Phần 1 : Trắc nghiệm :
Hãy đọc đoạn văn sau:
Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đóc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của nhân loại nhờ biết phấn công, cố gắng tích luỹ ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại.
(Chu Quang Tiềm)
1. Đoạn văn trên chủ yếu sử dung thao tác nghị luận nào ?
A. Giải thích B. Chứng minh C. Phân tích D. Tổng hợp
2. Nội dung chính của đoạn văn trến là gì ?
A. Bàn về sự cần thiết của việc đọc sách
B. Bàn về ý nghĩa to lớn của sách vở
C. Bàn về những thành tưuj khoa học của nhân loại
D. Bàn về con đường học vấn
3. Câu văn nào sau đây nếu ý chính của đoạn văn ?
A. Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn.
B. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại.
C. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại.
D. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích luỹ ngày đêm mà có.
4. Theo em, học vấn là gì ?
A. Những kiến thức về văn học
B. Những kiến thức về khoa học – kĩ thuật
C. Tài năng bẩm sinh của con người
D. Những kiến thức tích luỹ được qua học tập
5. Câu danh ngôn nào sau đây có nội dung gần nhất với đoạn văn trên ?
A. Sách là ánh trăng soi đường cho văn minh. ( Ru - dơ- ven )
B. Có học rồi mới biết mình chưa đủ. ( Lễ Kí )
C. Đọc nhiều cũng như ăn nhiều, hoàn toàn vô bổ nếu không tiêu hoá
( Thác - cơ - rây )
35 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1604 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Bổ trợ ngữ văn 9 - Học kì II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bổ trợ ngữ văn 9 - học kì II
Tiết 55 :
Luyện đề : "Bàn về đọc sách"
Phần 1 : Trắc nghiệm :
Hãy đọc đoạn văn sau:
Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đóc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của nhân loại nhờ biết phấn công, cố gắng tích luỹ ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại.
(Chu Quang Tiềm)
Đoạn văn trên chủ yếu sử dung thao tác nghị luận nào ?
A. Giải thích B. Chứng minh C. Phân tích D. Tổng hợp
Nội dung chính của đoạn văn trến là gì ?
A. Bàn về sự cần thiết của việc đọc sách
B. Bàn về ý nghĩa to lớn của sách vở
C. Bàn về những thành tưuj khoa học của nhân loại
D. Bàn về con đường học vấn
Câu văn nào sau đây nếu ý chính của đoạn văn ?
A. Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn.
B. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại.
C. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại.
D. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích luỹ ngày đêm mà có.
Theo em, học vấn là gì ?
A. Những kiến thức về văn học
B. Những kiến thức về khoa học – kĩ thuật
C. Tài năng bẩm sinh của con người
D. Những kiến thức tích luỹ được qua học tập
Câu danh ngôn nào sau đây có nội dung gần nhất với đoạn văn trên ?
A. Sách là ánh trăng soi đường cho văn minh. ( Ru - dơ- ven )
B. Có học rồi mới biết mình chưa đủ. ( Lễ Kí )
C. Đọc nhiều cũng như ăn nhiều, hoàn toàn vô bổ nếu không tiêu hoá
( Thác - cơ - rây )
D. Một vài cuốn sách có thể nếm qua, một vài cuốn phải nhai kĩ và tiêu hoá
( Bê - cơn )
Phần 2 : Tự luận
Câu 1 : Vấn đề trọng tậm mà tác giả đặt ra trong bài viết là gì ? Để làm nổi bật vấn đề chính, tác giả đã xây dựng bố cục bài viết nhu thế nào ?
Câu 2 : Việc đọc sách có tầm quan trọng như thế nào ? Nêu ý nghĩa to lớn của việc đọc sách.
Câu 3 : Tại sao tác giả lại khuyên cần phải lựa chọn sách khi đọc ? Như vậy có làm hạn chế sự phong phú về kiến thức hay không ?
Câu 4 : Em có suy nghĩ gì về phương pháp đọc sách mà tác giả nêu ra ra trong bài viết này ?
* Gợi ý :
Câu 1 : Vấn đề cơ bản nhất đặt ra trong bài viết này là tầm quan trọng của viện đọc sách và phương pháp đọc sao cho hiệu quả nhất. Để kàm nổi bật vấn đề này , tác giả đã xâu dựng bố cục 3 phần :
- Phần 1 (từ đầu đến "nhằm phát hiện thế giới mới") : Tầm quan trọng của việc đọc sách và ý nghĩa của nó.
- Phần 2 (tiếp theo đến "tiêu hao lực lượng") : Những khó khăn, nguy hại thường gặp khi đọc sách.
- Phần 3 (còn lại) : Bàn về phương pháp đọc sách.
Bố cục như trên là chặt chẽ và hợp lí.
Câu 2 :
Tầm quan trọng của việc đọc sách : Sách lưu giữ tinh hoa văn hoá của nhân loại từ trước đến nay, mỗi quyển sách có giá trị là một cột mốc trên con đường phát triển của loài người. Chính vì thế, đọc sách giúp con người mở rộng tầm hiểu biết.
ý nghĩa của việc đọc sách : Đọc sách là con đường quan trọng để nâng cao tầm hiểu biết, là sự chuẩn bị hanhg trang để bước vào tương lai một cách vững chắc. Không thể tiến xa nếu không thể tiến xa nếu không nắm được những thành tựu văn hoá cảu nhân loại, không tiếp thu những thành tựu khoa học mà loài người đã rày công nghiên cứu và đúc rút thành kinh nghiệm từ bao đời nay.
Câu 3 : Đọc sách phải chon lọc vì nếu không chọn lọc thì sẽ rơi vào các nguy cơ :
- Đọc sách theo kiểu ăn tươi nuốt sống, không tiêu hoá được.
- Khi sách nhiều, nếu không chọn lọc thì lãng phí thời gian, hao phí tiền bạc và sức lực.
Việc lựa chọn sách để đọc không hạn chế kiến thức vì tác giả đã lưu ý "không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn". Bởi vậy, đọc chuyên sâu phải kết hợp với đọc mở rộng.
Câu 4 : Phương pháp đọc mà tác giả đã đưa ra là :
- Không nên đọc lướt mà phải suy nghĩ.
- Không nên đọc tràn lan, gặp gì đọc nấy theo sở thích, hứng thú cá nhân mà phải đọc có kế hoạch, có hệ thống.
- Đọc gắn liền với sự kiên trì nhẫn nại nhằm hiểu biết thông tỏ mọi điều trong sách.
Phương pháp đọc do Chu Quang Tiềm nêu lên hết sức hợp lí. Nó chứng tỏ kinh nghiệm của một học giả giàu kinh nghiệm, sâu sắc.
Tiết 56:
Bài tập về Khởi ngữ
Câu 1 : Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích sau :
a) Đọc sách, phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.
b) Kiến thức phổ thông, không chỉ những công dân thế giới hiện đại tại cần mà cả những nhà học giả chuyên môm cũng không thể thiếu nó được.
c) Trang phục không có pháp luật nào can thiệp, nhưng có những quy tắc ngầm phải tuân theo,. đó là văn hoá xã hội. Đi đám cưới không thể lôi thôi lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm bùn. Đi dự đám tang không được mặc áo quần loè loẹt, nói cười oang oang.
( Băng Sơn, Trang phục)
Câu 2 : Thêm những từ cần thiết để nhận diện khởi ngữ cho các khởi ngữ đã tìm ở bài tập 1.
Câu 3 : Chuyển các câu sau thành các câu có chưa thành phần chủ ngữ.
a) Người ta sợ cái uy nghi quyền thế của quan. Người ta sợ cái uy đồng tiền của Nghị Lại.
b) Ông giáo ấy không hút thuốc, không uống rượi.
c) Tôi cử ở nhà tôi, làm việc của tôi.
Câu 4 : Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng câu có khởi ngữ.Gạch dưới thành phần khởi nhữ trong đoạn văn đó.
* Gợi ý :
Câu 1 : Thành phần khởi ngữ trong các câu đã cho như sau :
Đọc sách.
b) Kiến thức phổ thông.
c) Trang phục, Đi đám cưới, Đi dự đám tang.
Câu 2 : Có thể thêm những từ nhận diện khởi ngữ như sau :
a) Về (việc) đọc sách thì phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.
b) Đối với kiến thức phổ thông thì không chỉ những công dân thế giới hiện đại tại cần mà cả những nhà học giả chuyên môm cũng không thể thiếu nó được.
c) Về trang phục thì không có pháp luật nào can thiệp, nhưng có những quy tắc ngầm phải tuân theo,. đó là văn hoá xã hội. Đối với (việc) đi đám cưới thì không thể lôi thôi lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm bùn. Đối với (việc) đi dự đám tang thì không được mặc áo quần loè loẹt, nói cười oang oang.
Câu 3 : Có thể chuyển như sau :
a) Quan, người ta sợ cái uy nghi quyền thế. Nghị Lại, người ta sợ cái uy đồng tiền của.
b) Thuốc, ông giáo ấy không hút, rượi, ông giáo ấy không uống.
c) Nhà tôi tôi cứ ở, việc tôi, tôi cứ làm.
Câu 4 : Học sinh tự làm.
Tiết 57 :
Bài tập về phân tích và tổng hợp
Câu 1 : Đọc các đoạn văn sau và cho biết tác giả đã vận dụng phép phân tích và tổng hợp như thể nào ?
a) Từng giọt nước nhỏ thấm vào lòng đất, chảy về một hướng mới thành suối, thành sông, rồi thành biển. Một pho tượng hay một lâu đài cùng phải có cái nền mới đứng vững được. Nhưng người ta thường dễ nhìn thấy pho tương và lâu đài, mà không chú ý đến cái nền. Như thế là chỉ thấy cái ngọn mà quên mất cái gốc ! Nếu cứ ngồi kể lại những gương người tốt, việc tốt thì kể mãi cũng không hết được. Bác chỉ muốn nhắc các chú một điều : chớ bỏ qua các việc mà các chú tưởng là tầm thường. Cháu bé nhặt được của rơi đem nộp chú công an; hai cô gái đi đường thấy cái hố nhỏ ở vỉa hè, rủ nhau láy đất lấp lại cho đồng bào khỏi vấp ngã; một người dân đi dưới trời mưa, thấy xe gạo của Nhà nước không có gì che phủ, đã cởi tấm áo ni lông của mình đậy gạo cho Nhà nước; chú bộ đội đi công tác gặp người đàn bà giở dạ đẻ ỏ giữa đường, đã đỡ đẻ cho dân, được mẹ tròn con vuông, lại đưa cả mẹ con về tận gia đình; cụ già Việt kiều trở về Tổ quốc với lòng tha thiết cùng đồng bào chia sẻ khó khăn, gánh vác công việc đánh giặc giữ nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội... Tất cả những việc là như vậy đều nói lên tinh thần yêu nước, đạo đức trong sáng, thuần phong mĩ tục của nhân dân ta. Chúng ta đánh giặc và xây dựng xã hội mới bằng những việc làm muôn hình muôn vẻ của hàng chục triệu con người như thế, chứ không phải chỉ bằng thành tích nổi bật của một số cá nhân anh hùng.
(Phan Hiền, Hồ Chủ tịch với việc bồi dưỡng nêu gương những người tốt, việc tốt)
b) Nhưng nếu Kiều là một người yếu đuối thì Từ Hải là kẻ hùng mạnh, Kiều là một người tủi nhục thì Từ là kẻ vinh quang. Ơ trong cuộc sống mỗi bước chân Kiều đều vấp phải mọtt bất trắc thì trên quãng đường ngang dọc Từ không hề gặp khó khăn. Suốt cuộc đời Kiều sống chịu đựng, Từ sống bất bình, Kiều quen tiếng khóc, Từ quen tiếng cười. Kiều đội trên đầu nào trung nào hiếu thì trên đầu Từ chỉ có một khoảng trống không "nào biết trên đâu có ai" . Nếu Kiều lê bước trên mặt đất liền đầy những éo le trói buộc thì Từ vùng vẫy trên cao phóng túng tự do. Kiều là hiện thân của mặc cảm tự ti, còn Từ là nguyên hình tự tôn.
(Theo Vũ Hạnh, Bài tập rèn kĩ năng dựng đoạn)
Câu 2 : Trình bày phép phân tích và tổng hợp của văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thể kỉ mởi” của Vũ Khoan (SGK, tr.26).
Câu 3 : Viết một đoạn văn phân tích câu tục ngữ “Con hơn cha là nhà có phúc” , để rút ra kết luận về mối quan hệ giữa thế hệ sau với thế hệ trước.
Câu 4 : Dựa vào hệ thống luận điểm trong văn bản “Tiếng nói của văn nghệ” của Nguyễn Đình thi (SGK, tr.12), em hãy viết một tác phẩm văn học để chứng minh cho những luận điểm đó.
* Gợi ý :
Câu 1 :
- Hãy nêu phần phân tích, phần tổng hợp ỏ mỗi văn bản.
- Phần phân tích có những ý kiến cụ thể nào, mối quan hệ giữa chúng ra sao ?
- Từ sự phân tích, vaưn bản rút ra ý khái quát nào ?
- Vnă bản đã dùng những biện pháp nào để trình bày (giả thiết, chứng minh, so sánh đối chiếu, giải thích,...) ? Tác dụng của những biện pháp đó.
Ví dụ : đoạn (a) :
* Bố cục :
- Phân tích :
+ Giọt nước và biển cả, nền và pho tượng, lâu đài.
+ Chớ bỏ qua những việc tầm thường (với 5 luận cứ).
- Tổng hợp :
+ Đó là yêu nước, là đạo đức trong sáng.
+Đánh giặc và xây dựng đất nước cần có số đông đó.
* Mối quan hệ: Ví dụ : Từ những hình ảnh giọt nước và biển cả, dẫn đến ý chở coi thường những việc bình thương, là một sự liên tưởng hợp lí.
Câu 2 :
- Hệ thống luận điểm “Chuẩn bị hành trang vào thé kỉ mới” :
* Nêu vấn đề : Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yểu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nều kinh tế mới.
* Phân tích vấn đề thành ba luận điểm:
Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới quan trọng nhất là chuẩn bị bản thân con người.
Bối cành cùa thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặg nề của đất nước.
(3) Những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam cần được nhận rõ khi bước vào nền kinh tế mới.
* Tổng hợp : Cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, rèn cho mình những thói quen ngay từ những việc nhỏ để đưa đất nước đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Hãy tiếp tục chia nhỏ từng luận điểm, trình bày mối quan hệ giữa chúng.
- Hãy nêu lên các biện pháp tác giả sử dụng khi phân tích từng khía cạnh của mỗi luận điểm.
Câu 3 : Có thể dựa vào những lí lẽ sau để phát triển thành đoạn văn :
- Con và cha ở đây là mối quan hệ ruột thịt, đồng thời là quan hệ giũa thế hệ sau vá trước trong xã hội.
- Con hơn cha là kết quả cao của sự dạy dỗ; sẽ dẫn đến hiệu quả cao của lao động, gia đình phát triển hơn trước.
- Thế hệ sau hơn thế hệ trước là phù hợp với quy luật phát triển của xã hội loài người (dẫn chứng).
- Nếu ngược lại thì sao ?
- Rút ra kết luận.
Câu 4 :
- Các luận điểm trong văn bản “Tiếng nói của văn nghệ” :
+ Nội dung của văn nghệ là thực tại khách quan và nhận thức mới mẻ.
+ Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với con người.
+ Văn nghệ có sức mạnh lôi cuốn, cẳm hoá kì diệu.
- Chọn một tác phẩm, nên là thơ cho gọn. Trình bày ý kiến theo các luận điểm trên (phép phân tích). Từ sự phân tích một tác phẩm cụ thể mà rút ra kết luận về tác dụng của tác phẩm văn học đối với bạn đọc (phép tổng hợp).
Tiết 58 :
Luyện đề :Tiếng nói của văn nghệ"
Phần I : Trắc nghiệm (10 câu - 2.5 đ)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi (Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng)
Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng.
[...] Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ ngay cuộc sống hằng ngày nảy ra, vào thấm trong tất cả cuộc sống. Tư tưởng cuả nghệ thuật không bao giừo là trí thức trừu tượng một mình trên cao. Một câu thơ, một trang truyên, một vở kịch, cho đến một bức tranh, một bản đàn, ngay khi làm chúng ta rụng động trong cảm xúc, có bao giời để trí óc chúng ta nằm lười yên một chỗ. Nhưng nghệ sĩ không đến mở một cuộc thảo luận lộ liễu và khô khan với chúng ta về một vấn đề khoa học hay triết
học. Anh làm cho chúng ta nhìn, nghe, rồi từ những con nguời, những câu chuyện,
những hình ảnh, những nỗi niềm của tác phẩm sẽ khơi mung lung trong trí óc ta
những vấn đề suy nghĩ. Cái tư tướng trong nghệ thuật là cái tư tưởng náu mình, yên lặng.
(Theo ngữ văn 9, tập hai)
1. Nội dung chính của đoạn văn nghị luận trên là gì ?
A. Bàn về mối quan hệ giữa tư tưởng và nghệ thuật.
B. Bàn về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.
C. Bàn về mối quan hệ giữa nhà văn và tác phẩm.
D. Bàn về mối quan hệ giữa các thể loại văen học.
2. Y chính của đoạn văn trên thể hiện ở câu nào sau đây ?
A. Nghệ thuật nói nhiều vói tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng.
B. Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ ngay cuộc sống hằng ngày nảy ra, và thấm dần trong tất cả cuộc sống.
C. Nhưng nghệ sĩ không đến mở một cuộc thảo luận lộ liễu và khô khan với chúng ta về một vấn đề khoa học hay triết học.
D. Tư tưởng của nghệ thuật không bao giời là trí thức trừu tượng một mình trên cao.
3. Câu văn “Cái tư tưởng trong nghệ thuật là một tư tưởng náu mình, yên lặng.”đã sử dụng phép tu từ gì ?
A. Hoán dụ C. ẩn dụ
B. Nhân hoá D. So sánh
4. Từ nào đồng nghĩa với từ nghệ thuật trong đoạn văn trên ?
A. Văn học C. Văn nghệ
B. Văn hoá D. Văn chương
5. Đoạn văn trên sử dụng phép lập luận nào ?
A. Giải thích C. Giải thích và chứng minh
B. Chứng minh D. Tổng hợp
Phần II : Câu hỏi và bài tập
Câu 1 : Tiểu luận “tiếng nói của nghệ” nêu lên và phân tích những nội dung quan trọng? Cảm nhận của em về nhan đề của bài viết?
Câu 2 : Trong phần nội dung của văn nghệ, tác giả đã trình bày và phân tích những nội dung nào?
Câu 3 : Vì sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ?
Câu 4 : Văn nghệ đã đi vào tâm hồn con nguời bằng con đuờng nào và sức mạnh kỳ diệu cảu nó?
Câu 5 : Em học tập được gì qua cách viết văn nghị luận của Nguyễn Đình Thi
*Gợi ý :
Câu 1 : Bài tiểu luận nêu lên và phân tích hai nội dung quan trọng : nội dung của văn nghệ và sức tác động kì diệu của văn nghệ đối với con người. Nhan đề của bài viết cho thấy mầu sắc khái quát của lí luận vừa giàu tính biểu cảm. Đây cũng là cách viết thường thấy của Nguyễn Đình Thi : sắc sảo về lí lẽ, tinh tế trong phân tích, tài hoa trong cách thức diễn đạt.
Câu 2 : Nội dung của văn nghệ :
- Văn nghệ phản ánh thực tại nhưng người nghệ sĩ không sao chép cái đã có mà muốn nói một điều gì mới mẻ .
- Tác phẩm văn nghệ là một thông điệp nghệ thuật chứa trong đó tâm tư tình cảm và khát vọng của nhà văn, truyền đến cho người đọc “cách sống của tâm hồn”.
- Văn nghệ không những giúp ta hiểu được thế giới xung quanh mà hiểu cả chính bản thân mình, làm cho đời sống tâm hồn con người thêm phong phú.
Rõ ràng là tiếng nói của tình cảm văn nghệ hoàn toàn khác với khoa học. Văn nghệ cũng như các bộ phận khoa học đều hướng tới khám phá chân lí đời sống, nhưng các bộ phận khoa học chur yếu khái quát các hiện tượng đời sống thông các phạm trù, các số liệu,... còn văn nghệ lại tập trung khám phá chiều sâu bí ẩn của tâm hồn, các quan hệ tình cảm phong phú của con người.
Câu 3 : Con người cần đến tiếng nói của văn nghệ vì :
- Văn nghệ giúp cho đời sống tâm hồn phong phú, giúp chúng ta nhận thấy xung quanh và nhận thấy chính bản thân mình.
- Khi con người bị cách ngăn với cuộc sống, văn nghệ là sợi dây nối họ với thế giới bên ngoài.
- Văn nghệ giúp con người biết vượt qua mọi khó khăn, thử thách để giữ cho “đời cứ tươi”.
Câu 4 : Con đường của văn nghệ đến với mọi người là con đường của tình cảm.Văn
nghệ là tiếng nói từ trái tim đến với trái tim, nó “đốt lửa trong lòn chúng ta”. Nó có khả năng giúp con người tự “nhân đôi” mình trên con đường hoàn thiện nhân cách.
Câu 5 : H/s tự trả lời câu hỏi này theo cảm nhận riêng của mình. Nhưng cần chú ý :
- Kết hợp hài hoà giữa lí trí và tình cảm, giữa khả năng khát quát và khả năng phân tích tinh tế.
- Tăng cường tính lí luận nhưng đó phải là thứ lí luận không được khô khan, xa rời thựe tiễn.
- Lựa chọn giọng điệu và cách thức diễn đạt sao cho phù hợp.
Tiết 59, 60 :
Bài tập luyện : Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống
Câu 1 : Hãy sưu tâmd một số gương người tốt, việc tốt trong đời sống xã hội hiện nay đáng để chúng ta quan tâm.
Câu 2 : Nếu phải viết một bài văn nghị luậnvề một trong số những tấm gương đó, em cho rằng bài viết phải đạt những yêu cầu gì về hình thức và nội dung
Câu 3 : Nhân xét 4 đề bài trong sgk, tr.22, chỉ ra những điểm khác nhau trong cách ra đề. Những sự khác nhau đó quy định cụ thể cách làm như thế nào ?
Câu 4 : Trước sự đua đòi ăn mặc thiếu văn hoá của bạn bè, em hãy góp một số ý kiến trong buổi sinh hoạt lớp.
* Gợi ý :
Câu 1 :
- Những tư liệu sưu tầm được cần ghi rõ nguồn cung cấp thì chứng cứ mới xác thực (chi tiết, sự việc, có thể có cả địa điểm, thời điểm, số liệu,...)
- Có nội dung đang để nêu thành vấn đề, và đó là vấn đề gì ?
Ví dụ :
“Chuyện đời” bi tráng của một chàng trai giỏi văn nhất miền Bắc một thời
Nguyễn Văn Thạc sinh năm 1952 tại làng Bưởi, Hà Nội , trong một gia đình thợ thủ công. Cha mẹ cậu có xưởng dệt nhỏ, nhưng khi Mĩ gây chiến tranh phá hoại miền Bắc, đã bán rẻ để xơ tán về quê tại Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm. Không có việc làm, nhà lại đông con, tài sản gia đình nhanh chóng khánh kiệt. Bà mẹ Thạc phải đi cắt cỏ, bán lấy tiền lo bữa ăn.
Nhà nghèo nên Thạc vừa đi học vưa đi làm thêm phụ giúp cha mẹ nhưng học rất giỏi. Sau 10 năm học phổ thông đều đạt loại học sinh A1 (giỏi toàn diện). Năm lớp 7 (cuối cấp II), Thạc đoạt giải Nhì (không có giải Nhất), học sinh giỏi Văn thành phố Hà Nội .Năm lớp 10 ( cuối cấp III, 1969-1970), Thạc đoạt giải nhất cuộc thi học giỏi Văn toàn miền Bắc. Với thành tích học tập như vậy, Thạc được chọn đi học ở Liên Xô.Nhưng đó là những năm chiến tranh ác liệt, có chủ trương nam sinh đều nhập ngũ.
Trong khi chờ gọi nhập ngũ, Thạc dự thi và đỗ vào khoa Toán – Cơ của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Vừa học năm thứ nhất, anh vừa tự học thêm để hoàn thành chương trình năm thứ hai và được nhà trường cho lên học thẳng năm thứ 3. Nhưng theo tiếng gọi của non sông, Thạc nhập ngũ ngày 6-9-1971. Anh hy sinh tại chiến trường Quảng Trị năm 1972, khi chưa đầy 10 tháng tuổi quân và chưa tròn 20 tuổi đời. Điều đáng khâm phục nữa là anh vừa chiến đấu vừa viết hàng trăm lá thư và tập nhật ký 240 trang vì anh luôn trăn trở : “Liệu mình có thể đóng góp được gì cho văn học chống Mỹ...?”. Tinh thần chung của tập nhật ký là tinh thần lạc quan, sẵn sàng xả thân vì Tổ Quốc của một thanh niên trí thức Hà Nội.
( Đặng Vương Hưng, báo An ninh thế giới, ngày 30-4-2005)
Câu 2: Nếu viết bài văn nghị luận về sự kiện trên, thì cần :
- Về nội dung :
+ Nêu rõ được sự việc. ( có các chi tiết chính nào?)
+ Nêu ra được vấn đề. ( vì sao chiến tranh đã lùi xa mà tác giả vẫn quan tâm đến sự kiện này ? đối chiếu với lối sống và học tập của thanh niên hiện nay, em có suy nghĩ gì sâu sắc nhất ?)
+ Phân tích từng mặt của sự việc và tỏ thái độ ý kiến cụ thể trước vấn đề này.
- Về hình thức : để ý kiến gắn với thời sự hiện nay, cần tìm một số chứng cứ thực tế đồng thuận và trái ngược với câu chuyện trên.
Câu 3 : Nhận xét 4 đề bài ở sgk, tr.22:
* Đề 1 :
- Đề chỉ nêu chung chung nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó, do đó người viết phải tự tìm một số tấm gương ( trên sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng,...).
- Chủ yếu sử dụng phép phân tích, chứng minh.
* Đề 2 :
- Bàn về di hoạ của chất độc màu da cam là vấn đề quá lớn. Cho nên đề chỉ nêu 2 sự kiện ( di họa nặng nề cho hàng chục vạn gia đình và cả nước lập quỹ giúp đỡ họ), và yêu cầu suy nghĩ về các sự kiện đó. Do đó người viết phải tự hạn chế phạm vi cho gọn.
- Sự việc trong đề chưa cụ thể , phải tìm thêm số liệu có tính thuyết phục cao cho cả hai sự kiện trên.
- Phải phối hợp các phương pháp, vận dụng tổng hợp nhiều phép lập luận.
* Đề 3 : Tương tự đề 1, nhưng phương pháp bàn luận chủ yếu là giải thích và phân tích nguyên nhân, tác hại, trách nhiệm của nhiều người ( không riêng trẻ em), nhiều nghành ( không riêng nghành giáo dục)...
* Đề 4 :
- Truyện hơi dài nên phải nắm lấy những chi tiết chính.
- Khi bàn bạc , phân tích và tổng hợp ý kiến , luôn chú ý bài học rút ra phù hợp với xưa và nay.
Câu 4 : Dàn ý
a) Mở bài
- Trang phục là nhu cầu hàng ngày không thể thiếu của con người.
- Ngày nay đời sống phát triển, người ta không chỉ muốn mặc ấm mà còn muốn
mặc đẹp.
- Nhưng hiện còn một số bạn ăn mặc còn thiếu văn hoá.
b) Thân bài
- Nêu các hiện tượng thiếu văn hoá trong trang phục của một số học sinh : chạy theo các mốt loè loẹt, thiếu đứng đắn; những kiểu dáng không phù hợp lúc đi học, luôn luôn thay đổi mốt,...
- Phân tích tác hại : phí thời gian học hành, tốn tiền bạc của gia đình, làm thay đổi nhân cách tố đeph của chính mình, ảnh hưởng thuần phong mĩ tục chung.
- Vậy học sinh nên ăn mặc như thế nào ?
c) Kết bài
- Mọi thời đại, trang phục đều thể hiện trình độ văn hoá của một dân tộc.
- Học sinh chúng ta cần góp phần làmn tăng vẻ đẹp văn hoá đó.
Tiết 61:
Luyện đề : Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
Câu 1:Bài viết này của ông Vũ Khoan được viết vào thời điểm nào ? Đối tượng mà tác giả hướng tới là ai? Vấn đề mà tác giả nêu ra trong bài viết có thực sự cần thiết hay không?
Câu 2: Tại sao tác giả lại khẳng định sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất?
Câu3: Đâu là những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam?
Câu 4: Trong quá trình hội nhập với thế giới, cần tránh những căn bệnh nào?
Câu 5: Cảm nhận của em khi đọc xong bài viết của tác giả Vũ Khoan?
* Gợi ý:
Câu 1 :
Bài viết này được viết vào thời điểm chuyển giao hai thế kỷvà cũng là hai thiên niên kỷ( năm 2001). Đây là thời điểm rất quan trọng. Công cuộc đổi mới đất nước bắt đầu từ năm 1986 đã đạt được những thành tựu vững chắc. Chúng ta đang phấn đấu để vào năm 2020 trở thành một nước công nghiệp. Đó là mục tiêu rất lớn và rất khó khăn. Không chuẩn bị hành trang kỹ lưỡng thì rất khó đạt được mục tiêu ấy. Vấn đề và đối tượng chủ yếu mà tác giả hướng tớiđược ghi ở câu đầu tiên của bài viết:”Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốtkhi bước vào nền kinh tế mới”. Hướng tới lớp trẻ là đúng vì đây là những chủ nhân của đất nước, là những người mang trên vai mình nhiệm vụ đưa đất nước phát triển sánh vai với các cường quốc năm châu. Vấn đề mà tác giả nêu lên hết sức cấp thiết và quan trọng. Cấp thiết ngay trong thời điểm hiện nayvà mai sau vì việc xây dựng những đức tính, thói quen tốt, loại bỏ những tính xấu đòi hỏi một thời gian lâu dài. Không dũng cảm thừa nhận nhược điểm của mình, không phát huy những mặt mạnh của mình thì không thể phát triển.
Câu 2: Nhận xét này xuất phát từ hai căn cứđã được kiểm định trong lịch sử và trong thực tiễn:
- Từ cổ chí kim, con người bao giờ cũng là động lực chính thúc đẩy sự phát triển của lịch sử.
- Trong thời đại in- tơ- nét hiện nay, vai trò của con người lại càng đặc biệt nổi bật. Các sản phẩm thời nay mang trong nó hàm lượng chất xám của con người rất cao.( Chú ý, Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng đã đưa ra chiến lược phát triển nguồn lực con người trong các kỳ đại hội Đảng gần đây).
Câu 3: Trong bài viết tác giả không tách riêng điểm mạnh điểm yếu của người Việt Nam mà phân tích xen kẽ. Điều này xuất phát từ chỗ: thứ nhất, có những điểm mạnh hàm chứa trong nó cả điểm yếu, nhất là khi chúng ta bước vào thời đại mới; thứ hai, làm cho việc trình bày của tác giả mềm mại không khô khan, đúng với thực tế.
Điểm mạnh
Điểm yếu
- Thông minh, nhạy bén với cái mới.
- Cần cù , sáng tạo.
- Đoàn kết ,đùm bọc nhau trong thời chiến.
-Thích ứng nhanh.
- Hổng kiến thức cơ bản, kém năng lực thực hành
-Thiếu đức rtính tỉ mỉ, không coi trọng quy trình sản xuất,chưa quen cường đổan xuất công nghiệp khẩn trương
- Đố kị nhau trong làm ăn và trong cuộc sống thời bình.
-Hạn chế trong nếp nghĩ, kì thị với kinh doanh, quen với bao cấp, sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức, khôn vặt , ít giữ chữ tín trong làm ăn và trong quan hệ
Câu 4: Trong quá trình hội nhập cần tránh:
-Thái độ kì thị với kinh doanh( vì trong nếp nghĩ của ta, kinh doanh thường gắn liền với gian lận)
- Loại bỏ thói quen được bao cấp( vì rất dễ ỷ lại, không chủ động và thiếu sáng tạo trong công việc).
- Không được sùng ngoại hay bài ngoại vô lối.
- Tránh bệnh khôn vặt bóc ngắn cắn dài, phải giữ chữ “tín” trong làm ăn kinh tế.
Câu 5: Đây là bài viết sắc sảo,thẳng thắn nêu lên cái mạnh và cái yếu của người Việt Nam( trước đây ta hay nói đến cái mạnh mà ngại nói đến cái yếu).Chỉ một khi dũng cảm nhìn thấy cái mạnh và cái yếu của mình, hiểu được yêu cầu của thời đại thì lúc đó chúng ta mới có đủ sức mạnh để phát triển. Tuổi trẻ cần phải là những người tiên phong trong việc xây d
File đính kèm:
- Giao an buoi 2 - Ngu van 9HK II.doc