Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 41 đến 58 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than

Tiết 42: BẢNG “TẦN SỐ” CÁC GIÁ TRỊ CỦA DẤU HIỆU

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh hiểu được bảng tần số là một hình thức thu gọn có mục

đích của bảng số liệu thống kê ban đầu, nó giúp cho việc sơ bộ nhận xét về giá trị của

dấu hiệu được dễ dàng hơn.

2. Kỹ năng: Bước đầu biết cách lập bảng tần số từ bảng số liệu thống kê ban

đầu và biết cách nhận xét.

3. Thái độ : Tập chung, cẩn thận, tích cực học tập

4. Định hướng năng lực

a) Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và

sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

b) Năng lực đặc thù:

HS được rèn năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, năng

lực giải quyết các vấn đề toán học.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Hệ thống bài tập, bảng phụ, phiếu học tập, phấn màu

2. Học sinh: Học sinh đọc trước bài mới

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm

2. Kĩ Thuật: Kỹ thuật giao nhiệm vụ, kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật nhóm đôi;

kỹ thuật hỏi và trả lời

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp: Nắm bắt sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

HS1: Thế nào là dấu hiệu? là giá trị của dấu hiệu?

Tần số của mỗi giá trị là gì ?

3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động:

- Tổ chức cho HS thi giải bài tập sau :

pdf69 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 66 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 41 đến 58 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 08/01/2020 (7A6), ngày 09/01/2020 (7A1) HỌC KÌ II Chương III – THỐNG KÊ Tiết 41: THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ, TẦN SỐ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Học sinh biết các khái niệm: số liệu thống kê, tần số. Biết các ký hiệu đối với một dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của một giá trị. Biết lập các bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập được qua điều tra 2. Kỹ năng: Bước đầu biết cách thu thập các số liệu thống kê Biết cách thu thập các số liệu thống kê, Có kỹ năng thành thạo tìm các giá trị của dấu hiệu cũng như tìm tần số và phát hiện nhanh dấu hiệu chung cần tìm hiểu 3. Thái độ: Tập chung, cẩn thận, tích cực học tập 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. b) Năng lực đặc thù: HS được rèn năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết các vấn đề toán học II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Hệ thống bài tập, bảng phụ, phiếu học tập, phấn màu, 1 cân y tế 2. Học sinh: Học sinh đọc trước bài mới, chuẩn bị mỗi nhóm 1 thước dây III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm 2. Kĩ Thuật: Kỹ thuật giao nhiệm vụ, kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật nhóm đôi; kỹ thuật hỏi và trả lời IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: Nắm bắt sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động: - GV giới thiệu ND cơ bản của chương III HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV giới thiệu VD1 và dùng bảng phụ nêu bảng 1 (SGK-4) - GV giới thiệu các khái niệm: Thu thập SL về vấn đề được quan tâm, bảng SL thống kê... ? Nêu cấu tạo của bảng ? 1. Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu. Ví dụ: Điều tra về số cây trồng được của mỗi lớp trong dịp phát động phong trào Tết trồng cây STT Lớp Số cây 1 6A 35 2 6B 30 3 6C 28 4 6D 30 5 6E 30 6 7A 35 - Cho HS HĐ nhóm bàn làm bài tập BT: Thống kê điểm Toán học kỳ I của các bạn trong tổ ? Nêu cách điều tra cũng như cấu tạo của bảng GV kiểm tra bài của một số nhóm GV giới thiệu khái niệm: dấu hiệu và đơn vị điều tra - GV giới thiệu bảng 2 bằng bảng phụ ? Nội dung điều tra trong bảng 1 là gì ? Trong bảng 1 có bao nhiêu đơn vị điều tra - GV giới thiệu về giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu như SGK - GV yêu cầu HS HĐ cá nhân làm ?4 ? Dấu hiệu X ở bảng 1 có tất cả bao nhiêu giá trị ? Đọc dãy giá trị của dấu hiệu - GV yêu cầu học sinh HĐ cá nhân làm tiếp bài tập 2 (SGK) ? Dấu hiệu mà bạn An quan tâm là gì ? Dấu hiệu đó có bao nhiêu giá trị ? Đọc tên các giá trị khác nhau của dấu hiệu - HS nhận xét xửa chữa. ? Có bao nhiêu số khác nhau trong cột 3 bảng 1? Nêu cụ thể ? ? Có bao nhiêu lớp trồng được 30 cây ? (28 cây, 35 cây, 50 cây) - GV nhận xét xửa chữa - GV giới thiệu khái niệm tần số của giá trị, cách ký hiệu ....... ?1 2. Dấu hiệu: a) Dấu hiệu, đơn vị điều tra ?2: Nội dung điều tra trong bảng 1 là số cây trồng được của mỗi lớp * Vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra quan tâm, tìm hiểu gọi là dấu hiệu. ( Thường kí hiệu bằng các chữ in hoa X, Y...) ?3: Trong bảng 1 có 10 đơn vị điều tra b) Giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu Ứng với mỗi đơn vị điều tra có 1 số liệu. Số liệu đó gọi là giá trị của dấu hiệu. * Số các giá trị của dấu hiệu đùng bằng số các đơn vị điều tra (Ký hiệu: N) ?4: Dấu hiệu X ở bảng 1 có tất cả 20 giá trị Bài tập 2: (SGK- 7) a) Dấu hiệu: Thời gian cần thiết hàng ngày mà An đi từ nhà đến trường -Dấu hiệu đó có 10 giá trị b) Có 5 giá trị khác nhau là: 17, 18, 19, 20, 21 3. Tần số của mỗi giá trị ?5: Có 4 số khác nhau trong cột số cây được trồng Đó là các số: 28, 30, 35, 50 ?6: + Có 8 lớp trồng được 30 cây + Có 2 lớp trồng được 28 cây + Có 3 lớp trồng được 50 cây * Số lần xuất hiện của 1 giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu được gọi là tần số của giá trị đó. - GV yêu cầu học sinh HĐ cá nhân làm ?7 và làm bài tập 2 phần c, - Gọi học sinh khác nhận xét - GV nêu chú ý (SGK-7) và kết luận. Gọi 1 học sinh đọc chú ý, kết luận ở SGK -6, 7 Giá trị của dấu hiệu ký hiệu là: x Tần số của dấu hiệu ký hiệu là: n ?7: Tần số tương ứng của các giá trị lần lượt là: 2, 8, 7, 3 Bài tập 2c) Các giá trị khác nhau của dấu hiệu là 17, 18, 19, 20, 21 và tần số của chúng lần lượt là 1, 3, 3, 2, 1 *Chú ý: SGK-7 HOẠT ĐỘNG 3 + 4: Luyện tập, vận dụng - GV trốt lại các kiến thức cơ bản cần ghi nhớ GV nêu bài tập - Thế nào là dấu hiệu? là giá trị của dấu - Tần số của mỗi giá trị là gì ? - GV tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân làm bài tập - Cho HS làm BT: HS nữ của 12 lớp trong 1 trường THCS được ghi lại trong bảng sau: 18 14 20 17 25 14 18 20 16 18 14 16 a) Dấu hiệu ở đây là gì ? Số các giá trị của dấu hiệu là ? b) Nêu các giá trị khác nhau và tần số tương ứng của chúng ? Trả lời: a) Dấu hiệu là: Số HS nữ trong mỗi lớp. Số các giá trị của dấu hiệu là: 12 b) Các giá trị khác nhau là: 14, 16, 17, 18, 20, 25 + Tần số tương ứng là: 3, 2, 1, 3, 2, 1 * Hoạt động trải nghiệm: đo chiều cao, cân nặng của các bạn trong lớp. Thống kê ngày, tháng, năm sinh của các bạn trong lớp. * Các bước tiến hành: Hoạt động của GV và học sinh Nội dung - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ - Mỗi nhóm lớn từ 8 - 9 học sinh, HS tự bầu nhóm trưởng. - Nhiệm vụ của từng nhóm tìm kiếm thông tin theo các cụm từ khóa sau: + Dấu hiệu là gì + Số các giá trị của dấu hiệu + Cấu tạo của bảng số liệu thống kê ban đầu + Giao nhiệm vụ người ghi kết quả chiều cao, cân nặng, ngày tháng năm sinh của các bạn trong nhóm, của các bạn trong cả lớp - HS thực hành đo chiều cao, cân nặng của các bạn trong nhóm. - Dấu hiệu: Vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra quan tâm, tìm hiểu gọi là dấu hiệu - Số các giá trị bằng số các đơn vị điều tra - Bảng số liệu thống kê ban đầu thường có 3 cột,.... - Thực hành - Nhóm trưởng yêu cầu các thành viên trong nhóm trình bày kết quả tìm kiếm được theo sự phân công. - Các nhóm chia sẻ kết quả điều tra tháng sinh, chiều cao, cân nặng cho các bạn trong cả lớp. Đánh giá kết quả nội dung trải nghiệm 1. GV đánh giá quá trình, đánh giá sản phẩm, đánh giá kết quả 2. HS đánh giá kết quả HĐ, đánh giá lẫn nhau PHIẾU TÌM KIẾM VÀ THU THẬP THÔNG TIN Người tìm kiếm ..................................... Ngày tìm kiếm.................................. Từ khóa Nội dung tìm kiếm được liên quan đến từ khóa Phát biểu: Dấu hiệu là gì Số các giá trị của dấu hiệu Cấu tạo của bảng số liệu thống kê ban đầu thường dùng. PHIẾU BÁO CÁO KẾT QUẢ TÌM KIẾM THÔNG TIN TRONG ĐỜI SỐNG Nhóm thực hiện:..Ngày thực hiện:. Địa điểm khảo sát Nội dung khảo sát Kết quả khảo sát Trong lớp học - Đo chiều cao, cân nặng của các bạn trong lớp. - Thống kê ngày, tháng, năm sinh của các bạn trong lớp. - Biểu thực nghiệm ban đầu có 3 biểu theo mẫu thống nhất bên dưới KẾT QUẢ CÁC BIỂU THỐNG KÊ SỐ LIỆU BAN ĐẦU Biểu 1: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA SỐ CÂN NẶNG CỦA CÁC BẠN HỌC SINH LỚP 7A Số thứ tự Họ và tên học sinh Số cân nặng (kg) 1 2 3 Biểu 2: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CHIỀU CAO CỦA CÁC BẠN HỌC SINH LỚP 7A Số thứ tự Họ và tên học sinh Số cân nặng (cm) 1 2 3 Biểu 3: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA NGÀY ,THÁNG, NĂM SINH CỦA CÁC BẠN HỌC SINH LỚP 7A Số thứ tự Họ và tên học sinh Số cân nặng (kg) 1 2 3 HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo. - Thống cân nặng của các bạn trong lớp - HD HS thực hiện, yêu cầu HS về nhà hoàn thiện bảng thống kê V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT HỌC SAU - BTVN: 1, 3, 4 (SGK) và 1, 2, 3 (SBT) - HD bài tập 4. SGK - Chuẩn bị bài mới: + Học bài theo SGK và vở ghi. + Đọc trước bài ‘Bảng tần số các giá trị của dấu hiệu’ Ngày giảng: 09/01/2020 (7A6, 7A1) Tiết 42: BẢNG “TẦN SỐ” CÁC GIÁ TRỊ CỦA DẤU HIỆU I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Học sinh hiểu được bảng tần số là một hình thức thu gọn có mục đích của bảng số liệu thống kê ban đầu, nó giúp cho việc sơ bộ nhận xét về giá trị của dấu hiệu được dễ dàng hơn. 2. Kỹ năng: Bước đầu biết cách lập bảng tần số từ bảng số liệu thống kê ban đầu và biết cách nhận xét. 3. Thái độ : Tập chung, cẩn thận, tích cực học tập 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. b) Năng lực đặc thù: HS được rèn năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, năng lực giải quyết các vấn đề toán học. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Hệ thống bài tập, bảng phụ, phiếu học tập, phấn màu 2. Học sinh: Học sinh đọc trước bài mới III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm 2. Kĩ Thuật: Kỹ thuật giao nhiệm vụ, kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật nhóm đôi; kỹ thuật hỏi và trả lời IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: Nắm bắt sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: HS1: Thế nào là dấu hiệu? là giá trị của dấu hiệu? Tần số của mỗi giá trị là gì ? 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động: - Tổ chức cho HS thi giải bài tập sau : Bài tập: Số lượng học sinh nam của từng lớp trong một trường THCS được ghi lại trong bảng sau: 18 14 20 27 25 14 19 20 16 18 14 16 a) Dấu hiệu ở đây là gì ? Số các giá trị của dấu hiệu ? b) Nêu các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tìm tần số tương ứng của chúng? HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV dùng bảng phụ bảng 7 (SGK-9) để HS quan sát - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm làm ?1 - Gọi 1 HS lên bảng làm - GV giải thích cho HS hiểu: giá 1. Lập bảng tần số: ?1: Giá trị (x) 98 99 100 101 102 Tần số (n) 3 4 16 4 3 N=30 Bảng trên gọi là bảng phân phối thực nghiệm của dấu hiệu, hay “Bảng tần số” trị(x), tần số(n), N tổng các tần số và giới thiệu bảng tần số và các ký hiệu - GV yêu cầu HS HĐ cá nhân lập bảng tần số từ bảng 1-sgk - Gọi HS nhận xét, xửa chữa- GV hướng dẫn học sinh chuyển bảng “Tần số” dạng “ngang” thành bảng “Dọc” (chuyển dòng thành cột) ? Tại sao phải chuyển bảng SL thống kê ban đầu thành bảng “tần số” - GV giới thiệu chú ý - GV yêu cầu HS HĐ cá nhân chuyển từ bảng tần số dạng ngang ở ví dụ 1 thành cột dọc - Gọi HS nhận xét, xửa chữa - Cho học sinh đọc chú ý - GV yêu cầu học sinh HĐ cá nhân làm BT 6 (SGK) - Gọi 1 học sinh lên bảng làm ? Hãy nêu một số nhận xét từ bảng trên về số con của ? Hãy nêu một số nhận xét từ bảng trên về số con của 30 gia đình trong thôn? -GV liên hệ thực tế qua BT này: Chủ trương KH hoá gia đình của nhà nước Ví dụ 1: Từ bảng 1 ta có Giá trị (x) 28 30 35 50 Tần số(n) 2 8 7 3 N=20 2. Chú ý: Từ bảng ?1 ta có thể lập được bảng “ tần số” theo cột dọc như sau: Giá trị (x) Tần số (n) 98 3 99 4 100 16 101 4 102 3 N = 30 Ví dụ: Từ bảng ví dụ 1 ta có thể chuyển thành bảng sau: Giá trị (x) Tần số (n) 28 2 30 8 35 7 50 3 N = 20 Chú ý: SGK - 10 Bài 6 (SGK- T11) a) Dấu hiệu: Là số con của mỗi gia đình b) Bảng tần số: x 0 1 2 3 4 n 2 4 17 5 2 N=30 *Nhận xét: Số con của các gia đình trong thôn là từ 0 đến 4 con Số gia đình có 2 con chiếm tỉ lệ cao nhất Số gia đình có từ 3 con trở lên chỉ chiếm xấp xỉ 23,3% HOẠT ĐỘNG 3 + 4: Luyện tập, vận dụng - GV trốt lại các kiến thức cơ bản cần ghi nhớ - Cho HS HĐ nhóm bàn làm bài tập 7 SGK –T 11 - Gọi 1 học sinh đọc đầu bài và nêu yêu cầu của bài toán - Y/C học sinh làm bài tập ra nháp, gọi 1 HS lên bảng làm - Bài tập 7 (SGK - 11) a) Dấu hiệu: Tuổi nghề của mỗi công nhân Số các giá trị: N = 25 b) Bảng tần số: Giá trị (x) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tần số(n) 1 3 1 6 3 1 5 2 1 2 *Nhận xét: - Tuổi nghề thấp nhất là 1 năm - Tuổi nghề cao nhất là 10 năm - Giá trị có tần số lớn nhất là 4 năm HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo. - Lớp 7A góp tiền ủng hộ tết vì người nghèo. Số tiền quyên góp được như sau: 1 5 3 2 1 2 4 4 2 3 2 4 4 3 3 2 3 2 4 1 2 5 2 3 5 5 3 2 2 10 5 3 1 1 2 2 a) Dấu hiệu cần tìm hiểu ở đây là gì b, Lập bảng tần số - HD HS thực hiện, yêu cầu HS về nhà hoàn thiện V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT HỌC SAU - Làm bài tập: 5, 8, 9 SGK –t 11, 12 và bài tập 4, 5, 6 (SBT) - HD học sinh làm bài tập 8. SGK - Chuẩn bị bài mới: + Về nhà học kỹ lý thuyết, xem lại các dạng bài tập đã chữa + Làm bài tập đã cho về nhà, tiết sau luyện tập 1 tiết Ngày giảng: 15/01/2020 (7A1,7A6) Tiết 43: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Củng cố cho học sinh khái niệm về dấu hiệu, giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng. 2. Kỹ năng: Biết cách lập bảng “tần số” từ bảng số liệu thống kê ban đầu và biết cách nhận xét. 3. Thái độ: Tập chung, cẩn thận, tích cực học tập. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. b) Năng lực đặc thù: HS được rèn năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, năng lực giải quyết các vấn đề toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Hệ thống bài tập, bảng phụ, phiếu học tập, phấn màu 2. Học sinh: Học sinh đọc trước bài mới III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm 2. Kĩ Thuật: Kỹ thuật giao nhiệm vụ, kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật nhóm đôi; kỹ thuật hỏi và trả lời IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: Nắm bắt sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ luyện tập 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động: - GV tổ chức cho hs chơi trò chơi toán học (bài 5/sgk): Hai đội chơi, mỗi đội có 4 hs. Bảng danh sách của lớp có thống kê ngày, tháng, năm sinh được đưa lên bảng phụ và phát cho mỗi đội. + Yêu cầu các đội thống kê các bạn có cùng tháng sinh thì xếp thành một nhóm. + Trò chơi được thể hiện dưới dạng thi tiếp sức: cả đội chỉ có một bút, mỗi bạn viết 3 ô rồi chuyển cho bạn sau viết tiếp, bạn cuối cùng phải hoàn thành bảng tần số. + Đội thắng cuộc là đội thống kê nhanh và đúng theo mẫu: Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tần số (n) N = - GV nhận xét, chữa bài và công bố đội thắng cuộc. HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - GV yêu cầu học sinh đọc đề bài bài tập 8 ? Dấu hiệu ở đây là gì ? ? Xạ thủ đã bắn bao nhiêu phát - Y/C HS HĐ cá nhân làm bài tập ra nháp, gọi 1 HS lên bảng trình bày lời giải Bài tập 8 (SGK- t12) a) Dấu hiệu: Điểm số đạt được của mỗi lần bắn súng. Xạ thủ đã bắn 30 phát b) Bảng tần số ? Từ bảng tần số này rút ra một số nhận xét - GV yêu cầu học sinh đọc đề bài BT 9- SGK ? Dấu hiệu ở đây là gì ? Số các giá trị khác nhau là bao nhiêu ? Hãy lập bảng tần số - Y/C HS HĐ cá nhân làm bài tập ra nháp, gọi 1 HS lên bảng trình bày lời giải ? Hãy rút ra nhận xét - Gọi HS nhận xét, xửa chữa - GV nhận xét, sửa chữa. Điểm số(x) 7 8 9 10 Tần số(n) 3 9 10 8 N=30 *Nhận xét: Điểm số thấp nhất là: 7 Điểm số cao nhất là: 10 Số điểm 8; 9 chiếm tỉ lệ cao Bài tập 9 (SGK-12) a) Dấu hiệu: Thời gian giải 1 bài tập của mỗi học sinh Số các giá trị là 35 b) Bảng tần số: x 3 4 5 6 7 8 9 10 n 1 3 3 4 5 11 3 5 N = 35 *Nhận xét: Thời gian giải một bài toán nhanh nhất mất 3 phút Thời gian giải 1 bài toán chậm nhất là 10 phút Số bạn giải 1 bài toán mất từ 7 đến 10 phút chiếm tỉ lệ cao. HOẠT ĐỘNG 3 + 4: Luyện tập, vận dụng - GV trốt lại các kiến thức cơ bản cần ghi nhớ - Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm bàn làm bài tập sau: Bài tập 1. (Đề bài trong phiếu học tập) - Bảng ghi điểm thi học kì I môn tóan của 39 hs lớp 7A như sau: 8 8 5 7 9 6 7 8 8 7 6 3 9 7 9 8 6 5 10 8 10 6 4 6 10 5 10 9 5 4 5 8 4 3 8 5 9 10 9 HS quan sát bảng thống kê số liệu ban đầu. GV yêu cầu hs tự đặt các câu hỏi có thể có cho bảng ghi ở trên. Sau đó các hs tự trả lời câu hỏi bạn đặt ra. Dự kiến câu hỏi: a) Cho biết dấu hiệu ở đây là gì? Số các giá trị là bao nhiêu. b) Nêu các giá trị khác nhau của dấu hiệu c) Lập bảng ’’tần số ’’ - Y/C HS HĐ nhóm bàn làm bài tập Trả lời : a) Dấu hiệu là: Điểm thi học kì I môn toán của mỗi học sinh lớp 7A. Có tất cả 39 giá trị của dấu hiệu. b) Các giá trị khác nhau của dấu hiệu là: 3 ; 4 ; 5 ; 6 ; 7 ; 8 ; 9 ; 10. c) Bảng “tần số’’ Điểm số(x) 3 4 5 6 7 8 9 10 Tần số(n) 2 3 6 5 4 8 6 5 N = 39 HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo. Cho bảng tần số: Giá trị ( x) 5 10 15 20 25 Tần số (n ) 1 2 12 3 2 N = 20 - Từ bảng tần số viết lại bảng số liệu ban đầu - HD HS thực hiện, yêu cầu HS về nhà hoàn thiện V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT HỌC SAU - Về nhà học kỹ lý thuyết - Xem lại các dạng bài tập đã chữa - Làm bài tập sau: Một giáo viên theo dõi thời gian làm một bài tập (thời gian được tính bằng phút) của 30 học sinh (ai cũng làm được) và ghi lại như sau? a) Cho biết dấu hiệu ở đây là gì? Số tất cả các giá trị của dấu hiệu. b) Lập bảng ’’tần số ’’các giá trị của dấu hiệu - Chuẩn bị bài mới: Về nhà học kỹ lý thuyết, xem lại các dạng bài tập đã chữa + Đọc trước bài số trung bình cộng. + Ôn lại cách nhận biết dấu hiệu, lập bảng tần số 10 5 8 8 9 7 8 9 9 8 5 7 8 10 9 8 10 7 8 8 9 8 9 9 9 9 10 5 5 9 Họ và tên: - HS HĐ nhóm bàn làm bài tập 1 (trong thời gian 5 phút): - Yêu cầu: Em hãy quan sát bảng thống kê số liệu ban đầu của bài tập 1. Em hãy tự đặt các câu hỏi có thể có cho bài tập 1 Em hãy trả lời các câu hỏi của bài toán vừa nêu Bài tập 1. - Bảng ghi điểm thi học kì I môn toán của 39 học sinh lớp 7A như sau: 8 8 5 7 9 6 7 8 8 7 6 3 9 7 9 8 6 5 10 8 10 6 4 6 10 5 10 9 5 4 5 8 4 3 8 5 9 10 9 ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ................................................................. Ngày giảng: 04/05/2020 (7A1), ngày 05/05/2020 (7A6) Tiết 44: SỐ TRUNG BÌNH CỘNG + LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh biết cách tính số trung bình cộng theo công thức từ bảng đã lập, biết sử dụng số trung bình cộng để làm đại diện cho một dấu hiệu trong một số trường hợp và để so sánh khi tìm hiểu những dấu hiệu cùng loại. - Biết cánh tìm mốt của dấu hiệu và bước đầu thấy được ý nghĩa thực tế của mốt 2. Kỹ năng: Lập bảng tần số, rèn kĩ năng tính toán, tìm được mốt của dấu hiệu , sử dụng thành thạo công thức để tính số trung bình cộng. 3. Thái độ: Tập chung, cẩn thận, tích cực học tập 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. b) Năng lực đặc thù: HS được rèn năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, năng lực giải quyết các vấn đề toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Hệ thống bài tập, bảng phụ, phiếu học tập, phấn màu 2. Học sinh: Học sinh đọc trước bài mới III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm 2. Kĩ Thuật: Kỹ thuật giao nhiệm vụ, kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật nhóm đôi; kỹ thuật hỏi và trả lời. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: Nắm bắt sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: ? Từ bảng số liệu thống kê ban đầu có thể lập được bảng nào? Nêu tác dụng của bảng đó. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động: - Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Quan sát bảng 19. SGK – 17 trả lời các câu hỏi sau: ? Cho biết dấu hiệu ở đây là gì? Số các giá trị là bao nhiêu Có tất cả bao nhiêu bạn làm bài kiểm tra? HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV và học sinh Nội dung - GV hd HS cách tính lập bảng 20 1. Số TB cộng của dấu hiệu a) Bài toán Điểm số (x) Tần số (n) Các tích (x.n) 2 3 6 3 2 6 4 3 12 5 3 15 6 8 48 7 9 63 250 40 6,25 X = = 8 9 72 9 2 18 10 1 10 N = 40 Tổng: 250 ? Thông qua bài tập vừa làm hãy nêu lại các bước tìm số trung bình cộng của dấu hiệu - GV nêu công thức và chú thích các đại lượng có trong công thức - Gv nêu nội dung ?3 y/c HS làm ?3 - Y/C HS HĐ cá nhân tính tích x.n b) Công thức: N nxnxnx X kk ............ 2211 +++= Trong đó: x1, x2, ....xk: các giá trị khác nhau của dấu hiệu n1, n2,.....nk: tần số tương ứng N: số các giá trị X : Số trung bình cộng ?3: - Gọi 1 HS tính điểm trung bình - Gọi HS nx - Với cùng đề kiểm tra, em hãy so sánh kết quả làm bài kiểm tra Toán của 2 lớp 7A và lớp 7C - GV kết luận và chuyển mục. - GV Y/C HS về nhà tự đọc mục 2. ý nghĩa của số TB cộng SGK - GV đưa VD (bảng 22-SGK) lên bảng, yêu cầu học sinh đọc ví dụ ? Cỡ dép nào bán được nhiều nhất ? Có nhận xét gì về tần số của giá trị 39 - GV giới thiệu mốt và ký hiệu Điểm số (x) Tần số (n) Các tích x.n 3 2 6 267 40 6,68 X = = 4 2 8 5 4 20 6 10 60 7 8 56 8 10 80 9 3 27 10 1 10 N = 40 Tổng: 267 3. Mốt của dấu hiệu - Mốt của dấu hiệu là giá trị có tần số lớn nhất - Ký hiệu: M0 HOẠT ĐỘNG 3+4: Luy

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_dai_so_lop_7_tiet_41_den_58_nam_hoc_2019_2020_truong.pdf