Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 31+32 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Pha Mu

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Định nghĩa được điện năng. Trình bày được khái quát về sản xuất điện năng của các nhà máy điện; điện năng được sản xuất từ các dạng năng lượng khác.

- Mô tả được thiết bị để thực hiện truyền tải và cấp điện áp khi truyền tải. Phân tích được vai trò của điện năng trong đời sống: điện năng là nguồn năng lượng chính để sử dụng các đồ dùng, thiết bị, phương tiện sinh hoạt.

- Giải thích được vai trò quan trọng của điện năng trong sản xuất của các ngành kinh tế và đời sống.

2. Kỹ năng

- HS khá giỏi: Nhận biết và phân biệt được các dạng sản xuất điện năng từ: nhà máy nhiệt điện, nhà máy thủy điện.

- HS trung bình, yếu: Biết được một số dạng sản xuất điện năng.

3. Thái độ

HS yêu thích, hứng thú với môn học, có kỹ năng làm việc theo quy trình.

 4. Định hướng năng lực

 a) Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác.

 b) Năng lực đặc thù: Năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác.

 

docx5 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 141 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 31+32 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Pha Mu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 06/01/2020 Tiết 31 - Bài 32 VAI TRÒ CỦA ĐIỆN NĂNG TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Định nghĩa được điện năng. Trình bày được khái quát về sản xuất điện năng của các nhà máy điện; điện năng được sản xuất từ các dạng năng lượng khác. - Mô tả được thiết bị để thực hiện truyền tải và cấp điện áp khi truyền tải. Phân tích được vai trò của điện năng trong đời sống: điện năng là nguồn năng lượng chính để sử dụng các đồ dùng, thiết bị, phương tiện sinh hoạt.... - Giải thích được vai trò quan trọng của điện năng trong sản xuất của các ngành kinh tế và đời sống. 2. Kỹ năng - HS khá giỏi: Nhận biết và phân biệt được các dạng sản xuất điện năng từ: nhà máy nhiệt điện, nhà máy thủy điện. - HS trung bình, yếu: Biết được một số dạng sản xuất điện năng. 3. Thái độ HS yêu thích, hứng thú với môn học, có kỹ năng làm việc theo quy trình. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác. b) Năng lực đặc thù: Năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác. II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên - Tranh vẽ các nhà máy điện, đường dây truyền tải cao áp, hạ áp, tải tiêu thụ điện năng. - Mẫu vật về phát điện - Mẫu vật về các dây dẫn sứ. - Mẫu vật về tiêu thụ điện năng (bóng đèn, quạt điện, bếp điện). 2. Chuẩn bị của học sinh Đọc và xem trước bài 32. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành 2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não IV. TỔ CHỨC CÁC HOAT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: GV và HS sử dụng tiếng Anh để chào nhau 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Cho cả lớp hát 1 bài HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về điện năng và sản xuất điện năng. GV: Đa ra các dạng năng lượng và yêu cầu học sinh cho ví dụ về việc con người đã sử dụng năng lượng điện cho các hoạt động của mình. GV: Nêu khái niệm điện năng. Qua hình vẽ giáo viên đặt câu hỏi về chức năng của các thiết bị chính của nhà máy nhiệt điện.( như lò hơi, lò phản ứng hạt nhân, đập nước, tua bin, máy phát điện) là gì? HS: Trả lời GV: Hướng dẫn và yêu cầu học sinh tóm tắt quy trình sản xuất điện năng ở nhà máy nhiệt điện. HS: Làm bài. GV: Nhận xét. GV: Hướng dẫn và yêu cầu học sinh tóm tắt quy trình sản xuất điện năng ở nhà máy thuỷ điện. HS: Làm bài vào vở bài tập. GV: Nhận xét. GV: Quan sát Hình 32.2 và lập sơ đồ tóm tắt quy trình sản xuất điện năng ở nhà máy thủy điện. HS k,g: nghiên cứu và hoàn thiện. GV: ở nhà máy điện nguyên tử , điện năng được tạo ra như thế nào? HS k,g : nghiên cứu và trả lời. GV: Điện năng được truyền tải từ nhà máy điện đến nơi sử dụng điện NTN? HS: Trả lời. GV: Đường dây truyền tải gồm các phần tử gì? Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò điện năng. GV: Hướng dẫn học sinh nêu các ví dụ về sử dụng điện năng trong các ngành. HS: Làm bài. GV: Rút ra kết luận. I. Điện năng. 1. Điện năng là gì? - Năng lượng điện của dòng điện (Công của dòng điện) được gọi là điện năng. 2. Sản xuất điện năng. a. Nhà máy nhiệt điện. Nhiệt năng của than , khí đốt ¾® hơi nước ¾® quay bánh xe tua bin ¾® quay máy phát điện ¾® điện năng b. Nhà máy thuỷ điện. Thủy năng của dòng nước ¾® quay bánh xe tua bin ¾® quay máy phát điện ¾® điện năng c. Nhà máy điện nguyên tử. - Dùng các năng lượng nguyên tử của các chất phóng xạ uraniđun nóng nước. Nước biến thành hơi làm quay tua bin hơi. Tua bin hơi quay máy phát điện tạo ra điện năng. 3. Truyền tải điện năng. - Được truyền theo các đường dây dẫn điện đến các nơi tiêu thụ điện. - Cao áp như đường dây 500KV, 220 KV. - Hạ áp là đường dây truyền tải điện áp thấp ( Hạ áp) 220V -380V. II. Vai trò điện năng. - Điện năng là nguồn động lực, nguồn năng lượng cho các máy, thiết bị trong sản xuất và đời sống. - Nhờ có điện năng, Quá trình sản xuất được tự động hoá. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập Đường dây truyền tải gồm các phần tử gì? HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng Hướng dẫn học sinh nêu các ví dụ về sử dụng điện năng trong các ngành. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - GV: Yêu cầu một vài học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK và nhắc nhở học sinh sử dụng tiết kiệm điện năng. Yêu cầu và gợi ý học sinh trả lời câu hỏi của bài học. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi sách giáo khoa. - Đọc và xem trước bài 33 chuẩn bị dụng cụ, vật liệu. Tranh ảnh về các nguyên nhân gây tai nạn điện.Tranh về một số biện pháp an toàn điện. Ngày giảng: 09/01/2020 Tiết 32 - Bài 33 AN TOÀN ĐIỆN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được điện năng gắn liền với sản xuất và sinh hoạt của con người, tác động của dòng điện đến con người khi bị điện giật. - Mô tả được việc chạm vào vật mang điện bị tai nạn điện, phân tích được quy trình về khoảng cách bảo vệ an toàn ở lưới điện cao áp. Trình bày được việc đứng ở khu vực dây dẫn có điện đứt rơi xuống đất bị tai nạn điện. - Giải thích được các biện pháp an toàn khi sử dụng các đồ dùng và thiết bị điện.Sau khi học song giáo viên phải làm cho học sinh. 2. Kỹ năng - HS khá giỏi: Xác định đúng khoảng cách an toàn của lưới điện cao áp và trạm biến áp. Thực hiện tốt các biện pháp an toàn điện khi sử dụng điện và khi sửa chữa điện. - HS trung bình, yếu: Thực hiện được một số biện pháp đảm bảo an toàn khi sử dụng điện tại gia đình mình. 3. Thái độ HS yêu thích hứng thú với môn học. Có ý thức làm việc theo quy trình và an toàn khi sử dụng , sửa chữa điện. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác. b) Năng lực đặc thù: Năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác. II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên - Tranh ảnh về các nguyên nhân gây ra tai nạn điện. - Tranh về một số biện pháp an toàn điện trong sử dụng và sửa chữa. - Găng tay, ủng cao su, thảm cách điện, kìm 2. Chuẩn bị của học sinh - Đọc và xem trước bài 33 III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành 2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não IV. TỔ CHỨC CÁC HOAT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: GV và HS sử dụng tiếng Anh để chào nhau 2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu vai trò của điện năng trong sản xuất và trong đời sống? 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Cho cả lớp hát 1 bài HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân gây tai nạn điện. GV: Cho học sinh quan sát hình 33.1 a,b,c cho học sinh tìm hiểu các nguyên nhân gây tai nạn điện và điền vào chỗ trống cho thích hợp HS: Làm bài. GV: Gọi đại diện học sinh trả lời. GV: Cho học sinh quan sát hình 33.2 và đặt câu hỏi:Em thấy trên hình vẽ thể hiện những gì? tại sao lại như vậy? HS: Trả lời. GV: Nghị định của chính phủ về khoảng cách bảo vệ an toàn lới điện như thế nào? HStb: Trả lời. GV: Cho học sinh quan sát hình 33.3 và đặt câu hỏi. GV: Những nguyên nhân nào gây đứt dây dơi xuống đất? HS: Trả lời. GV: Rút ra kết luận. Hoạt động 2: Tìm hiểu các biện pháp an toàn điện. GV: Cho học sinh quan sát hình 33.4 a,b,c,d và trả lời vào vở bài tập theo nhóm. GV: Trước khi sửa chữa điện ta phải làm gì? HS: Trả lời. GV: Khi sửa chữa cần phải có những thiết bị gì để bảo vệ tránh bị điện giật? HS: Trả lời. I. Vì sao xảy ra tai nạn điện. 1. Do chạm trực tiếp vào vật mang điện. - Trạm trực tiếp vào dây dẫn điện trần. điện ( h.33.1c ). - Sử dụng các đồ dùng điện bị dò điện ra vỏ ( h33.1b ). - Sửa chữa điện không ngắt nguồn điện ( h33.1a). 2. Do phạm vi khoảng cách an toàn đối với lới điện cao áp và trạm biến áp. Bảng 33.2 SGK. 3. Do đến gần dây dẫn có điện bị đứt dơi xuống đất. - Những khi có mưa, bão to * Kết luận chung. - Chạm vào vật mang điện - Vi phạm khoảng cách an toàn của lới điện cao áp và trạm biến áp. - Đến gần dây dẫn điện bị đứt dơi xuống đất. II. Một số biện pháp an toàn điện. 1. Một số nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện. - Thực hiện tốt cách điện ( ha) - Kiểm tra ( h33.4c) - Thực hiện nối đất ( H 33.4b) - Không vi phạm ( H 33.4 d). 2. Một số nguyên tắc an toàn khi sửa chữa điện. - Trước khi sửa chữa điện phải cắt nguồn điện. + Rút phích cắm điện + Rút nắp cầu chì + Cắt cầu dao - Sử dụng đúng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện cho mỗi công việc trong khi sửa chữa điện để tránh điện giật và tai nạn khác. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng GV: Trước khi sửa chữa điện ta phải làm gì? HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - GV Yêu cầu 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ sách giáo khoa. - Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi cuối bài và làm bài tập 3. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU -Về nhà học bài và trả lời câu hỏi sách giáo khoa. - Đọc và xem trước bài 34 chuẩn bị dụng cụ, vật liệu giờ sau thực hành. - Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_8_tiet_3132_nam_hoc_2020_2021_truong_t.docx
Giáo án liên quan