Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 2: Một số vấn đề chung về cây ăn quả (Tiết 1) - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Than

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Biết được giá trị của việc trồng cây ăn quả.

- Biết được đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả.

2. Kĩ năng:

- Kỹ năng nhận biết các đặc điểm thực vật của cây ăn quả thành thạo.

3. Thái độ:

- Yêu thích công việc của việc trồng cây ăn quả.

4. Năng lực, phẩm chất:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng

II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT.

1. Phương pháp: Gợi mở - vấn đáp, thuyết trình, hoạt động nhóm, công tác độc lập

2. Kĩ thuật dạy học: Kĩ thật đặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan.

III. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Nghiên cứu SGK,SGV, các tài liệu tham khảo, mẫu vật thật.

- Hình vẽ về sơ đồ của rễ, thân, hoa và quả.

2. Học sinh:

- Đọc mục I, II

- Sưu tam tranh ảnh có liên quan.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ.

 ? Nêu các yêu cầu với người làm nghề trồng cây ăn quả?Yêu cầu nào là quan trọng nhất? Vì sao?

 

doc3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 157 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 2: Một số vấn đề chung về cây ăn quả (Tiết 1) - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/09/2020 Ngày giảng: 16/09/2020 (9E) Tiết 2 - Bài 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÂY ĂN QUẢ (Tiết 1) I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Biết được giá trị của việc trồng cây ăn quả. - Biết được đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả. 2. Kĩ năng: - Kỹ năng nhận biết các đặc điểm thực vật của cây ăn quả thành thạo. 3. Thái độ: - Yêu thích công việc của việc trồng cây ăn quả. 4. Năng lực, phẩm chất: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin - Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật. - Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT. 1. Phương pháp: Gợi mở - vấn đáp, thuyết trình, hoạt động nhóm, công tác độc lập 2. Kĩ thuật dạy học: Kĩ thật đặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan. III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Nghiên cứu SGK,SGV, các tài liệu tham khảo, mẫu vật thật. - Hình vẽ về sơ đồ của rễ, thân, hoa và quả. 2. Học sinh: - Đọc mục I, II - Sưu tam tranh ảnh có liên quan. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. ? Nêu các yêu cầu với người làm nghề trồng cây ăn quả?Yêu cầu nào là quan trọng nhất? Vì sao? 3. Bài mới * Hoạt động 1: Khởi động - GV nêu vấn đề: Hầu hết các loại cây ăn quả đều có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, được nhân dân ta trồng khắp mọi nơi. Tuy nhiên tại sao cùng một loại quả mà có nơi thì ăn ngon, có nơi lại không ngon? Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ăn quả chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu giá trị cùng đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả qua tiết thứ nhất của bài 2. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức HĐcủa GV và HS Nội dung HĐ1: Giá trị của việc trồng cây ăn quả - GV: Treo sơ đồ giá trị của cây ăn quả ? Phần lớn các loại quả cung cấp cho con người những chất dinh dưỡng nào - HS: Chất béo, vitamin, đường... ?.Nêu một vài ví dụ về công dụng làm thuốc của cây ăn quả. HS: Quả quất có thể ngâm mật ong để trị ho. HS: Khi ta trồng xoài, nhãn có thể bán tăng thêm thu nhập cho gia đình. ?Nêu vài ví dụ cho thấy cây ăn quả có giá trị kinh tế cao HS: Trả lời ?Tại sao nói cây ăn quả góp phần bảo vệ môi trường sinh thái? - HS: + Giá trị dinh dưỡng + Là nguyên liệu cho nhà máy chế biến nông sản - GV Giải thích thêm: Ngoài giá trị về kinh tế, của cây ăn quả - GV: Tóm lại, cây ăn quả có những giá trị nào? - GV kết luận: ?. Trong các giá trị đó giá trị nào là quan trọng? - HS trả lời I. Giá trị của việc trồng cây ăn quả - Giá trị dinh dưỡng: chứa nhiều đường, đạm, béo, khoáng, vitamin - Là nguyên liệu cho nhà máy chế biến nông sản - Làm thuốc chữa bệnh - Bảo vệ môi trường sinh thái HĐ2: Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả ?.Thực vật có những loại rễ nào - HS: Rễ cọc và rễ chùm - GV Giới thiệu. ? Theo em, cây ăn quả thường có dạng thân nào là chủ yếu. - HS: Phần lớn là thân gỗ. - GV nhận xết và kết luận: ? Thực vật thường có những loại hoa nào. - HS: Hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính. - GV lấy ví dụ hoa lưỡng tính có ở xoài, chôm chôm, nhãn, vải. - GV kết luận. ? Cây ăn quả thường có những dạng quả nào. - HS: Quả hạch, quả mọng... ? Số lượng hạt trong một quả thì như thế nào. - HS: Phụ thuộc vào tờng loại quả. - GV kết luận: ?Dựa vào kiến thức môn Địa lý, em hãy giới thiệu sơ lược về khí hậu ở nước ta. - HS: khí hậu nhiệt đới, ôn đới, cân nhiệt đới. ? Cây ăn quả chịu tác động của những yếu tố ngoại cảnh nào. - HS: Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng, đất. ? Cây ăn quả ở nước ta thích hợp ở nhiệt độ như thế nào? Tại sao. ? Phần lớn cây ăn quả chịu độ ẩm không khí và lượng mưa như thế nào ở nước ta? ? Cây ăn quả nào không thích ánh sáng mạnh ở nước ta. ? Theo em biết, trong quá trình trồng cây ăn quả, nhu cầu phân bón ở từng thời kỳ ra sao? Chúng ta cần bón phân gì ở từng thời kỳ đó. ? Cây ăn quả thích hợp với những loại đất nào. ? Tóm lại cây ăn quả thích hợp với điều kiện ngoại cảnh như thế nào. - GV kết luận. II. Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả 1. Đặc điểm thực vật a. Rễ: Gồm rễ cái và nhiều rễ con b. Thân: Phần lớn là thân gỗ, gồm nhiều cấp cành khác nhau c. Hoa: Gồm 3 loại: hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính. d. Quả và hạt: Quả hạch, quả mọng và quả có vỏ cứng. Hạt đa dạng 2. Yêu cầu ngoại cảnh a. Nhiệt độ: Phụ thuộc từng giống cây b. Độ ẩm: Khoảng 80 – 90% c. Lượng mưa: 1000 – 2000mm đ. Ánh sáng: Phần lớn là cây ưa sáng, một số thích bóng râm e. Chất dinh dưỡng: - Cần đủ N-P-K với tỉ lệ hợp lý. - Bón lót trước khi trồng - Bón thúc đạm lân vào thời kỳ đầu, kali vào thời kỳ sau - Sau thu hoạch nên bón phân chuồng ủ hoai g. Đất: thích hợp nhất là đất đỏ, đất phù sa ven sông. * Hoạt động 3: Luyện tập. - GV giao nhiệm vụ cho HS làm bài tập Câu 1: Em hãy nêu các yêu cầu ngoại cảnh của  cây trồng? Câu 2: Nêu vai trò của giống, phân bón, nước đối với cây trồng? * Hoạt động 4: Vận dụng. - GV: Cho HS chơi trò chơi: yêu cầu các nhóm kể tên các loại cây ăn quả mà em biết (Chia làm 3 nhóm ) Nhóm nào trả lời được nhiều hơn se chiến thắng. * Hoạt động 5: Tìm tòi và mở rộng. - Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học - Sưu tầm một số hình ảnh về một số trái cây đặc sản vùng miền 5. Hướng dẫn về nhà. - Học bài chuẩn bị phần tiếp theo: III. Kỉ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_9_tiet_2_mot_so_van_de_chung_ve_cay_an.doc
Giáo án liên quan