I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được một số đặc điểm cơ bản làm cơ sở cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc
vật nuôi còn non.
- Nêu được các biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi non phù hợp với đặc
điểm phát triển của cơ thể.
- Nêu được mục đích của nuôi dưỡng vật nuôi đực giống và biện pháp chăm
sóc, nuôi dưỡng đực giống đạt mục đích đã đề ra.
- Giải thích được đặc điểm, nhu cầu dinh dưỡng, các yêu cầu khác của vật nuôi
cái sinh sản và đề xuất biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc phù hợp.
2. Kỹ năng:
- HS khá giỏi: Vận dụng tốt các kiến thức đã học để nuôi dưỡng chăm sóc tốt
vật nuôi non, vật nuôi đực giống, vật nuôi cái sinh sản ở gia đình, địa phương mình.
- HS trung bình, yếu: Biết được một số biện pháp chăn nuôi vật nuôi tại gia
đình, địa phương mình.
3. Thái độ:
- Có ý thức lao động, cần cù chịu khó trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc các loại
vật nuôi.
4. Định hướng năng lực:
a) Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp
tác, năng lực tự chủ và tự học.
b) Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp công nghệ, thiết kế công nghệ, sử dụng
công nghệ, sáng tạo công nghệ.
10 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 175 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 43, 44, 45 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5/6/2020
Ngày giảng: 6/6(7C)
TIẾT 43. BÀI 45: NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC CÁC LOẠI VẬT NUÔI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được một số đặc điểm cơ bản làm cơ sở cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc
vật nuôi còn non.
- Nêu được các biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi non phù hợp với đặc
điểm phát triển của cơ thể.
- Nêu được mục đích của nuôi dưỡng vật nuôi đực giống và biện pháp chăm
sóc, nuôi dưỡng đực giống đạt mục đích đã đề ra.
- Giải thích được đặc điểm, nhu cầu dinh dưỡng, các yêu cầu khác của vật nuôi
cái sinh sản và đề xuất biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc phù hợp.
2. Kỹ năng:
- HS khá giỏi: Vận dụng tốt các kiến thức đã học để nuôi dưỡng chăm sóc tốt
vật nuôi non, vật nuôi đực giống, vật nuôi cái sinh sản ở gia đình, địa phương mình.
- HS trung bình, yếu: Biết được một số biện pháp chăn nuôi vật nuôi tại gia
đình, địa phương mình.
3. Thái độ:
- Có ý thức lao động, cần cù chịu khó trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc các loại
vật nuôi.
4. Định hướng năng lực:
a) Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp
tác, năng lực tự chủ và tự học.
b) Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp công nghệ, thiết kế công nghệ, sử dụng
công nghệ, sáng tạo công nghệ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên.
- Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo.
- Chuẩn bị sơ đồ 12,13 sách giáo khoa.
2. Học sinh.
- Đọc sách giáo khoa, xem trước sơ đồ và hình vẽ.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, đặt và giải quyết vấn đề.
2. Kĩ thuật: Giao nhiện vụ, đặt câu hỏi, nhóm đôi, thảo luận, động não.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: GV nắm bắt sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
Chuồng nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi?
Phải làm gì để chuồng nuôi hợp vệ sinh?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động.
GV nuôi dưỡng và chaqwm sóc các loại vật nuôi như thế nào?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu chăn nuôi vật
nuôi non.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 72
sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.
GV: Cơ thể vật nuôi có những đặc điểm
gì?
HS: Trả lời.
GV: Gợi ý cho học sinh lấy ví dụ từ vật
nuôi ở gia đình.
GV: Yêu cầu học sinh đọc và sắp xếp
theo trình tự nuôi dưỡng đến chăm sóc
theo lứa tuổi.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về chăn nuôi
vật nuôi đực giống.
Đọc thêm sách giáo khoa.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về chăn nuôi
vật nuôi cái sinh sản.
GV: Đặt vấn đề: Có hai giai đoạn quyết
định tới chất lượng sinh sản
GV: Giới thiệu sơ đồ 13 sách giáo khoa
I. Chăn nuôi vật nuôi non.
1. Một số đặc điểm của sự phát triển
cơ thể vật nuôi non.
- Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh.
- Chức năng của hệ tiêu hoá chưa hoàn
chỉnh.
- Chức năng miễn dịch chưa tốt.
2. Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi
non.
- Vật nuôi mẹ tốt.
- Giữ ẩm cho cơ thể, cho bú sữa.
- Tập cho vật nuôi non ăn sớm.
- Cho vật nuôi vận động, giữ vệ sinh
phòng bệnh cho vật nuôi non.
II. Chăn vật nuôi đực giống.
III. Chăm sóc vật nuôi cái sinh sản.
- Vật nuôi cái sinh sản có ảnh hưởng
quyết định chất lượng đàn vật nuôi con.
về nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi cái
sinh sản.
HS: Quan sát sơ đồ 13sách giáo khoa
đánh số về mức độ ưu tiên dinh dưỡng
từng giai đoạn, thảo luận.
+ Giai đoạn mang thai: Nuôi thai, nuôi cơ
thể mẹ và tăng trưởng, chuẩn bị cho tiết
sữa sau này.
+ Giai đoạn nuôi con: Tiết sữa nuôi con,
nuôi cơ thể mẹ, phục hồi cơ thể sau khi
đẻ.
Hoạt động 3: Luyện tập. Kết hợp trong hoạt động 2.
Hoạt động 4: Vận dụng.
- GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ sách giáo khoa.
- Hệ thống lại bài học trả lời câu hỏi củng cố.
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.
- Chăn nuôi vật nuôi non như thế nào?
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT HỌC SAU:
- Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi cuối bài.
- Đọc và xem trước bài 46 SGK, nghiên cứu tài liệu liên quan.
- Tìm hiểu các loại vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi.
Ngày soạn: 09/6/2020
Ngày giảng: 10/6(7C)
TIẾT 44 BÀI 46:
PHÒNG, TRỊ BỆNH THÔNG THƯỜNG CHO VẬT NUÔI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Xác định được dấu hiệu chung, bản chất của khái niệm bệnh vật nuôi.( Rối
loạn sinh lý, do tác động của các yếu tố gây bệnh, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát
triển của vật nuôi).
- Trình bày được các nguyên nhân sinh bệnh của vật nuôi ( Bên trong và bên
ngoài ). Phân biệt được khái niệm bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm,
làm cơ sở cho việc phòng và chữa bệnh ở vật nuôi.
- Nêu được các biện pháp phòng, trị bệnh cho vật nuôi dựa vào nguyên nhân
gây ra bệnh.
2. Kỹ năng:
- HS khá giỏi: Vận dụng tốt các kiến thức đã học để phòng và trị bệnh cho vật
nuôi tại gia đình, địa phương mình.
- HS trung bình, yếu: Biết được các biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi và tập
ứng dụng vào chăn nuôi tại gia đình mình.
3. Thái độ:
- Có ý thức lao động cần cù chịu khó trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi
4. Định hướng năng lực:
a) Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp
tác, năng lực tự chủ và tự học.
b) Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp công nghệ, thiết kế công nghệ, sử dụng
công nghệ, sáng tạo công nghệ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên.
- Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo sơ đồ 14 phóng to.
2. Học sinh.
- Đọc SGK, liên hệ gia đình, địa phương.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, đặt và giải quyết vấn đề.
2. Kĩ thuật: Giao nhiện vụ, đặt câu hỏi, nhóm đôi, thảo luận, động não.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: GV nắm bắt sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
Em hãy cho biết mục đích và biện pháp chăn nuôi đực giống?
Nuôi dưỡng vật nuôi cái sinh sản cần chú ý những vấn đề gì? tại sao?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động.
GV hôm nay ta sẽ Tìm hiểu về các biện pháp phòng trị bệnh cho vật nuôi.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu tại sao vật nuôi
mắc bệnh.
GV: Dùng phương pháp quy nạp để diễn
giải nêu ví dụ, phân tích, hình thành khái
niệm về bệnh.
HS: Nêu ví dụ về bệnh ở địa phương mà
em biết.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân
gây ra bệnh.
GV: Dùng sơ đồ cho học sinh quan sát và
hướng dẫn thảo luận
GV: Có mấy nguyên nhân gây ra bệnh?
HS: Trả lời.
GV: Yêu cầu Hs quan sát sơ đồ 14 và
nêu các nguyên nhân sinh ra bệnh?
HS: Trả lời.
GV: yêu cầu HS nghiên cứu, thảo luận
nhóm bàn và so sánh sự khác nhau giữa
bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền
nhiễm.
HS: Thực hiện
Hoạt động 3: Tìm hiểu về các biện
pháp phòng trị bệnh cho vật nuôi.
GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông
tin SGK và lựa chọn các biện pháp đúng
để phòng trị bệnh cho vật nuôi.
I. Khái niệm về bệnh.
- Vật nuôi bị bệnh do chức năng sinh lý
trong cơ thể tác động của yếu tố gây
bệnh làm giảm sút khả năng sản xuất và
giá trị kinh tế của vật nuôi.
II. Nguyên nhân gây ra bệnh.
- Có 2 căn cứ để phân loại bệnh
+ Bệnh truyền nhiễm: Do các vi sinh
vật ( Vi rút, vi khuẩn ) gây ra
+ Bệnh không truyền nhiễm: Do vật kí
sinh như giun, sán, ve gây ra không
lây lan thành dịch.
- Do yếu tố bên trong( yếu tố di truyền)
- Do yếu tố bên ngoài( môi trường sống
của vật nuôi)
III. Phòng trị bệnh cho vật nuôi.
- Chăm sóc chu đáo từng loại vật nuôi.
- Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin
HS: Thảo luận về biện pháp đúng, sai –
hình thành kiến thức vào vở.
- Cho vật nuôi ăn đầy đủ các chất dinh
dưỡng.
- Vệ sinh môi trường sạch sẽ.
- Báo ngay cho cán bộ thú y đến khám
và điều trị khi có triệu chứng bệnh, dịch
bệnh ở vật nuôi.
Hoạt động 3: Luyện tập. Kết hợp trong hoạt động 2.
Hoạt động 4: Vận dụng .
- GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ sách giáo khoa.
- GV: Hệ thống lại bài, nêu câu hỏi củng cố.
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.
- Thế nào là vật nuôi bị bệnh?
- Vật nuôi bị bệnh do những nguyên nhân nào?
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT HỌC SAU:
- Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi cuối bài.
- Đọc và xem trước bài 47 sách giáo khoa.
- Tìm hiểu một số loại văc xin phòng bệnh cho vật nuôi mà gia đình em thường
sử dụng.
Ngày soạn: 12/6/2020
Ngày giảng: 13/6(7C)
TIẾT 45 ÔN TẬP CUỐI NĂM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Qua tiết ôn tập giúp HS củng cố và hệ thống được các NỘI DUNG kiến thức
về ngành chăn nuôi.
2. Thái độ:
- Củng cố cho HS các kỹ năng vận dụng vào thực tiễn như: chọn lọc, quản lý
giống vật nuôi, chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
3. Thái độ:
- Giúp HS yêu thích, hứng thú với môn học và có khả năng vận dụng các kiến
thức đã học vào thực tiễn tại gia đình, địa phương mình để phát triển chăn nuôi. Có ý
thức lao động cần cù chịu khó, chính xác, an toàn lao động.
4. Định hướng năng lực:
a) Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp
tác, năng lực tự chủ và tự học.
b) Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp công nghệ, thiết kế công nghệ, sử dụng
công nghệ, sáng tạo công nghệ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên.
- Nghiên cứu SGK, chuẩn bị hệ thống câu hỏi đáp án cho tiết ôn tập về kiến
thức trọng tâm.
2. Học sinh.
- Đọc và xem trước bài.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, đặt và giải quyết vấn đề.
2. Kĩ thuật: Giao nhiện vụ, đặt câu hỏi, nhóm đôi, thảo luận, động não.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: GV nắm bắt sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kết hợp trong bài.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG
Hoạt động 1: Hướng dẫn, tổ chức ôn
tập
GV: Nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học
ôn tập và chia nhóm cho HS thảo luận
theo nhóm.
GV: Nêu câu hỏi, học sinh trả lời ( Sau
khi thảo luận theo các nhóm học tập,
tổng hợp kiểm tra, ghi.
Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập
GV: Hướng dẫn học sinh ôn tập bằng
cách trả lời các câu hỏi.
Hệ thống câu hỏi
Câu 1: Em hãy nêu vai trò của giống
trong chăn nuôi, điều kiện để được
công nhận là một giống vật nuôi?
Câu 2: Đặc điểm của sự sinh trưởng và
phát dục ở vật nuôi?
Câu3: Các phương pháp chọn phối và
nhân giống thuần chủng vật nuôi?
Câu 4: Vai trò của thức ăn đối với vật
nuôi?
Câu 5: Cho biết mục đích của chế biến
và dự trữ thức ăn vật nuôi?
Câu 6: Cho biết một số phương pháp
I. Tổ chức ôn tập:
II. Nội dung ôn tập
Hướng dẫn trả lời
C1:- Vật nuôi cung cấp thực phẩm, sức
kéo, phân bón và nguyên liệu sản xuất.
- Được gọi là giống vật nuôi khi những
vật nuôi có cùng nguồn gốc, có đặc điểm
chung, có tính di truyền ổn định, đạt số
lượng cá thể nhất định
C2:- Không đồng đều, theo giai đoạn,
theo chu kỳ.
C3:- Phương pháp chọn phối: Chọn cùng
giống, khác giống.
- Phương pháp nhân giống thuần chủng:
Con bố + mẹ cùng giống.
C4:
- Cho ăn thức ăn tốt và đủ, vật nuôi sẽ cho
nhiều sản phẩm chăn nuôi và chống được
bệnh tật.
C5:- Chế biến làm tăng mùi vị, tính ngon
miệng để vật nuôi ăn được nhiều, dễ tiêu
hoá, giảm khối lượng, độ thô cứng, khử
độc hại.
- Dự trữ nhằm giữ thức ăn được lâu, có đủ
nguồn thức ăn liên tục.
C6: - Các phương pháp chế biến thức ăn:
và dự trữ thức ăn?
Câu 7: Vai trò của chuồng nuôi, thế
nào là chuồng nuôi hợp vệ sinh?
Câu 8: Khi nào vật nuôi bị bệnh?
Nguyên nhân sinh ra bệnh ở vật nuôi?
Câu 9: Vác xin là gì? cho biết tác dụng
của vác xin những điểm cần chú ý khi
sử dụng vắc xin.
vật lý, hoá học, sinh vật học.
- Phương pháp dự trữ: Khô, ủ tươi
C7: Chuồng nuôi là nhà ở của vật nuôi,
muốn chuồng nuôi hợp vệ sinh phải có
nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, độ chiếu sáng
phù hợp, lượng khí độc ít.
C8:Vật nuôi bị bệnh có sự rối loạn chức
năng sinh lý trong cơ thể do rối loạn của
các yếu tố gây bệnh, bao gồm yếu tố bên
trong và yếu tố bên ngoài.
C9:Vắc xin là chế phẩm sinh học, được
chế từ chính mầm bệnh gây ra bệnh.Vắc
xin tạo cho cơ thể có được khả năng miễn
dịch.
- Khi sử dụng vắc xin phải kiểm tra tính
chất của vắc xin, tuân theo mọi chỉ dẫn sử
dụng
Hoạt động 3: Luyện tập. Kết hợp trong hoạt động 2.
Hoạt động 4: Vận dụng . Kết hợp trong hoạt động 2,3.
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.
- Tóm tắt lại kiến thức trọng tâm của chương trình học kỳ II phần chăn nuôi.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT HỌC SAU:
- Về nhà ôn tập lại và trả lời câu hỏi trong SGK phần ôn tập , chuẩn bị giấy
kiểm tra để giờ sau kiểm tra.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_43_44_45_nam_hoc_2019_2020_truo.pdf