I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Tìm hiểu được các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm khi mua sắm,
chế biến và bảo quản thực phẩm
2. Phẩm chất:
Tự tin và có tinh thần vượt khó, trung thực.
3. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học tìm hiểu các thông tin sách giáo khoa.
- Năng lực hợp tác trong thảo luận nhóm.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức công nghệ: Nhận thức được nguyên nhân gây ra
ngộ độc thực phẩm.
- Năng lực sử dụng công nghệ: Thực hiện đúng các biện pháp an toàn để
phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tài liêu, giáo án, kiến thức bổ sung.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Đọc sách giáo khoa bài 16 vệ sinh an toàn thực phẩm.
III. Phương pháp kĩ thuật.
1. Phương pháp:
Giải quyết vấn đề, đàm thoại, dạy học nhóm, trò chơi, liên hệ thực tế.
2. Kĩ thuật:
Kĩ thuật đặt câu, công não, kĩ thuật giao nhiệm vụ.
4 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 148 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 41: Vệ sinh an toàn thực phẩm (Tiết 2) - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 23/01/2021
Tiết 41 Bài 16: VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ( tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Tìm hiểu được các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm khi mua sắm,
chế biến và bảo quản thực phẩm
2. Phẩm chất:
Tự tin và có tinh thần vượt khó, trung thực.
3. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học tìm hiểu các thông tin sách giáo khoa.
- Năng lực hợp tác trong thảo luận nhóm.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức công nghệ: Nhận thức được nguyên nhân gây ra
ngộ độc thực phẩm.
- Năng lực sử dụng công nghệ: Thực hiện đúng các biện pháp an toàn để
phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tài liêu, giáo án, kiến thức bổ sung.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Đọc sách giáo khoa bài 16 vệ sinh an toàn thực phẩm.
III. Phương pháp kĩ thuật.
1. Phương pháp:
Giải quyết vấn đề, đàm thoại, dạy học nhóm, trò chơi, liên hệ thực tế.
2. Kĩ thuật:
Kĩ thuật đặt câu, công não, kĩ thuật giao nhiệm vụ.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là nhiễm trùng thực phẩm?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động.
Với hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân, em hãy suy nghĩ và trả lời các
câu hỏi sau để đánh giá sự hiểu biết của mình về ngộ độc thực phẩm và vệ sinh
an toàn thực phẩm:
+ Em đã từng chứng kiến trường hợp bị ngộ độc thực phẩm nào chưa?
(Hãy kể với các bạn trong nhóm về một hiện tượng ngộ độc thực phẩm mà em
biết).
+ Em cho rằng ngộ độc thực phẩm do những nguyên nhân nào?
+ Hãy kể tên những sự việc, trường hợp mà em cho rằng không đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm ở nơi em sống?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức kĩ năng mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
Tìm hiểu các biện pháp đảm bảo an
toàn thực phẩm.
GV: Gia đình em thường mua sắm
những loại thực phẩm gì?
HS: Thực phẩm tươi sống, thực phẩm
đóng hộp.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát
hình1.35 phân loại thực phẩm.
HS: Trả lời.
GV: Nêu các biện pháp đảm bảo an
toàn thực phẩm khi mua sắm?
HS: Nghiên cứu thông tin sách giáo
khoa và trả lời.
GV: ở gia đình em thực phẩm thường
được chế biến tại đâu? Vi khuẩn
thường xâm nhập vào thức ăn bằng con
đường nào?
HS: Liên hệ thực tế và trả lời các câu
hỏi
GV: Nếu ăn thức ăn không được nấu
chín hoặc bảo quản không chu đáo sẽ
gây ảnh hưởng như thế nào?
GV: Cần bảo quản như thế nào đối với
các loại thực phẩm sau
- thực phẩm đã chế biến(1)..................
- thực phẩm đóng hộp (2)...................
- thực phẩm khô ( 3)...........................
HS: lên bảng thực hiện
1. An toàn thực phẩm khi mua sắm.
- Để đảm bảo an toàn khi mua sắm cần
phải biết chọn thực phẩm tươi ngon,
không quá hạn sử dụng, không bị ôi,
ươn
- Các thực phẩm dễ hư thối: rau, củ,
quả. thịt, cá.. phải mua tươi hoặc ướp
lạnh.
- Các thực phẩm đóng hộp có bao bì.
Không được quá hạn sử dụng
- Không được để lẫn thực phẩm chín
với thực phẩm sống
2. An toàn thực phẩm khi chế biến
và bảo quản.
gây ra chứng ói mửa, ngộ độc, tiêu
chảy, mệt mỏi
* Kết luận:
(1) để nơi sạch sẽ khô ráo hoặc bảo
quản lạnh
( 2) để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh
ánh nắng mặt trời
(3) bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
Tìm hiểu các nguyên nhân gây ngộ
độc thức ăn.
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin
sách giáo khoa và tổ chức cho học sinh
thi nêu các nguyên nhân gây ngộ độc
thức ăn.
HS : 3 HS lên bảng thực hiện.
HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: kết luận.
Tìm hiểu các biện pháp phòng tránh
nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm.
GV: Yêu cầu HS quan sát H3.16 và kể
tên các biện pháp phòng tránh nhiễm
trùng thực phẩm.
GV: Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Ai
nhanh hơn” . Mỗi dãy cử 6 HS tham
dự trò chơi, GV phổ biến luật chơi.
HS: Thực hiện theo sự hướng dẫn của
GV
GV: Cùng các HS khác nhận xét và
tuyên dương các nhóm thực hiện chính
xác.
III. Biện pháp phòng tránh nhiễm
trùng, nhiễm độc thực phẩm.
1. Nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn.
- Ngộ độc do thức ăn bị nhiễm vi sinh
vật và độc tố của vi sinh vật.
- Ngộ độc do thức ăn bị biến chất
- Ngộ độc do bản thân thức ăn có sẵn
chất độc
- Ngộ độc do thức ăn bị nhiễm các chất
độc hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật.
2. Các biện pháp phòng tránh nhiễm
trùng, nhiễm độc thực phẩm.
Kết luận:
1. Rửa tay sạch trước khi ăn
2. Vệ sinh nhà bếp
3. Rửa kỹ thực phẩm
4. Nấu chín thực phẩm
5. Đậy thức ăn cẩn thận
6. Bảo quản thực phẩm chu đáo
b. Phòng tránh nhiễm độc
- Không dùng các thực phẩm có chứa
chất độc: Cá nóc, khoai tây mọc mầm,
da cóc, gan cóc...
- Không dùng các thức ăn bị biến chất,
nhiễm chất độc hóa học
- Không dùng những đồ hộp đã quá
hạn sử dụng, hộp bị phồng.
Hoạt động 3: Luyện tập.
- Yêu cầu HS làm 1 số bài tập sau:
+ Em hãy xác định những việc “nên” hay “ không nêm” làm để phòng
tránh ngộ độc thực phẩm. Đánh dấu (x) vào cột tương ứng trong bảng sau:
- Liên hệ với bản thân, gia đình và địa phương, nêu thêm và ghi vào vở
những việc nên hoặc không nên làm để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
4. Hoạt động vận dụng:
- Em hãy quan sát không gian bếp và những hoạt động phục vụ cho bữa
ăn trong nhà mình. Ghi ra những việc cần làm để đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm. Bản thân em thực hiện và chia sẻ với gia đình để cùng thực hiện.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Hiện nay, ở nhiều vùng miền, một số người vẫn thích ăn món tiết canh.
Em có biết những nguy cơ gì trong món tiết canh đó không?
- Em hãy tìm hiểu thêm thông tin trên tivi, báo chí và mạng internet về
những loại thức ăn hoặc các hiện tượng đang được cảnh báo mất vệ sinh an toàn
thực phẩm.
V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau.
- Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi sách giáo khoa.
- Đọc và xem trước nội dung bài 17 Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế
biến món ăn.
STT Hành động Nên Không nên
1 Ăn các loại thực phẩm nhuộm màu xanh, đỏ đẹp mắt
2 Làm vệ sinh sạch sẽ nhà bếp và dụng cụ nẫu ăn.
3 Ăn trái cây ướp và các loại quà vặt bán ở cổng trường,
lề đường.
4 Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ
sinh.
5 Không che đậy thứa ăn để ruồi, nhặng, rán, chuột tiếp
xúc.
6 Dùng chung dao, thớt hoặc để chung thực phẩm sống
với thức ăn chín.
7 Rửa thực phẩm, dụng cụ ăn uống bằng nước nhiễm bẩn.
8 Nấu chín thực phẩm và đun kĩ lại trước khi ăn.
9
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_41_ve_sinh_an_toan_thuc_pham_ti.pdf