - HS: Thế nào là dấu hiệu? Giá trị của dấu hiệu? Tần số là gì? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động Cho học sinh chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn” - GV giới thiệu luật chơi. - Tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi. Câu hỏi: - Dấu hiệu là gì ? - Nêu giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu ? Tần số là gì ? Nêu các kí hiệu của chúng? - Khen thường (nếu có). Qua trò chơi chúng ta đã ôn tập lại kiến thức về dấu hiệu, giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu, tần số. Bài học hôm nay cô trò mình sẽ cùng vận kiến thức đã học ở bài trước để lập bảng tần số các giá trị của dấu hiệu. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm - Y/c HS nghiên cứu bảng 7 (SGK-9) - Yêu cầu HS làm ?1 - GV HD học sinh làm - Gọi HS lần lượt trả lời các y/c của ?1. Kết quả 98 99 100 101 102 3 4 16 4 3 - Gv bổ sung thêm vào bên trái, bên phải của bảng được bảng như SGK-10. Bảng vừa lập được gọi là "Bảng phân phối thực nghiệm của dấu hiệu" hay "Bảng tần số" - Gv chiếu bảng 1(SGK- 4). Y/c HS lập bảng tần số từ bảng 1 GV gợi ý học sinh làm - Gọi HS trình bày - GV kiểm tra và nhận xét GV kết luận - GV hướng dẫn HS chuyển bảng “Tần số” dạng “ngang” thành bảng “Dọc” (chuyển dòng thành cột) ? Tại sao phải chuyển bảng SL thống kê ban đầu thành bảng “tần số” - Cho đọc chú ý b SGK. - Cho đọc phần ghi nhớ SGK 1. Lập bảng tần số ?1: Giá trị(x) 98 99 100 101 10 2 Tần số(n) 3 4 16 4 3 N=30 - Gọi là bảng phân phối thực nghiệm của dấu hiệu Hay “Bảng tần số” Bảng 1: Gía trị(x) 28 30 35 50 Tần số(n) 2 8 7 3 N=20 2. Chú ý: Giá trị (x) Tần số (n) 98 3 99 4 100 16 101 4 102 3 N = 30 * KL: Bảng “tần số” giúp ta quan sát, nhận xét về giá trị 1 cách dễ dàng, nhiều thuận lợi trong tính toán. Hoạt động 3: Luyện tập. - GV cho hs làm bài 6 (sgk/11). - HS đọc kĩ đề bài và độc lập làm bài: Bảng tần số: số con (x) 0 1 2 3 4 tần số (n) 2 4 17 5 2 N = 30 a) Dấu hiệu: Số con của mỗi gia đình. b) Nhận xét: + Số con của các gia đình trong thôn là từ 0 đến 4. + Số gia đình có 2 con chiếm tỉ lệ cao nhất. + Số gia đình có 3 con trở lên chiếm xấp xỉ 23,3%. - GV liên hệ thực tế: Mỗi gia đình cần thực hiện chủ trương về phát triển dân số của nhà nước. Mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con. Hoạt động 4: Vận dụng - GV yêu cầu hs làm tiếp bài 7 (sgk/11): a) Dấu hiệu: Tuổi nghề của mỗi công nhân. Số các giá trị: 25 b) Bảng tần số: x 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 n 1 3 1 6 3 1 5 2 1 2 N = 25 Nhận xét: Tuổi nghề thấp nhất là 1 năm, cao nhất là 10 năm. Giá trị có tần số lớn nhất: 4 Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng, phát triển ý tưởng sáng tạo. - GV tổ chức cho hs chơi trò chơi toán học (bài 5/sgk - nếu còn thời gian): Hai đội chơi, mỗi đội có 4 hs. Bảng danh sách của lớp có thống kê ngày, tháng, năm sinh được đưa lên bảng phụ và phát cho mỗi đội. + Yêu cầu các đội thống kê các bạn có cùng tháng sinh thì xếp thành một nhóm. + Trò chơi được thể hiện dưới dạng thi tiếp sức: cả đội chỉ có một bút, mỗi bạn viết 3 ô rồi chuyển cho bạn sau viết tiếp, bạn cuối cùng phải hoàn thành bảng tần số. + Đội thắng cuộc là đội thống kê nhanh và đúng theo mẫu: Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tần số (n) N = - GV nhận xét, chữa bài và công bố đội thắng cuộc. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Ôn lại bài và xem lại các bài đã chữa. - Làm các bài tập 8, 9 (SGK/12).

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_dai_so_lop_7_tiet_42_bang_tan_so_cac_gia_tri_cua_dau.pdf