I. Mục tiêu:
ã Hiểu được khái niệm về biểu thức đại số.
ã Tự tìm hiểu một số ví dụ về biểu thức đại số.
II. Chuẩn bị:
* GV: + Thước thẳng, phấn màu, bút dạ.
+ Bảng phụ (hoặc đèn chiếu, giấy trong) ghi bảng hệ thống ôn tập
chương và các bài tập.
* HS: + Bảng phụ nhóm, thước thẳng, bút dạ.
+ Làm các câu hỏi và bài tập ôn tập chương III SGK và SBT.
24 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 997 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Đại số 7 - Ninh Đình Tuấn - Tiết 51-58, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 51 Ngày soạn: 01 / 03 / 2009.
Tên bài dạy: Đ1.khái niệm về biểu thức đại số
I. Mục tiêu:
Hiểu được khái niệm về biểu thức đại số.
Tự tìm hiểu một số ví dụ về biểu thức đại số.
II. Chuẩn bị: * GV: + Thước thẳng, phấn màu, bút dạ.
+ Bảng phụ (hoặc đèn chiếu, giấy trong) ghi bảng hệ thống ôn tập
chương và các bài tập.
* HS: + bảng phụ nhóm, thước thẳng, bút dạ.
+ Làm các câu hỏi và bài tập ôn tập chương III SGK và SBT.
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu chương (3 phút).
GV: Trong chương “Biểu thức đại số” ta sẽ nghiên cứu các nội dung sau:
- Khái niệm về biểu thức đại số
- Giá trị của một biểu thức đại số.
- Đơn thức
- Đa thức
- Các phép tính cộng trừ đơn, đa thức, nhân đơn thức.
- Cuối cùng là nghiệm của đa thức.
Nội dung bài hôm nay là “Khái niệm về biểu thức đại số”.
HS nghe GV giới thiệu.
Hoạt động 2: Nhắc lại về biểu thức (5 phút)
- GV: ở các lớp dưới ta đã biết các số được nối với nhau bởi dấu các phép tính: Cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, làm thành một biểu thức.
Vậy em nào có thể cho ví dụ về một biểu thức.
- GV: Những biểu thức trên còn được gọi là biểu thức số.
GV yêu cầu HS làm ví dụ tr.24 SGK. GV cho HS làm tiếp ?1
- HS: Có thể lấy ví dụ tùy ý như:
5 + 3 – 2
25 : 5 + 7 ´ 2
122 . 47
4.32 – 7.5. v.v...
- Một HS đọc ví dụ tr.24 SGK.
- Một HS trả lời: Biểu thức số biểu thị chu vi hình chữ nhật, đó là:
2. (5 + 8) (cm)
- HS viết: 3. (3 + 2) (cm2)
Hoạt động 3: Khái niệm về biểu thức đại số (25 phút).
- GV: Nêu bài toán:
Viết biểu thức biểu thị chu vi của hình chữ nhật có hai cạnh liên tiếp là 5 (cm) và a (cm). GV giải thích: Trong bài toán trên người ta đã dùng chữ a để viết thay cho một số nào đó (hay còn nói chữ a đại diện cho một số nào đó).
Bằng cách tương tự như đã làm ở ví dụ trên, em hãy viết biểu thức biểu thị chu vi hình chữ nhật của bài toán trên.
- GV: Khi a = 2 ta có biểu thức trên biểu thị chu vi hình chữ nhật nào?
GV hỏi tương tự với a = 3,5.
GV: Biểu thức 2(5 + a) là một biểu thức đại số. Ta có thể dùng biểu thức trên để biểu thị chu vi của các hình chữ nhật có một cạnh bằng 5, cạnh còn lại là a (a là một số nào đó).
- GV: Đưa ?2 lên bảng phụ yêu cầu cả lớp cùng làm. Sau đó gọi một HS lên bảng.
GV: Những biểu thức: a + 2; a(a + 2) là những biểu thức đại số.
GV: Trong toán học, vật lí... ta thường gặp những biểu thức mà trong đó ngoài các số, các kí hiệu phép toán cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, còn có cả các chữ (đại diện cho các số), người ta gọi những biểu thức như vậy là biểu thức đại số.
- GV: Cho HS nghiên cứu ví dụ tr.25 SGK.
GV: Yêu cầu HS lấy các ví dụ biểu thức đại số.
GV và HS cả lớp kiểm tra ví dụ nêu của cả lớp và nhận xét đánh giá.
GV cho HS làm ?3 tr.25 SGK gọi hai HS lên bảng viết.
GV: Trong các biểu thức đại số, các chữ đại diện cho những số tùy ý nào đó, người ta gọi những chữ như vậy là biến số (hay gọi tắt là biến).
GV: Trong những biểu thức đại số trên, đâu là biến.
- GV: Cho HS đọc phần chú ý tr.25 SGK.
- HS ghi bài và nghe GV giải thích.
HS lên bảng viết biểu thức:
2. (5 + a)
- HS: Khi a = 2 ta có biểu thức trên biểu thị chu vi hình chữ nhật có 2 cạnh bằng 5 (cm) và 2 (cm).
- Một HS khác trả lời.
HS lên bảng làm:
Gọi a(cm) là chiều rộng của hình chữ nhật (a > 0) thì chiều dài của hình chữ nhật là a + 2 (cm).
Diện tích của hình chữ nhật:
a(a + 2) (cm2)
Hai HS lên bảng viết, mỗi HS viết2 ví dụ về biểu thức đại số.
- HS1: Câu a:
a) Quãng đường đi được sau x(h) của một ôtô đi với vận tốc 30km/h là 30.x (km).
HS2: câu b
b) Tổng quãng đường đi được của một người, biết người đó đi bộ trong x(h) với vận tốc 5 km/h và sau đó đi bằng ôtô trong y(h) với vận tốc 35 km/h là
5.x + 35.y (km). HS: Biểu thức a + 2; a(a+2) có a là biến. Biểu thức 5x + 35y có x và y là biến.
- Một HS đọc to phần chú ý, các HS khác xem SGK.
Hoạt động 4 : Củng cố (10phút).
- GV cho HS đọc phần “Có thể em chưa biết”.
- Cho HS làm bài tập 1 tr.26 SGK, gọi ba HS lên bảng làm bài.
- GV cho HS cả lớp nhận xét, đánh giá. Sau đó làm bài tập 2 tr.26 SGK.
Trò chơi: (nếu còn thời gian)
GV đưa hai bảng phụ có ghi bài 3 tr.26 SGK, tổ chức trò chơi "thi nối nhanh". Có hai đội chơi, mỗi đội gồm 5 HS.
Yêu cầu của bài toán.
Nối các ý 1), 2), ... 5) với a), b) ... e) sao cho chúng có cùng ý nghĩa.
- HS đọc có thể em chưa biết.
- HS1: Câu a.
a) Tổng của x và y là: x + y.
HS2: Câu b
b) Tích của x và y là: x.y.
HS3 câu c
c) Tích của tổng x và y với hiệu x và y là: (x + y) (x – y).
HS lên bảng:
Diện tích hình thang có đáy lớn là a, đáy nhỏ là b, đường cao là h (a, b, h có cùng đơn vị đo) là:
- HS thi với nhau theo hướng dẫn của giáo viên.
Luật chơi: Mỗi HS được ghép đôi 2 ý một lần, HS sau có thể sửa bài của bạn liền trước. Đội nào làm đúng và nhanh hơn là đội thắng.
1)
x - y
a)
Tích của x và y
2)
5y
b)
Tích của 5 và y
3)
xy
c)
Tổng của 10 và x
4)
10 + x
d)
Tích của tổng x và y với hiệu của x và y
5)
(x + y) (x – y)
e)
Hiệu của x và y
Có thể tổ chức chơi ghép nhanh trên bằng cách: GV viết các ý 1), 2) ... 5) và a), b) ... c) vào các tấm bìa, sau đó cho HS ghép đôi một với nhau sao cho chúng có cùng ý nghĩa.
IV. Hướng dẫn về nhà (2 phút)
- Học khái niệm theo sgk
- Làm các bài tập sgk trang 26-27.
- Đọc trước bài "Giá trị của biểu thức đại số".
Tuần: 27
Tiết: 52 . Ngày soạn: 01 / 03 / 2009.
Tên bài dạy: Đ2. giá trị của một biểu thức đại số
I. Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
HS biết cách tính giá trị của một biểu thức đại số, biết cách trình bày lời giải của bài toán này.
II. Chuẩn bị:
GV : bảng phụ ghi bài tập.
HS: Ôn tập kiến thức từ đầu chương.
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (12 phút)
GV gọi HS 1 lên bảng chữa bài tập 4 tr.27 SGK.
Hãy chỉ rõ các biến trong biểu thức.
GV: Gọi HS2 lên bảng chữa bài5 tr.27 SGK.
GV cho HS cả lớp đánh giá cho điểm bài hai bạn vừa chữa.
GV: Nếu với lương 1 tháng là
a = 500 000đ,
và thưởng là m = 100 000đ còn phạt
n = 50 000đ.
Em hãy tính số tiền người công nhân đó nhận được ở câu a và câu b trên.
GV gọi 2 HS lên bảng tính.
GV: Ta nói 1600 000 là giá trị của biểu thức 3a + m tại a = 500 000 và m = 100 000.
HS1: lên bảng chữa bài tập.
Nhiệt độ lúc mặt trời lặn của ngày đó là: t + x - y (độ)
* Các biến trong biểu thức là t, x, y.
HS2:
a) Số tiền người đó nhận được trong một quí lao động, đảm bảo đủ ngày công và làm việc có hiệu suất cao được thưởng là 3.a + m (đồng)
b) Số tiền người đó nhận được sau2 quí lao động và bị trừ vì nghỉ1 ngày không phép là
6.a - n (đồng).
Hai HS lên bảng làm bài
HS1 làm câu a.
Nếu a = 500 000
m = 100 000
thì 3.a + m = 3.500 000 + 100 000
= 1500 000 + 100 000
= 1600 000 (đ)
HS2 làm câu b
b) Nếu a = 500 000
n = 50 000
thì 6a - n = 6.500 000 - 50 000
= 3 000 000 - 50 000
= 2 950 000 (đ)
Hoạt động 2: Giá trị của một biểu thức đại số (13 phút)
GV cho HS tự đọc ví dụ 1 tr.27 SGK.
GV: Ta nói 18,5 là giá trị của biểu thức 2m + n tại m = 9 và n = 0,5 hay còn nói: tại m = 9 và n = 0,5 thì giá trị của biểu thức 2m + n là 18,5.
GV cho HS làm ví dụ 2 tr.27 SGK. Tính giá trị của biểu thức
3x2 - 5x + 1 tại x = -1 và x = .
GV gọi 2 HS lên bảng tính giá trị của biểu thức tại x = -1 và tại x =.
GV: Vậy muốn tính giá trị của biểu thức đại số khi biết giá trị của các biến trong biểu thức đã cho ta làm thế nào?
Ví dụ 1: HS đọc SGK.
Ví dụ 2:
HS1:
Thay x = -1 vào biểu thức
3x2 - 5x + 1
ta có:
3.(-1)2 - 5(-1) + 1 = 3 + 5 + 1 = 9.
Vậy giá trị của biểu thức tại x= -1là 9.
HS2:
Thay x = . vào biểu thức
3x2 - 5x + 1
ta có:
=
.
Vậy giá trị của biểu thức tại x = là .
HS: Để tính giá trị của một biểu thức đại số tại những giá trị cho trước của các biến, ta thay các giá trị cho trước đó vào biểu thức rồi thực hiện các phép tính.
Hoạt động 3: áp dụng (8 phút)
- GV cho HS làm ?1 tr.28 SGK.
Sau đó gọi 2 HS lên bảng thực hiện.
- GV cho HS làm ?2 tr.28 SGK.
?1 Tính giá trị biểu thức
3x2 - 9x tại x = 1; x = .
HS1:
Thay x = 1 vào biểu thức
3x2 - 9x = 3.12 - 9.1
= 3 - 9 = -6.
HS2:
Thay x = vào biểu thức
3x2 - 9x = =
HS: làm ?2
Giá trị của biểu thức x2y tại x = -4 và y = 3 là: (-4)2.3 = 48.
Hoạt động 3: Luyện tập-củng cố (10 phút)
GV tổ chức trò chơi
GV viết sẵn bài tập 6 tr.28 SGK vào 2 bảng phụ, sau đó cho 2 đội thi tính nhanh và điền vào bảng để biết tên nhà toán học nổi tiếng của Việt Nam.
Thể lệ thi:
- Mỗi đội cử 9 người, xếp hàng lần lượt ở hai bên.
- Mỗi đội làm ở một bảng, mỗi HS tính giá trị một biểu thức rồi điền các chữ tương ứng vào các ô trống ở dưới.
- Đội nào tính đúng và nhanh là thắng.
Các đội tham gia thực hiện tính ngay trên bảng.
N: x2 = 32 = 9
T: y2 = 42 = 16
Ă: (xy + z) = (3.4 + 5) = 8,5
L: x2 – y2 = 32 – 42 = -7
M:
Ê: 2z2 + 1 = 2.52 + 1 = 51
H: x2 + y2 = 32 + 42 = 25
V: z2 – 1 = 52 – 1 = 24
I: 2(y + z) = 2(4 + 5) = 18.
-7
51
24
8,5
9
16
25
18
51
5
L
Ê
V
Ă
N
T
H
I
Ê
M
Sau đó GV giới thiệu về thầy Lê Văn Thiêm (1918 – 1991) quê ở làng Trung Lễ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, một miền quê rất hiếu học. Ông là người Việt Nam đầu tiên nhận bằng tiến sĩ quốc gia về toán của nước Pháp (1948) và cũng là người Việt Nam đầu tiên trở thành giáo sư toán học tại một trường Đại học ở châu Âu. Ông là người thầy của nhiều nhà toán học Việt Nam. “Giải thưởng toán học Lê Văn Thiêm” là giải thưởng toán học quốc gia của nước ta dành cho GV và HS phổ thông.
HS nghe GV giới thiệu về thầy Lê Văn Thiêm, nâng cao lòng tự hào dân tộc và từ đó nâng cao ý chí học tập của bản thân.
IV. Hướng dẫn về nhà (2 phút):
Làm bài tập 7, 8, 9 tr.29 SGK và bài 8, 9, 10, 11, 12 tr.10, 11 SBT.
Đọc phần “Có thể em chưa biết”
Toán học với sức khỏe con người tr.29 SGK.
Xem trước bài Đ3. Đơn thức.
Tuần: 27
Phần duyệt của Tổ Phần duyệt của BGH
Tuần: 28
Tiết: 53 . Ngày soạn: 08 / 03 / 2009.
Tên bài dạy: Đ3. đơn thức
(tiết 1)
I. Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
+ Nhận biết được một biểu thức đại số nào đó là đơn thức.
+ Nhận biết được đơn thức thu gọn. Nhận biết được phần hệ số, phần biến của đơn thức.
+ Biết cách viết gọn một đơn thức ở dạng chưa thu gọn thành dạng thu gọn.
II. Chuẩn bị:
GV : bảng phụ ghi bài tập.
HS: Ôn tập kiến thức từ đầu chương .
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (10 phút)
GV nêu câu hỏi kiểm tra:
a) Để tính giá trị của biểu thức đại số khi biết giá trị của các biến trong biểu thức đã cho, ta làm thế nào?
b) Chữa bài tập số 9 tr.29 SGK.
HS lên bảng phát biểu như phần in nghiêng tr.28 SGK, chữa bài 9 tr.29 SGK.
Bài số 9: Tính giá trị của biểu thức:
x2y3 + xy tại x = 1 và y = .
Thay x = 1, y = vào biểu thức ta có:
x2y3+xy= 12
Hoạt động 2: Đơn thức (16 phút)
- GV đưa ?1 tr.30 SGK lên bảng phụ:
GV bổ sung thêm các biểu thức sau:
9; ; x; y.
Yêu cầu sắp xếp các biểu thức đã cho làm hai nhóm.
GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm.
Một nửa lớp viết các biểu thức có chứa phép cộng, phép trừ, còn nửa lớp viết các biểu thức còn lại.
GV: Các biểu thức nhóm 2 vừa viết là các đơn thức.Còn các biểu thức ở nhóm 1 vừa viết không phải là đơn thức.
- GV: Vậy theo em thế nào là đơn thức.
- GV: Theo em số 0 có phải là đơn thức không? Vì sao?
GV: Số 0 được gọi là đơn thức không.
- GV cho HS đọc chú ý SGK.
GV yêu cầu HS làm ?2
Cho một số ví dụ về đơn thức (chú ý lấy các đơn thức khác dạng).
- GV: Củng cố lại bằng bài tập 10 tr.32 SGK.
Bạn Bình viết ba ví dụ về đơn thức như sau: (5 - x)x2; x2y; -5
Em hãy kiểm tra xem bạn viết đã đúng chưa?
- HS hoạt động theo nhóm
Nhóm 1
Những biểu thức có chứa phép cộng, phép trừ:
3- 2y; 10x + y; 5 (x + y)
Nhóm 2
Những biểu thức còn lại.
4xy2 ; ; 2x2
2x2y ; -2y; 9 ; , x, y
- HS: Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số, hoặc một biến, hoặc một tích giữa các số và các biến.
- HS: Số 0 cũng là 1 đơn thức vì số 0 cũng là 1 số
- HS: Chú ý:
Số 0 được gọi là đơn thức không.
HS lấy ví dụ về các đơn thức.
- HS: Bạn Bình viết sai một ví dụ(5 - x)x2, không phải là đơn thức vì có chứa phép trừ.
Hoạt động 3: Đơn thức thu gọn (17 phút)
- GV: Xét đơn thức 10x6y3.
Trong đơn thức trên có mấy biến? Các biến đó có mặt mấy lần, và được viết dưới dạng nào?
GV: Ta nói đơn thức 10x6y3 là đơn thức thu gọn.
10: là hệ số của đơn thức
x6y3: là phần biến của đơn thức. GV: Vậy thế nào là đơn thức thu gọn?
- GV: Đơn thức thu gọn gồm mấy phần?
GV: Cho ví dụ về đơn thức thu gọn, chỉ ra phần hệ số và phần biến của mỗi đơn thức.
GV yêu cầu HS đọc phần “Chú ý” tr.31 SGK.
Nhấn mạnh: Ta gọi một số là đơn thức thu gọn.
- Sau đó GV hỏi: Trong những đơn thức ở ?1 (nhóm 2) những đơn thức nào là đơn thức thu gọn, những đơn thức nào chưa ở dạng thu gọn?
Với mỗi đơn thức thu gọn, hãy chỉ ra phần hệ số của nó.
GV: Củng cố phần 2 bằng bài tập số 12 (tr.32 SGK).
GV: Gọi hai HS lần lượt đứng tại chỗ trả lời câu a.
GV gọi HS đọc kết quả câu b.Tính giá trị của mỗi đơn thức trên tại x = 1; y = -1.
- HS: Trong đơn thức 10x6y3 có hai biến x, y, các biến đó có mặt một lần dưới dạng một lũy thừa với số mũ nguyên dương.
- HS: Đơn thức thu gọn là đơn thức chỉ gồm tích của một số với các biến, mà mỗi biến đã được nâng lên lũy thừa với số mũ nguyên dương.
HS: Đơn thức thu gọn gồm 2 phần: phần hệ số và phần biến.
HS lấy vài ví dụ về đơn thức thu gọn và chỉ ra phần hệ số, phần biến của các đơn thức.
- HS trả lời:
+ Những đơn thức thu gọn là:
4xy2; 2x2y; -2y;
9; ; x; y.
Các hệ số của chúng lần lượt là: 4; 2; - 2; 9; ; 1; 1;
+ Những đơn thức chưa ở dạng thu gọn là:
HS đứng tại chỗ trả lời câu a.
Hai đơn thức: 2,5x2y; 0,25x2y2.
Hệ số: 2,5 và 0,25.
Phần biến: x2y; x2y2.
b) Giá trị của đơn thức 2,5x2y tạix = 1; y = -1 là -2,5.
* Giá trị của đơn thức 0,25x2y2 tạix = 1 và y = -1 là 0,25.
IV. Hướng dẫn về nhà (2 phút):
Nắm vững các kiến thức cơ bản của bài.
Làm các bài tập 11 ,13, 14 tr.32 SGK và 13,14, 15, 16, 17, 18 tr.11, 12 SBT.
Đọc trước phần "Bậc của đơn thức và nhân hai đơn thức".
Tiết: 54 . Ngày soạn: 08 / 03 / 2009.
Tên bài dạy: Đ3. đơn thức
(tiếp theo)
I. Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
+ Rèn luyện kĩ năng nhận biết được đơn thức thu gọn, nhận biết được phần hệ số, phần biến của đơn thức.
+ Biết cách viết gọn một đơn thức ở dạng chưa thu gọn thành dạng thu gọn.
+ Biết nhân hai đơn thức, tìm được bậc của đơn thức thu gọn.
II. Chuẩn bị:
GV : bảng phụ ghi bài tập.
HS: Ôn tập kiến thức từ đầu chương .
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (6 phút)
Hãy nêu :
+ Định nghĩa đơn thức, cho ví dụ
+ Thế nào là đơn thức thu gọn, cho ví dụ, chỉ ra phần hệ số, phần biến của đơn thức đó ?
HS trả lời câu hỏi của giáo viên.
Hoạt động 2: Bậc của đơn thức (13 phút)
GV: Cho đơn thức 2x5y3z.
Hỏi: Đơn thức trên có phải là đơn thức thu gọn không ? Hãy xác định phần hệ số và phần biến ? số mũ của mỗi biến.
GV: Tổng các số mũ của các biến là
5 + 3 + 1 = 9.
Ta nói 9 là bậc của đơn thức đã cho. GV: Thế nào là bậc của đơn thức có hệ số khác 0?
GV:
* Số thực khác 0 là đơn thức bậc 0 (ví dụ 9; )
* Số 0 được coi là đơn thức không có bậc.
GV: Hãy tìm bậc của các đơn thức sau:
-5; ; 2,5x2y
9x2yz; .
HS: đơn thức 2x5y3z là đơn thức thu gọn.
2 là hệ số.
x5y3z là phần biến.
Số mũ của x là 5; của y là 3; của z là 1.
HS: Bậc của đơn thức có hệ số khác 0 là tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức đó.
HS: -5 là đơn thức bậc 0
là đơn thức bậc 3.
2,5x2y là đơn thức bậc 3
9x2yz là đơn thức bậc 4
là đơn thức bậc 12.
Hoạt động 3: Nhân hai đơn thức (14 phút)
GV: Cho hai biểu thức:
A = 32. 167
B = 34. 166.
Dựa vào các qui tắc và các tính chất của phép nhân em hãy thực hiện phép tính nhân biểu thức A với B.
GV: Bằng cách tương tự, ta có thể thực hiện phép nhân hai đơn thức.
GV: Cho 2 đơn thức 2x2y và 9xy4. Em hãy tìm tích của 2 đơn thức trên.
GV: Vậy muốn nhân hai đơn thức ta làm thế nào?
GV: Yêu cầu HS đọc phần chú ý tr.32 SGK.
HS lên bảng làm
A.B = (32.167) . (34.166)
= (32.34) . (167.166)
= 36.1613.
HS nêu cách làm
HS:
(2x2y) . (9xy4) = (2.9) . (x2.x) . (y.y4) = 18.x3y5.
HS: Muốn nhân hai đơn thức ta nhân hệ số với nhau, nhân các phần biến với nhau.
HS đọc Chú ý tr.32 SGK.
Hoạt động 3: Luyện tập-củng cố (10 phút)
GV yêu cầu HS làm bài 13 tr.32 SGK.
Gọi 2 HS lên bảng làm câu a vàcâu b.
GV yêu cầu hs phải viết đơn thức dưới dạng đơn thức thu gọn, và chỉ ra phần biến, phần hệ số, và bậc của đơn thức đó.
GV yêu cầu HS làm bài : 1) Tính tích của các đơn thức sau
a)
b)
2) Tính giá trị của các đơn thức thu được tại x = -1; y = 1.
Gọi 2 HS lên bảng làm câu a vàcâu b.
GV yêu cầu hs phải viết đơn thức dưới dạng đơn thức thu gọn, và chỉ ra phần biến, phần hệ số, và bậc của đơn thức đó.
GV: Em hãy cho biết các kiến thức cần nắm vững trong bài học này.
Sau đó GV yêu cầu HS nhắc lại các khái niệm và kĩ năng đó.
HS1: Câu a
a)
=
= có bậc là 7
HS2: câu b
b)
=
= có bậc là 12.
HS1: Câu a
a) =
=
= có bậc là 13
Tính GT: Thay x = -1; y = 1 vào ta có:
HS2: câu b
b)
=
= có bậc là 7.
Tính GT: Thay x = -1; y = 1 vào ta có:
HS: Bài học hôm nay cần nắm vững đơn thức, đơn thức thu gọn, biết cách xác định bậc của đơn thức có hệ số khác 0, biết nhân hai đơn thức, thu gọn đơn thức.
IV. Hướng dẫn về nhà (2 phút):
Nắm vững các kiến thức cơ bản của bài.
Làm các bài tập tr.11, 12 SBT.
Đọc trước phần "Đơn thức đồng dạng".
Phần duyệt của Tổ Phần duyệt của BGH
Tuần: 29
Tiết: 55 . Ngày soạn: 15 / 03 / 2009.
Tên bài dạy: Đ4. đơn thức thức đồng dạng
I. Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
+ Hiểu thế nào là hai đơn thức đồng dạng.
+ Biết cộng, trừ các đơn thức đồng dạng.
II. Chuẩn bị:
GV : bảng phụ ghi bài tập.
HS: Ôn tập kiến thức từ đầu chương .
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (19 phút)
GV kiểm tra HS1:
a) Thế nào là đơn thức?
Cho ví dụ một đơn thức bậc 4 với các biến là x; y; z.
b) Chữa bài tập 18a tr.12 SBT
Tính giá trị đơn thức 5x2y2 tại x = -1 .
GV: Kiểm tra HS2:
a) Thế nào là bậc của đơn thức có hệ số khác 0.
b) Muốn nhân hai đơn thức ta làm thế nào?
c) Chữa bài tập 17 tr.12 SBT
Viết các đơn thức sau dưới dạng thu gọn.
*
* x2yz(2xy)2z
HS1 lên bảng kiểm tra.
a) Đơn thức là một biểu thức đại số chỉ gồm một số, hoặc một biến, hoặc một tích giữa các số và các biến.
Ví dụ: - 2x2yz.
b) Chữa bài tập:
5x2y2 = 5.(-1)2.= .
HS2 lên bảng kiểm tra.
a) Bậc của đơn thức có hệ số khác 0 là tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức đó.
b) Muốn nhân hai đơn thức ta nhân các hệ số với nhau và các phần biến với nhau.
c) Chữa bài tập
*
=
= -6x5y4z.
* x2yz (2xy)2z
= x2yz . 4x2y2z
= 4x4y3z2.
HS nhận xét bài làm của bạn.
Hoạt động 2: Đơn thức đồng dạng (10 phút)
- GV đưa ?1 lên bảng :
Cho đơn thức 3x2yz.
a) Hãy viết ba đơn thức có phần biến giống phần biến của đơn thức đã cho.
b) Hãy viết ba đơn thức có phần biến khác phần biến của đơn thức đã cho.
GV: Các đơn thức viết đúng theo yêu cầu của câu a là các ví dụ đơn thức đồng dạng.
Các đơn thức viết đúng theo yêu cầu câu b không phải là đơn thức đồng dạng với đơn thức đã cho.
- GV: Theo em thế nào là hai đơn thức đồng dạng.
GV: Em hãy lấy ví dụ ba đơn thức đồng dạng.
- GV: Nêu Chú ý tr.33 SGK
Các số khác 0 được coi là các đơn thức đồng dạng.
Ví dụ: - 2; ; 0,5 được coi là các đơn thức đồng dạng.
- GV cho HS làm ?2 tr.33 SGK
(Đề bài đưa lên bảng)
Củng cố:
- GV cho HS làm bài tập 15 tr.34 SGK (Đề bài đưa lên bảng)
Xếp các đơn thức sau thành từng nhóm các đơn thức đồng dạng
; xy2; ; -2xy2;
x2y; .
- HS hoạt động nhóm.
Viết hai nhóm đơn thức theo yêu cầu của ?1
Treo một số bảng nhóm (tờ lịch)trước lớp.
HS quan sát các ví dụ trên và trả lời.
- Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác không và có cùng phần biến.
HS tự lấy ví dụ.
HS nghe giảng.
- HS làm ?2
HS: Bạn Phúc nói đúng vì hai đơn thức 0,9xy2 và 0,9x2y có phần hệ số giống nhau nhưng phần biến khác nhau nên không đồng dạng.
- HS lên bảng làm
Nhóm 1: ; ; x2y; .
Nhóm 2: xy2; -2xy2; .
Hoạt động 3: Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng (14 phút)
- GV cho HS tự nghiên cứu SGK phần 2 "Cộng trừ các đơn thức đồng dạng" trong 3 phút rồi tự rút ra quy tắc.
- Sau đó GV hỏi: Để cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng ta làm thế nào?
- GV: Em hãy vận dụng quy tắc đó để cộng các đơn thức sau:
a) xy2+ (-2xy2) + 8 xy2
b) 5ab - 7ab - 4ab
- GV: Cho HS làm ?3 tr.34 SGK
* Ba đơn thức xy3; 5xy3 và 7xy3 có đồng dạng không? Vì sao?
* Em hãy tính tổng ba đơn thức đó.
Chú ý: Có thể không cần bước trung gian [1 + 5 + (-7)] xy3 để HS rèn kỹ năng tính nhẩm. -> Yêu cầu HS đứng tại chỗ tính nhanh
- GV: Cho HS làm nhanh bài 16 tr.34 SGK.
GV: Đưa bài tập 17 tr.35 SGK lên bảng phụ :
Bài 17 (tr.35 SGK)
Tính giá trị của biểu thức sau đây tại x = 1 và y = -1
.
- GV: Muốn tính giá trị của biểu thức ta làm thế nào?
- GV: Ngoài cách bạn vừa nêu, còn cách nào tính nhanh hơn không?
- GV: Em hãy thực hiện tính giá trị biểu thức trên theo hai cách, sau đó GV gọi hai HS lên bảng làm theo hai cách.
GV: Cho HS nhận xét và so sánh hai cách làm trên.
- GV: Trước khi tính giá trị của biểu thức, ta nên thu gọn biểu thức đó bằng cách cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng (nếu cần) rồi mới tính giá trị biểu thức.
- HS tự đọc phần 2 "Cộng trừ các đơn thức đồng dạng" tr.34 SGK.
- HS: Để cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến.
- HS toàn lớp làm bài tập vào vở.
Hai HS lên bảng làm:
a) xy2 + (-2xy2) + 8xy2
= (1 - 2 + 8) xy2
= 7xy2.
b) 5ab - 7ab - 4ab
= (5 - 7 - 4) ab
= -6ab.
- HS làm ?3 :
HS: Ba đơn thức xy3; 5xy3; -7xy3 là ba đơn thức đồng dạng, vì nó có phần biến giống nhau, hệ số khác 0.
HS : xy3 + 5xy3 + (-7xy3) = -xy3.
HS đứng tại chỗ trả lời
- HS (có thể trả lời)
- Muốn tính giá trị của biểu thức ta thay giá trị của các biến vào biểu thức rồi thực hiện các phép tính trên các số.
- HS: Ta có thể cộng trừ các đơn thức đồng dạng để được biểu thức đơn giản hơn rồi mới tính giá trị biểu thức đã được thu gọn.
HS cả lớp làm vào vở
Hai HS lên bảng tính
HS1: Cách 1: Tính trực tiếp.
Thay x = 1 và y = -1 vào biểu thức ta có:
= .
HS2: Cách 2: Thu gọn biểu thức trước
.
Thay x = 1; y = -1 vào biểu thức
.
HS: Cách 2 làm nhanh hơn.
Hoạt động 4: Củng cố 10 phút)
Bài 18 tr.35 SGK. Đố
GV: Nêu cách cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng.
GV: Hãy phát biểu thế nào là hai đơn thức đồng dạng cho ví dụ.
GV đưa đề bài lên bảng và phát cho các nhóm đề bài 18 tr.35 SGK.
Các nhóm làm nhanh và điền ngay kết quả vào giấy được phát.
Bài làm của các nhóm:
Tác giả của cuốn Đại Việt sử kí.
V: 2x2 + 3x2 -
N:
H: xy - 3xy + 5xy = 3xy
Ă: 7y2z3 + (-7y2z3) = 0
HS phát biểu và cho ví dụ.
HS hoạt động theo nhóm.
HS phát biểu như SGK.
Ư: 5xy -
U: -6x2y - 6x2y = -12x2y
Ê: 3xy2 - (-3xy2) = 6xy2
L:
Đại diện một nhóm trình bày bài.
HS nhận xét.
6xy2
0
3xy
-12x2y
L
Ê
V
Ă
N
H
Ư
U
IV. Hướng dẫn về nhà (2 phút):
Cần nắm vững thế nào là hai đơn thức đồng dạng
Làm thành thạo phép cộng, trừ các đơn thức đồng dạng.
Bài tập số 19, 20, 21 tr.36 SGK
số 19, 20, 21, 22 tr.12 SBT.
Tuần: 29
Tiết: 56 . Ngày soạn: 15 / 03 / 2009.
Tên bài dạy: Luyện tập
I. Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
HS được củng cố kiến thức về biểu thức đại số, đơn thức thu gọn,
đơn thức đồng dạng
HS được rèn kỹ năng tính giá trị của một biểu thức đại số, tính tích các đơn thức, tính tổng và hiệu các đơn thức đồng dạng, tìm bậc của đơn thức
II. Chuẩn bị:
GV : bảng phụ ghi bài tập.
HS: Ôn tập kiến thức về đơn thức .
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (13 phút)
GV kiểm tra HS 1.
1) Thế nào là hai đơn thức đồng dạng?
2) Các cặp đơn thức sau có đồng dạng hay không ? Vì sao ?
a) và
b) 2xy và
c) 5x và 5x2
d) -5x2yz và 3xy2z.
GV kiểm tra HS 2:
1) Muốn cộng, trừ các đơn thức đồng dạng ta làm thế nào?
2) Tính tổng và hiệu các đơn thức sau:
a) x2 + 5x2 + (-3x2)
b) xyz - 5xyz - xyz
GV và HS nhận xét đánh giá cho điểm.
HS1lên bảng trả lời:
1) Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến.
a) và có đồng dạng vì có cùng phần biến.
b) 2xy và có đồng dạng vì có cùng phần biến.
c) 5x và 5x2 không đồng dạng vì phần biến khác nhau.
d) -5x2yz và 3xy2z không đồng dạng vì phần biến khác nhau.
HS2 lên bảng trả lời.
1) Để cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến.
2) Tổng và hiệu các đơn thức:
File đính kèm:
- ĐẠI SỐ TIẾT 51-58, NĂM HỌC 08-09 .doc