Giáo án Đại số 11 tiết 13: Một số phương trình lượng giác thường gặp (tiết 1)

Tiết 13.

§3 MỘT SỐ PHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC THƯỜNG GẶP(tiết 1)

I.Mục tiêu:

Qua bài học HS cần nắm:

1)Về kiến thức:

Biết dạng và cách giải các phương trình bậc nhất và các phương trình đưa về dạng phương trình bậc nhất đối với một hàm số lượng giác.

2)Về kỹ năng:

-Giải được phương trình bậc nhất và các phương trình quy về phương trình bậc nhất đối với một hàm số lượng giác.

-Vận dụng được các công thức lượng giác đã học ở lớp 10 để biến đổi được và đưa được phương trình về dạng phương trình bậc nhất đối với một hàm số lượng giác.

 

doc4 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 11 tiết 13: Một số phương trình lượng giác thường gặp (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 13. §3 MỘT SỐ PHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC THƯỜNG GẶP(tiết 1) Ngày soạn: 09/09/2010 Lớp Ngày giảng Kiểm diện 11A 11B 11C I.Mục tiêu: Qua bài học HS cần nắm: 1)Về kiến thức: Biết dạng và cách giải các phương trình bậc nhất và các phương trình đưa về dạng phương trình bậc nhất đối với một hàm số lượng giác. 2)Về kỹ năng: -Giải được phương trình bậc nhất và các phương trình quy về phương trình bậc nhất đối với một hàm số lượng giác. -Vận dụng được các công thức lượng giác đã học ở lớp 10 để biến đổi được và đưa được phương trình về dạng phương trình bậc nhất đối với một hàm số lượng giác. 3)Về tư duy và thái độ: Phát triển tư duy trừu tượng, khái quát hóa, tư duy lôgic, Học sinh có thái độ nghiêm túc, say mê trong học tập, biết quan sát và phán đoán chính xác. II.Chuẩn bị của GV và HS: GV: Giáo án, các dụng cụ học tập, HS: Soạn bài trước khi đến lớp, chuẩn bị bảng phụ, III. Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp, đan xen hoạt động nhóm IV.Tiến trình bài học: *Ổn định lớp, chia lớp thành 6 nhóm. *Kiểm tra bài cũ: Đan xen với hoạt động nhóm *Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung HĐ1(Phương trình bậc nhất đôi với một hàm số lượng giác) HĐTP1( ): (Hoạt động hình thành khái niệm phương trình bậc nhất đối với một hàm số lượng giác) Thế nào là phương trình bậc nhất(hay phương trình bậc nhất có dạng như thế nào?) Nếu ta thay biến x bởi một trong các hàm số lượng giác thì ta có phương trình bậc nhất đối với một hàm số lượng giác. Vậy thế nào là phương trình bậc nhất đối với một hàm số lượng giác? HĐTP2( ): (Ví dụ và cách giải phương trình bậc nhất đối với một hàm số lượng giác) GV lấy ví dụ minh họa. Để giải một phương trình bậc nhất đối với một hàm số lượng giác ta có cách giải như thế nào? Các phương trình bậc nhất đối với một hàm số lượng giác đều có dạng của phương trình lượng giác cơ bản khi ta chuyển vế. GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để giải các phương trình trong ví dụ 1 SGK (HĐ 1) và gọi HS đại diện nhóm báo cáo. GV gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần). GV nêu lời giải chính xác HS suy nghĩ và trả lời: phương trình bậc nhất là phương trình có dạng: ax + b =0 với a ≠0. HS suy nghĩ và trả lời Phương trình bậc nhất đối với một hàm số lượng giác là phương trình có dạng : at + b = 0 với a ≠0, t là một trong các hàm số lượng giác. HS suy nghĩ và nêu cách giải HS thảo luận theo nhóm để tìm lời giải và cử đại diện báo cáo. HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa, ghi chép. HS trao đổi và rút ra kết quả: a)2sinx – 3 = 0 Þsinx = Þphương trình vô nghiệm. b)tanx + 1 =0 Þtanx=- Þ x = - I.Phương trình bậc nhất đối với một hàm số lượng giác. 1)Định nghĩa: Phương trình bậc nhất đối với một hàm số lượng giác là phương trình có dạng: at + b = 0 (1) với a, b: hằng số, (a ≠0), t là một trong các hàm số lượng giác. Ví dụ: a)2sinx – 5 =0 phương trình bậc nhất đối với sinx; b)cotx +1 =0 phương trình bậc nhất đối với cotx. HĐ2: (Phương trình đưa về phương trình bậc nhất đối với một hàm số lượng giác) HĐTP ( ): (Các bài tập về phương trình đưa được về phương trình bậc nhất đối với một hàm số lượng giác) GV nêu đề bài tập và cho HS các nhóm thảo luận suy nghĩ tìm lời giải. GV gọi HS đại diện các nhóm trình bày lời giải. GV gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần). GV nhận xét và nêu lời giải đúng. HS các nhóm thảo luận suy nghĩ và tìm lời giải (HS nhóm 1, 3, 5 tìm lời giải bài tập a), HS cac nhóm còn lại tìm lời giải bài tập b)) Đại diện hai nhóm trình bày lời giải HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa, ghi chép. HS trao đổi và cho kết quả: a)sinx – sin2x = 0 sinx(-2cosx) = 0 Vậy b)8sinx.cosx.cos2x = 1 Vậy 2) Phương rình đưa về phương trình bậc nhất đối với một hàm số lượng giác. Bài tập: Giải các phương trình sau: a)sinx – sin2x = 0; b)8sinx.cosx.cos2x = 1. *HĐ 3( ): Củng cố: -Gọi HS nêu lại dạng của phương trình bậc nhất đối với một hàm số lượng giác. -GV nêu lại cách giải phương trình bậc nhất đối với một hàm số lượng giác: Vậy để giải một phương trình bậc nhất đối với một hàm số lượng giác dạng at + b = 0, ta chuyển vế rồi chia hai vế cho a, ta đưa phương trình về dạng phương trình cơ bản đã biết cách giải. *Hướng dẫn học ở nhà: -Xem lại và học lý thuyết theo SGK. -Xem lại các dạng toán đã giải và nắm chắc cách giải của các phương trình đó. -Soạn trước phần II. Phương trình bậc hai đối với một hàm số lượng giác và phương trình đưa về phương trình bậc hai đối với một hàm số lượng giác. -----------------------------------˜&™------------------------------------

File đính kèm:

  • docDS11T13.doc