A . Mục tiêu
- Hệ thống kiến thức cơ bản trong chương I.
- Rèn luyện kĩ năng giải các loại bài tập cơ bản trong chương.
- Rèn luyện tư duy sáng tạo, tính cẩn thận, làm việc có khoa học, có kỉ luật.
B . Chuẩn bị
- Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng, phấn màu.
- Học sinh : Làm câu hỏi ôn tập chương I, thước thẳng, bảng nhóm, bút dạ.
4 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1372 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 8 - Tiết 19-20: Ôn tập chương I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n: 27/10/2008
Ngµy d¹y : 30/10/2008
Tiết 19 ÔN TẬP CHƯƠNG I
A . Mục tiêu
- Hệ thống kiến thức cơ bản trong chương I.
- Rèn luyện kĩ năng giải các loại bài tập cơ bản trong chương.
- Rèn luyện tư duy sáng tạo, tính cẩn thận, làm việc có khoa học, có kỉ luật.
B . Chuẩn bị
- Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng, phấn màu.
- Học sinh : Làm câu hỏi ôn tập chương I, thước thẳng, bảng nhóm, bút dạ.
C. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Ôn tập nhân đơn thức, đa thức.
Cho học sinh phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức?
Chữa BT 75 (tr 33 – SGK). Gọi hai học sinh lên bảng làm bài tập. Cả lớp theo dõi bạn làm bài trên bảng.
Phát biểu quy tắc nhân đa thức với đa thức?
BT 76 (tr 33 – SGK).
Học sinh phát biểu quy tắc (tr 4 – SGK).
BT 75 (tr 33 – SGK).
a) 5x2 (3x2 -7x + 2)
= 15x2 – 35x3 + 10x2.
b) xy(2x2y – 3xy + y2)
= x3y2 – 2x2y2 + xy3.
Học sinh phát biểu quy tắc (tr 7 – SGK).
BT 76 (tr 33 – SGK).
a) (2x2 – 3x)(5x2 – 2x + 1)
= 2x2(5x2 – 2x + 1) – 3x(5x2 – 2x + 1)
= 10x4 – 4x3 + 2x2 – 15x3 + 6x2 – 3x
= 10x4 – 19x3 + 8x2 – 3x.
b) (x – 2y)(3xy + 5y2 + x)
= x(3xy + 5y2 + x) – 2y(3xy + 5y2 + x)
= 3x2y + 5xy2 + x2 – 6xy2 – 10y3 – 2xy
= 3x2y – xy2 + x2 – 10y3 – 2xy.
Hoạt động 2: Ôn tập về hằng đẳng thức và phân tích đa thức thành nhân tử.
Em hãy viết bảy hằng đẳng thức đáng nhớ vào vở.
+ Kiểm tra một số vở của học sinh.
+ Phát biểu bằng lời ba hằng đẳng thức (A + B)2, (A – B)2, A2 – B2.
Cho làm BT 77 (tr 33 – SGK). Gọi hai học sinh lên bảng làm bài tập. Cả lớp làm bài vào vở.
Trình bày các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử đã học?
BT 79 (tr – SGK).
Cho học sinh hoạt động nhóm.
Các nhóm báo cáo kết quả. Đại diện 3 nhóm trình bày mỗi câu a, b, c.
Học sinh viết vào vở.
Ba học sinh thực hiện yêu cầu của giáo viên.
BT 77 (tr 33 – SGK). Hai học sinh làm bài trên bảng.
M = x2 + 4y2 – 4xy
= (x – 2y)2.
Thay x = 18 và y = 4 vào biểu thức trên ta có giá trị của biểu thức là:
M = (18 – 2.4)2 = 102 = 100.
N = 8x3 – 12x2y + 6xy2 – y3
= (2x)3 – 3(2x)2y + 3. 2x . y –y3
= (2x – y)3.
Thay x = 6 và y = - 8 vào biểu thức trên ta có giá trị của biểu thức là:
N = [(2.6 – (- 8)]3 = (12 + 8)3 = 203 = 800 . Học sinh nêu các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử đã học.
BT 79 (tr – SGK). Học sinh hoạt động nhóm.
a) x2 – 4 + (x – 2)2
= (x + 2)(x – 2) + (x – 2)2
= (x – 2)[(x + 2) + (x – 2)]
= 2x(x – 2).
b) x3 – 2x2 + x – xy2
= x(x2 – 2x + 1 – y2)
= x[(x – 1)2 – y2]
= x(x – 1 + y)(x – 1 – y)
c) x3 – 4x2 – 12x + 27
= (x3 + 33) – (4x2 + 12x)
= (x + 3)(x2 – 3x + 9) – 4x(x + 3)
= (x + 3)(x2 – 3x + 9 – 4x)
= (x + 3)(x2 – 7x + 9).
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà.
Tiếp tục ôn tập các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử , chia hai đa thức đặc biệt là chia hai đa thức một biến.
Học thuộc bảy hằng đẳng thức đáng nhớ. NhËn xÐt tỉ chuyªn m«n
BTVN 80; 81 (tr 33 – SGK).
56; 57; 58 (tr 9 – SBT).
Ngµy so¹n: 27/10/2008
Ngµy d¹y : 30/10/2008
Tiết 20 ÔN TẬP CHƯƠNG I (Tiếp theo)
A . Mục tiêu
- Học sinh được hệ thống các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử,
quy tắc chia hai đa thức đặc biệt là chia hai đa thức một biến đã sắp xếp.
- Rèn luyện kĩ năng giải bài toán dạng phân tích đa thức thành nhân tử, chia hai đa thức,
tính giá trị của biểu thức.
- Rèn luyện tính cẩn thận, sáng tạo làm việc có khoa học
B . Chuẩn bị
Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng, phấn màu.
Học sinh : Thước thẳng, bảng nhóm, bút dạ.
C. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Chữa BT 80a (tr 33 – SGK).
Giáo viên nhận xét bổ sung ( nếu có ) và ghi điểm.
Hai học sinh dồng thời lên bảng chữa bài tập.
Cả lớp theo dõi , nêu nhận xét bài làm của bạn.
Hoạt động 2: Ôn tâïp các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử.
BT 81 (tr 33 – SGK). Gọi ba học sinh lên bảng làm bài tập. Cả lớp làm bài vào vở
BT 81 (tr 33 – SGK). Ba học sinh làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào vở.
a) x(x2 – 4) = 0
x(x + 2)(x – 2) = 0
x = 0; x= -2; x = 2.
b) (x + 2)2 – (x + 2)(x – 2) = 0
(x + 2)[(x + 2) - (x – 2)] = 0
(x + 2)(x + 2 – x + 2) = 0
4(x + 2) = 0
x + 2 = 0
x = –2.
c) x + 2x2 + 2x3 = 0
x(1 + 2x + 2x2) = 0
x(1 + x)2 = 0
x = 0 ; 1 + x = 0
x = 0; x =
Hoạt động 3: Ôn tập về chia đa thức.
BT 80 (tr 33 – SGK).
+ Gọi một học sinh lên bảng làm câu b. Cả lớp theo dõi.
+ Hướng dẫn học sinh: Phân tích đa thức bị chia thành nhân tử, rồi áp dụng tương tự quy tắc một tích chia cho một số.
BT 82 (tr – SGK).
+ Có nhận xét gì về vế trái của bất đẳng thức.
+ So sánh (x – y)2 với 0? Từ đó suy ra điều gì?
+ Câu b hướng dẫn học sinh: Hãy phân tích vế sao cho toàn bộ các hạng tử chứa biến nằm trong bình phương của một tổng hoặc hiệu. Gọi một học sinh khá lên trình bày.
BT 83 (tr – SGK).
+ Yêu cầu học sinh thực hiện phép chia.
+ Vậy:
Với
2n2 – n + 2 chia hết cho 2n + 1 khi Hay 2n + 1 Ư(3), yêu cầu học sinh giải trên bảng.
BT 80 (tr 33 – SGK).
b) x4 – x3 + x2 + 3x x2 – 2x + 3
x4 – 2x3 + 3x2 x2 + x
x3 – 2x2 + 3x
x3 – 2x2 + 3x
0
c) (x2 – y2 + 6x + 9) : (x + y + 3)
= [(x + 3)2 – y2] : (x + y + 3)
= [(x + y + 3)(x – y + 3)] : (x + y + 3)
= x – y + 3.
BT 82 (tr 33 – SGK).
a) Vế trái của bất đẳng thức có chứa (x – y)2. (x – y)2 0 (x, y R)
(x – y)2 + 1 > 0 (x, y R)
Hay x2 + 2xy + y2 + 1 > 0 (x, y R).
b) x – x2 – 1 = - (x2 – x + 1) =
=
> 0 (x R).
< 0 (x R).
x – x2 – 1 < 0 (x R).
BT 83 (tr – SGK).
2n2 – n + 2 2n + 1
2n2 + n n – 1
-2n + 2
-2n - 1
3
2n + 1 = 1 n = 0.
2n + 1 = -1 n = -1.
2n + 1 = 3 n = 1.
2n + 1 = -3 n = -2.
Vậy: với n = 0; 1; – 1; – 2 thì 2n2 – n + 2 chia hết cho 2n + 1.
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà.
Ôn tâïp các câu hỏi và dạng bài tập đã giải của chương I. tiết sau kiểm tra
File đính kèm:
- d8 t19,20.doc