I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Biết cách giâm cành theo các thao tác kỹ thuật.
- Làm được các thao tác của quy trình thực hành.
2. Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
3. Năng lực:
- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin
- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng
II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- PP vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập
2. Kĩ thuật dạy học
- Kĩ thật đặt câu hỏi, thuyết trình.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Kéo cắt cành.
- Dao nhỏ sắc. - Đất để giâm cành.
- Cành giâm.
2. Học sinh: Kiến thức liên quan
2 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 6: Thực hành giâm cành (Tiết 1) - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/10/2020
Ngày giảng: 13/10/2020 (9E)
Tiết 6: THỰC HÀNH GIÂM CÀNH (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Biết cách giâm cành theo các thao tác kỹ thuật.
- Làm được các thao tác của quy trình thực hành.
2. Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
3. Năng lực:
- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin
- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng
II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- PP vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập
2. Kĩ thuật dạy học
- Kĩ thật đặt câu hỏi, thuyết trình.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Kéo cắt cành.
- Dao nhỏ sắc.
- Đất để giâm cành.
- Cành giâm.
2. Học sinh: Kiến thức liên quan
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Tại sao phải xây dựng vườn ươm cây giống? Hãy nêu các yêu cầu khi chọn nơi làm vườn ươm?
3. Bài mới
* Hoạt động 1: Khởi động
- Ở gia đình em có trồng cây bằng phương pháp giâm cành không? Nêu các loại cây có thể giâm cành?
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
HĐ của GV - HS
Nội dung ghi
- GV nêu mục tiêu bài thực hành.
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được các thao tác kỹ thuật trong việc chiết cành.
- Yêu thích môn học, tìm hiểu thực tế.
- GV giới thiệu các dụng cụ và vật liệu cần thiết cho bài thực hành
II. DỤNG CỤ VÀ VẬT LIỆU:
- Kéo cắt cành, dao nhỏ sắc.
- Thuốc kích thích ra rễ(nếu có).
- Khay nhựa(nếu có).
- Đất bột có trộn cát sạch(nếu có).
- Cành giâm.
- Cho HS quan sát quy trình trong SGK.
- Hãy cho biết để giâm một cành đúng quy trình kỹ thuật cần theo mấy bước?
- Cho HS quan sát H10.a
- Lưu ý HS thời vụ giâm tốt nhất (MB: Vụ thu và vụ xuân; MN vào đầu mùa mưa)
Tại sao phải cắt bớt phiến lá? (Giảm sự thoát hơi nước)
- Cho HS quan sát H10.b và đọc các yêu cầu khi xử lý cành giâm?
- GV làm thao tác cho HS quan sát.
- Cho HS quan sát H10.c và đọc các yêu cầu khi cắm cành giâm?
- GV làm các thao tác cho HS quan sát.
- Cho HS quan sát H11.d
- Ta có thể làm những công việc gì để chăm sóc cành giâm?.
III. QUY TRÌNH THỰC HÀNH:
- Quy trình bao gồm 4 bước:
* B1: Cắt cành giâm:
- Dùng dao sắc cắt vát cành giâm có đường kính 0,5 cm thành từng đoạn 5-7 cm, trên cành giâm có 2-4 lá.
- Bỏ ngọn và cành sát thân cây mẹ, cắt bớt phiến lá.
*B2: Xử lý cành giâm.
Những cành giâm vào thuốc kích thích ra rễ với độ sâu 1-2 cm, trong thời gian 5-10 giây. Sau đó vẩy cho khô.
*B3: Cắm cành giâm.
- Cắm cành giâm hơi chếch so với mặt luống đất hoặc cát với độ sâu 3-5cm, khoảng cách các càch là 5x5 hoặc 10x10
- Nếu cắm vào bầu thì mỗi bầu cắm 1 cành và xếp bầu cạnh nhau.
*B4: Chăm sóc cành giâm.
- Tưới nước thường xuyên dưới dạng sương mù đảm bảo đất, cát đủ độ ẩm.
- Phun thuốc trừ nấm và vi khuẩn.
- Sau 15 ngày nếu thấy rẽ mọc nhiều và hơi chuyển từ màu trắng sang vàng thì chuyển ra vườn ươm hoặc bầu đất.
* Hoạt động 3: Luyện tập.
- GV nhắc lại các bước tiến hành giâm cành theo quy trình.
- Cho học sinh nhắc lại quy trình.
- Cho đại diện 1-2 HS lên làm lại các thao tác.
* Hoạt động 4: Vận dụng.
- Liên hệ: Tìm hiểu các phương pháp nhân giống cây ăn quả ở địa phương em.
5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Nhắc nhở Hs tiếp tục chuẩn bị các dụng cụ vật liệu để tiết sau tiếp tục thực hành:
- Dao nhỏ sắc. Kéo cắt cành
- Khay đựng đất bột mịn hoặc cát
- Bình tưới nước có vòi sen hoặc bình bơm thuốc trừ sâu
- Cành để giâm, cành tranh hoặc bưởi
- Túi bầu. Thuốc kích thích ra rễ
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_9_tiet_6_thuc_hanh_giam_canh_tiet_1_na.doc