Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 24: Mối ghép tháo được - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép tháo được

thường gặp.

- Giúp học sinh tìm hiểu các loại mối ghép và ham thích mối gép cơ khí, quan

sát cấu trúc các chi tiết cơ khí.

2. Kỹ năng

Giúp học sinh biết quan sát các mối ghép đơn giản, tạo sự hứng thú tìm tói các

mối ghep ren thường gặp.

3. Thái độ

Có thái độ yêu thích tìm hiểu các mối ghép, yêu thích bộ môn, bảo vệ môi

trường

4. Phát triển năng lực : Hợp tác giao tiếp, sáng tạo, giải quyết vấn đề, tự học

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Các mẫu vật của mối ghép ren , hình 26.1, 26.2.

- Máy chiếu, bảng nhóm

2. Học sinh

- Vở, SGK.

3. Phương pháp dạy - học:

- Phương pháp trực quan.

- Phương pháp vấn đáp.

- Hoạt động nhóm

pdf3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 197 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 24: Mối ghép tháo được - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/11/2019 Ngày dạy: 12/11/2019 Tiết 24 MỐI GHÉP THÁO ĐƯỢC I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Biết được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép tháo được thường gặp. - Giúp học sinh tìm hiểu các loại mối ghép và ham thích mối gép cơ khí, quan sát cấu trúc các chi tiết cơ khí. 2. Kỹ năng Giúp học sinh biết quan sát các mối ghép đơn giản, tạo sự hứng thú tìm tói các mối ghep ren thường gặp. 3. Thái độ Có thái độ yêu thích tìm hiểu các mối ghép, yêu thích bộ môn, bảo vệ môi trường 4. Phát triển năng lực : Hợp tác giao tiếp, sáng tạo, giải quyết vấn đề, tự học II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Các mẫu vật của mối ghép ren , hình 26.1, 26.2. - Máy chiếu, bảng nhóm 2. Học sinh - Vở, SGK... 3. Phương pháp dạy - học: - Phương pháp trực quan. - Phương pháp vấn đáp. - Hoạt động nhóm III. Tiến trình lên lớp 1. Kiểm tra bài cũ - Thế nào là mối ghép cố định? Gồm mấy loại? Đặc điểm cơ bản của mỗi loại mối ghép đó? - Quá trình hình thành mối ghép bằng đinh tán và hàn? 2. Bài mới Hoạt động của GV Nội dung Hoạt động HS GV Chiếu hình 26.1 Cho học sinh quan sát ? Chúng có cấu tạo như thế nào 1. Mối ghép bằng ren a) Cấu tạo mối ghép - HS quan sát hình 26.1 - HS nêu cấu tạo mối ghép Gồm: - Mối ghép bu lông: đai ốc, vòng đệm, chi tiết ghép và bu lông. - Mối ghép vít cấy: Đai ốc, vòng đệm, chi tiết ghép và vít cấy. ? Cho biết đặc điểm lắp ghép chung của 3 mối ghép này? ? Có gì khác nhau giữa 3 mối *HS KG trả lời - Mối ghép đinh vít: Chi tiết ghép và đinh vít. - Dùng để ghép nối 2 chi tiết và đều có ren. ghép? ?? Nhờ vào cái gì để các chi tiết được siết chặt với nhau? ?? Để hãm cho đai ốc khỏi bị lỏng thì ta có biện pháp gì? ? Đặc điểm và phạm vi ứng dụng của từng mối ghép? ? Lấy ví dụ về mối ghép ren? - GVchiếu mối ghép then và chốt. ? Cấu tạo mối ghép then, chốt? GV Hướng dẫn học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi SGK. ? Em thường thấy mối ghép then và chốt được ứng dụng ở đâu? * GV yêu cầu HS TL nhóm ? Ưu, nhược điểm của mối ghép then, chốt? ? Ứng dụng của mối ghép then, chốt? *GV Chiếu KQ lên - Khác: + Mối ghép bu lông: Cả 2 chi tiết dều có lỗ trơn. + Mối ghép vít cấy và đinh vít: Có 1 chi tiết có lỗ trơn, chi tiết kia là lỗ ren. *HS KG trả lời - Nhờ lực ma sát giữa các mặt ren của vít và đai ốc. - Dùng vòng đệm. Hoặc dùng đai ốc công (đai ốc khoá) vặn thêm phía sau đai ốc chính. b) Đặc điểm và ứng dụng: * HSTBY trả lời - Đơn giản, dễ tháo lắp, được dùng rộng rãi. - Mối ghép bu lông dùng cho các chi tiết có chiều dày không lớn và cần tháo lắp. - Các chi tiết dày qúa thì dùng mối ghép vít cấy. - Mối ghép đinh vít dùng cho các chi tiết bị ghép chịu lực nhỏ 2. Mối ghép bằng then và chốt a) Cấu tạo của mối ghép * HS quan sát và trả lời ( HSTB) - Mối ghép then gồm: Trục, bánh đai, then. - Mối ghép chốt gồm: Đùi xe, trục giữa, chốt trụ. - Ghép then : then được đặt trong rãnh then của 2 chi tiết . -Mối ghép chốt : chốt hình trụ được luồn trong lỗ xuyên qua 2 chi tiết b) Đặc điểm và ứng dụng. * HSTL nhóm và trả lời - Ưu: Có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp và thay thế. - Nhược: Khả năng chịu lực kém. - Ứng dụng: + Mối ghép then: Để ghép trục với bánh răng, bánh đai, đĩa xích...để truyền CĐ quay. + Mối ghép bằng chốt: Dùng để hãm chuyển động tương đối giữa các chi tiết theo phương tiếp xúc hoặc để truyền lực theo phương đó. 3. Cũng cố - Tóm tắt nội dung đã học, nhấn mạnh những ý chính. - Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ. - Trả lời câu hỏi cuối bài - Nhận xét buổi học. 4. Dặn dò - Trả lời câu hỏi trong SGK. SBT - Đọc trước bài để tiết sau học bài 27: "Mối ghép động". - Tìm hiểu cấu tạo của mối ghép động - Các loại khớp động thường gặp *Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_cong_nghe_lop_8_tiet_24_moi_ghep_thao_duoc_nam_hoc_2.pdf