Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 37: Cơ sở ăn uống hợp lý (Tiết 1) - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Mít

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh biết được vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn:

Chất đạm, đường bột, chất béo, sinh tố( vi ta min), chất khoáng, giá trị của các

nhóm thức ăn.

2. Phẩm chất:

Tự tin và có tinh thần vượt khó, trung thực.

3. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học tìm hiểu các thông tin sách giáo khoa.

- Năng lực hợp tác trong thảo luận nhóm.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận thức công nghệ: Nhận thức được vai trò của các chất

dinh dưỡng đối với cơ thể.

- Giao tiếp công nghệ: Đọc được các loại chất dinh dưỡng có trong các

loại thực phẩm khác nhau.

II. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Đọc sách giáo khoa.

- Sưu tầm tạp chí ăn uống.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc trước bài học từ nhà.

III. Phương pháp kĩ thuật.

1. Phương pháp:

Nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại, dạy học nhóm, liên hệ thực tế.

2. Kĩ thuật:

Kĩ thuật đặt câu, công não, kĩ thuật giao nhiệm vụ

pdf4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 206 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 37: Cơ sở ăn uống hợp lý (Tiết 1) - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 14/01/2021 (6D) CHƯƠNG III: NẤU ĂN TRONG GIA ĐÌNH Tiết 37 Bài 15: CƠ SỞ ĂN UỐNG HỢP LÝ ( Tiết 1) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh biết được vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn: Chất đạm, đường bột, chất béo, sinh tố( vi ta min), chất khoáng, giá trị của các nhóm thức ăn. 2. Phẩm chất: Tự tin và có tinh thần vượt khó, trung thực. 3. Năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự học tìm hiểu các thông tin sách giáo khoa. - Năng lực hợp tác trong thảo luận nhóm. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức công nghệ: Nhận thức được vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể. - Giao tiếp công nghệ: Đọc được các loại chất dinh dưỡng có trong các loại thực phẩm khác nhau. II. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Đọc sách giáo khoa. - Sưu tầm tạp chí ăn uống. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc trước bài học từ nhà. III. Phương pháp kĩ thuật. 1. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại, dạy học nhóm, liên hệ thực tế. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu, công não, kĩ thuật giao nhiệm vụ. IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên không kiểm tra. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động. - Giáo viên đặt câu hỏi: Tại sao chúng ta phải ăn uống? - Học sinh suy nghĩ trả lời, giáo viên ghi ý kiến của học sinh lên góc bảng - Kể tên một số loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Giáo viên đặt vấn đề các loại chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức kĩ năng mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Tìm hiểu vai trò của các chất dinh dưỡng. GV: Yêu cầu học sinh cả lớp hoạt động nhóm lớn trong 10’ và hoàn thiện bài tập điền bảng sau để thấy được nguồn cung cấp và chức năng dinh dưỡng của các chất dinh dưỡng đối với con người I. Vai trò của các chất dinh dưỡng. Chất đạm Chất đường bột Chất béo Sinh tố( vi ta min) Chất khoáng Nguồn cung cấp Chức năng dinh dưỡng HS: Các nhóm nghiên cứu , thảo luận và hoàn thiện bài tập. GV: Quan sát hướng dẫn các nhóm thực hiện chưa tốt. GV: Yêu cầu đại diện học sinh các nhóm lên bảng hoàn thiện bảng bài tập theo từng nội dung của từng chất dinh dưỡng. HS: Các nhóm lên bảng thực hiện hoàn thiện bài tập. GV: Kết luận bằng bảng phụ kết quả. Chất đạm Chất đường bột( glu xít) Chất béo Sinh tố( vi ta min) Chất khoáng Nguồn cung cấp - Đạm có trong thực vật và động vật. - Nên dùng 50% đạm thực vật và động vật - Chất đường có trong: Kẹo, mía. - Chất bột có trong: Các loại ngũ cốc: lúa, ngô, khoai, sắn... - Chất béo động vật: có trong dầu mỡ động vật -Chất béo thực vật có trong :dầu thực vật, lạc, vừng... + Vitamin A. Cà chua, cà rốt, gấc, xoài, đu đủ, dưa hấu + Vitamin B. B1 có trong cám gạo, men bia, thịt lợn, thịt gà, thịt vịt - Cung cấp can xi, chất khoáng: tôm, cua, lươn, suplơ,hến, lạc, trứng... - Cung cấp iot: Tôm, cua, ốc, muối iot, cá... trong khẩu phần ăn hàng ngày. + Vitamin C. Có trong rau quả tươi + Vitamin D. Có trong bơ, lòng đỏ trứng, tôm cua. - Cung cấp sắt: ốc, hến, cà chua, cà rốt, ớt, một số loại rau Chức năng dinh dưỡng - Tham gia tổ chức cấu tạo cơ thể. - Cấu tạo men tiêu hoá, tuyến nội tiết. -Tu bổ những hao mòn cơ thể. - Cung cấp năng lượng cho cơ thể, tăng sức đề kháng cho con người. - Cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể: để làm việc, vui chơi.... - Chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng khác. - Cung cấp năng lượng, tích trữ dưới da ở dạng một lớp mỡ và giúp bảo vệ cơ thể. - Chuyển hóa thành một số vi ta min cần thiết cho cơ thể. - Giúp hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, xương , da... hoạt động bình thường; tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp cơ thể phát triển tốt, luôn khỏe mạnh, vui vẻ. - Giúp cho sự phát triển của xương, hoạt động cơ bắp, tổ chức hệ thần kinh, cấu tạo hồng cầu và sự chuyển hóa của cơ thể. - HS dựa trên các thông tin bảng kết quả có thể so sánh, nhận xét chéo kết quả của học sinh các nhóm khác, ghi kết luận vào vở. Hoạt động 3: Luyện tập. - Yêu cầu Hs trả lời một số câu hỏi và hoàn thiện một số bài tập : - Thức ăn có vai trò gì đối với cơ thể chúng ta ? - Em hãy cho biết chức năng của chất đạm, chất béo, chất đường bột’ - Kể các chất dinh dưỡng chính có trong thức ăn sau : sữa, gạo, khoai, lạc, thịt gà, mỡ, mía. - Trong các thực phẩm sau, thực phẩm nào cung cấp nhiều chất đạm: A. Khoai, trứng, mật ong B. Khoai, Ngô, Cá C. Trứng, thịt, cá D. Trứng, sữa, Mật ong - Điền vào từ còn thiếu vào chỗ trống: Chất đường bột là nguồn chủ yếu cung cấp ....năng lượng............... cho hoạt động của cơ thể . - .Chất béo cung cấp năng lượng, tích trữ ở dước một lớp mỡ và giúp bảo vệ cơ thể. 4. Hoạt động vận dụng: - Hãy nhớ lại và liệt kê những thức ăn mà em đã ăn trong 3 ngày vừa qua ghi theo mẫu sau: Ngày Bữa sáng Bữa trưa Bữa tối 1 2 3 - Thảo luận với bạn xem ăn uống như vậy đã hợp lí chưa? Giải thích vì sao?Nếu chưa thì cần điều chỉnh như thế nào cho hợp lí? - Ghi câu trả lời ra giấy để chia sẻ với các bạn trong nhóm. 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: - Ăn uống hợp lí phải kèm theo chế độ vận động hợp lí. Em hãy quan sát tháp dinh dưỡng- vận động phía sau, liên hệ với bản thân và điền vào bảng sau những việc em cần thực hiện để có chế độ vận động phù hợp, tốt cho sức khỏe. V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau. - Về nhà học thuộc bài. - Chuẩn bị tiếp bài cơ sở ăn uống hợp lý. - Sinh tố, chất khoáng, chất xơ, nước có vai trò như thế nào ? - Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn như thế nào ? - Xem bài 15 phần 2 chuẩn bị hình 3.9; 3.10

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_37_co_so_an_uong_hop_ly_tiet_1.pdf