I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết được các kiến thức cơ bản về thu, chi trong gia đình, xác
định được mức thu và chi của gia đình trong một tháng, một năm.
2. Kỹ năng:
- Có khả năng xác định nguồn thu nhập của gia đình và xác định mức chi tiêu
của gia đình cho phù hợp với điều kiện kinh tế của mỗi gia đình và đảm bảo có sự
tích lũy
- Xác định được nguồn thu nhập của gia đình và xác định được mức chi tiêu
của gia đình mình
3. Thái độ: Có ý thức giúp đỡ gia đình và tiết kiệm chi tiêu.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tư duy, năng lực sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực công nghệ, năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Chuẩn bị bài soạn, SGK, nghiên cứu bài
2. Học sinh : Đọc SGK bài 27, chuẩn bút mực, bút chì
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp dạy học:
Đặt và giải quyết vấn đề, pp giảng giải; Dạy học nhóm.
2. Kĩ thuật dạy học:
Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; Kĩ thuật thảo luận nhóm; Trò
chơi; Kĩ thuật trình bày 1 phút.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu các biện pháp cân đối thu chi trong gia đình.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới
5 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 104 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 53 đến 55 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/5/2020
Ngày giảng: 6A1: 15/6/2020; 6A2,3: 16/6/2020
Tiết 53. Bài 27
THỰC HÀNH : BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
VỀ THU, CHI TRONG GIA ĐÌNH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết được các kiến thức cơ bản về thu, chi trong gia đình, xác
định được mức thu và chi của gia đình trong một tháng, một năm.
2. Kỹ năng:
- Có khả năng xác định nguồn thu nhập của gia đình và xác định mức chi tiêu
của gia đình cho phù hợp với điều kiện kinh tế của mỗi gia đình và đảm bảo có sự
tích lũy
- Xác định được nguồn thu nhập của gia đình và xác định được mức chi tiêu
của gia đình mình
3. Thái độ: Có ý thức giúp đỡ gia đình và tiết kiệm chi tiêu.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tư duy, năng lực sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực công nghệ, năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Chuẩn bị bài soạn, SGK, nghiên cứu bài
2. Học sinh : Đọc SGK bài 27, chuẩn bút mực, bút chì
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp dạy học:
Đặt và giải quyết vấn đề, pp giảng giải; Dạy học nhóm.
2. Kĩ thuật dạy học:
Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; Kĩ thuật thảo luận nhóm; Trò
chơi; Kĩ thuật trình bày 1 phút.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu các biện pháp cân đối thu chi trong gia đình.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần ghi nhớ
Hoạt động 1: Tổ chức, kiểm tra sự
chuẩn bị của học sinh.
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
về vật liệu, dụng cụ thực hành.
GV: Phổ biến mục tiêu, yêu cầu của giờ
học thực hành, nhắc nhở HS về tinh thần
thái độ trong giờ học thực hành.
HS: Lắng nghe và tiếp thu.
Hoạt động 2: Hướng dẫn quy trình
I. Chuẩn bị:
- Giấy bút, máy tính, thước kẻ. Mẫu
báo cáo
II. Quy trình thực hành.
thực hành
GV: Yêu cầu học sinh thực hành với
từng nội dung.
GV: Phân công cho từng nhóm.
+ Nhóm 1: Lập phương án thu, chi cho
gia đình ở thành phố.
+ Nhóm 2. Lập phương án thu, chi cho
gia đình ở nông thôn.
+ Nhóm 3: Cân đối thu chi cho gia đình
em với mức thu nhập 1 tháng.
GV: Hướng dẫn học sinh thực hành theo
từng nội dung.
HS: Đại diện các nhóm lên trình bày kết
quả
GV: Nhận xét
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1
SGK tính tổng thu nhập gia đình trong
một tháng.
Hoạt động 3: HS tự thực hành.
GV: Hướng dẫn học sinh tính tổng thu
nhập của gia đình trong 1 năm.
HS: Thực hiện tính tổng thu nhập trong 1
năm dưới sự chỉ bảo của giáo viên.
HS: Thực hiện dưới sự giám sát của giáo
viên
HS: Các nhóm báo cáo kết quả:
1. Xác định thu nhập của gia đình.
Bước 1: Phân công bài tập thực hành.
Bước 2: Thực hành theo từng nội dung.
Bước 3: Trình bày kết quả.
Bước 4: Nhận xét.
III. Thực hành:
a. Tổng thu nhập = Lương ông nội +
Lương bà nội + Lương bố + Lương
mẹ:
= 900.000 + 350.000 + 1000.000 +
800.000
= 3.050.000 đồng
b. Tổng thu nhập = 3500kg thóc x 2000
+ tiền bán rau 1000.000
= 8000.000 đồng
c. Tổng thu nhập = Tiền bán chè + tiền
bán lá cây thuốc + tiền bán củi + tiền
bán các sản phẩm khác.
= 10.000.000 + 1000.000 + 200.000 +
1.800.000
= 13.000.000 đồng
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập. (Thực hiện HĐ 2)
- Yêu cầu Hs trả lời một số câu hỏi và hoàn thiện một số bài tập :
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng.
- Yêu cầu Hs trả lời một số câu hỏi và hoàn thiện một số bài tập
- HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng
Lập kế hoạch chi tiêu trong gia đình ở nông thôn, gia đình ở thành phố.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU.
- Về nhà ôn lại toàn bộ nội dung kiến thức chương III, IV.
Ngày soạn: 13/6/2020
Ngày giảng: 6A1: 15/6/2020; 6A2: 16/6/2020; 6A3: 17/6/2020
Tiết 54. ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Thông qua phần ôn tập, học sinh nhớ lại các phần nội dung đã được học trong
chương IV và một số kiến thức trọng tâm của chương III.
- Nắm vững kiến thức thu, chi và nấu ăn trong gia đình
2. Kỹ năng: Đánh giá được khả năng vận dụng các kiến thức đã học của học
sinh vào cuộc sống hàng ngày để đảm bảo cân đối thu, chi trong gia đình phù hợp với
điều kiện kinh tế của từng hộ gia đình
3. Thái độ: Giúp HS định hướng được ý thức học tập bộ môn và khả năng vận
dụng vào thực tế
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tư duy, năng lực sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực công nghệ, năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Chuẩn bị bài soạn, SGK, nghiên cứu bài, hệ thống chương trình.
2. Học sinh: Nghiên cứu lại toàn bộ chương III+IV.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp dạy học:
Đặt và giải quyết vấn đề, pp giảng giải; Dạy học nhóm.
2. Kĩ thuật dạy học:
Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; Kĩ thuật thảo luận nhóm; Trò
chơi; Kĩ thuật trình bày 1 phút.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu các biện pháp cân đối thu chi trong gia đình.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần ghi nhớ
Hoạt động 1: Hướng dẫn, tổ chức ôn
tập:
GV: Phổ biến mục đích, yêu cầu của tiết
học ôn tập.
Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập
GV hệ thống các kiến thức đã học trong
trong chương trình.
I. Tổ chức ôn tập.
II. Nội dung ôn tập.
- Cơ sở của ăn uống hợp lý.
- Vệ sinh an toàn thực phẩm
- Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế
biến thực phẩm
- Tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình.
GV: Hệ thống các kiến thức qua một số
câu hỏi và yêu cầu HS nhớ lại các kiến
thức đã học để trả lời.
Câu 1: Nêu chức năng của các nhóm chất
dinh dưỡng?
Câu 2: Nêu nhu cầu của các chất dinh
dưỡng đối với cơ thể con người?
Câu 3: Nêu các biện pháp phòng tránh
nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm.
Câu 4: Nêu các nguyên tắc tổ chức bữa
ăn hợp lý trong gia đình?
Câu 5: Thế nào là thực đơn? Xây dựng
thực đơn cho bữa ăn thường ngày, bữa
liên hoan, bữa cỗ.
Câu 5: Nêu các nguồn thu nhập của gia
đình.
HS: Tự ôn tập lại toàn bộ nội dung các
kiến thức đã học và trả lời các câu hỏi.
- Quy trình tổ chức bữa ăn.
- Thu nhập của gia đình.
- Chi tiêu trong gia đình.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng.
- Hoàn thành đầy đủ các câu hỏi ôn tập.
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng
Thực hành xây dượng thực đơn.
Lập kế hoạch chi tiêu trong gia đình em
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU.
- Học bài và trả lời các câu hỏi ôn tập
- Chuẩn bị giờ sau kiểm tra học kì II.
Ngày kiểm tra: 19/6/2020
Tiết 55
KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS Ghi nhớ các kiến thức trọng tâm trong chương III,
chương IV.
2. Kỹ năng:
- Giúp HS có khả năng vận dụng tốt các kiến thức đã học để đảm bảo nhu cầu
các chất dinh dưỡng trong cơ thể, bảo quản các chất dinh dưỡng trong chế biến đồng
thời vận dụng để thực hiện tốt cách chế biến các món ăn đơn giản tại gia đình mình.
- Thu nhập, Chi tiêu trong gia đình.
3. Thái độ: Qua kết quả kiểm tra giúp giáo viên cũng có được sự suy nghĩ, cải
tiến cách dạy, bổ sung cho bài giảng hấp dẫn hơn, gây được sự hứng thú học tập của
học sinh.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung:Năng lực tự học, năng lực tư duy, năng lực sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực công nghệ, năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị nội dung kiểm tra: Kiến thức chương III , chương IV.
2. Học sinh: Nghiên cứu kỹ nội dung kiến thức đã học, chuẩn bị giấy kiểm tra.
III. ĐỀ, HƯỚNG DẪN CHẤM (Nhà trường)
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_53_den_55_nam_hoc_2019_2020_tru.pdf