I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Thực hiện được cắm hoa dạng nghiêng phù hợp với không gian
nơi ở hoặc nơi học tập
2. Kĩ năng: Sử dụng mẫu cắm hoa dạng nghiêng phù hợp với vị trí trang trí đạt
yêu cầu thẩm mĩ.
3. Thái độ: Có tính cẩn thận, thao tác chính xác, đúng quy trình, tiết kiệm
nguyên vật liệu, giữ vệ sinh nơi thực hành.
4. Năng lực, phẩm chất:
a. Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực khái quát hóa;
Năng lực phân tích, tổng hợp thông tin, năng lực thực hành, năng lực giao tiếp, năng
lực thẩm mĩ.
a. Năng lực chung: Năng lực thực hành, năng lực giao tiếp, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất:Trung thực, tự tin, chấp hành kỉ luật.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh vẽ sơ đồ cắm hoa dạng nghiêng
- Vật liệu cắm hoa: hoa, lá, cành
- Dụng cụ cắm hoa: bình cắm, mút xốp, bàn chông.
2. Học sinh : hoa, lá, cành; dụng cụ: bình cắm, mút xốp, bàn chông.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1.Phương pháp
Dạy học theo nhómnêu vấn đề và giải quyết vấn đề, vấn đáp. Dạy học theo
nhóm
2. Kĩ thuật
Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; Kĩ thuật thảo luận nhóm; KT làm
mẫu. KT hợp tác
6 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 187 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 31+32 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 6A1: 25/11; 6A3 27/11; 6A2: 29/11/2019
Tiết 31. Bài 14
THỰC HÀNH: CẮM HOA (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Thực hiện được cắm hoa dạng nghiêng phù hợp với không gian
nơi ở hoặc nơi học tập
2. Kĩ năng: Sử dụng mẫu cắm hoa dạng nghiêng phù hợp với vị trí trang trí đạt
yêu cầu thẩm mĩ.
3. Thái độ: Có tính cẩn thận, thao tác chính xác, đúng quy trình, tiết kiệm
nguyên vật liệu, giữ vệ sinh nơi thực hành.
4. Năng lực, phẩm chất:
a. Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực khái quát hóa;
Năng lực phân tích, tổng hợp thông tin, năng lực thực hành, năng lực giao tiếp, năng
lực thẩm mĩ.
a. Năng lực chung: Năng lực thực hành, năng lực giao tiếp, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất:Trung thực, tự tin, chấp hành kỉ luật.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh vẽ sơ đồ cắm hoa dạng nghiêng
- Vật liệu cắm hoa: hoa, lá, cành
- Dụng cụ cắm hoa: bình cắm, mút xốp, bàn chông.
2. Học sinh : hoa, lá, cành; dụng cụ: bình cắm, mút xốp, bàn chông.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1.Phương pháp
Dạy học theo nhómnêu vấn đề và giải quyết vấn đề, vấn đáp. Dạy học theo
nhóm
2. Kĩ thuật
Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; Kĩ thuật thảo luận nhóm; KT làm
mẫu. KT hợp tác
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu của HS
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
? Em hãy báo cáo những điều em tìm hiểu được về cách cắm hoa dạng
nghiêng.
GV: Nhận xét sau đó cho HS quan sát một số mẫu cắm hoa dạng nghiêng.
? Những bình hoa cắm dạng nghiêng như thế này nhà em thường đặt ở những
vị trí nào?
GV: dẫn dắt vào bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Thực hiện mẫu.
GV: Treo tranh sơ đồ cắm hoa lên bảng. hướng
II. Cắm hoa dạng nghiêng.
Thực hiện mẫu.
1. Dạng cơ bản
a. Sơ đồ cắm hoa
dẫn hs tìm hiểu về sơ đồ cắm hoa.
Các em hãy HĐN quan sát tranh và trả lời các câu
hỏi sau.
? Nêu góc độ cắm của các cành chính.
? Nhận xét về góc độ và vị trí cắm của các cành
chính so với dạng thẳng đứng?
- HS: tiếp nhận nhiệm vụ.
*Thực hiện nhiệm vụ
- HS: suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời.
- GV : quan sát
+ Dự kiến sản phẩm:
. Cành cắm thẳng đứng là cành 00.
. Cành thứ nhất thường nghiêng khoảng 450
. Cành thứ 2 nghiêng 100 – 150
. Cành thứ 3 nghiêng 750 về phía đối diện
Nhận xét: Góc độ cắm ở 3 cành chính ở dạng cắm
thẳng đứng thay đổi so với góc độ cắm ở dạng
nghiêng. Độ nghiêng của cành thứ nhất và cành
thứ 2 thay đổi cho nhau.
*Báo cáo kết quả
- HS đại diện nhóm trả lời.
*Đánh giá kết quả
- HS: khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận
*GV: hướng dẫn hs tìm hiểu quy trình cắm hoa.
HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi của giáo viên:
? Nêu vật liệu và dụng cụ cần thiết:
- HS: Hoa hồng, lá dương xỉ, - Bình thấp, mút
xốp hoặc bàn chông, dao, kéo.
? Nêu quy trình cắm hoa:
HS: - Cắm cành 1 dài khoảng 1.5(D+h), nghiêng
khoảng 450
- Cắm cành 2, dài khoảng 2/3 cành 1, nghiêng 100
– 150, hơi ngả ra phía sau.
- Cắm cành 3, dài khoảng 2/3 cành 2, nghiêng 750
hơi ngả về phía trước.
- Cắm các cành phụ có độ dài ngắn khác nhau xen
vào cạnh các cành chính, điểm thêm các cành lá
nhỏ để che miệng bình.
* GV vừa thao tác mẫu vừa nhắc lại quy trình cho
HS quan sát.
HS quan sát GV làm thao tác mẫu.
Hoạt động 3: Luyện tập
Dạy học nhóm.
- HS triển khai các bước thực hiện theo hướng dẫn
của GV.
- GV quan sát, nhắc nhở, uốn nắn hs.
b.Quy trình cắm hoa
Học sinh thực hành dạng cơ
bản.
- Dự kiến sản phẩm: bình hoa cắm dạng nghiêng.
*Báo cáo kết quả
- Đại diện nhóm báo cáo sản phẩm.
*Đánh giá kết quả
- HS: nhóm khác nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 4: vận dụng:
- GV: hướng dẫn hs tìm hiểu các dạng vận dụng.
quan sát H2.26, H2.27 trả lời câu hỏi:
- Góc độ cắm của cành chính so với dạng cơ bản?
- Có thể thay thế bằng những hoa lá nào khác để
cắm dạng vận dụng này?
- HS trình bày.
- HS: khác nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét, đánh giá.
* GV yêu cầu hs thực hành các dạng vận dụng theo
nhóm
* Đánh giá kết quả, sản phẩm thực hành cảu các
nhóm.
HS các nhóm, nhận xét, đánh giá chéo.
GV nhận xét, kết luận.
2. Dạng vận dụng
- Thay đổi góc độ các cành
chính
- Bỏ bớt một hoặc hai cành
chính, thay đổi độ dài của các
cành chính.
Học sinh thực hành dạng vận
dụng.
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng, sáng tạo
H: Các bình hoa cắm dạng nghiêng thường được trang trí ở những vị trí nào?
- Em hãy tìm hiểu qua sách báo, mạng internet, qua thực tiễn về các cách cắm
hoa dạng tỏa tròn. Ghi chép lại những điều tìm hiểu được để tiết sau chia sẻ với thầy
cô và các bạn.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Yêu cầu hs dọn vệ sinh lớp học.
- Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ cắm hoa cho tiết thực hành sau (Tiết 3). Nhiều
loại hoa có màu sắc hài hòa như màu trắng, vàng sẫm, vàng nhạt hoặc tương phản
như trắng, tím, đỏ; lá măng, lá dương xỉ, hoa cúc kim; bình cắm thấp, mút xốp.
Ngày giảng: 6A1: 27/11; 6A2: 28/11; 6A3: 30/11/2019
Tiết 32. Bài 14:
THỰC HÀNH: CẮM HOA (TIẾT 3 )
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Thực hiện được cắm hoa dạng tỏa tròn và cắm hoa dạng tự do.
2. Kĩ năng:
- Thao tác được theo quy trình cắm hoa dạng tỏa tròn và cắm hoa dạng tự do.
3. Thái độ:
- Có tính cẩn thận, thao tác chính xác, đúng quy trình, tiết kiệm nguyên vật liệu,
giữ vệ sinh nơi thực hành.
4. Năng lực,phẩm chất:
- Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực khái quát hóa; Năng
lực phân tích, tổng hợp thông tin, năng lực thực hành,năng lực giao tiếp,năng lực
thẩm mĩ.
- Phẩm chất:Trung thực, tự tin, chấp hành kỉ luật.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh vẽ sơ đồ cắm hoa dạng tỏa tròn
- Vật liệu cắm hoa: hoa, lá, cành
- Dụng cụ cắm hoa: bình cắm, mút xốp, bàn chông.
2. Học sinh : hoa, lá, cành; dụng cụ: bình cắm, mút xốp, bàn chông.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1.Phương pháp
Dạy học theo nhómnêu vấn đề và giải quyết vấn đề, vấn đáp. Dạy học theo
nhóm
2. Kĩ thuật
Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; Kĩ thuật thảo luận nhóm; KT làm
mẫu. KT hợp tác
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu của HS
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
- Gv : Em hãy báo cáo những điều em tìm hiểu được về cách cắm hoa dạng tỏa
tròn.
GV: Nhận xét sau đó cho HS quan sát một số mẫu cắm hoa dạng tỏa tròn.
Những bình hoa cắm dạng tỏa tròn như thế này nhà em thường đặt ở những vị trí
nào?
GV: dẫn dắt vào bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Thực hiện mẫu.
GV: Treo tranh sơ đồ cắm hoa lên bảng. hướng
dẫn hs tìm hiểu về sơ đồ cắm hoa.
Các em hãy HĐN quan sát tranh và trả lời các câu
hỏi sau.
? Nêu góc độ cắm của các cành chính.
? Nhận xét về góc độ và vị trí cắm của các cành
chính so với dạng thẳng đứng và dạng nghiêng?
- HS: tiếp nhận nhiệm vụ.
*Thực hiện nhiệm vụ
III. Cắm hoa dạng tỏa tròn.
Thực hiện mẫu.
1. Dạng cơ bản
a. Sơ đồ cắm hoa
- HS: suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời.
- GV : quan sát
+ Dự kiến sản phẩm:
. Cành thứ nhất cắm thẳng đứng là cành chính
giữa bình.
. Cành thứ 2 và thứ 3 cắm tỏa tròn đều xung
quanh bình.
Nhận xét: Ở dạng tỏa tròn, độ dài của các cành
chính đều bằng nhau, các cành phụ cắm xen kẽ
với cành chính và tỏa ra xung quanh.
*Báo cáo kết quả
- HS đại diện nhóm trả lời.
*Đánh giá kết quả
- HS: khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận
*GV: hướng dẫn hs tìm hiểu quy trình cắm hoa.
HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi của giáo
viên:
? Nêu vật liệu và dụng cụ cần thiết:
HS:Nhiều loại hoa có màu sắc hài hòa như màu
trắng, vàng sẫm, vàng nhạt hoặc tương phản
như trắng, tím, đỏ; lá măng, lá dương xỉ, hoa
cúc kim; bình cắm thấp, mút xốp.
? Nêu quy trình cắm hoa:
HS: - Chiều dài cảu các cành chính đều bằng D
- Cắm 1 cành chính giữa bình.
- Cắm 4 cành màu nhạtchia bình làm 4 phần bằng
nhau. Cắm 4 cành màu đậm hơn xen giữa các
cành màu nhạt.
- Cắm các cành phụ xen vào cành chính và tỏa ra
xung quanh.
* GV vừa thao tác mẫu vừa nhắc lại quy trình cho
HS quan sát.
HS quan sát GV làm thao tác mẫu.
Hoạt động 3: Luyện tập
- HS triển khai các bước thực hiện theo hướng
dẫn của GV.
- GV quan sát, nhắc nhở, uốn nắn hs.
Hoạt động 4: Vận dụng:
-GV: hướng dẫn, khuyến khích hs sáng tạo cắm
hoa nghệ thuật, dạng tự do.
* GV yêu cầu hs thực hành các dạng vận dụng
theo nhóm
* Đánh giá kết quả, sản phẩm thực hành cảu các
nhóm.
HS các nhóm, nhận xét, đánh giá chéo.
GV nhận xét, kết luận.
b.Quy trình cắm hoa
Học sinh thực hành dạng cơ
bản.
IV. Cắm hoa dạng tự do
Học sinh thực hành vận dụng
cắm hoa dạng tự do.
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng, sáng tạo
H: Các bình hoa cắm dạng tỏa tròn thường được trang trí ở những vị trí nào?
- Em hãy tìm hiểu qua sách báo, mạng internet, qua thực tiễn về các cách cắm
hoa dạng khác nhau. Ghi chép lại những điều tìm hiểu được để tiết sau chia sẻ với
thầy cô và các bạn.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Yêu cầu hs dọn vệ sinh lớp học.
- Về nhà chuẩn bị nội dung ôn tập chương II
* Lưu ý các nội dung kiến thức sau:
- Sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở
- Thực hành: sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở.
- Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
- Trang trí nhà ở bằng một số đồ vật.
- Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_3132_nam_hoc_2019_2020_truong_p.pdf