I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được giá trị dinh dưỡng của quả cây có múi, đặc điểm thực vật và
yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả có múi. Biết được các kĩ thuật trồng, chăm
sóc và bảo quản cây ăn quả có múi. Biết được các yêu cầu khi thu hoạch, bảo
quản sản phẩm cây ăn quả có múi.
2. Kỹ năng:
- HS khá giỏi: Phân biệt được các loại cây ăn quả có múi, các phương
pháp nhân giống cho các loại cây ăn quả có múi. Xác định chính xác yêu cầu
ngoại cảnh của cây ăn quả có múi và thời vụ trồng cây ăn quả có múi.
- HS trung bình, yếu: Nhận biết được một số cây ăn quả có múi, biết được
một số phương pháp chăm sóc cây ăn quả có múi.
3. Thái độ:
- Có ý thức học tập, yêu quý nghề trồng cây ăn quả, tìm hiểu thực tế và
bảo vệ giống cây quý.
II. Chuẩn bị:
Chuẩn bị của giáo viên:
- Sơ đồ 15, sưu tầm tranh ảnh một số giống cây ăn quả có múi phổ biến.
- Tài liệu, giáo án , kiến thức bổ sung
Chuẩn bị của học sinh:
- Nghiên cứu trước nội dung bài học từ nhà
5 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 219 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 14: Kĩ thuật trồng cây ăn quả có múi - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 21/11/2019
Tiết 14 Bài 7: KĨ THUẬT TRỒNG CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được giá trị dinh dưỡng của quả cây có múi, đặc điểm thực vật và
yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả có múi. Biết được các kĩ thuật trồng, chăm
sóc và bảo quản cây ăn quả có múi. Biết được các yêu cầu khi thu hoạch, bảo
quản sản phẩm cây ăn quả có múi.
2. Kỹ năng:
- HS khá giỏi: Phân biệt được các loại cây ăn quả có múi, các phương
pháp nhân giống cho các loại cây ăn quả có múi. Xác định chính xác yêu cầu
ngoại cảnh của cây ăn quả có múi và thời vụ trồng cây ăn quả có múi.
- HS trung bình, yếu: Nhận biết được một số cây ăn quả có múi, biết được
một số phương pháp chăm sóc cây ăn quả có múi.
3. Thái độ:
- Có ý thức học tập, yêu quý nghề trồng cây ăn quả, tìm hiểu thực tế và
bảo vệ giống cây quý.
II. Chuẩn bị:
Chuẩn bị của giáo viên:
- Sơ đồ 15, sưu tầm tranh ảnh một số giống cây ăn quả có múi phổ biến.
- Tài liệu, giáo án , kiến thức bổ sung
Chuẩn bị của học sinh:
- Nghiên cứu trước nội dung bài học từ nhà.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên không kiểm tra.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
HĐ1: Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của
quả cây có múi.
GV: Em hãy nêu giá trị của quả cây có
múi?
HS: đọc tìm hiểu nội dung mục I nêu các
giá trị dinh dưỡng của quả có múi.
GV liên hệ thêm các giá trị khác của cây
ăn quả có múi.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm thực
vật và yêu cầu ngoại cảnh.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung
I. Giá trị dinh dưỡng của quả cây có
múi.
- Có giá trị dinh dưỡng và hiệu quả
kinh tế cao.
- Trong thịt quả có chứa đường,
vitamin, axit hữu cơ và các khoáng
chất.
- Được trồng rộng rãi ở nước ta.
II. Đặc điểm thực vật và yêu cầu
ngoại cảnh.
1. Đặc điểm thực vật.
- Thân : Là loại cây thân gỗ, có nhiều
đặc điểm thực vật và hãy cho biết đặc
điểm chung của cây ăn quả có múi?
GV: Cho học sinh quan sát sơ đồ H15 và
nêu các yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh
của cây ăn quả có múi?
GV tổ chức hoạt động nhóm cho HS lên
bảng điền nội dung vào chỗ trống của yêu
cầu ngoại cảnh :
Nhiệt độ thích hợp:.........
Độ ẩm không khí:.............
Lượng mưa: .......................
Đất:....................................
Tầng đất:............................
Độ pH:..............................
Ánh sáng:...........................
HS: Lên bảng và thực hiện bài tập.
- Đất có độ pH từ 5,5 đến 6,5 là loại đất
gì?
- GV kết luận các đặc điểm cho VD minh
hoạ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu kỹ thuật trồng
cây ăn quả có múi.
GV: Cho học sinh đọc nội dung giới
thiệu một số loại cây ăn quả có múi trong
sách giáo khoa.
GV: Hãy kể tên một số giống cây ăn quả
có múi mà em biết?
HS: nghiên cứu thông tin SGK đồng thời
liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi
GV: Tại sao phải tiến hành nhân giống
cây?
- Có những phương pháp nhân giống phổ
biến nào?
- Các phương pháp này được áp dụng chủ yếu
cho những loại cây ăn quả có múi nào?
- Tại sao không áp dụng chung ?
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm và làm
bài tập điền thời gian trồng vào bảng
trong sách giáo khoa.
cành
- Rễ : Cây có bộ rễ phát triển, rễ cọc
cắm sâu xuống đất, rễ con phân bố tập
chung ở lớp đất mặt.
- Hoa : Thường nở rộ cùng cành non
phát triển, có mùi thơm hấp dẫn.
2. Yêu cầu ngoại cảnh.
- Nhiệt độ thích hợp 250C – 270C.
- Cây cần đủ ánh sáng nhưng không
ưa ánh sáng mạnh.
- Độ ẩm không khí 70 – 80%.
- Lượng mưa 1000 - 2000mm/năm.
- Loại đất thích hợp : Phù sa ven sông,
phù sa cổ, bazan Tầng đất dày, độ
pH từ 5,5 đến 6,5.
III. Kĩ thuật trồng và chăm sóc.
1. Một số giống cây ăn quả có múi
trồng phổ biến:
- Các giống cam:
- Các giống quýt.
- Các giống bưởi.
- Các giống chanh.
2. Nhân giống cây.
- Giâm cành
- Chiết cành
- Ghép được
3. Trồng cây.
a. Thời vụ.
- Các tỉnh phía bắc từ tháng 2 đến
HS: thảo luận nhóm, điền nội dung thông
tin và báo cáo kết quả.
GV: Nhận xét, kết luận
Cho học sinh tham khảo một số loại cây
với khoảng cách trồng của chúng.
GV: Hãy kể tên các công việc chăm sóc?
Làm cỏ vun xới có tác dụng gì cho cây?
Tại sao phải bón phân thúc?
Khi nào thì tiến hành bón?
Dùng loại phân nào để bón? Cách bón?
Tại sao phải có công đoạn tạo hình sửa cành?
Để phòng bệnh, sâu cho cây ta phải sử dụng
phương pháp gì?
HS: Nghiên cứu thông tin sách giáo khoa và
trả lời câu hỏi.
GV nêu tác dụng các biện pháp
HĐ3: Tìm hiểu kỹ thuật thu hoạch và
bảo quản quả cây ăn quả có múi.
Khi quả đã chín ta nên thu hoạch như thế
nào cho hợp lý nhất?
Các công đoạn bảo quản như thế nào để
quả được tươi lâu nhất.
tháng 4( vụ xuân) hoặc tháng 8 đến
tháng 10( Vụ thu)
- Các tỉnh phía nam từ tháng 4 đến
tháng5( đầu mùa mưa)
b. Khoảng cách trồng.
Phụ thuộc vào từng loại cây, từng loại
đất.
3. Chăm sóc.
a. Làm cỏ vun sới:
b. Bón phân thúc:
c. Tưới nước và giữ ẩm cho đất:
d. Tạo hình, sửa cành:
e. Phòng trừ sâu bệnh:
IV.Thu hoạch và bảo quản:
1. Thu hoạch.
- Thu hoạch cần đúng độ chín.
- Dùng kéo cắt sát cuống quả.
2. Bảo quản.
- Sử lý tạo màng Parafin.
- Trong kho lạnh .
4. Củng cố:
- HS đọc phần ghi nhớ sách giáo khoa.
- GV hệ thống lại phần trọng tâm của bài.
? Nêu các yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả có múi.
? Kể tên các công việc cần làm để chăm sóc cây ăn quả có múi.
5. Hướng dẫn về nhà:
- HS về nhà học bài, trả lời câu hỏi cuối bài.
- Đọc trước nội dung của bài 8 sách giáo khoa.
- Tìm hiểu thông tin về cây Nhãn tại địa phương.
Ngày giảng: 27/11/2019
Tiết 15 Bài 8: KĨ THUẬT TRỒNG CÂY NHÃN ( Tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được giá trị dinh dưỡng của quả cây nhãn, đặc điểm thực vật và yêu
cầu ngoại cảnh của cây nhãn. Biết được một số giống nhãn trồng phổ biến và
cách nhân giống cay nhãn.
2. Kỹ năng:
- HS khá giỏi: Phân biệt được các loại cây nhãn các phương pháp nhân
giống cây nhãn. Xác định chính xác yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn và thời vụ
trồng cây nhãn cho thích hợp.
- HS trung bình, khá: Nhận biết được một số cây nhãn, biết được một số
phương pháp nhân giống.
3. Thái độ:
- Có ý thức học tập, yêu quý nghề trồng cây ăn quả, tìm hiểu thực tế và
bảo vệ giống cây quý.
II. Chuẩn bị:
Chuẩn bị của giáo viên:
- Kiến thức bài giảng.
- Một số loại cay nhãn trồng phổ biến.
Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước nội dung bài.
- Tìm hiểu một số giống nhãn trồng tại địa phương.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả có múi.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu giá trị dinh
dưỡng của quả nhãn.
GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu
thông tin sách giáo khoa.
GV: Cho biết quả nhãn có giá trị như
thế nào?
HS: Nghiên cứu thông tin và trả lời câu
hỏi.
HS: Nhận xét bổ xung.
GV: Nêu thêm một số giá trị khách của
cây nhãn như: làm thuốc, bảo vệ môi
trường...
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm
thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của
cây nhãn.
I. Giá trị dinh dưỡng của quả nhãn.
- Là loại quả á nhiệt đới có giá trị dinh
dưỡng và hiệu quả kinh tế cao.
- Cùi nhãn có chứa đường, axit hữu cơ,
các loại Vitamin C, K và các loại
khoáng chất Ca, Fe
II. Đặc điểm thực vật và yêu cầu
ngoại cảnh.
1. Đặc điểm thực vật.
GV: Qua quan sát thực tế hãy cho biết
đặc điểm thực vật của cây nhãn?
( Đặc điểm thân, rễ, hoa, quả)
HS tb: Nghiên cứu thông tin và trả lời.
GV: Hoa nhãn mọc ở đâu?
GV: Thân cây nhãn có đặc điểm gì?
GV: Yêu cầu học sinh đọc thông tin
sách giáo khoa.
HS: Đọc thông tin.
GV: Cây nhẫn có những yêu cầu về
ngoại cảnh như thế nào?
Học sinh nhận xét bổ xung.
Hoạt động 3: Tìm hiểu kỹ thuật
trồng và chăm sóc cây nhãn.
GV giới thiệu một số giống nhãn trồng
phổ biến.
GV: Hãy kể tên các giống nhãn mà em
biết ngoài thực tế?
HS: Trả lời.
GV: Yêu cầu học sinh đọc thông tin.
GV: Hãy cho biết đối với cây nhãn thì
nhân giống cây bằng phương pháp nào
là tốt nhất ?
- Có bộ rễ phát triển
- Hoa xếp thành từng chùm mọc ở đầu
ngọn và nách lá.
- Thân: Là loại thân gỗ, cây to nhiều
cành lá phát triển.
- Quả: Mọc thành từng chùm, mỗi quả
có 1 hạt duy nhất.
2. Yêu cầu ngoại cảnh.
- Nhiệt độ thích hợp: 21 – 270C.
- Lượng mưa trung bình trong năm:
1200mm/năm.
- Ánh sáng: Không ưa ánh sáng mạnh.
- Đất: Trồng được trên nhiều loại đất.
III. Kỹ thuật trồng và chăm sóc.
1. Một số giống nhãn phổ biến.
- Phía bắc: Nhãn lồng, nhãn nước,
nhãn đường phèn, nhãn cùi
- Phía nam: Nhãn long, nhãn tiêu, nhãn
da bò
2. Nhân giống cây.
- Chiết cành.
- Ghép
4. Củng cố:
? Quả nhãn có chứa các chất dinh dưỡng nào.
? Để cây nhãn sinh trưởng và phát triển tốt cần yêu cầu ngoại cảnh nào.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Về nhà học bài cũ.
- Tìm hiểu cách trồng và chăm sóc cây nhãn.
- Chuẩn bị phần tiếp theo của bài.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_9_tiet_14_ki_thuat_trong_cay_an_qua_co.pdf