1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức
- Học sinh thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật Lão Hạc, qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8.
- Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của Nam Cao (qua nhân vật ông Giáo), thương cảm đến xót xa và thật sự trân trọng đối với người nông dân nghèo khổ.
- Cảm thông và trân trọng đối với người nông dân nghèo khổ có nhân cách cao đẹp.
b. Kĩ năng:
- Rèn cho HS kĩ năng phân tách nhân vật.
c. Thái độ:
Giáo dục HS biết yêu thương, cảm thông quý trọng con người nghèo khổ bất hạnh có tâm hồn cao cả.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
a. Chuẩn bị của giáo viên:
- Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
b. Chuẩn bị của học sinh:
- Học bài, soạn bài.
6 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1535 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Bài 4 - Tiết 13 lão hạc - Nam Cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 9. 9. 2013 Ngày giảng: 12. 9. 2013 Lớp 8A
14. 9. 2013 Lớp 8E
Bài 4 - Tiết 13
LÃO HẠC
- Nam Cao -
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức
- Học sinh thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật Lão Hạc, qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8.
- Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của Nam Cao (qua nhân vật ông Giáo), thương cảm đến xót xa và thật sự trân trọng đối với người nông dân nghèo khổ.
- Cảm thông và trân trọng đối với người nông dân nghèo khổ có nhân cách cao đẹp.
b. Kĩ năng:
- Rèn cho HS kĩ năng phân tách nhân vật.
c. Thái độ:
Giáo dục HS biết yêu thương, cảm thông quý trọng con người nghèo khổ bất hạnh có tâm hồn cao cả.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
a. Chuẩn bị của giáo viên:
- Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
b. Chuẩn bị của học sinh:
- Học bài, soạn bài.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
a. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Hỏi: Từ các nhân vật chị Dậu, anh Dậu, bà lão hàng xóm trong "Tức nước vỡ bờ" em có nhận xét gì về số phận và phẩm cách của người nông dân Việt Nam trước cách mạng ?
Đáp án: Người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8 có cuộc sống cực khổ, đói nghèo bị áp bức, bóc lột đến xương tuỷ song luôn gắn bó, quan tâm đến nhau, có phẩm cách trong sáng: Mộc mạc, vị tha, có một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng.
* Giới thiệu bài mới (1’) Có những người nuôi chó, quý chó như người, như con nhưng quý chó đến mức như Lão Hạc thì thật hiếm. Và quý đến thế, tại sao Lão vẫn bán chó để rồi lại tự dằn vặt, hành hạ mình và cuối cùng tự tìm đến cái chết dữ dội, thê thảm ? Nam Cao muốn gửi gắm điều gì qua thiên truyện đau thương và vô cùng xúc động này…
b. Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy
Tg
Hoạt động của học sinh
?TB
GV
?TB
?TB
?Kh
GV
GV
?Kh
?Kh
?Kh
?Kh
?TB
?Kh
?TB
?Kh
GV
?Kh
?Kh
?TB
?Kh
?TB
?Kh
GV
Trình bày những hiểu biết của em về tác giả?
- Nam Cao (Trần Hữu Trí) quê ở Hà Nam, ông là nhà văn hiện thực …
Nam Cao là một nhà văn, chiến sĩ, chuyên viết về 2 đề tài: Nông dân và trí thức tiểu tư sản trước cách mạng. Ông hi sinh trên đường công tác ở vùng sau lưng địch, được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996).
Đề tài chủ yếu trong những sáng tác của Nam Cao là gì ?
Ngoài Lão Hạc em còn biết những tác phẩm nổi tiếng nào khác của Nam Cao ?
Làm thế nào để đọc diễn cảm văn bản này ?
Giọng Lão Hạc khi thì đau đớn, ân hận, dằn vặt, khi thì năn nỉ, giãi bày, khi chua chát tự mỉa mai. Giọng vợ ông giáo lạnh lùng, khô khan, khinh bỉ coi thường.
GV đọc - Gọi HS đọc - Nhận xét.
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các từ khó trong chú thích sgk
Giải nghĩa từ "bòn, ầng ậng, con nít, nằn nì".?
Đoạn trích có thể chia làm mấy đoạn nhỏ ?
Nội dung chính của mỗi đoạn ?
Truyện được kể theo ngôi thứ mấy ? Giống văn bản nào ?
Lão Hạc xưng hô với con chó của lão như thế nào ?
Vì Lão rất yêu quý nó. Tìm những chi tiết thể hiện ?
Lão Hạc sang nhà ông giáo để kể việc gì ?
Vì sao lão Hạc rất yêu thương cậu Vàng mà vẫn phải bán cậu ?
Lão Hạc vợ chết, con đi đồn điền cao su, chỉ có con chó Vàng làm bạn tối ngày. Lão Hạc vui vầy với nó, coi nó như con, ăn gì cũng chia cho nó -> Bán cậu Vàng là bán đi nguồn an ủi duy nhất còn lại của lão. Nhưng vì quá túng quẫn sau một trận ốm, sau cơn bão, vườn không còn gì để bán, không còn việc để làm thuê. Hơn nữa cậu Vàng ăn nhiều, lão không còn đủ sức nuôi nó nữa. Lão đành bán nó đi, cộng với hăm nhăm đồng bạc còn lại cuối cùng của lão để gửi ông giáo làm ma chay cho mình.
Lão Hạc nghĩ như thế nào mà lại gửi tiền nhờ ông giáo làm ma chay cho mình sau này ?
Việc làm đó cho thấy lão Hạc là người như thế nào ?
Tác giả đã miêu tả thái độ, tâm trạng của lão Hạc khi lão kể chuyện bán cậu Vàng qua những chi tiết nào ?
Em có nhận xét gì về cách sử dụng những từ ngữ này ? Tác dụng ?
Lão Hạc tự nghĩ về việc mình bán con Vàng như thế nào ?
Qua phân tích em thấy việc lừa bán con Vàng đã khiến lão Hạc cảm thấy như thế nào?
Tác giả đã lột tả được sự đau đớn, hối hận, day dứt khôn nguôi của lão Hạc sau khi lão bán con chó thân yêu cảu mình. Tất cả như dâng trào oà vỡ khi có người hỏi đến, trong lòng một ông già nghèo khổ nhưng giàu tình thương, giàu lòng nhân hậu mà buộc phải làm một việc mà với người bình thường thì cũng chỉ thương tiếc nhẹ nhàng nhưng với lão Hạc thì nó như một cú sốc lớn, một vết thương khó lành.
18’
I. Đọc và tìm hiểu chung
1. Tác giả - tác phẩm
- Nam Cao tên thật là Trần Hữu Trí (1915 - 1951), quê ở Hà Nam. Là một nhà văn hiện thực xuất sắc, chuyên viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi trong xã hội cũ.
- Người nông dân và người trí thức nghèo.
- "Lão Hạc" là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân.
- Chí Phèo, trăng sáng, đời thừa, đôi mắt, một đám cưới…
2. Đọc văn bản
- Chú ý phân biệt các giọng đọc: Giọng ông giáo chậm, buồn, cảm thông, có lúc xót xa đau đớn, suy tư và ngẫm nghĩ.
3. Tìm hiểu và giải thích từ khó
- Bòn: Tận dụng, nhặt nhạnh một cách chi li, tiết kiệm.
- ầng ậng: Nước mắt dâng lên, sắp sửa tràn ra ngoài mi mắt.
- Con nít: Trẻ con.
- Nằn nì: Nài nỉ, cố nói xin cho đạt nguyện vọng.
4. Bố cục
- 3 đoạn
- Đoạn 1: Lão hạc sang nhờ ông giáo.
- Đoạn 2: Cuộc sống của lão Hạc sau đó, thái độ của Binh Tư và ông giáo khi biết việc lão Hạc xin bả chó.
- Đoạn 3: Cái chết của lão Hạc.
II. Phân tích:
1. Nhân vật lão Hạc: (15')
a. Tâm trạng lão Hạc sau khi bán cậu Vàng:
- Ngôi 1, giống văn bản Tôi đi học, Trong lòng mẹ.
- Cậu Vàng.
Lão Hạc gọi chó là "cậu Vàng" như … con cầu tự … bắt rận cho nó … tắm … ăn gì cũng chia cho nó …
- Lão muốn bán con chó.
- Vì túng quẫn.
- Lão Hạc là một người nông dân nghèo khổ nhưng rất giàu lòng tự trọng.
- Không muốn liên lụy đến hàng xóm.
- Lão cố … vui vẻ … cười như mếu … mắt ầng ậng nước … mặt co rúm lại … miệng mếu máo … hu hu khóc …
- Sử dụng một loạt các từ láy, từ tượng hình, tượng thanh, tính từ, làm cho sự miêu tả trở nên cụ thể, chân thật; diễn biến tâm trạng của lão Hạc thật đúng với tâm lý, hình dáng và cách biểu hiện của những người già. Tất cả từng nét từng nét để dẫn tới cái đỉnh điểm của tâm trạng dồn nén rồi vỡ oà ra thành tiếng khóc hu hu như con trẻ.
- Thì ra tôi bằng này tuổi … còn lừa một con chó …
- Lão Hạc đau khổ, ân hận, dằn vặt vì đã bán con chó.
c. Củng cố (3’)
Về ý nghĩa của nhân vật “tôi” : “Chao ôi!…. không bao giờ ta thương”
- Đây là lời triết lý lẫn cảm xúc trữ tình sâut xa.
- Khẳng định 1 thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo : Cần phải quan sát, suy nghĩ, nhìn nhận con người sống quanh mình bằng lũng đồng cảm, bằng đôi mắt của tình thương ® tác giả cho rằng con người chỉ xứng đáng là người khi biết nhìn ra, trân trọng, nâng niu những điều đáng thương đáng quí ở con người.
- Nêu một phương pháp đúng đắn, sâu sắc khi đánh giá con người: phải biết đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của người khác thì mới hiểu và cảm thông đúng.
d. Hướng dẫn tự học ở nhà:(1’)
- Tóm tắt đoạn trích, học bài.
- Tập đọc diễn cảm.
- Soạn bài Lão Hạc (tiết 2).
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
File đính kèm:
- Tiết 13- Lão Hạc.doc