I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Nêu được công dụng, cách lựa chọn đồ vật (rèm, mành) trong trang trí nhà ở.
2. Kỹ năng
- Lựa chọn được một số đồ vật khác nhau để trang trí làm đẹp cho căn nhà, nơi ở
và phù hợp với hoàn cảnh gia đình.
3. Thái độ
- Có thói quen quan sát, nhận xét việc trang trí nhà ở bằng các đồ vật.
- Giáo dục ý thức thẩm mỹ, ý thức làm đẹp nhà ở của mình.
4. Định hướng năng lực:
a- Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo.
b- Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức công nghệ, Thiết kế kĩ thuật, đánh giá công nghệ
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Đọc SGK và tài liệu tham khảo lên kế hoạch dạy học.
- Chuẩn bị một số hình ảnh về nhà ở trang trí bằng rèm, mành.
2. Học sinh
- Đọc trước bài 11 SGK
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, dạy học trực quan ; Dạy học nhóm
2. Kĩ thuật
- Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật thảo luận nhóm; Kĩ thuật lược đồ tư duy. Kĩ
thuật công não.
12 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 144 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 25, 26, 27 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/11/2019
Ngày giảng: 6A1: 07/11/2019
TIẾT 25
BÀI 11: TRANG TRÍ NHÀ Ở BẰNG MỘT SỐ ĐỒ VẬT (T2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Nêu được công dụng, cách lựa chọn đồ vật (rèm, mành) trong trang trí nhà ở.
2. Kỹ năng
- Lựa chọn được một số đồ vật khác nhau để trang trí làm đẹp cho căn nhà, nơi ở
và phù hợp với hoàn cảnh gia đình.
3. Thái độ
- Có thói quen quan sát, nhận xét việc trang trí nhà ở bằng các đồ vật.
- Giáo dục ý thức thẩm mỹ, ý thức làm đẹp nhà ở của mình.
4. Định hướng năng lực:
a- Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo.
b- Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức công nghệ, Thiết kế kĩ thuật, đánh giá công nghệ
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Đọc SGK và tài liệu tham khảo lên kế hoạch dạy học.
- Chuẩn bị một số hình ảnh về nhà ở trang trí bằng rèm, mành.
2. Học sinh
- Đọc trước bài 11 SGK
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, dạy học trực quan ; Dạy học nhóm
2. Kĩ thuật
- Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật thảo luận nhóm; Kĩ thuật lược đồ tư duy. Kĩ
thuật công não.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ ( Kiểm tra 15 phút)
* Đề bài Câu 1.( 2,0 điểm): Nêu công dụng của tranh ảnh?
Câu 2.( 8,0 điểm): Nêu cách trang trí tranh ảnh trong nhà ở?
* Hướng dẫn chấm
Câu Hướng dẫn chấm Điểm
1
( 2,0 điểm)
- Công dụng của tranh ảnh: tạo sự vui mắt, làm đẹp cho
căn nhà, tạo sự vui tươi, đầm ấm, thoải mái.
2,0
2
( 8,0 điểm)
- Vị trí: Treo trên khoảng tường trống của tường, phía trên
tràng kỉ, kệ đầu giường.
2,0
- Cách treo: Độ cao vừa tầm mắt, cân xứng với độ cao của
tường trần nhà.
2,0
- Hình thức: Ngay ngắn không để lộ dây treo. 2,0
- Số lượng: Không treo quá nhiều tranh trên cùng một bức
tường.
2,0
Tổ khảo thí
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
+ Ngoài tranh, ảnh, gương ra em hãy kể tên một số đồ vật trong gia đình
em vừa dùng để sử dụng vừa dùng để trang trí nhà ở?
- GV chiếu 1 số hình ảnh yêu cầu HS quan sát tranh sau đó chỉ ra trong
tranh những đồ vật nào vừa có giá trị sử dụng vừa có tác dụng để trang trí?
Để làm đẹp cho nơi ở, người ta thường dùng một số đồ vật vừa có giá trị sử
dụng, vừa có giá trị trang trí . Chúng ta cùng tìm hiểu một số đồ vật thông dụng để
trang trí nhà ở qua phần II, IV bài 11.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Hoạt động 1. Tìm hiểu rèm cửa trong
trang trí nhà ở.
- GV giới thiệu 1 số hình ảnh rèm cửa
được treo ở các vị trí khác nhau, các
kiểu rèm khác nhau, chất liệu khác
nhau. Yêu cầu HS hoạt động nhóm 4
với thời gian 5 phút tìm ra công dụng
cũng như cách chọn vải may rèm?
- Đại diện nhóm trả lời -> Nhóm khác
nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm chuyển phiếu học tập của
nhóm mình cho nhóm bạn để chấm
chéo.
- GV nhận xét-> Chốt
- HS chấm bài của nhóm bạn theo kết
quả của GV sau đó nộp bài về chỗ GV.
- GV: Chọn vải may rèm cần chú ý
những vấn đề gì?
- Em sẽ chọn màu rèm cửa như thế nào
nếu màu tường là màu kem, cửa sổ màu
nâu sẫm?
- GV cho hs quan sát một số kiểu rèm.
- Nhận xét về hình thức, kiểu dáng?
- Liên hệ ở gia đình mình đã sử dụng
loại rèm nào?
- Yêu cầu - quan sát hình 2.13 (SGK) -
Nêu nhận xét về hình thức kiểu rèm ?
GV bổ sung và nhận xét
- Gia đình em thường trang trí rèm
trong nhà ở những nơi nào ?
Hoạt động 2. Tìm hiểu mành trong
III. Rèm cửa.
1. Công dụng:
- Rèm cửa tạo vẻ dâm mát, che khuất và
tăng vẻ đẹp cho căn nhà. Cách nhiệt,
giữ ấm về mùa đông, mát về mùa hè.
2. Chọn vải may rèm.
a. Màu sắc cần hài hoà với màu tường,
màu cửa.
- Phòng khách màu sắc của rèm phù
hợp với màu tường, và màu cửa.
- Phòng ngủ màu sắc của rèm ấm áp,
kín đáo.
- Phòng học, phòng làm việc màu sắc
của rèm trang nhã sáng sủa.
b. Chất liệu: Mềm tạo được trạng thái tự
nhiên.
- Trạng thái tĩnh: Có độ rủ
- Trạng thái động: Kéo rèm mềm mại rễ
kéo, rễ định hình.
- Vải dày: Gấm, nỉdùng ở cửa chính
và cửa lớn.
- Vải mỏng: Voan, ren dùng ở cửa
nhỏ, cửa sổ.
IV. Mành.
trang trí nhà ở.
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm
? Mành có công dụng gì trong trang trí
nhà ở?
HS: thảo luận trả lời.
GV : Kết luận. Liên hệ công dụng của
mành trong đời sống
HS: Thảo luận nhóm cặp
? Kể tên các chất liệu thường dùng để
làm mành ?
? Em hãy nêu một số loại mành thường
dùng ở địa phương em?
HS: Thảo luận; đại diện nhóm trả lời
GV : Tổng hợp ý kiến chốt lại và giới
thiệu một số loại mành với các chất liệu
khác nhau.
1. Công dụng:
- Che bớt nắng, gió, che khuất, làm tăng
vẻ đẹp cho căn phòng.
2. Các loại mành.
+ Phân loại: .
- Mành nhựa trắng để che khuất nhưng
vẫn giữ sáng.
- Mành trúc, tre...để che bớt nắng gió.
+Vị trí treo: Treo ở cửa ra vào, ban
công nối tiếp các phòng.
+ Chất liệu: Chọn chất liệu vốn chịu
được lực uốn tương đối, tác động của
môi trường ( như nhựa, tre, trúc, vầu)
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập:
- Yêu cầu Hs hoàn thiện một số bài tập :
Câu 1: Chọn các từ sau điền vào chỗ chấm (...) cho phù hợp: Tranh, ảnh, gương, rèm
cửa, mành.
................(1)....................... dùng để trang trí căn phòng
................(2)............. dùng để soi
...........(3)................ có tác dụng che bớt nắng, gió.
.............(4).....................vừa để dùng, vừa để trang trí.
............(5) ................vừa để trang trí, vừa để lưu giữ kỉ niệm.
Câu 2: Vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học (tiết 24,25)
Câu 3: Tổ chức trò chơi: Đọc tên các đồ vật dưới đây và làm các bài tập:
Ảnh lãnh tụ, ảnh danh nhân, ảnh gia đình, ảnh diễn viên, bàn thờ, tủ thờ, bàn ghế
phòng khách, bàn học, bàn trang điểm, bằng khen, bình phong, chậu cây, đèn bàn, đèn chùm,
đèn trang trí, đồng hồ, đồ gốm, đồ mỹ nghệ, đôn, giá sách, giường, gương, lọ hoa, mành, đài,
rèm cửa, sập gụ, tivi, tranh, tủ chè, tủ đứng, tủ giầy dép, tượng mỹ thuật.
Sắp xếp đồ vật trên theo 3 nhóm: Đồ vật để sử dụng phục vụ sinh hoạt ; Đồ vật
dùng để trang trí; Đồ vật vừa dùng để sử dụng vừa dùng để trang trí.
=> 3 nhóm mỗi nhóm chọn ra 5 bạn trong vòng 3 phút ghi tên các đồ vật trên
vào đúng nhóm của chúng với thời gian nhanh nhất, đội đó sẽ chiến thắng. Phần
thưởng cho nhóm chiến thắng sẽ là những chiếc bút.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
- Em hãy trao đổi cùng gia đình về một số điểm cần lưu ý khi trang trí đồ vật trong
nhà ở. Đề xuất một số đồ vật thông thường để trang trí nhà ở của gia đình và nơi học
tập ở nhà của bản thân.
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo:
- Em hãy tìm hiểu thực tế, trên các kênh thông tin về ý nghĩa của việc phối màu
sắc tường, trần nhà, rèm cửa..... các khu vực chính trong nhà ở.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Về học và trả lời các câu hỏi 1,2,3 SGK/45 .Xem trước bài 12: Trang trí nhà
ở bằng cây cảnh và hoa SGK/46- Sưu tầm tranh ảnh hình 2.14, 2.15
Ngày soạn: 04/11/2019
Ngày giảng: 6A1: 09/11/2019
TIẾT 26
BÀI 12: TRANG TRÍ NHÀ Ở BẰNG CÂY CẢNH VÀ HOA (T1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Trình bày được tác dụng của cây cảnh, hoa trang trí trong nhà ở.
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để lựa chọn một số đồ vật (cây cảnh
trong trang trí nhà ở, nơi học tập.)
2. Kĩ năng:
- Lựa chọn cây cảnh, phù hợp với ngôi nhà và điều kiện kinh tế của gia đình, đạt
yêu cầu thẩm mỹ.
3. Thái độ :
- Có ý thức vận dụng sáng tạo kiến thức đã học vào thực tế.
- Có ý thức trang trí nhà ở bằng cây cảnh giúp con người gần gũi với thiên nhiên.
4. Định hướng năng lực:
a- Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo.
b- Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức công nghệ, Thiết kế kĩ thuật, đánh giá công nghệ
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Đọc SGK và tài liệu tham khảo lên kế hoạch dạy học.
- Chuẩn bị một số hình ảnh về nhà ở trang trí bằng cây cảnh và hoa.
2. Học sinh:
- Đọc trước bài 12 SGK
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, dạy học trực quan ; Dạy học nhóm
2. Kĩ thuật
- Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật thảo luận nhóm; Kĩ thuật lược đồ tư duy. Kĩ
thuật công não.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
? Nêu công dụng của rèm. Mành trong trang trí nhà ở?
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Giáo viên chiếu 1 số hình ảnh yêu cầu học sinh quan sát tranh và cho biết để
làm đẹp cho nhà ở ngoài sử dụng những đồ vật như tranh, ảnh, gương, mành, rèm thì
chúng ta có thể sử dụng những gì khác để trang trí nhà ở?
Trong cuộc sống của mình con người luôn mong muốn được hoà mình với
thiên nhiên. Con người đã biết khai thác các quy luật và trật tự của thiên nhiên phục
vụ cho mình. Bằng kiến trúc nhân tạo con người đã tạo cho mình sự hài hòa và bình
yên với thiên nhiên. Khi đời sống ngày càng được nâng cao thì cây cảnh và hoa càng
được quan tâm nhiều hơn đặc biệt là trong trang trí nhà ở. Để hiểu sâu chúng ta đi
nghiên cứu bài 12: Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Hoạt động 1: Ý nghĩa cây cảnh và
hoa trong trang trí nhà ở.
- Hãy kể tên các cây cảnh và hoa có thể
dùng để trang trí nhà ở?
- GV chiếu một sô hình ảnh cây cảnh và
hoa yêu cầu học sinh đọc nội dùng mục
I SGK, quan sát hình chiếu kết hợp liên
hệ thực tế. Hoạt động nhóm 5 phút sử
dụng kĩ thuật khăn trải bàn nêu ý nghĩa
của cây cảnh và hoa?
- Đại diện nhóm lên bảng treo sản phẩm
của nhóm sau đó trình bày -> Nhóm
khác nhận xét, bổ sung
- Giải thích vì sao cây xanh có tác dụng
làm sạch không khí?(Cây xanh hút khí
cacbôníc nhả khí ôxi làm sạch không khí)
- Vì sao ở sân trường chúng ta được
trồng nhiều loại cây cảnh và hoa ?
( Đẹp, tạo không khí trong lành. Đem
lại niềm vui thư giãn cho con người sau
giờ lao động học tập mệt mỏi)
- GV nhận xét-> Chốt
- GV: Nhà em có trồng hoa và cây cảnh
không? Đó là những cây gì? (HS liệt kê)
Hoạt động 2. Tìm hiểu một số cây
cảnh dùng trong trang trí nhà ở.
- Chia lớp làm 4 nhóm hoàn thành
phiếu học tập trong vòng 3 phút. Nêu
tên các loại cây cảnh dùng trong trang
trí nhà ở ? Sau đó mỗi nhóm cử 4 b
ạn trong nhóm đại diện nhóm lên bảng
lần lượt từng bạn ghi 1 tên xong lại
quay lại cuối hàng để bạn tiếp theo lên .
Cứ như vậy cho đến hết thời gian 2
phút đội nào ghi được nhiều và đúng thì
đội đó chiến thắng -> đội chiến thắng sẽ
nhận được 1 phần thưởng
- Nhận xét các nhóm trình bày và tổng
I. Ý nghĩa của hoa và cây cảnh trong
trang trí nhà ở.
- Làm cho con người gần gũi với thiên
nhiên, căn phòng đẹp và mát mẻ hơn.
- Cây cảnh góp phần làm trong sạch
không khí.
- Đem lại niềm vui thư giãn cho con
người sau giờ lao động học tập mệt mỏi.
Trồng hoa cây cảnh, hoa đem lại thu
nhập cho con người.
II. Một số cây cảnh và hoa dùng trong
trang trí nhà ở.
1. Cây cảnh:
a. Một số loại cây cảnh thông dụng.
- Cây có hoa : Cây hoa lan, cây hoa sứ,
cây hoa cẩm tú cầu, cây dâm bụt, cây
hoa nhài, cây hoa cúc
- Cây chỉ có lá : Vạn niên thanh, cây
lưỡi hổ, cây si, cây tùng, cây trúc mây,
dương xỉ
- Cây leo cho bóng mát : Hoa giấy, ti
gôn, hoàng anh
kết thi đua các nhóm. Trao phần thưởng
cho nhóm chiến thắng.
- GV chiếu một số hình ảnh cây cảnh và
hoa yêu cầu học sinh quan sát đọc tên
của các loại cây trên sau đó cho biết
cây cảnh được chia làm mấy loại? Đó là
những loại nào? ( 3 loại..)
GV : Cây cảnh rất đa dạng và phong
phú. Ngoài những cây thông dụng thì
mỗi vùng miền lại có những cây đặc
trưng riêng.
- GV chiếu một số hình ảnh cây cảnh và
hoa yêu cầu học sinh quan sát thảo luận
nhóm lớn 5 phút cho biết:
+ Cây cảnh thường được trang trí ở
những vị trí nào của ngôi nhà? Cho ví
dụ ở mỗi vị trí?
+ Để cây cảnh phát triển tốt đẹp người
ta phải làm gì?
- Đại diện nhóm trả lời-> Nhóm khác
nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, chốt.
- So sánh sự khác nhau của trang trí cây
cảnh trong nhà và ngoài nhà về số
lượng cây, vị trí trồng cây và kích cỡ
cây? (Trong nhà cây ít cây thường là
cây vừa và nhỏ và phải trồng trong chậu
còn ngoài nhà thì cây nhiều, có cây to
có cây vừa và nhỏ, có thể trông trong
chậu nhưng cũng có thể trồng ở ngoài).
- Để có hiệu quả trong trang trí nhà ở
cần chú ý những điều gì ? Cho ví dụ ?
(cây cao, thanh (cây trúc Nhật) chậu
cao, miệng rộng vừa phải ; cây bách tán
thân cao, tán rộng chậu thấp, miệng
rộng, cây thân leo treo mềm mại ở cửa
sổ,tường... )
GV chú ý : khi chọn cây phải phù hợp
với chậu về kích thước, hình dáng ,chậu
phù hợp với cây và vị trí cần trang trí.
- Để cây cảnh phát triển tốt đẹp người ta
phải làm gì?
- Tại sao cần phải chăm sóc cây cảnh?
Chăm sóc cây cảnh như thế nào?
- HS đại diện trả lời- > Đại diện nhóm
khác nhận xét, bổ sung
b. Vị trí trang trí cây cảnh.
* Cây cảnh thường được trang trí ngoài
sân, hành lang, trong phòng.
- Ngoài nhà: cây cảnh đặt ở trước cửa,
bờ tường thấp dẫn vào nhà, tiền sảnh...
- Trong nhà: Cây cảnh đặt ở góc nhà,
phía ngoài cửa ra vào, treo trên cửa sổ.
* Chú ý:
- Cây phải phù hợp với chậu về kích
thước và hình dáng.
- Chậu trồng cây phải phù hợp với cây,
phù hợp với vị trí cần trang trí.
c. Chăm sóc cây cảnh.
- Tưới nước vừa đủ, định kì bón phân
cho cây ( phân vi sinh).
- Tỉa cành, lá sâu, làm sạch chậu cây.
- Đưa ra ngoài thay đổi không khí.
- Có nên để cây cảnh trong phòng ngủ
không? Tại sao? ( Nên đặt cây cảnh ở
phòng ngủ tại vì cây thải khí oxi hút
khí cácboníc)
- Ở nhà, em chăm sóc cây cảnh bằng
cách nào?
- GV: Nhận xét chốt.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- Yêu cầu Hs hoàn thiện một số bài tập :
- Yêu cầu Hs hoàn thiện một số bài tập :
+ Dựa vào những hình ảnh đã cho, em hãy chọn và sắp xếp sao cho phù hợp
với từng loại cây cảnh?
+ Ý nghĩa của cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở:
a. Làm đẹp nhà ở
b. Mất thời gian chỉ cần trang trí bằng các đồ vật.
c. Làm sạch không khí
d. Góp phần tăng thu nhập cho gia đình.
e. Làm thiếu ôxi
f. Gần gũi với thiên nhiên,thư giãn.
+ Em hãy chọn câu đúng nhất trong các câu sau đây:
a. Tất cả các cây cảnh đều phù hợp để trang trí trong phòng.
b. Trên bàn học nên trang trí một chậu hoa to.
c. Cần đặt cây vào chỗ mát để cây không bị khô héo, tránh đặt ở cửa ra vào, cửa sổ.
d. Cần đặt cây ở những vị trí thích hợp để làm đẹp căn phòng nhưng vẫn đủ ánh sáng
cho cây như cửa ra vào, cửa sổ
+ Em hãy chọn câu đúng trong các câu sau:
a. Tất cả các cây cảnh đều phải tưới nước bón phân thật nhiều
b. Tuỳ vào từng loại cây cảnh mà chúng ta lựa chọn phương pháp chăm sóc cho hợp lí
c. Cần phải để cây cảnh trong mát để cây cảnh không bị héo khô
d. Câu a và c đều đúng
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
- Hãy chia sẻ với mọi người trong gia đình về những loại hoa, cây cảnh thường
dùng để trang trí nhà ở của em.
- Em hãy đề xuất và cùng mọi người trong gia đình tìm, trồng một số loại cây
cảnh phù hợp để làm đẹp cho ngôi nhà của mình hoặc tăng thu nhập cho gia đình.
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo:
- Hãy tìm trên internet, sách báo nói về các loại cây cảnh dùng để trang trí nhà
ở. Nếu có điều kiện, tìm trên mạng internet với từ khóa: Cây cảnh để biết thêm thông
tin về các loại cây cảnh thường dùng trong gia đình.
- Chọn và viết một đoạn văn ngắn về loại cây mà em thích nhất để giới thiệu
với cô giáo và các bạn.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Về nhà học bài theo vở ghi và trả lời câu hỏi 1 cuối bài
- Đọc tiếp phần II.2 của bài: Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa.
Ngày soạn: 10/11/2019
Ngày giảng: 6A1: 14/11/2019
TIẾT 27
BÀI 12: TRANG TRÍ NHÀ Ở BẰNG CÂY CẢNH VÀ HOA (T2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để lựa chọn một số loại hoa trong
trang trí nhà ở, nơi học tập.
2. Kĩ năng
- Lựa chọn một số loại hoa, trang trí phù hợp với ngôi nhà và điều kiện kinh tế
của gia đình, đạt yêu cầu thẩm mỹ.
3. Thái độ
- Có ý thức vận dụng sáng tạo kiến thức đã học vào thực tế.
- Có ý thức trang trí nhà ở bằng hoa giúp con người gần gũi với thiên nhiên.
4. Định hướng năng lực:
a- Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo.
b- Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức công nghệ, Thiết kế kĩ thuật, đánh giá công nghệ
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Đọc SGK và tài liệu tham khảo lên kế hoạch dạy học.
- Chuẩn bị một số hình ảnh về nhà ở trang trí bằng hoa.
- Hình 2.16. 2.17, 2.18 SGK phóng to, một số loại hoa tươi, hoa khô, hoa giả.
2. Học sinh
- Đọc trước bài 12 SGK
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, dạy học trực quan ; Dạy học nhóm
2. Kĩ thuật
- Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật thảo luận nhóm; Kĩ thuật lược đồ tư duy. Kĩ
thuật công não.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
? Nêu ý nghĩa của cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở?
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Giáo viên chiếu hình ảnh 1 là ngôi nhà có hoa trang trí còn lại là ngôi nhà
không có hoa trang trí yêu cầu học sinh quan sát tranh và cho biết phòng nào đẹp
hơn? Vì sao?
Đã từ lâu hoa luôn là người bạn đồng hành cùng con người, giúp tô điểm
thêm cuộc sống và mang giá trị tinh thần. Chỉ cần một chút sáng tạo, khéo léo của
đôi bàn tay mà chúng ta có thể tô điểm thêm cho ngôi nhà thêm xinh đẹp vậy: Có
các loại hoa nào và chúng ta nên đặt hoa ở đâu cho đẹp? Để hiểu sâu chúng ta đi
nghiên cứu bài 12: Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa ( Tiết 2)
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Hoạt động 1 : Tìm hiểu ý nghĩa cách
trang trí bằng hoa:
- GV: Chia lớp làm 4 nhóm hoàn thành
phiếu học tập trong vòng 3 phút. Nêu
tên các loại hoa tươi dùng trong trang trí
nhà ở ? Sau đó mỗi nhóm cử 4 bạn
trong nhóm đại diện nhóm lên bảng lần
lượt từng bạn ghi 1 tên xong lại quay lại
cuối hàng để bạn tiếp theo lên . Cứ như
vậy cho đến hết thời gian 2 phút đội nào
ghi được nhiều tên hoa và đúng thì đội
đó chiến thắng -> đội chiến thắng sẽ
nhận được 1 phần thưởng
- Nhận xét các nhóm trình bày và tổng
kết thi đua các nhóm. Trao phần thưởng
cho nhóm chiến thắng.
- GV: Đưa ra 3 loại hoa khác nhau cho
học sinh phân biệt về màu sắc, mùi
hương, độ dẻo của cành hoa yêu cầu HS
sờ, ngửi, cảm nhận về những loại hoa
này. Kết hợp liên hệ thực tế cho biết đó
là loại hoa gì?
- Gia đình em có thường dùng hoa để
trang trí không? Em hãy kể tên một số
loài hoa mà em biết?
- Hoa mà gia đình em dùng là hoa thật
hay hoa giả?
- Hoa trang trí chia làm mấy loại chính?
Là những loại hoa nào?
- GV chiếu 1 số hình ảnh hoa tươi, hoa
khô và hoa giả, cùng mẫu vật yêu cầu
HS sinh quan sát kết hợp sờ, cảm nhận
đặc điểm của các loại hoa mình đang có
. Hoạt động nhóm 5 phút cho biết thế
nào là hoa tươi, hoa giả, hoa khô? Nêu
ưu, nhược điểm của các loại hoa đó
cũng như phạm vi ứng dụng của chúng?
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày->
Nhóm khác nhận xét, bổ sung
2. Hoa.
*Hoa tươi:
- Đặc điểm: là các loại hoa còn xanh ,
tươi do con người trồng và có sẵn trong
thiên nhiên. Hoa tươi rất đa dạng và
phong phú trồng ở nước ta và hoa nhập
ngoại: VD như Hoa hồng, hoa cúc, hoa
đào, hoa cẩm chướng. Đặc biệt chúng có
mùi thơm tự nhiên.
- Ưu điểm: Phong phú, đẹp, nhiều màu
sắc, có hương thơm
- Nhược điểm: Mau tàn
- Phạm vi sử dụng: được sử dụng rộng
rãi
* Hoa khô:
- Đặc điểm: Được làm từ một số loại
- GV: Nêu tên các loại hoa thường trồng
trong và ngoài nước?
- Hãy nêu thêm tên các loài hoa tươi có
ở địa phương em?
- Hoa tươi có đặc điểm gì nổi bật?
- Nêu ưu, nhược điểm của hoa tươi?
phạm vi ứng dụng của hoa tươi?
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận
xét, bổ sung
- GVnhận xét, chốt.
- Hoa khô có đặc điểm gì nổi bật?
- Nêu ưu, nhược điểm của hoa khô?
phạm vi ứng dụng của hoa khô?
- Vì sao hoa khô ít được sử dụng rộng
rãi? - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác
nhận xét, bổ sung
- GVnhận xét, chốt.
- Hoa giả có đặc điểm gì nổi bật
- Nêu ưu, nhược điểm của hoa giả?
phạm vi ứng dụng của hoa giả?
- Vì sao hoa giả được sử dụng rộng rãi ?
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận
xét, bổ sung
- GVnhận xét, chốt.
- Em thích trang trí nhà ở bằng hoa tươi,
hoa khô hay hoa giả? Vì sao?
- GV chiếu 1 số hình ảnh vị trí trang trí
hoa yêu cầu HS cho biết đó là những vị
trí nào?
- Ở mỗi vị trí đó cách cắm có giống
nhau không? Vì sao?
- Vậy chúng ta cần cắm hoa như thế nào
ở các địa điểm đó?
- GV: Trong gia đình em thường trang
trí hoa ở những vị trí nào?(Phòng khách,
phòng ngủ). nêu cách trang trí ở nới đó?
- Ở nhà em thường cắm hoa trang trí
vào những dịp nào, đặt bình hoa ở đâu ?
- Hoa có ý nghĩa gì đối với con người,
môi trường và trang trí nhà ở?
- Khi đặt bình cắm hoa cần lưu ý những
vị trí nào không nên đặt bình hoa lên
trên? (Vị trí có các đồ điện tử, mặt
không phẳng vì dễ gây đổ, nước vào đồ
điện tử gây chập)
- GV kết luận:
hoa, lá, cành tươi được làm khô bằng
hóa chất hoặc sấy khô sau đó nhuộm
màu. Kỹ thuật làm hoa phức tạp, công
phu giá thành cao, việc làm sạch hoa
khô khó .
- Ưu điểm: Đẹp, bền hơn hoa tươi
- Nhược điểm: Giá thành cao, khó làm
sạch
- Phạm vi sử dụng: Ít sử dụng rộng rãi
*Hoa giả:
- Đặc điểm: Được làm bằng vải lụa ni
lông, giấy mỏng, nhựa. Dây kim loại
phủ nhựa hoặc phủ bọc. Hoa giả đẹp
bền, dễ làm sạch như mới, phù hợp với
những vùng hiếm hoa tươi.
- Ưu điểm: Đẹp, nhiều màu sắc, bền, dễ
làm.
- Nhược điểm: Không có hương thơm
- Phạm vi sử dụng: Được sử dụng rộng
rãi
b. Các vị trí trang trí bằng hoa.
- Trang trí ở bàn ăn, bàn tiếp khách, tủ,
kệ sách, bàn làm việc, treo tường....
- Mỗi vị trí không cắm giống nhau, vì
mỗi vị trí khác nhau có đặc điểm khác
nhau nên cần có cách cắm hoa khác.
- Ở bàn nước cần bình hoa thấp dạng toả
tròn hoặc dạng tam giác nhiều hoa. Bàn
rộng cần có hoa tán rộng và ngược lại
- Ở kệ tủ, kệ tường, cần cao và vừa,
hoa cũng cao, không cần tán rộng, dạng
thẳng hoặc nghiêng
- Hoa treo tường cần hướng ra phía
không gian
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- Yêu cầu Hs hoàn thiện một số bài tập :
GV: Phát phiếu học tập yêu cầu HS hoạt động nhóm khoanh vào chữ Đ vào câu trả
lời đúng, chữ S nếu cho là câu sai.
Em làm gì để có cây cảnh, hoa trang trí nhà ở?
- Khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
a. Để cây cảnh lu ôn đẹp và phát triển tốt, em cần phải làm gì?
A. Chăm bón, tưới nước B. Thỉnh thoảng đưa cây ra ngoài
trời
C. Không nên đưa cây ra ngoài trời D. Cả A và B
b. Đặc điểm nào dưới đây làm cho hoa giả được sử dụng rộng rãi?
A. Bền , đẹp, dễ làm sạch B. Không độc hại
C. Đa dạng, nhiều màu sắc D. Cả A và C
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
- Hãy chia sẻ với mọi người tròng gia đình về những loại hoa, cây cảnh thường
dùng để trang trí nhà ở của em.
- Em hãy đề xuất và cùng mọi người trong gia đình tìm, trồng một số loại hoa
phù hợp để làm đẹp cho ngôi nhà của mình hoặc tăng thu nhập cho gia đình.
- Em có thể tự học cách làm hoa giả để trang trí cho nhà mình thêm đẹp.
- Tìm hiểu xem trong gia đình mình có những bình hoa loại nào, chọn loại hoa
cắm phù hợp với từng bình đã có và chọn vị trí đặt bình hoa phù hợp trong nhà mình.
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo:
- Hãy tìm trên internet, sách báo nói về các loại hoa dùng để trang trí nhà ở.
Nếu có điều kiện, tìm trên mạng internet với từ khóa: Cây cảnh để biết thêm thông
tin về các loại hoa thường dùng trong gia đình.
- Chọn và viết một đoạn văn ngắn về loại hoa mà em thích nhất để giới thiệu
với cô giáo và các bạn.
- HS đọc “Có thể em chưa biết” SGK/51.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Về nhà học bài theo vở ghi và trả lời câu hỏi 2,3 cuối bài
- Đọc bài: Cắm hoa trang trí
STT Nội dung Đỳng Sai
1 Trồng cây cảnh Đ
2 Tiết kiệm tiền để mua hoa Đ
3 Hái hoa nơi công cộng S
4 Trồng và chăm sóc cây cảnh, cây hoa Đ
5 Hái hoa của nhà bên cạnh S
6 Xin hoa của bạn hái trong công viên S
7 Tìm kiếm và khai thác hợp lí cây mọc tự nhiên. Đ
8 Cây có hình dáng thanh, cao phù hợp với chậu thấp,
miệng rộng.
S
9 Cây có hình dáng thanh, cao phù hợp với chậu thấp,
miệng rộng vừa phải
Đ
10 Cây có thân thấp và tán rộng phù hợp với chậu có
dáng thấp, miệng rộng.
Đ
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_25_26_27_nam_hoc_2019_2020_truo.pdf