I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Biết thế nào là một mệnh đề, mệnh đề phủ định, mệnh đề chứa biến.
Biết được mệnh đề kéo theo, mệnh đề tương đương.
Phân biệt được điều kiện cần và điều kiện đủ, giả thiết và kết luận
Biết kí hiệu phổ biến () và ().
6 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 11 - Tiết Tiết 1, 2: Mệnh đề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 1, 2. MỆNH ĐỀ
Mục tiêu
Kiến thức
Biết thế nào là một mệnh đề, mệnh đề phủ định, mệnh đề chứa biến.
Biết được mệnh đề kéo theo, mệnh đề tương đương.
Phân biệt được điều kiện cần và điều kiện đủ, giả thiết và kết luận
Biết kí hiệu phổ biến (") và ($).
Kỹ năng
Biết lấy ví dụ về mệnh đề, mệnh đề phủ định của một mệnh đề, xác định được tính đúng sai của một mệnh đề trong những trường hợp đơn giản.
Nêu được ví dụ mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương.
Biết lập mệnh đề đảo của mệnh đề cho trước.
Thái độ
Vận dụng kiến thức về mệnh đề trong ngôn ngữ thường ngày và trong suy luận logic.
Chuẩn bị của giác viên và học sinh
Giáo viên: Cần chuẩn bị một số kiến thức cơ bản và dễ nhớ mà học sinh đã học ở các lớp dưới (chẳng hạn, các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, dấu hiệu nhận biết tam giác cân, tam giác đều, định lí Pitago, định lí tổng ba góc trong của tam giác) để đặt câu hỏi hoặc nêu ví dụ trong quá trình thao tác dạy học.
Học sinh: cần ôn lại một số kiến thức đã học ở lớp dưới.
* Phân phối thời lượng
Tiết 1. Từ đầu đến hết mục III.
Tiết 2. phần cón lại và hướng dẫn bài tập về nhà
Kiểm tra bài cũ, vào bài
Câu hỏi 1. Xét tính đúng sai của các câu sau đây
Một số nguyên có ba chữ số luôn nhỏ hơn 1000.
Một điểm trên mặt phẳng bao giờ cũng nằm trên một đường thẳng cho trước.
GV: những khẳng định có 2 khả năng: hoặc đúng hoặc sai. Ta nói đó là những câu có tính đúng sai
Câu hỏi 2. Những câu sau đây câu nào không có tính đúng sai?
Số 3 là một số nguyên tố.
Thành phố Hà Nội rất đẹp.
x2 – 1 > 0
GV: Ta thấy
Có tính đúng sai.
Đây là câu cảm thán.
Có thể đúng và có thể sai
Do đó, các câu b) và c) không có tính đúng sai.
Như vậy trong đời sống hàng ngày cũng như trong toán học ta thường gặp những câu trên. Ta nói những câu có tính đúng sai là những mệnh đề.
TIẾT 4. §2. TẬP HỢP
Mục tiêu
Kiến thức
Hiểu được các khái niệm tập hợp, tập hợp rỗng, tập hợp con, hai tập hợp bằng nhau.
Biết các cách xác định tập hợp.
Kĩ năng
Biết lấy ví dụ về tập hợp, tập hợp con, hai tập hợp bằng nhau.
Sử dụng đúng các kí hiệu Ï, Î, Ì, É, ø .
Thái độ
Vận dụng kiến thức về tập hợp trong suy luận toán học cũng như trong quá trình hình thành các khái niệm mới sau này.
Chuẩn bị của giác viên và học sinh
Giáo viên: Cần chuẩn bị một số kiến thức về tập hợp mà học sinh đã học ở các lớp dưới để nêu câu hỏi cho học sinh trong quá trình dạy học.
Học sinh: Cần ôn lại một số kiến thức về tập hợp đã học ở lớp dưới.
Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1. Hãy chỉ ra tất cả các số tự nhiên là ước của 24
GV: Có thể nhắc lại khái niệm ước số của một số nguyên
Câu hỏi 2. Cho số thực x thuộc đoạn [2; 3]
Có thể kể ra tất cả các số thực x như trên được không? Vì sao?
Có thể so sánh x với các số y<2 được không? Vì sao?
TIẾT 5. §. CÁC PHÉP TOÁN TẬP HỢP
Mục tiêu
Kiến thức
Hiểu các phép toán: giao, hợp, hiệu của hai tập hợp và phần bù của một tập con.
Kĩ năng
Thực hiện được các phép toán lấy giao, hợp, hiệu của hai tập hợp và phần bù của một tập con.
Biết dùng biểu đồ Ven biểu diễn giao, hợp, hiệu của hai tập hợp.
Thái độ
Tập vận dụng kiến thức về các phép toán tập hợp trong thực tế. (Ví dụ: Kể tên các học sinh giỏi văn hoặc giỏi toán của một lớp; kể tên học sinh giỏi của một lớp mà không thuộc tổ 1; hãy kể tên các đội bóng đá Châu Âu vô địch World Cup từ năm 1990 đến 2006...)
Chuẩn bị của giác viên và học sinh
Giáo viên: Cần chuẩn bị trước các hình vẽ minh họa cho các phép toán tập hợp.
Học sinh: Cần ôn lại kiến thức đã học về tập hợp.
Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1. Cho A Ì B. Các mệnh đề sau đây đúng hay sai?
" x Î A Þ
" x Î B Þ x Î A
Câu hỏi 2. Cho A = {1, 2, 4, 5, 6}
B = {2, 5, 7, 9}
Liệt kê các phần tử thuộc A hoặc thuộc B
TIẾT 6. §4. CÁC TẬP HỢP SỐ
Mục tiêu:
Kiến thức
Hiểu được các kí hiệu N, N*, Z, Q, R và mối quan hệ giữa các tập hợp đó
Hiểu đúng kí hiệu (a; b), (-¥; b), (a; +¥), [a; b], (a; b], [a;b), [a; +¥), (-¥; b], (-¥; +¥).
Kĩ năng
Biết biểu diễn khoảng, đoạn, nửa khoảng trên trục số.
Biết lấy giao, hợp, hiệu của các tập con của R.
Thái độ
Tập thói quen suy luận, áp dụng khái niệm, sử dụng kí hiệu... một cách chính xác. Chẳng hạn, không được nhầm lẫn giữa (a; b) và [a;b)
Chuẩn bị của giác viên và học sinh
Giáo viên: Cần vẽ sẵn biểu đồ Ven minh họa quan hệ bao hàm cho các tập hợp số đã học; vẽ hình minh họa cho khoảng, nửa khoảng và đoạn.
Học sinh: Cần ôn lại các kiến thức đã học về tập hợp và các phép toán tập hợp.
Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1. Cho A = {x Î R | x>3}
B = {x Î R | x≤-6}
Tìm A Ç B
Câu hỏi 2. Cho A = {x Î R | x³2}
Tìm CRA
TIẾT 7. §5. SỐ GẦN ĐÚNG. SAI SỐ
Mục tiêu
Kiến thức
Biết khái niệm số gần đúng, sai số tuyệt đối, độ chính xác của số gần đúng
Kĩ năng
Viết được số quy tròn của một số căn cứ vào độ chính xác cho trước.
Biết sử dụng máy tính bỏ túi để tính toán với các số gần đúng.
Thái độ
Tập thói quen vận dụng kiến thức toán học vào thực tế. Chẳng hạn, có thể vận dụng kiến thức về số gần đúng trong đo đạc, tính toán trong thực tế và trong các môn học khác.
Chuẩn bị của giác viên và học sinh
Giáo viên
Cần chuẩn bị máy tính bỏ túi để hướng dẫn học sinh sử dụng.
Cần chuẩn bị một số bài tập, ví dụ có liên hệ với thực tế để đặt câu hỏi trong quá trình dạy học.
Học sinh
Cần ôn lại các quy tắc làm tròn số.
Chuẩn bị máy tính bỏ túi (Casio ƒx 500 hoặc các máy tính khác).
Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1. Số π = 3,14 đúng hay sai?
Câu hỏi 2. Dùng máy tính bỏ túi hãy tìm khi làm tròn đến:
5 chữ số thập phân
7 chữ số thập phân
File đính kèm:
- lithuyet10.doc