Giáo án Âm nhạc Lớp 7 - Tiết 1: Học hát bài Mái trường mến yêu - Đinh Phương Đông

 I.Mục tiêu:

 - Giới thiệu cho HS làm quen với giọng Em

 - Qua bài hát giáo dục các em lòng yêu quê hương đất nước, yêu mái trường, thầy cô giáo và bạn bè.

 II. Chuẩn bị:

 - GV tìm hiểu qua về NS Lê Quốc Thắng: Ông hiện ở thành phố HCM là tác giả của bài hát “Phố xa” mà giới trẻ rất yêu thích.

 - Hát và đàn thuần thục

 III. Tiến trình dạy học:

 

doc85 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 08/11/2022 | Lượt xem: 179 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Âm nhạc Lớp 7 - Tiết 1: Học hát bài Mái trường mến yêu - Đinh Phương Đông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1. Ngày soạn:/./2008. Ngày dạy:/./2008. Ký duyệt: Tiết 1: Học hát : Mái trường mến yêu Đọc thêm : Nhạc sĩ Bùi Đình Thảo và bài hát “Đi học” I.Mục tiêu: - Giới thiệu cho HS làm quen với giọng Em - Qua bài hát giáo dục các em lòng yêu quê hương đất nước, yêu mái trường, thầy cô giáo và bạn bè. II. Chuẩn bị: - GV tìm hiểu qua về NS Lê Quốc Thắng: Ông hiện ở thành phố HCM là tác giả của bài hát “Phố xa” mà giới trẻ rất yêu thích. - Hát và đàn thuần thục III. Tiến trình dạy học: Hoạt động của Thày và Trò TG Nội dung Trong cuộc đời mỗi con người hình ảnh về mái trường, tuổi ấu thơ và các thầy cô giáo luôn để lại trong lòng chúng ta những kỷ niệm trong sáng và tình cảm trân thành. Mỗi bài hát lại nhắc nhở chúng ta biết yêu quý những ngày còn đi học và biết trân trọng công sức của các thầy cô. Bài hát Mái trường mến yêu của nhạc sĩ Lê Quốc Thắng lại một lần nữa đưa chúng ta về với khung cảnh đó. -GV hát theo nhạc đệm. Hỏi:Các em nghe tên bài hát cùng việc theo dõi SGK hãy cho biết bài hát nói lên điều gì? Cả lớp đứng tại chỗ khởi động giọng. Hỏi: Bài hát bao gồm mấy đoạn, mấy câu? - Gv đàn từng câu, HS nghe, nhẩm và hát hoà tiếng đàn( Đây là bài hát quen thuộc nhưng HS thướng hát sai) - GV hướng dẫn tương tự với các câu khác theo lối móc xích. * Chú ý: - Đây là bài hát quen thuộc nên có thể dạy theo cách khác( Tuỳ từng đối tượng HS) Hỏi:Hãy hát bài Mái trường mến yêu. Hỏi: Nghe và phát hiện ra những chỗ cô và các bạn hát khác nhau? - Gv giải thích và hướng dẫn sửa sai. - Cả lớp trình bày đầy đủ bài hát này. - GV hát đoạn a, 1/2 lớp hát đoạn b. 1/2 lớp hát đoạn b( Đổi thứ tự để cả lớp đều được hát tất cả các đoạn) - Hát và vận động nhịp 4/4 kết hợp 1 số động tác tay. 5’ 3’ 2’ 20’ 5’ 1.Học hát: Mái trường mến yêu Sáng tác: Lê Quốc Thắng * Giới thiệu bài. * Lê Quốc Thắng không phải là chuyên sáng tác bài hát cho TN nhưng những sáng tác của ông dược đón nhận rất nồng nhiệt- Hiện nay ông đang sinh sống tại TPHCM. *Hát mẫu: * Khởi động giọng: * Chia đoạn, chia câu: - Bài hát được viết ở giọng Em và gồm 3 đoạn: Cấu trúc a á b. Đoạn a : Từ đầu......tha. Đoạn á : “...........dịu êm”. Đoạn b : “.................hết”. * Tập hát từng câu: * Hát hoàn chỉnh bài hát 2.Bài đọc thêm: - Giáo viên giới thiệu bài đọc thêm và cho học sinh nghe băng bài “Đi học” IV. Củng cố: 5’ Hỏi: các tổ thi tìm bài hát về thầy cô, mái trường trong vòng thời gian là 2’. Nếu tổ nào tìm được nhiều bài hát thì tổ đó thắng cuộc. - Cả lớp đứng dậy thực hiện bài hát MTMY. V. Hướng dẫn về nhà:5’ - Cần lưu ý những chỗ mắc lỗi. - Tập hát theo nhóm có sắc thái và vận động. - Đọc thêm bài NS Bùi Đình Thảo. - Chép và đọc tên nốt bài TĐN số1. Rút kinh nghiệm: - ............................................................................................................................. - ............................................................................................................................. Ngày soạn:/./2008. Ngày dạy:/./2008. Ký duyệt: Tuần2: Tiết 2: Ôn tập bài hát : Mái trường mến yêu Tập đọc nhạc : TĐN Số 1 I. Mục tiêu: - Ôn lại để hát thuần thục bài hát và thể hiện sắc thái tình cảm giữa 2 đoạn của bài hát. Đồng thời biết vận động theo nhịp 4/4 kết hợp 1 số động tác phụ hoạ. - Đọc đúng cao độ, trường độ và hát đúng lời bài TĐN số 1 - Luyện tập kỹ năng hát tập thể và hát đơn ca, lối hát hoà giọng. II.Chuẩn bị: - Nhạc cụ quen dùng. - Đàn và hát thuần thục bài “Mái trường mến yêu” và kết hợp 1 số động tác phụ hoạ làm mẫu cho HS. - Đọc nhạc, đánh đàn và hát thuần thục bài TĐN “Ca ngợi đất nước”. III. Tiến trình dạy học: Hoạt động của Thầy và Trò TG Nội dung cần đạt - GV hát mẫu lại bài hát, thể hiện sắc thái . - HS hát lại bài hát cùng với nhạc. - Chú ý sắc thái phải nhẹ nhàng, tha thiết. - HS hát hoàn chỉnh lại 1 lần. - Gọi 1 số HS thể hiện bài hát có phụ hoạ. - GV đánh giá và cho điểm. - Kiểm tra cá nhân và nhóm. * Đây là tiết 2 nên cả lớp phải hát với yêu cầu cao hơn phải trình bày bài ở mứa độ hoàn chỉnh. * Đây là trích đoạn trong tổ khúc“Ca ngợi tổ quốc” của nhạc sĩ Hoàng Vân. Hỏi:Bài TĐN viết ở nhịp nào? Nhận xét về cao độ trường độ? -GV gọi 1 HS đứng tại chỗ đọc tên nốt ghép với trường độ. Hỏi: Trích đoạn này có thể chia thành mấy câu? ? Có những câu nào giống nhau? - Gv gõ tiết tấu 3 lần sau đó yêu cầu HS thực hiện( Ban đầu đọc tên, sau đó mới gõ tiết tấu. - 1/2 lớp gõ phách còn 1/2 lớp gõ tiết tấu, sau đó đổi lại. - GV đàn thang âm C – HS theo dõi đàn và đọc lại thang âm. - Luyện cao độ của bài trên thang âm. Giáo viên đàn từng câu 2-3 lần, Hs nghe, nhẩm và đọc hoà theo hướng dẫn của GV. Tập tương tự như vậy với những câu còn lại theo lối móc xích. - Cả lớp đọc nhạc kết hợp 1/2 gõ phách, 1/2 gõ tiết tấu. Sau đó đổi lại đọc và gõ cho thuần thục. - Chia lớp học thành hai phần, một nửa lớp TĐN và gõ tiết tấu, nửa còn lại hát lời và gõ nhịp. - Nhận xét về ưu điểm và nhược điểm của từng bên( Nhắc các em không nên TĐN hoặc hát quá to, vừa phải thực hiện bài tập của mình, vừa nghe bài của các bạn) - Cả lớp thực hiện TĐN và hát lời 2 lần. 15’ 20’ 1.Ôn tập bài hát:Mái trường mến yêu. *Ôn luyện: *Kiểm Tra-đánh giá: 2.Tập đọc nhạc: TĐNsố 1 “Ca ngợi Tổ Quốc” * Tìm hiểu bản nhạc: * Tập đọc tên nốt nhạc : *Chia từng câu : -4 câu ngắn, mỗi câu 2 ô nhịp Câu 1 và câu 3 có giai điệu giống nhau * Luyện trường độ: *Hình tiết tấu: * Luyện cao độ: * Tập đọc từng câu: * Tập ghép lời ca: * TĐN và hát lời : Tiết tấu Polka và lấy tốc độ = 118 IV. Củng cố: 5’ Yêu cầu - Kiểm tra 1 số em thực hiện bài TĐN . - Cả lớp đứng dậy hát lại bài MTMY. Thực hiện V. Hướng dẫn về nhà:5’ Hướng dẫn - Về nhà tập hát thuộc và thể hiện được sắc thái tính chất của bài hát. - Đọc TĐN số 1 kết hợp gõ phách, gõ tiết tấu. - Đọc thêm về bài “Cây đàn bầu” Ghi nhớ và thực hiện. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn:/./2008. Ngày dạy:/./2008. Ký duyệt: Tuần 3: Tiết 3: Ôn tập tập đọc nhạc : TĐN Số 1 Âm nhạc thường thức : Nhạc sĩ Hoàng Việt và Bài hát “Nhạc rừng” I. Mục tiêu: - Học sinh ôn tập để hát thuần thục bài hái “Mái trường mến yêu”, biết thể hiện tốc độ vừa phải với tình cảm trong sáng. - Đọc chính xác cao độ trường độ bài TĐN số1 “Ca ngợi Tổ quốc”. - Học sinh có thêm hiểu biết được thân thế sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Việt và bài hát “Nhạc rừng”qua phần học ÂN TT - Giáo dục học sinh có thái độ trân trọng với những nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho sự nghiệp Âm nhạc của đất nước. II. Chuẩn bị: - Nhạc cụ quen dùng. - Đàn và hát thuần thục bài “Mái trường mến yêu”. - Đọc nhạc, đánh đàn và hát thuần thục bài TĐN “Ca ngợi Tổ quốc”. - Hát đúng đoạn trích trong các bài “Lên ngàn”, “Tình ca” dùng để giới thiệu thêm về những bài hát của nhạc sĩ Hoàng Việt. III. Tiến trình dạy học: Hoạt động của GV và HS Nội dung -HS khởi động giọng theo mẫu. -HS hát lại bài hát theo chỉ huy của GV -Ưu – nhược của bải hát mà HS vừa thực hiện. Cả lớp thực hiện lại bài hát. Hỏi:Hãy viết tiết tấu chính của bài TĐN số1? - Cả lớp gõ tiết tấu của bài TĐN( Gv sửa sai) - Hs đọc bài TĐN và gõ phách của bài . - Lớp chia thành 2 dãy bàn + Dãy 1 đọc tiết nhạc 1,2+ gõ phách + Dãy 2 đọc tiết nhạc 3,4 + gõ tiết tấu Sau đó đổi lại - Cả lớp thực hiện bài đọc nhạc và ghép lời . - Kiểm tra 1 số học sinh thực hiện bài hoàn chỉnh -HS đọc bài trong SGK. ? Hãy nêu những nét chính về NS Hoàng Việt? - GV giới thiệu 1 số ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Hoàng Việt. - GV cho HS nghe bài hát Nhạc rừng -Theo dõi SGK: - Cả lớp nghe bài hát Nhạc Rừng. Hỏi: Em có nhận xét gì về giai điệu cũng như lời ca của bài hát này? - Cho Hs nghe lại bài hát 1 lần nữa. 1.Ôn hát: *Khởi động giọng theo mẫu: *Kiểm tra cá nhân, nhóm: 2. Ôn tập đọc nhạc: TĐN số 1 *Tiết tấu: ................................................. * Đọc nhạc và gõ theo tiết tấu: *Kiểm tra-Đánh giá: 3. Âm nhạc thường thức: a. Nhạc sĩ Hoàng Việt: - Tên khai sinh là Lê Trí Trực – sinh 1928. - Ông có nhiều tác phẩm nổi tiếng như Lên ngàn, Lá xanh. - Với tác phẩm “Quê hương” ông đã đặt dấu ấn cho nền nhạc giao hưởng VN - 1967 ông đã hi sinh ở chiến trường Miền Nam trên đướng đi công tác. - 1996 ông được nhà nước truy tặng giải thưởng HCM về Văn học- Nghệ thuật. b. Bài hát: Nhạc rừng -Bài viết ở nhịp 3/4, giai điệu nhẹ nhàng, vui tươi là vẻ đẹp của âm thanh và màu sắc - Bài hát là bức tranh sinh động tràn đầy âm thanh trong đó nổi lên là hình ảnh người chiến sĩ lạc quan, yêu đời và anh dũng chiến đấu. - Bài hát được viết năm 1953 trong thời kì kháng chiến chống Pháp. IV. Củng cố: 5’ Yêu cầu Em hãy nêu cảm nhận của mình về bài hát NR - Cả lớp đọc nhạc và lời của bài TĐN số 1 Trả lời Thực hiện V. Hướng dẫn về nhà: Hướng dẫn - Về nhà tìm hiểu về nhạc sĩ Hoàng Việt và 1 số bài hát của ông . - Đọc đúng cao độ trường độ bài TĐN . - Chuẩn bị bài mới bài học hát Lí cây đa Ghi nhớ và thực hiện Rút kinh nghiệm: - ............................................................................................................................. - ............................................................................................................................. Ngày soạn:/./2008. Ngày dạy:/./2008. Ký duyệt: Tuần 4: Tiết 4: Học hát bài : Lý cây đa Dân ca Quan họ Bắc Ninh I. Mục tiêu: - Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca bài hát “Lý cây đa” là một bài hát Dân ca quan họ Bắc Ninh. Được nghe thêm 1 số làn điệu Quan họ tiêu biểuđể thấy được cái hay, cái đẹp của làn điệu Quan họ. - Luyện tập kỹ năng hát luyến âm với 3 nốt nhạc, hát tập thể và hát đơn ca, lối hát hoà giọng và hát đối đáp. - Qua nội dung của bài hát, hướng các em có tình cảm yêu mến những làn điệu Dân ca và có ý thức giữ gìn, bảo vệ những làn điệu đó. II. Chuẩn bị: - Đàn và hát thành thục bài “Lý cây đa”. - Chuẩn bị một số tranh ảnh và băng âm thanh giới thiệu về Dân ca quan họ Bắc Ninh. III. Tiến trình dạy học: Hoạt động của GV và HS TG Nội dung cần đạt Bắc Ninh là vùng Kinh Bắc, nơi nổi tiếng với những làn điệu quan họ mượt mà, tha thiết có phong cách riêng biệt tạo lên 1 miền dân ca nổi tiếng ở nước ta. Như bài Ngồi tựa mạn thuyền, Hoa thơm bướm lượn.... Hôm nay chúng ta sẽ học 1 bài dân ca quen thuộc với chất nhạc vui tươi, dí dỏm, bài hát gợi nên không khí của ngày hội quan họ. -GV hát mẫu1-2 lần-hs nghe và nhớ giai điệu. Hỏi: Bài hát có thể chia thành mấy câu hát? các câu hát như thế nào? GV đàn giai điệu cho HS nghe khoảng 3 - 4 lần và yêu cầu HS theo dõi và nhẩm theo đàn sau đó hát hoà giọng. Chú ý hát những tiếng có dấu luyến cho chính xác. Tập tương tự với các câu hát khác theo lối móc xích. - Trong quá trình HS nối các câu hát GV lưu ý sửa sai luôn - Sử dụng lối hát đối đáp 1/2 lớp hát câu 1+3, còn lại hát câu 2 và 4. Bài hát ngắn nên hát 2 lần cả bài đổi lần hát cho nhau. Lần 3 cả lớp hát hoà giọng. 3’ 2’ 5’ 20’ 5’ *Học hát: Lý cây đa * Giới thiệu bài hát: * GV trình bày mẫu: * Chia đoạn, chia câu : -Bài hát có thể được chia thành 4 câu có độ dài không bằng nhau, lời ca của (hai) câu hai và câu bốn đều là “rằng tôi lý ơi a cây đa rằng tôi lối ới a cây đa”. *. Khởi động giọng: * Tập hát từng câu : * Bài hát viết ở giọng Cdur kết ở âm 5( nốt G) * Trình bày hoàn chỉnh cả bài : Sắcthái: Cần thể hiện tính chất vui tươi, mềm mại. IV. Củng cố: 5’ Hỏi: Hướng dẫn - Hãy kể tên 1 số bài DCQH mà em biết? Em có thể hát trích đoạn bài hát đó không? +Để tạo không khí thi đua học tập, giáo viên có thể tổ chức cuộc thi giữa học sinh nam và nữ. - Tất cả học sinh nam trình bày bài hát. Sau đó đến học sinh nữ. - Một nhóm học sinh nam trình bày, sau đó đến một nhóm h/s nữ. - Hát đối đáp giữa h/s nam và nữ. Trả lời Thi giữa 2 nhóm V. Hướng dẫn về nhà: 5’ Hướng dẫn - Hát thuộc, đúng sắc thái giai điệu của bài có thêm động tác phụ hoạ cho bài hát. - Chuẩn bị bài mới. - Đọc trước nhạc lí, chép và đọc bài TĐN số 2. Ghi nhớ và thực hiện Rút kinh nghiệm: - ............................................................................................................................. - ............................................................................................................................. Ngày soạn:/./2008. Ngày dạy:/./2008. Ký duyệt: Tuần 5: Tiết 5 : Ôn tập bài hát : Lý cây đa Nhạc lý : Nhịp 4/4 Tập đọc nhạc : TĐN Số 2 I. Mục tiêu: - Học sinh ôn tập để hát thuần thục bài hát “Lý cây đa” . Tập thể hiện tính chất mềm mại, tự nhiên của giai điệu. - HS có khái niệm về nhịp 4/4. biết cách đánh nhịp 4/4. - HS làm quen với cách đọc nhạc nhịp 4/4 với các nốt đen,trắng, tròn. Nhận biết nốt G ở vị trí thấp. II. Chuẩn bị: - Tập thể hiện 1 vài động tác phụ hoạ theo bài hát. - Tập đánh nhịp 4/4 cho thuần thục. - Đọc nhạc, đánh đàn, hát và đánh nhịp thuần thục bài TĐN “ánh trăng”. III. Tiến trình dạy học: Hoạt động của GV và HS Nộ i dung cần đạt - HS hát theo sự chỉ huy của GV - Những chỗ hát chưa tốt cần sửa sai, chỗ hát tốt thì khuyến khích HS - Kiểm tra cá nhân, nhóm thể hiện bài hát đúng sắc thái - HS lên thể hiện lời mới của mình theo điệu Lí cây đa. - GV cùng HS nhận xét. Hỏi: Số chỉ nhịp cho biết điều gì ? Hỏi:Số chỉ nhịp 2/4 cho biết điều gì ? Hỏi:Số chỉ nhịp 3/4 cho biết điều gì? Hỏi:Vậy số chỉ nhịp 4/4 cho biết điều gì ? - Đọc tên từng nốt nhạc trong ví dụ SGK Hỏi: Ký hiệu > là dấu gì ? Hỏi: Vậy thì các phách ở nhịp 4/4 như thế nào? * Chỉ có nhịp 4/4 mới có phách mạnh vừa, nhịp 2/4 và 3/4 không có loại phách này. -Đây là một bài dân ca Pháp, tên nguyên gốc tiếng Pháp là Anclair de la lune, bài hát ra đời từ thế kỷ 17. Hỏi: Quan sát bảng phụ – Em cho biết trong bài có những kí hiệu âm nhạc nào? Hỏi:Bản nhạc được chia thành mấy câu ? Mỗi câu có mấy ô nhịp ?( Hỏi: Những câu nào có giai điệu giống nhau? - Gọi 1-2 HS khá lên đọc tên nốt nhạc, sau đó cả lớp đọc Hỏi: ở 4 câu nhạc có hình tiết tấu như thế nào? Viết hình tiết tấu đó ?( Giống nhau) - GV gõ 2-3 lần, sau đó HS thực hiện cho thuần thục - Chia lớp thành 3 nhóm : Nhóm 1 gõ nhịp, nhóm 2 gõ phách , và nhóm 3 gõ tiết tấu. Thực hiện luân phiên. Hỏi: Trong bài sử dụng những nốt nào ? có những nốt nào mới? Có nốt G ở vị trí thấp - Viết nốt G ở vị trí thấp và ghi trên thang âm. - Đọc thang âm 3-4 lần , sau đó đọc trục âm và luyện xuống nốt G thấp trên khuông. Đồng thời luyện cao độ của bài trên thang âm. - GV đàn câu 1 từ 2-3 lần hs nghe, nhẩm và đọc đồng thanh( GV chú ý lắng nghe và sửa sai) - GV dạy tương tự các câu còn lại theo lối móc xích. Khi đọc xong các câu nhạc HS ghép các câu và đọc hoàn chỉnh cả bài - Chia lớp thành 2 nhóm: 1 nhóm hát lời ca, 1 nhóm đọc nhạc, sau đó đổi lại. - Cả lớp đọc nhạc 2 lần, rồi hát lời thuần thục. 10’ 10’ 20’ 1. Ôn tập bài hát: Lý cây đa * Bài hát cần vui tươi, dí dỏm nhưng mềm mại tự nhiên, hát nảy các từ như “Lí......lới ”. * Kiểm tra 2. Nhạc lí : a. Nhịp 4/4 -Số chỉ nhịp cho biết mỗi ô nhịp có mấy phách (số bên trên) và giá trị của mỗi phách có trường độ là bao nhiêu (lấy nốt tròn chia cho số bên dưới). -Có 4 phách trong 1 ônhịp mỗi phách có giá trị bằng 1/4 nốt tròn) - Đó là dấu nhấn. *Trên nốt nhạc có 2 dấu nhấn là phách mạnh, một dấu nhấn là phách mạnh vừa. * Nhịp 4/4 còn có kí hiệu là( C )phách 1 là phách mạnh,phách 2 nhẹ, phách 3 mạnh vừa, phách 4 nhẹ. b. Cách đánh nhịp 4 /4 : Sơ đồ Thực tế Tay trái đánh nhịp đối xứng với tay phải. c. Về tính chất và ứng dụng nhịp 4/4 - GV hát bài Tiến quân ca để HS thấy được t/c trang nghiêm của nhịp 4/4. và trong sáng trữ tình của bài “Em là hoa hồng nhỏ”. 3. Tập đọc nhạc: Bài TĐN số 2- ánh trăng. - Có dấu nhắc lại( II: :II) * Chia từng câu : -4 câu mỗi câu chia thành 4 ô nhịp. - Câu 1 và 2. * Tập đọc tên nốt nhạc của từng câu: * Luyện trường độ: * Gõ tiết tấu chủ yếu: d. Luyện cao độ : * TĐN từng câu: *Ghép lời ca : IV. Củng cố: 3’ Yêu cầu - Kiểm tra TĐN và hát lời của từng tổ, bàn. Với cá nhân nếu các em xung phong trình bày đạt có thể cho điểm tốt. - Gọi 1 nhóm thực hiện kết hợp đánh nhịp 4/4 Trình bày V. Hướng dẫn về nhà:2’ Nhắc nhở - về nhà tập đánh nhịp 4/4- đọc nhạc và ghép lời chuẩn xác bài TĐN số 2. - Chép và đọc chính xác tên nốt bài TĐN số3 và tìm hiểu trước bài ÂNTT Ghi nhớ và thực hiện Rút kinh nghiệm: - ............................................................................................................................. - ............................................................................................................................. Ngày soạn:/./2008. Ngày dạy:/./2008. Ký duyệt: Tuần 6: Tiết 6: Nhạc lí : Nhịp lấy đà Tập đọc nhạc: Tập đọc nhạc Số 3 Âm nhạc thường thức: Sơ lược về nhạc cụ phương tây I. Mục Tiêu: - HS biết nhận biết và làm quen với nhịp lấy đà thường gặp ở nhiều bài hát phổ thông - Thực hành với bài TĐN số 3 với nhứng hình nốt đơn giản. - Nhận biết hình dáng của 1 vài nhạc cụ phương tây. II. Chuẩn bị: - Đàn-chép bài TĐN số 3 ra băng phụ. - Hình ảnh 1 số nhạc cụ phương tây. - Tập 1 số đoạn nhạc ở 1 số nhạc cụ. ( Về âm sắc) III. Tiến trình dạy học: Hoạt động của GV và HS TG Nội dung cần đạt Hỏi: Xem lại bản nhạc bài hát Lí cây đa cho biết nhịp đầu của bài có mấy phách? Bài viết ở nhịp bao nhiêu? Số phách đủ- thiếu hay thừa so với bản nhạc? Hỏi: Nhắc lại KN về nhịp lấy đà? Hỏi:Em có nhận xét gì về ô nhịp đầu tiên? Hỏi: Quan sát bảng phụ – Em cho biết trong bài có những kí hiệu âm nhạc nào?( Có dấu nhắc lại, và khung thay đổi) Hỏi: Bản nhạc được chia thành mấy câu ? Mỗi câu có mấy ô nhịp ?. - Gọi 1-2 HS khá lên đọc tên nốt nhạc, sau đó cả lớp đọc Hỏi: bài TĐN được xây dựng trên hình tiết tấu chủ yếu nào? -GV gõ 2-3 lần, sau đó HS thực hiện cho thuần thục Hỏi: Trong bài sử dụng những nốt nào ? Có những nốt nào mới? Hỏi:Sắp xếp những nốt có trong bài trên thang âm? - Đọc thang âm 3-4 lần , sau đó đọc trục âm và luyện xuống nốt G, A, H ở vị trí thấp trên khuông. Đồng thời luyện cao độ của bài trên thang âm. - GV đàn câu 1 từ 2-3 lần hs nghe, nhẩm và đọc đồng thanh( GV chú ý lắng nghe và sửa sai) - GV dạy tương tự các câu còn lại theo lối móc xích. - Khi đọc xong các câu nhạc HS ghép các câu và đọc hoàn chỉnh cả bài - Chỉ định 1 số em đọc khá trình bày bài . - Chia lớp thành 2 nửa: 1 nửa hát lời gõ phách,1 nửa TĐN và gõ tiết tấu.Sau đó đổi lại.GV nhận xét từng bên. - Cả lớp TĐN và hát lời 1-2 lần theo đàn đệm của GV Hỏi: Hãy giới thiệu những điều em biết về nhạc cụ dân tộc mà em biết cho cả lớp nghe? - GV nêu lại đặc điểm của các loại nhạc cụ. - Giới thiệu về AS của 4 loại nhạc cụ này(lấy AS trên đàn oocgan) 10’ 10’ 20’ 1. Nhạc lí: * Thông thường các ônhịp trong bản nhạc phải có đủ số phách theo số chỉ nhịp. Tuy nhiênô nhịp đầu có thể đủ hoặc thiếu phách. Nếu ô nhịp đầu thiếu phách thì được gọi là nhịp lấy đà 2.Tập Đọc Nhạc: TĐN số 3 “ Đất nước tươi đẹp sao” * Tìm hiểu bài: * Chia từng câu : * Tập đọc tên nốt nhạc của từng câu: c. Luyện trường độ: -Tiết tấu: - Chia lớp thành 3 nhóm : Nhóm 1 gõ nhịp, nhóm 2 gõ phách , và nhóm 3 gõ tiết tấu. Sau đó thực hiện luân phiên. Có nốt G, A, H ở vị trí thấp * Luyện cao độ : * TĐN từng câu: - Bài TĐN được chia thành 5 tiết nhạc * Tập ghép lời ca: 3. Âm nhạc thường thức: Sơ lược về một vài nhạc cụ Phương Tây. * Dựa vào tranh ảnh giới thiệu về các loại nhạc cụ: piano,violong, ghita, Acoocđeông. *Piano:gọi Dương Cầm, thuộc đàn phím. *Viôlông: gọi Vĩ cầm, 4 dây,dùng cung kéo. *Ghita: có nguồn gốc từ TBN. Có 6 dây,dùng miếng gảy, có 2 loại: gỗ và điện *Accoocđeông: gọi Phong cầm, dùng hộp gió để điều khiển, số lượng phím ít hơn piano, tiện trong sinh hoạt VN quần chúng. IV. Củng cố: 3’ Yêu cầu - Thực hiện theo nhóm tập đọc nhạc và hát lời thuần thục bài TĐN để gv kiểm tra lấy điểm. Trình bày V. Hướng dẫn về nhà: 2’ Nhắc nhở - Đọc chính xác cao độ, trường độ bài TĐN số 3. Tự tìm hiểu thêm 1 số nhạc cụ phương tây. - Chuẩn bị kĩ nội dung ôn tập trong SGK Ghi nhớ và thực hiện Rút kinh nghiệm: - ............................................................................................................................. - ............................................................................................................................. Tuần 7: Ngày soạn:/./2008. Ngày dạy:/./2008. Ký duyệt: Tiết 7: Ôn tập và kiểm tra I. Mục tiêu: - Ôn tập 2 bài hát “Mái trường mến yêu”, “Lí cây đa” . - Ôn cách thể hiện 2 bài hát bằng những động tác đơn giản, vui vẻ( Kết hợp kiểm tra hát, nhận xét và cho điểm) - Củng cố cho hs nắm được ý nghĩa và tính chất nhịp,cách đánh nhịp 4/4 so sánh với nhịp 2/4 và 3/4 đã học. - Thông qua bài TĐN 1,2,3 luyện cho HS cách ghi nhớ tiết tấu của 3 bài TĐN. II. Chuẩn bị: - Đàn Óc gan. - Hát thuần thục có nhạc đệm các bài hát đã học. - Đàn và đọc nhạc và ghép lời chuẩn xác các bài TĐN đã học. III. Tiến trình dạy học: Hoạt động của GV và HS TG Nội dung cần đạt - Hát lại bài hát 1-2 lần. - Gọi 1-2 em hát lại bài hát. - GV nhận xét chung. - Hát lại bài hát 1-2 lần. - Gọi 1-2 cá nhân ,hoặc nhóm trình bày bài hát. - GV nhận xét chung. ? Đây là hình tiết tấu của bài TĐN nào? ? Hãy lên bảng viết lại tiết tấu của bài TĐN số 2,3? - Hs luyện gõ tiết tấu của 3 bài TĐN thuần thục. - Ba bài TĐN cho HS đọc nhạc, hát lời mỗi bài 1-2 lần, GV nhận xét và chỉnh sửa những chỗ chưa được. Kiểm tra 1 số cá nhân, nhóm. ? Thế nào là nhịp 4/4? Hãy so sánh nhịp 4/4 với nhịp 2/4: 3/4 ? -Các nhóm kiểm tra. -GV nhận xét –cho điểm: 5’ 5’ 5’ 25’ 1. Ôn tập bài hát: Mái trường mến yêu 2. Lí cây đa 2. Ôn TĐN:1,2,3: *Hình tiết tấu: 1. 2. 3. * Gõ theo tiết tấu: 3. Ôn nhạc lí: -Cho HS nghe tiết điệu của nhịp 4/4( cha cha cha), nhịp 3/4 ( Valz), nhịp 2/4 ( pop) 4.Kiểm tra: IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà:5’ Hướng dẫn - Luyện tập nhuần nhuyễn về giai điệu , lời ca và sắc thái của 2 bài hát. -ở các bài TĐN phải chú ý cao độ, trường độ. - Nhạc lí: Phải đọc kĩ các KN và VD. - Chuẩn bị bài mới tìm hiểu nội dung thông qua lời ca của bài Ghi nhớ và thực hiện Rút kinh nghiệm: - ............................................................................................................................. - ............................................................................................................................. Ngày soạn:/./2008. Ngày dạy:/./2008. Ký duyệt: Tuần 8: Tiết 8: Học hát: Chúng em cần hoà bình Sáng tác: Hoàng Long- Hoàng Lân I. Mục tiêu: - HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát Chúng em cần hoà bình - Làm quen với cách hát đảo phách- nghịch phách. - Qua nội dung của bài hát, hướng các em có thái độ thân ái với mọi người, biết yêu quý và bảo vệ hoà bình trên trái đất. - Tìm hiểu đôi nét về nhạc sĩ Hoàng Long- Hoàng Lân II. Chuẩn bị: - Đàn Óc gan, máy nghe nhạc. - Đàn và hát thuần thục bài hát Chúng em cần hoà bình có nhạc đệm. - Chuẩn bị 1 số bài hát của NS HL- HL III. Tiến trình dạy học: Hoạt động của GV và HS TG Nội dung cần đạt Trong lịch sử phát triển của nhân loại, chiến tranh, bệnh dịch và thiên tai là những mối đe doạ khủng khiếp đến cuộc sống con người. Việt nam là đất nước đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh nên chúng ta hiểu rất rõ về điều đó. Hôm nay chúng ta học một bài hát với nội dung mong ước một cuộc sống hoà bình, thầy mong các em có thái độ thân ái với mọi người, biết yêu quý và bảo vệ nền hoà bình trên thế giới. Hỏi: Hãy giới thiệu đôi nét về nhạc sĩ HL-HL? ( là 2 anh em sinh đôi, viết nhiều ca khúc cho tuổi thơ- được các em đón nhận....) Hỏi: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài hát ? Hỏi:Trong chương trình lớp 6 các bạn đã được học bài hát nào có cùng hoàn cảnh sáng tác và chủ để như bài hát “ Chúng em cần hoà bình”? Hỏi: Bài hát này được chia làm mấy câu? và có những câu nào giống nhau về giai điệu? - Theo mẫu đã luyện - GV đàn câu 1từ 2-3 lần, Hs nghe, nhẩm theo và hát hoà giọng . - GV hướng dẫn tương tự với các câu hát tiếp theo. Chú ý những câu hát đảo phách, nghịch phách. - 2 hs hát đoạn a. * Tập tương tự đoạn a: Nghe đàn, nhẩm và hát hoà giọng theo đàn. - 2 hs hát nối câu 1,2 (Đoạn b),cả lớp hát đoạn b.(GV chú ý sửa sai) - cả lớp trình bày bài hát hoàn chỉnh. - Gv chỉnh sửa về sắc thái hát vững khoẻ, sôi nổi. 3’ 2’ 20’ * Giới thiệu bài hát: * Hát mẫu : * Tìm hiểu về bài hát: - Tác giả: - Bài hát: * Bài hát được viết ở giọng F, nhịp 2/4. Bài hát gồm 2 lời mỗi lời có 2 đoạn a,b. Đoạn b chung cho cả 2 lời gọi là đoạn điệp khúc. Mỗi đoạn chia thành 2 câu hát. * Khởi động giọng: * Tập hát từng câu: - Đoạn a: - Đoạn b: * Hát đầy đủ cả bài: *Hoàn thiện bài: IV. Củng cố:5’ Hỏi: Yêu cầu ? Bài hát thuộc thể loại gì ? ý nghĩa của loại nhịp này? (Thể loại nhịp hành khúccó tính chất trang nghiêm, hùng tráng và sôi nổi) Em có cảm nhận gì học xong bài hát này? - Cả lớp đứng dậy trình bày lại bài hát này. sử dụng lối hát lĩnh xướng bằng cách cử 1 học sinh hát đoạn a lời một, cả lớp hát đoạn b. Kết thúc bài bằng cách hát thêm đoạn b lần nữa. Trả lời Trả lời Trình bày V. Hướng dẫn

File đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac_lop_7_tiet_1_hoc_hat_bai_mai_truong_men_yeu.doc
Giáo án liên quan