Giải pháp giúp học sinh lớp 8 viết đoạn văn có hiệu quả

Người xưa từng nói “Văn học là nhân học”. Điều ấy có thể hiểu là “văn học có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người”.

Quan niệm như vậy là hoàn toàn đúng. Thực tế đã kiểm nghiệm rằng, nhiều người có thể giành thắng lợi, lấy được lòng người hoặc thành công trên nhiều lĩnh vực đời sống không phải bằng vũ lực mà lại có thể nhờ vào những bài nói, bài viết, bằng việc kể ra những câu chuyện hoặc bằng một bài diễn văn, bài thuyết trình. Chẳng phải quân Nam Hán đã tự rời bỏ vũ khí khi nghe bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt, vọng ra từ hang núi đó sao? Chẳng phải sau khi bài “Hịch tứơng sĩ” của Trần Quốc Tuấn ra đời thì tướng sĩ của ta đã quyết chiến quyết thắng giặc Mông Nguyên đó sao? Nguyễn Trãi đã chiêu dụ được tên tướng giặc Vương Thông qua bài “Thư lại dụ Vương Thông” đó sao? Chẳng phải tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh - đã phơi bày bộ mặt giả nhân giả nghĩa, vạch trần tội ác tày trời của thực dân Pháp khiến chúng phải thất thế nhiều trên trường quốc tế đó sao? Tuy bài viết không phải là nhân tố quyết định thắng lợi nhưng nó là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc giành thắng lợi. Muốn thế, văn của chúng ta phải như văn của Lí Tường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh. Và muốn bài diễn thuyết hấp dẫn, sinh động, hoặc bài viết có sức thuyết phục, thì phải có lời văn hay, câu từ hay, đoạn văn hay, dẫn chứng xác thực, ngôn ngữ hàm xúc, giàu hình ảnh, lối viết rõ ràng.Tất cả mọi ý tứ sâu xa ấy phải bắt nguồn từ môn Văn, dạy Văn - học Văn.

 

doc14 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1734 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp giúp học sinh lớp 8 viết đoạn văn có hiệu quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài: Người xưa từng nói “Văn học là nhân học”. Điều ấy có thể hiểu là “văn học có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người”. Quan niệm như vậy là hoàn toàn đúng. Thực tế đã kiểm nghiệm rằng, nhiều người có thể giành thắng lợi, lấy được lòng người hoặc thành công trên nhiều lĩnh vực đời sống không phải bằng vũ lực mà lại có thể nhờ vào những bài nói, bài viết, bằng việc kể ra những câu chuyện hoặc bằng một bài diễn văn, bài thuyết trình.. Chẳng phải quân Nam Hán đã tự rời bỏ vũ khí khi nghe bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt, vọng ra từ hang núi đó sao? Chẳng phải sau khi bài “Hịch tứơng sĩ” của Trần Quốc Tuấn ra đời thì tướng sĩ của ta đã quyết chiến quyết thắng giặc Mông Nguyên đó sao? Nguyễn Trãi đã chiêu dụ được tên tướng giặc Vương Thông qua bài “Thư lại dụ Vương Thông” đó sao? Chẳng phải tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh - đã phơi bày bộ mặt giả nhân giả nghĩa, vạch trần tội ác tày trời của thực dân Pháp khiến chúng phải thất thế nhiều trên trường quốc tế đó sao? Tuy bài viết không phải là nhân tố quyết định thắng lợi nhưng nó là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc giành thắng lợi. Muốn thế, văn của chúng ta phải như văn của Lí Tường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh... Và muốn bài diễn thuyết hấp dẫn, sinh động, hoặc bài viết có sức thuyết phục, thì phải có lời văn hay, câu từ hay, đoạn văn hay, dẫn chứng xác thực, ngôn ngữ hàm xúc, giàu hình ảnh, lối viết rõ ràng....Tất cả mọi ý tứ sâu xa ấy phải bắt nguồn từ môn Văn, dạy Văn - học Văn. II. Về tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến: Trên cơ sở tiếp thu những kinh nghiệm của các đồng nghiệp, sáng kiến Giảipháp giúp học sinh lớp 8 viết đoạn văn có hiệu quả được xây dựng theo cấu trúc: từ yêu cầu thực tế đến cơ sở lí luận từ đó đưa ra giải pháp để giải quyếtvấn đề. Mỗi một kiểu văn bản lại đưa ra cách viết đoạn riêng, phù hợp với đặc trưngthể loại nên các thày cô giáo và các em học sinh đều có thể dễ dàng vận dụng trong thực tế dạy và học. PHẦN NỘI DUNG I. Thực trạng của vấn đề: Như chúng ta đã biết, Ngữ văn là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn Văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Nhưng nó cũng là môn học thuộc nhóm công cụ. Học tốt môn Văn sẽ tác động tích cực đến nhận thức của các em học sinh. Điều đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành , giảm lí thuyết , gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Dạy làm văn là chủ yếu là dạy cho học sinh diễn tả cái gì mình suy nghĩ, mình cần bày tỏ một cách trung thành, sáng tỏ chính xác, làm nổi bật điều mình muốn nói” . . . Một bài văn có sức hấp dẫn khi có bố cục rõ ràng, có các đoạn văn mạch lạc, liên kết chặt chẽ với nhau, khi bài văn có sự việc hấp dẫn, tái hiện được cuộc sống, giải quyết được vấn đề bức xúc đang đặt ra trong cuộc sống. Nói khái quát hơn là văn bản đó phải vì cuộc sống... Dạy Văn là dạy cho học sinh biết điều đó. Trong muôn vàn ý tình, kinh nghiệm, kĩ năng ấy thì dạy học sinh cách viết đoạn văn là một khâu không thể bỏ qua trong quá trình dạy - học Văn. Bởi vì đoạn văn là một bộ phận quan trọng cấu thành văn bản. Một bài văn có thể có rất nhiều đoạn văn. Bài văn ấy được xem là hay khi có các đoạn văn hay, chúng liên kết chặt chẽ với nhau. Đoạn văn là một phần của văn bản, được tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng. Mỗi một đoạn văn đều thể hiện một ý chính. Năm học 2011 - 2012 và 2012 - 2013, tôi được phân công giảng dạy môn Ngữ văn lớp 8A. Trong năm học 2011 - 2012 , khi dạy học sinh “Cách viết đoạn văn”, tôi đã dạy học theo phương pháp đựơc định hướng chung trong các chuyên đề, đồng thời kết hợp sử dụng nhiều phương pháp truyền thống. Nhìn chung các em học sinh đã tiếp thu kiến thức và thực hành theo. Tuy nhiên kết quả chưa cao, các em chưa thật hứng thú với đề tài này. Có lẽ, một phần do phương pháp dạy học chưa đạt tối đa hiệu quả và một phần cũng do học sinh chưa tích cực tham gia. Khi viết văn , các em còn mắc lỗi ở chỗ chưa có các đoạn văn rạch ròi, hoặc đoạn chưa đảm bảo đủ ý. Chính vì thế, điểm các bài kiểm tra và điểm trung bình môn văn của các em còn thấp. Thực tế đó qủa là đáng lo ngại. Tôi luôn tự hỏi: Thực trạng vấn đề này ra sao ? Vì sao học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc trình bày đoạn văn như vậy ? Từ thực trạng trên, tôi đã mạnh dạn cải tiến phương pháp giảng dạy về cách viết đoạn văn. Đến năm học 2012 - 2013 , tôi đã vận dụng phương pháp dạy học cải tiến đó cho học sinh. Mặc dù đối tượng học sinh không khác nhau (chất lượng đầu vào tương đương nhau) - khả năng tiếp thu của các em cũng chưa thật nhanh, nhưng kết quả đã có sự chuyển biến rõ rệt. Vấn đề “Giải pháp giúp học sinh lớp 8 viết đoạn văn có hiệu quả”, tôi xin được cùng chia sẻ với các đồng nghiệp trong sáng kiến kinh nghiệm này. Qua hai năm giảng dạy chương trình ngữ văn lớp 8, tôi nhận thấy kĩ năng viết đoạn của một bộ phận học sinh còn yếu, nhiều em không biết dựng đoạn, không xác định được nội dung chính của đoạn, không biết cách trình bày một đoạn văn... Sau đây là bảng số liệu thống kê điểm trung bình môn văn học kì I lớp 8A năm học 2012 – 2013 Lớp Năm học Sĩ số Điểm Ghi chú Điểm 9- 10 Điểm 7- 8 Điểm 5- 6 Điểm 3 - 4 Điểm 1- 2 Điểm 0 8A 2012 - 2013 31 0 08 18 5 0 0 II. Giải pháp thực hiện đề tài : “Giải pháp giúp học sinh lớp 8 viết đoạn văn có hiệu quả” 1. Điều tra, tập trung khảo sát việc viết đoạn văn của học sinh: GV khảo sát việc viết đoạn văn của học sinh để nắm bắt được thực tế của các em. 2. Giảng dạy cho học sinh hiểu các tri thức về đoạn văn: a. Phân tích ví dụ cho học sinh hiểu khái niệm đoạn văn: Tìm hiểu hai đoạn văn sau: Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng? Gió bắt đầu thổi rào rào theo với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ toả lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi.” - Hai đoạn văn trình bày biểu hiện của hai thời điểm không gian khác nhau: một thời điểm tĩnh, một thời điểm động. Nhưng chúng đều cho thấy sự chuyển biến của không gian, cảnh vật, tạo hoá vào buổi ban ban mai. Mỗi đoạn bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng. => Đoạn văn là một bộ phận cấu thành văn bản, bao gồm một số câu liên kết chặt chẽ với nhau. + Đặc trưng về hình thức : Bắt đầu bằng chữ cái viết hoa và viết thụt đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng. + Đặc trưng về nội dung: Các câu trong đoạn văn có liên kết chặt chẽ với nhau, thường thể hiện một cách tương đối trọn vẹn về một tiểu chủ đề. Tiểu chủ đề này là một bộ phận của chủ đề toàn văn bản. b. Cung cấp tri thức về cấu trúc đoạn văn: Thông qua tổ chức cho học sinh phân tích ví dụ để rút ra cấu trúc của đoạn văn: * Cấu trúc diễn dịch: “Loài người đang đối mặt với nạn khan hiếm nước ngọt. Nước chiếm 3/4 diện tích thế giới nhưng nước mặn chiếm phần nhiều. Nước mặn thì làm sao ăn uống được. Nước ngọt chiếm phần ít nhưng lại đang dần bị ô nhiễm nặng. Chất thải công nghiệp theo dòng hoà lẫn vào nước sông , nước suối. Nước thải sinh hoạt không ai kiểm soát, đang pha lẫn vào nước ao, nước hồ. Trời ít mây, mưa cũng ít, có khi lại mưa a xít. Đồi núi trọc nên nguồn nước ngầm lại nhanh chóng trôi ra biển. Thử hỏi nước ngọt ở đâu.” Đoạn văn được phát triển theo hướng từ khái quát đến cụ thể, từ chung đến riêng. Câu đầu nêu ý khái quát và chứa đựng tiểu chủ đề của đoạn văn. Vì thế câu đầu là câu chủ đề của đoạn văn. Các câu còn lại cụ thể hoá nội dung khái quát cuả câu mở đầu đó. Đoạn văn theo cấu trúc này thường được sử dụng nhiều trong các văn bản khoa học, văn bản chính luận,.. * Cấu trúc quy nạp : “Cùng trên một mảnh vườn, sao lời cây ớt cay, lời cây sung chát, lời cây cam ngọt, lời cây móng rồng thơm như mít, lời cây chanh chua....Trăm cây trong vườn đều sinh ra từ đất. Đất nuôi dưỡng cây bằng dòng sữa của mình. Đất truyền cho cây sắc đẹp mùa màng. Chính đất là mẹ của các loài cây.” Đoạn văn này diễn đạt một cách hình ảnh, bóng bẩy về mối quan hệ giữa các cây trong vườn và đất vườn. Các loài cây như là những đứa con, tuy mỗi loài có những đặc điểm riêng, nhưng đều được sinh ra và nuôi dưỡng bởi cùng một bà mẹ “đất”. Rõ ràng nội dung này đã được triển khai từ cụ thể ( từ các câu đi trước) đến khái quát (câu cuối đoạn). Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn. Cấu trúc đoạn văn như vậy được gọi là cấu trúc quy nạp. Cấu trúc này cũng được dùng nhiều trong văn bản khoa học và chính luận, cũng có thể dùng trong văn bản khác. * Cấu trúc song hành: “Ngô Tất Tố (1893 - 1954) quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, ngoại thành Hà Nội); xuất thân là một nhà nho gốc nông dân. Ông là một học giả có nhiều công trình khảo cứu về triết học, văn học cổ có giá trị; một nhà báo nổi tiếng với rất nhiều bài báo mang khuynh hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu; một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước Cách mạng. Sau Cách mạng nhà văn tận tụy công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến chống Pháp. Ngô Tất Tố được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996). Tác phẩm chính của ông: Các tiểu thuyết “Tắt đèn”(1939) , “Lều chõng”(1940); phóng sự “Tập án cái đình” (1939), “Việc làng” (1940),...” Đoạn văn này, các câu đều có tầm quan trọng ngang nhau trong việc thể hiện tiểu chủ đề của đoạn (tư liệu về cố nhà văn Ngô Tất Tố). Mỗi câu thường khai triển một phương diện của tiểu chủ đề, do đó tập hợp tất cả các câu mới cho thấy rõ tiểu chủ đề của đoạn. Ở loại cấu trúc này không có câu chủ đề. Ở cấu trúc song hành, phương thức liên kết câu thương là những phương thức lặp (từ vựng, ngữ pháp), hoặc phương thức thế (thế đại từ và thế bằng từ gần nghĩa)..Có thể thấy đoạn văn cấu trúc song hành sử dụng thường xuyên trong các văn bản kể chuyện, cũng có thể sử dụng trong các văn bản khác nữa (đoạn văn giới thiệu khái quát về cuộc đời - sự nghiệp của một tác giả) * Cấu trúc móc xích: “Muốn nâng cao chất lượng cuộc sống, chúng ta cần có kiến thức . Muốn có kiến thức thì phải học. Muốn học cho giỏi thì phải chăm chỉ, năng động, luôn sáng tạo trong học tập. Muốn trở thành người năng động, sáng tạo thì không được ngại khó, không ngại khổ, không được ỷ lại, không ngừng học hỏi. Vậy việc học là khâu hết sức cần thiết với mỗi người chúng ta.” Đoạn văn theo cấu trúc này có đặc điểm : các câu trực tiếp móc nối vào nhau như những mắt xích. Thường thường có một bộ phận của câu đi trước được nhắc lại ở câu sau nhờ phương thức lặp, hoặc phương thức thế. Cấu trúc đoạn văn này thường sử dụng trong văn bản khoa học và văn bản chính luận. * Cấu trúc tổng - phân - hợp: “Lão Hạc là người cha thương con vô hạn. Cứ mỗi lần nghĩ đến con trai nơi xa lão lại khóc. Lão rằn vặt vì chuyện con trai không lấy được vợ, quẫn chí đi đồn điền cao su. Lão để giành tất cả những gì gọi là của cải cho đứa con trai lâu nay bặt vô âm tín. Và cuối cùng lão chọn cái chết để giành sự sống cho con . Lão Hạc là một người cha đáng kính, đáng yêu” Đoạn văn này có đặc điểm : Phối hợp cấu trúc diễn dịch với cấu trúc quy nạp. * Lưu ý : Khi tạo lập văn bản, người viết thường dùng đoạn có cấu trúc quy nạp, diễn dịch hoặc đoạn song hành . c. Cung cấp cho học sinh phép liên kết các đoạn văn: Như chúng ta đã biết, chủ đề của văn bản được bộc lộ ràng là nhờ các đoạn văn của văn bản có liên kết chặt chẽ với nhau. Vậy liên kết các đoạn văn là gì? Một số phương tiện liên kết đoạn như sau: - Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết: + Liên kết các đoạn liệt kê: trước hết, đầu tiên...tiếp theo, sau cùng.. Ví dụ: Xét mối quan hệ hai đoạn văn sau: “Bắt đầu là khâu tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới. Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay.” Hai đoạn văn trên liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học: khâu tìm hiểu và khâu cảm thụ. Để người đọc , người nghe hiểu được điều đó người viết đã liên kết hai đoạn bằng những từ ngữ liên kết “bắt đầu .....sau”. Những từ này thường nằm ở đầu mỗi đoạn. + Liên kết các đoạn có ý nghĩa đối lập : nhưng, trái lại, Ví dụ : “Chị Dậu thường cử xử tốt đẹp đối với những người hiền từ tốt bụng , những người ốm yếu. Với bà hàng hàng xóm, chị Dậu rất từ tốn, nhẹ nhàng, lễ phép. Với người bị ốm như anh Dậu, chị chăm sóc chu đáo. Tất cả bắt nguồn từ lòng nhân hậu của chị. Nhưng với kẻ độc ác hung hãn thì chị cư xử mạn mẽ và táo bạo. Chị không cam chịu trước hành động tàn ác của tên cai lệ. Chị cự lại bằng lời nói, lí lẽ. Không xong, chị cự lại bằng hành động. Kẻ đòi sưu cứ nhảy vào đòi trói chồng chị, chị liền túm cổ áo hắn mà ấn dúi ra cửa khiến tên này la oai oái.” Hai đoạn văn nói về tính cách con người chị Dậu. Hai lối xử sự khác nhau của chị. Hai đoạn văn liên kết với nhau nhờ từ “nhưng” + Liên kết các đoạn bằng đại từ: vậy, đó, này, đấy.. Ví dụ: “ Trước sân trường làng Mĩ Lí dày đặc cả người. Người nào quần áo cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa. Trước đó mấy hôm,, lúc đi ngang qua làng Hoà An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.” (Tôi đi học) Hai đoạn văn trên liên kết với nhau, một phần nhờ các từ ngữ chủ đề “trường” và cụm từ “trước đó mấy hôm”. “Trước đó” là trước lúc nhân vật tôi lần đầu tiên cắp sách đến trường. Từ “đó” là một chỉ từ. + Liên kết đoạn có ý cụ thể và đoạn có ý tổng hợp: Nói tóm lại, nhìn chung... Ví dụ : “Bây giờ , khi Bác viết gì cũng đưa cho một số đồng chí xem lại, chỗ nào khó hiểu thì các đồng chí bảo cho mình sửa chữa. Nói tóm lại, viết cũng như mọi việc khác, phải có chí, chớ giấu dốt, nhờ tự phê và phê bình mà tiến bộ.” Hai đoạn văn trên có quan hệ cụ thể và tổng kết nhờ liên kết bằng cụm từ “Nói tóm lại” - Dùng câu nối : Câu này nhắc lại một số từ ngữ ở câu cuối đoạn trước hoặc nhắc lại hoàn toàn. “Thơ của Nguyễn Trãi là bài ca yêu nước. Cảm hứng làm thơ bắt nguồn từ lòng yêu nước. Thơ ông ca ngợi vẻ đẹp của đất nước mình, nhân dân mình. Đồng thời cũng là bài ca thể hiện niềm tự hào dân tộc sâu sắc. Không chỉ là lòng yêu nước. Thơ Nguyễn Trãi còn là những bài ca yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống . Thiên nhiên trong thơ ông là bức tranh sơn thuỷ hữu tình. Mọi vật đều có màu sắc của sự sống , màu sắc tươi mới (Bài ca Côn Sơn, cây chuối, tùng, núi Dục Thuý..). Thiên nhiên đẹp, Nguyễn Trãi hoà vào nhịp sống của thiên nhiên, của cỏ cây. 3. Tổ chức cho học sinh tham khảo một số đoạn văn và nhận diện cấu trúc đoạn: Đoạn 1: Đoạn diễn dịch Lão Hạc quý con chó - con vật mà anh con trai để lại cho lão trước khi đi đồn điền - như người ta quý một kỉ vật thiêng liêng. Lão gọi chó là cậu vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự. Lão bắt rận, tắm táp cho nó; cho nó ăn trong một cái bát như một nhà giàu. Lão ăn gì cũng chia cho nó cùng ăn. Khi uống rượu, lão gắp thức ăn cho nó “như người ta gắp thức ăn cho con trẻ”. Lão chửi yêu, nói với nó như nói với cháu bé về bố nó “À không! À không! Không giết cậu Vàng đâu nhỉ! Bố cậu sắp về rồi!....” Đoạn 2: Đoạn quy nạp Bé Hồng nhận ra rắp tâm ranh bẩn của người cô nên em trả lời hoàn toàn trái ngược với lòng mình; hoặc em im lặng; hoặc em cười dài trong nước mắt. Rồi em căm tức cổ tục đến uất hận. Và em sung sướng đến tột đỉnh khi gặp lại mẹ, ngưòi mẹ thân yêu đã xa em bấy lâu nay. Em hiểu rằng sự xa cách ấy không phải do lỗi ở mẹ, mà tất cả do thành kiến xã hội, do cái gia đình cổ tục họ nội của em gây nên. Tất cả, tất cả biểu hiện ấy ,là minh chứng cho lòng yêu mẹ mãnh liệt của chú bé mồ côi cha. Đoạn 3: Đoạn song hành Nguyên Hồng (1918 – 1982), tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. Trước cách mạng ông sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng, trong một xóm lao động nghèo, ông hướng ngòi bút của mình về những người cùng khổ. Sau cách mạng, Nguyên Hồng tiếp tục bền bỉ sáng tác, ông viết cả tiểu thuyết, kí , thơ, nổi bật hơn cả là những bộ tiểu thuyết sử thi nhiều tập. Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Các tác phẩm chính: Bỉ vỏ (TT 1938), Những ngày thơ ấu (Hồi kí - 1938), Trời xanh (tập thơ 1960) , Cửa biển ( bộ tiểu thuyết gồm 4 tập), Bước đường viết văn (hồi kí 1970)........ 4. Tổ chức cho tập viết đoạn văn: A, Viết đoạn văn về một hình ảnh đặc sắc của quê hương em. B, Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về lí tưởng của chàng kị sĩ Đôn Ki - hô – tê. C, Viết đoạn văn nêu một biểu hiện về tình thương của mẹ dành cho em. D, Viết đoạn văn trình bày những nét khái quát về một tác giả mà em đã được học. - HS viết, đọc trước lớp - GV thu bài, nhận xét, chữa lỗi, bổ sung 5. Kiểm tra - đánh giá: Đề bài : Lập dàn ý cho đề bài : Nhân dân ta có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Nhưng có bạn lại bảo “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng”.Em hãy viết bài văn chứng minh để thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em. b. Triển khai một ý trong dàn bài trên thành một đoạn văn, cho biết cấu trúc của đoạn văn đó. - HS viết đoạn - GV thu bài và chấm điểm, sưả lỗi cho HS. - Nêu đáp án: a. Dàn ý chung: * Mở bài: + Giới thiệu về câu tục ngữ, về ý kiến của bạn. + Nêu ý kiến của bản thân: nhất trí với hai ý kiến trên. * Thân bài: - Khẳng định câu tục ngữ nói rất đúng: hoàn cảnh sống có tác động không nhỏ đến nhân cách của con người: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” Chứng minh: - Lí lẽ: Đó là quy luật thuộc hệ ý thức: ở nơi tốt sẽ tốt, ở nơi xấu sẽ xấu - Dẫn chứng thực tế : + Con kì đà, kì nhông phải thay đổi màu da để phù hợp môi trường sống, đánh lạc kẻ săn mồi + Những người con sinh ra và lớn lên trong gia đình hoà thuận, cha mẹ hiền lành trung thực ...thì sẽ biết sống nhường nhịn, hướng về hoà bình. Những người con ở trong gia đình bất hoà, cha mẹ chẳng siêng năng thì chắc là người con đó không hiền hoà. Nếu giao du với người chơi bời lêu lỏng thì khó tránh khỏi cám dỗ. Bác Hồ đã từng dạy: “Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên” + Hình ảnh Mạnh Tử trong truyện “Mẹ hiền dạy con” + Hình ảnh anh Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao. - Khẳng định rằng có lúc gần mực không đen, gần đèn không rạng, vì phụ thuộc vào ý thức: - Lí lẽ: Do cẩn thận giữ mình, do chủ động, do cố ý ngồi khuất, do không đứng vững lập trường mà “gần mực không đen, gần đèn không rạng” - Dẫn chứng thực tế: + Gần mực không đen: Hình ảnh các chiến sĩ của ta hoạt động, sống trong lòng địch nhưng vẫn giữ được phẩm chất anh bộ đội cụ Hồ. Người nghèo nhưng vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp : Lão Hạc, chị Dậu + Gần đèn không rạng: Nhiều thanh niên hư hỏng trong xã hội hiện nay có hoàn cảnh xuất thân là gia đình khá giả, nề nếp, vì không tự chủ, đua đòi ăn chơi * Kết bài: Khẳng định ý thức của con người là vô cùng quan trọng , sự tự chủ của bản thân mình trong cuộc sống mới là điều đáng lưu tâm - Khuyên mọi người cần thường xuyên tu luyện ý thức và nghị lực trong cuộc sống b. Viết một đoạn văn: Ví dụ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Chúng ta thử xem xét về hình ảnh sư tổ Mạnh Tử. Khi còn bé được sống gần trường học nên biết lễ phép, biết chăm chỉ học hành và thành đạt . Giả sử mẹ của Mạnh Tử cứ cho cậu sống gần chợ hay gần nghĩa địa thì chưa chắc sau này Mạnh Tử đã trở thành bậc đại hiền của Trung Quốc. 6. Kết quả nghiên cứu: Lớp Năm học Sĩ số Điểm Ghi chú Điểm 9- 10 Điểm 7- 8 Điểm 5- 6 Điểm 3 - 4 Điểm 1- 2 Điểm 0 8A 2012 - 2013 31 03 12 15 01 0 0 Qua bảng thống kê trên đây tôi thấy kết quả làm bài của học sinh có sự chuyển biến rõ rệt. Nhìn chung kết quả năm sau cao hơn năm trước. Mặc dù chưa triệt tiêu hoàn toàn điểm kém, nhưng đó cũng là điều đáng mừng và đó cũng là yếu tố tác động để tôi không ngừng nghiên cứu, cải tiến phương pháp giảng dạy trong những năm học tiếp theo. PHẦN III. KẾT LUẬN: I. Ý nghĩa của sáng kiến. - Rèn luyện kĩ năng viết đoạn cho học sinh có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc dạy và học văn có hiệu quả. Thông qua việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn, giáo viên có thể củng cố và khắc sâu kiến thức bài học cho học sinh; học sinh hệ thống và nắm vững kiến thức đã học, tăng cường khả năng tư duy cho học sinh, bồi dưỡng cho các em lòng yêu mến và say mê học văn. II. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: - Có thể áp dụng cho khối lớp: 8. - Có thể vận dụng trong tất cả các giờ học của môn Ngữ văn, đặc biệt trong các giờ của phân môn Tập làm văn III. Bài học kinh nghiệm: 1. Đối với bản thân: - Hiểu sâu, hiểu kĩ hơn về đoạn văn, cách trình bày đoạn văn. Bồi dưỡng thêm kinh nghiệm dạy đoạn văn. - Có điều kiện am hiểu tâm lí học sinh hơn, để từ đó có giải pháp hữu hiệu trong dạy Văn 2. Đối với học sinh: - Trong năm học 2009 - 2010, các em học sinh lớp 8B đã hiểu rõ đặc điểm đoạn văn, nắm chắc kĩ năng viết đoạn văn. Không những thế hơn 85% biết viết đoạn văn đúng chủ đề , xác định đúng cấu trúc, trình bày đúng giới hạn khi tạo lập văn bản. Đặc biệt các em có tâm lí thoải mái khi gặp vấn đề này và còn rất hứng thú trong học Văn, cho kết quả nhiều khả quan (theo bảng thống kê) - Tuy nhiên lượng kiến thức của mỗi em có sự khác biệt, chữ viết của mỗi em cũng khác một số em có chữ viết chưa đẹp, còn mắc lỗi chính tả. IV. Kiến nghị, đề xuất: Qua công tác giảng dạy, nghiên cứu và kết quả của công tác giảng dạy tôi xin có một vài đề xuất: 1. Đối với nhà trường: - Bổ sung tài liệu tham khảo môn Ngữ văn , đặc biệt là sách cảm thụ thơ văn vào thư viện - Cần có phòng đọc sách cho học sinh và giáo viên. - Khuyến khích học sinh đọc sách, khám phá điều mới lạ trong sách - Phát động phong trào và tổ chức cho học sinh làm một việc tốt theo sách. - Tổ chức một số buổi cho học sinh bình, cảm thụ thơ văn 2. Đối với giáo viên: - Thường xuyên trau dồi tri thức Ngữ văn, đặc biệt là cách tạo lập đọan văn, tạo lập văn bản. - Thường xuyên giao lưu với học sinh để nhận biết tâm lí của các em 3. Đối với học sinh: - Người học sinh phải siêng năng đọc tài liệu, không ngại khó, không ngại khổ. - Học tập chăm chú những điều thầy cô giảng dạy; thường xuyên thực hành về đoạn văn. - Nhận rõ những hạn chế, những nhược điểm, quyết tâm sửa lỗi Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân trong giảng dạy học sinh lớp 8 viết đoạn văn. Tôi rất mong sự cổ vũ, chia sẻ, góp ý của tất cả các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG Tân An, tháng 04/ 2013 NGƯỜI TRÌNH BÀY Nguyễn Thị Mai Thu MỤC LỤC STT Mục Nội dung Trang 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 I II III IV V I II Phần thứ nhất:Đặt vấn đề Lí do chọn đề tài Lịch sử vấn đề Mục đích- nhiệm vụ nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Phần thứ hai:Giải quyết vấn đề Cơ sở lí luận Cơ sở thực tiễn Phần thứ ba: Giải pháp Rèn luyện lĩ năng viết đoạn văn tự sự Rèn luyện lĩ năng viết đoạn văn nghị luận 1 1 2 2 3 3 4 4 5 6 6 20 MỤC LỤC STT Mục Nội dung Trang 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 I II III IV V I II Phần thứ nhất:Đặt vấn đề Lí do chọn đề tài Lịch sử vấn đề Mục đích- nhiệm vụ nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Phần thứ hai:Giải quyết vấn đề Cơ sở lí luận Cơ sở thực tiễn Phần thứ ba: Giải pháp Rèn luyện lĩ năng viết đoạn văn tự sự Rèn luyện lĩ năng viết đoạn văn nghị luận 1 1 2 2 3 3 4 4 5 6 6 20 MỤC LỤC STT Mục Nội dung Trang 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 I II III IV V I II Phần thứ nhất:Đặt vấn đề Lí do chọn đề tài Lịch sử vấn đề Mục đích- nhiệm vụ nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Phần thứ hai:Giải quyết vấn đề Cơ sở lí luận Cơ sở thực tiễn Phần thứ ba: Giải pháp Rèn luyện lĩ năng viết đoạn văn tự sự Rèn luyện lĩ năng viết đoạn văn nghị luận 1 1 2 2 3 3 4 4 5 6 6 20 MỤC LỤC STT Mục Nội dung Trang 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 I II III IV V VI I II Phần thứ nhất:Đặt vấn đề Lí do chọn đề tài Lịch sử vấn đề Mục đích- nhiệm vụ nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Thời gian nghiên cứu Phần thứ hai:Giải quyết vấn đề Cơ sở lí luận Cơ sở thực tiễn Phần thứ ba: Giải pháp Rèn luyện lĩ năng viết đoạn văn tự sự Rèn luyện lĩ năng viết đoạn văn nghị luận Phần thứ tư: Kết luận Tài liệu tham khảo Mục lục 1 1 2 2 4 4 5 6 6 7 8 8 20 31 31 34

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem12-13._Mailan.doc