I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Mô tả được các bước trong quá trình sản xuất giống cây trồng, phân biệt sự khác
nhau trong mỗi bước.
- Trình bày được kĩ thuật nhân giống bằng phương pháp giâm cành, ghép mắt, chiết
cành, những cây thường chiết cành và nhưng cây thường ghép mắt.
- Nêu và giải thích được các cách bảo quản hạt giống cây trồng, mục tiêu bảo quản
hạt giống tốt.
2. Phẩm chất:
Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.
3. Năng lực:
a. Năng lực chung:
Năng lực tự học, năng lực tự nghiên cứu, năng lực ngôn ngữ, hợp tác
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức công nghệ, sử dụng công nghệ.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đọc sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.
- Tranh hình 13,15,16,17 sách giáo khoa.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc và nghiên cứu bài 11 sách giáo khoa từ nhà.
III. Phương pháp và kĩ thuật.
1. Phương pháp:
Nêu và giải quyết vấn đề, Thuyết trình, dạy học nhóm, vấn đáp.
2. Kĩ thuật:
Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, hoạt động nhóm
7 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 165 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 06/10/2020( 7A2)
Tiết 9 Bài 11: SẢN XUẤT VÀ BẢO QUẢN GIỐNG CÂY TRỒNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Mô tả được các bước trong quá trình sản xuất giống cây trồng, phân biệt sự khác
nhau trong mỗi bước.
- Trình bày được kĩ thuật nhân giống bằng phương pháp giâm cành, ghép mắt, chiết
cành, những cây thường chiết cành và nhưng cây thường ghép mắt.
- Nêu và giải thích được các cách bảo quản hạt giống cây trồng, mục tiêu bảo quản
hạt giống tốt.
2. Phẩm chất:
Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.
3. Năng lực:
a. Năng lực chung:
Năng lực tự học, năng lực tự nghiên cứu, năng lực ngôn ngữ, hợp tác
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức công nghệ, sử dụng công nghệ.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đọc sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.
- Tranh hình 13,15,16,17 sách giáo khoa.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc và nghiên cứu bài 11 sách giáo khoa từ nhà.
III. Phương pháp và kĩ thuật.
1. Phương pháp:
Nêu và giải quyết vấn đề, Thuyết trình, dạy học nhóm, vấn đáp.
2. Kĩ thuật:
Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Giống cây trồng có vai trò như thế nào trong trồng trọt.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động.
Một bác nông dân muốn thay đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng năng suất và chất
lượng nông sản đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bác đã tìm mua giống ngô nếp lai tím
FANCY 111 có nguồn gốc từ Thái Lan. Giống ngô này có đặc điểm : Hạt dẻo, bắp
to, cây cứng khỏe, dễ thích ứng điều kiện khí hậu thời tiết khắc nghiệt, không có
biểu hiện sâu, bệnh; năng suất đạt 80 tạ/ ha. Đặc biệt màu tím của hạt mang sắc tố
anthocyanin rất tốt cho sức khỏe.
Giống ngô nếp lai tím FANCY 111 đạt những tiêu chí nào của giống cây trồng tốt?
Như thế nào là giống cây trồng tốt chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
GV: Yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ
sản xuất giống bằng hạt và đặt câu hỏi.
GV: Quy trình sản xuất giống cây
trồng bằng hạt được tiến hành trong
mấy năm công việc năm thứ nhất, năm
thứ hailà gì?
HS: Trả lời.
GV: Vẽ lại sơ đồ để khắc sâu kiến
thức.
GV: Giải thích hạt giống siêu nguyên
chủng, nguyên chủng.
HS: lắng nghe GV hướng dẫn.
GV: Cho học sinh quan sát hình vẽ và
trả lời câu hỏi
GV: Thế nào là giâm cành, ghép mắt,
chiết cành?
HS: Trả lời.
GV: Tại sao khi chiết cành phải dùng
ni lon bó kin bầu?
HS: Trả lời giữ ẩm cho đất bó bầu, hạn
chế được sâu bệnh.
GV: Giảng giải cho học sinh hiểu
nguyên nhân gây ra hao hụt về số
lượng, chất lượng hạt giống trong quá
trình bảo quản. Do hô hấp của hạt, sâu,
mọt, bị chuột ăn sau đó đưa câu hỏi
để học sinh trả lời.
HS: Trả lời XD bài.
GV: Tại sao hạt giống đem bảo quản
phải khô?
HS: Trả lời.
GV: Tại sao hạt giống đem bảo quản
phải sạch, không lẫn tạp chất?
HS: Trả lời.
I. Sản xuất giống cây.
1. Sản xuất giống cây bằng hạt:
- Năm thứ nhất: Gieo hạt phục tráng
chọn cây tốt.
- Năm thứ hai: Cây tốt gieo thành dòng
lấy hạt các dòng.
- Năm thứ ba: Tiêu chí giống.
2. Sản xuất giống cây trồng bằng
phương pháp nhân giống vô tính:
- Giâm cành: Từ 1 đoạn cành cắt rời
khỏi thân mẹ đem giâmvào cát ẩm sau
một thời gian từ cành giâm hình thành
rễ.
- Ghép mắt: Lấy mắt ghép, ghép vào
một cây khác.
- Chiết cành:..
II. Bảo quản hạt giống cây trồng.
- Hạt giống bảo quản: Khô, mẩy,
không lẫn tạp chất, Không sâu bệnh.
- Nơi cất giữ phải đảm bảo nhiệt độ,
độ ẩm.
Hoạt động 3: Luyện tập
Câu 1: Vẽ sơ đồ sản xuất giống cây trồng bằng hạt ?
Câu 2: Hãy chọn câu đóng nhất :
Loại cây nào thường được sử dụng phương pháp sản xuất giống cây trồng bằng hạt
:
A. Cây ngô. B. Cây si
C. Cây táo D. Cây lúa
Câu 3: Biện pháp nào dưới đây không phải sản xuất giống cây trồng bằng nhân
giống vô tính.
A. Giâm cành. B. Ghép mắt.
C. Chiết cành D. Gieo trồng bằng hạt.
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Chia sẻ với cha mẹ và mọi người trong gia đình những hiểu biết của em về cách
bảo quản giống cây trồng và vai trò của giống cây trồng đối với sản xuất nông
nghiệp và đời sống con người.
- Vận dụng những kiến thức đã học vào việc bảo quản và sản xuất giống cây trồng
ở gia đình và địa phương.
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.
- Tìm hiểu quy trình ghép cành và chiết cành đối với một số loại cây trồng phổ biến
ở gia đình và địa phương em.
V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau.
- Về nhà học bài cũ và tìm hiểu trước bài 12 : Sâu, bệnh hại cây trồng
- Yêu cầu học sinh sưu tầm những lá, hoa, quả, cành của cây có dấu hiệu bị sâu
bệnh tiết sau mang tới lớp.
Ngày giảng: 10/10/2020( 7A2)
Tiết 10 Bài 12: SÂU BỆNH HẠI CÂY TRỒNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được tác hại do sâu bệnh hại gây ra cho cây trồng về năng suất, chất lượng
sản phẩm ở các mức độ khác nhau. Lấy được ví dụ minh họa. Xác định được những
đặc điểm sinh học cơ bản của côn trùng, làm cơ sở để hình thành khái niệm sâu.
- Xác định được các đặc điểm chung và bản chất của sâu hại qua phân tích những
đặc điểm giống và khác nhau giữa côn trùng và sâu hại.
- Lấy được ví dụ sâu hại cây trồng cần tiêu diệt và côn trùng có ích cần phát triển.
- Chỉ ra được dấu hiệu cơ bản của khái niệm về bệnh cây và lấy được ví dụ minh họa,
phân biệt được sâu hại và bệnh hại về nguyên nhân gây hại, biểu hiện bị hại.
- Trình bày được một số dấu hiệu cây bị hại ở các bộ phận khác nhau và xác định
được nguyên nhân gây ra.
2. Phẩm chất:
- Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.
3. Năng lực:
a. Năng lực chung:
Năng lực tự học, năng lực tự nghiên cứu, năng lực ngôn ngữ, hợp tác.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức công nghệ, sử dụng công nghệ.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đọc sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.
- Tranh hình 18,19 sách giáo khoa. Kiến thức bổ sung.
- Tranh một số loại sâu bệnh hại cây trồng.
- Máy chiếu
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Nghiên cứu trước nội dung bài học từ nhà.
III. Phương pháp, kĩ thuật.
1. Phương pháp:
Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, gợi mở, hoạt động nhóm, trực quan, liên hệ thực
tế.
2. Kĩ thuật:
Kĩ thuật đặt câu hỏi, khăn trải bàn, động não.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động.
GV tổ chức trò chơi liên quan đến nội dung chủ đề phòng trừ sâu bệnh để học
sinh thể hiện những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về sâu, bệnh hại
và các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng trước khi học bài mới . GV đặt
câu hỏi, các nhóm thảo luận và ghi câu trả lời vào giấy trong thời gian 1-2 phút.
+ Kể tên các loại sâu, bệnh hại cây trồng mà em biết?
+ Nêu các dấu hiệu nhận biết khi cây trồng bị sâu bệnh phá hoại?
+ Nêu tác hại của sâu bệnh hại cây trồng?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức kĩ năng mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
GV: Yêu cầu học sinh đọc sách giáo
khoa.
GV: Sâu bệnh có ảnh hưởng như thế nào
đến đời sống cây trồng?
HS: Trả lời.
I. Tác hại của sâu bệnh.
- Sâu bệnh có ảnh hưởng xấu đến
sự sinh trưởng, phát triển của cây
trồng.
- Cây trồng bị biến dạng chậm
phát triển, màu sắc thay đổi.
- Khi bị sâu bệnh phá hại, năng
suất cây trồng giảm mạnh.
- Khi sâu bệnh phá hoại, năng suất
GV: yêu cầu học sinh nêu ra các ví dụ để
minh hoạ cho tác hại của sâu bệnh đến
cây trồng.
Gợi ý: khô vàng lá, thối rễ, thối rễ cây
lúa
HS : liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi
GV: Cho HS quan sát một số con côn
trùng đã chuẩn bị từ trước: Cào cào,
bướm, dế mèn... và yêu cầu HS mô tả
cấu tạo của chúng
GV: Trong vòng đời của côn trùng trải
qua giai đoạn sinh trưởng phát triển nào?
HS: Trả lời.
GV: Giảng giải cho học sinh hiểu rõ hơn
điều kiện sống thuận lợi và khó khăn của
sâu bệnh hại cây trồng
? So sánh điểm khác nhau giữa biến thái
hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn
dựa theo hình 18 và hình 19.
HS: Thảo luận nhóm bàn trong (4’)
HS: các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm
khác nhận xét và bổ sung.
GV: Côn trùng có hại hay có lợi? Lấy ví
dụ về các côn trùng có hại và các côn
trùng có lợi?
HS: Nghiên cứu, liên hệ thực tế và trả lời
Gợi ý: - Côn trùng có hại: bọ xít, cào cào
- Côn trùng có lợi: bọ ngựa, ong
mắt đỏ...
GV: Thế nào là bệnh cây?
HS nghiên cứu thông tin sách giáo khoa
và trả lời.
cây trồng giảm mạnh, chất lượng
nông sản thấp.
II. Khái niệm về côn trùng và
bệnh cây.
1. Khái niệm về côn trùng.
- Côn trùng là lớp động vật thuộc
ngành chân khớp, cơ thể chia làm
3 phần: Đầu, ngực, bụng.
+Ngực gồm 3 đôi chân
+ 2 đôi cánh, đầu có một đôi râu
- Biến thái hoàn toàn: Trải qua 4
giai đoạn: trứng --> sâu non -->
nhộng --> sâu trưởng thành.
- Biến thái không hoàn toàn: Trải
qua 3 giai đoạn : trứng --> sâu non
-->sâu trưởng thành
2. Khái niệm về bệnh của cây:
- Bệnh của cây là trạng thái không
bình thường dưới tác động của vi
sinh vật gây bệnh và điều kiện
sống không thuận lợi.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 20
và trả lời câu hỏi:
GV: ở những cây bị sâu, sâu bệnh phá
hại ta thường gặp những dấu hiệu gì?
HS: Trả lời.
GV: Khái quát rút ra kết luận
3. Một số dấu hiệu khi cây trồng
bị sâu bệnh hại:
- Khi bị sâu bệnh phá hại cây
trồng thường thay đổi.
+ Cấu tạo hình thái: Biến dạng lá,
quả gãy cành, thối củ, thân cành
sần sùi.
+ Màu sắc: Trên lá, quả, có đốm
đen, nâu vàng.
Trạng thái: Cây bị héo rũ.
Hoạt động 3: Luyện tập
Yêu cầu HS làm một số bài tập tắc nghiệm:
1. Khi bị sâu, bệnh, cây trồng có biểu hiện thế nào?
a.Sinh trưởng và phát triển giảm
b. Tốc độ sinh trưởng tăng
c. Chất lượng nông sản không thay đổi
d Tăng năng suất cây trồng
2. Vòng đời của côn trùng là khoảng thời gian:
a. Từ sâu non đến sâu trưởng thành
b. Từ trứng đến sâu non
c. Từ trứng đến sâu trưởng thành
d. Từ trứng đến côn trùng trưởng thành rồi lại đẻ trứng
3. Những biểu hiện khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hoại là:
a. Màu sắc trên lá xanh tươi
b. Hình thái lá, quả biến dạng
c. Cây tươi tốt
d. Màu sắc lá và quả không thay đổi
4. Hãy điền vào chỗ trống các từ tương ứng cho đóng các câu sau:
a. Côn trùng có . . . . .hai . . . . . kiểu biến thái
b. Côn trùng có . . . . ba. . . . đôi chân
c. Bệnh cây là do . . . . . . trạng thái không bình thường . . . . . . . . . .
- GV gọi học sinh lên bảng tóm lược kiến thức cơ bản trong bài học bằng sơ
đồ tư duy.
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Chia sẻ với cha mẹ và mọi người trong gia đình những hiểu biết của em về
các loại sâu bệnh hại cây trồng, những dấu hiệu đặc trưng để phát hienj các loại sâu
bệnh hại.
- Tham gia các hoạt động phòng trừ sâu bệnh hại ở gia đình, nhà trường và
đại phương.
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.
Có thể em chưa biết : Theo tính toán của tổ chức Nông - Lương của LHQ(
FAO) hàng trên thế giới có khoảng 12,4%tổng sản lượng cây trồng bị sâu, 11,6%
bị bệnh phá hại.
* Riêng lúa : Sâu bệnh phá hại khoảng 160 triệu tấn. Ở nước ta. Sâu, bệnh
phá hại khoảng 205 tổng sản lượng cây trồng nông nghiệp.
V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau.
- Học và trả lời các câu hỏi SGK/30.
- Sưu tầm một số tranh ảnh có liên quan tới côn trùng có lợi.
- Xem trước bài 13: Phòng trừ sâu bệnh hại
- Tìm hiểu các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại ở địa phương .
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tuan_5_nam_hoc_2020_2021_truong_ptdt.pdf