Câu 2: (4,0 điểm)
Nêu nội dung cơ bản của Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Hiệp định trên đã tạo điều kiện thuận lợi gì để nhân dân ta tiếp tục đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam?
3 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 22/04/2023 | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2012 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2012
Môn Thi : LỊCH SỬ- Giáo Dục Trung Học Phổ Thông
Thời gian làm bài : 90 phút, không kể thời gian phát đề
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Câu 1: (3,0 điểm)
Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam.
Câu 2: (4,0 điểm)
Nêu nội dung cơ bản của Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Hiệp định trên đã tạo điều kiện thuận lợi gì để nhân dân ta tiếp tục đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam?
II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (3,0 điểm)
Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Nêu tình hình kinh tế, khoa học – kĩ thuật của nước Mĩ trong giai đoạn 1945 – 1973. Việc áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại có tác dụng gì đối với sự phát triển của nền kinh tế Mĩ?
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Trình bày nội dung các chiến lược phát triển kinh tế của nhóm năm nước sáng lập ASEAN sau khi giành được độc lập đến năm 2000. Vì sao từ những năm 60 – 70 của thế kỉ XX, các nước này có sự chuyển hướng trong chiến lược phát triển kinh tế?
Bài Giải Gợi Ý
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
1. Nguyên nhân :
a. Chủ quan:
+ Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước đã đấu tranh cho độc lập tự do.
+ Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Hồ Chí Minh.
+ Đảng đã có quá trình chuẩn bị suốt 15 năm qua các phong trào cách mạng 1930 – 1935, 1936 – 1939, và thời kỳ vận động giải phóng dân tộc 1939 – 1945.
+ Trong những ngày khởi nghĩa, toàn Đảng, toàn dân nhất trí, đồng lòng, linh hoạt, sáng tạo chỉ đạo khởi nghĩa, chớp thời cơ phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền.
b. Khách quan:
+ Hồng quân Liên Xô và Đồng minh đánh bại phát xít Đức, quân phiệt Nhật.
2. Ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam :
a. Trong nước:
- Cách mạng tháng Tám thành công là một sự kiện lịch sử vĩ đại:
+ Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp – Nhật và phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Từ một nước thuộc địa, chúng ta đã giành được độc lập, tự do và chính quyền cách mạng.
- Mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: kỷ nguyên độc lập – tự do gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp.
b. Thế giới:
- Thắng lợi đầu tiên trong thời đại mới của một dân tộc nhược tiểu đã tự giải phóng khỏi ách đế quốc.
- Sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, nhất là ở châu Á và châu Phi.
Câu 2. (4,0 điểm)
Nội dung cơ bản của Hiệp định Pari năm 1973:
Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Cuộc ngừng bắn ở miền Nam Việt Nam được thực hiện vào 24 giờ ngày 27.01.1973. Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.
Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân Đồng minh trong thời hạn 60 ngày kể từ khi kí hiệp định, hủy bỏ các căn cứ quân sự Mĩ, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.
Hai miền Nam - Bắc Việt Nam sẽ thương lượng về việc thống nhất đất nước không có sự can thiệp của nước ngoài.
Hai bên tiến hành trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
Các bên công nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.
Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, tiến tới thiết lập quan hệ mới, bình đẳng và cùng có lợi giữa hai nước.
Hiệp định trên đã tạo điều kiện thuận lợi :
Mĩ phải rút hết quân đội của mình và quân đồng minh về nước, đó là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo ra thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.
PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a (3,0 điểm)
Tình hình kinh tế, khoa học – kỹ thuật của nước Mĩ giai đoạn 1945 – 1973:
* Về kinh tế :
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nên kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ :
+ Về công nghiệp : chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
+ Nông nghiệp: sản lượng nông nghiệp Mĩ gấp hai lần sản lượng nông nghiệp của Anh, Pháp, Tây Đức, Ý, Nhật cộng lại.
+ Giao thông vận tải: có trên 50% tàu bè đi lại trên biển.
+ Tài chính: nắm 3/4 dự trữ vàng toàn thế giới.
+ Nền kinh tế Mĩ chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
- Khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
* Về khoa học – kĩ thuật : Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại và đã đạt được nhiều thành tựu lớn.
+ Mĩ là một trong những nước đi đầu trong lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tự động), vật liệu mới (pôlime, vật liệu tổng hợp), năng lượng mới (năng lượng nguyên tử, nhiệt hạch), chinh phục vũ trụ
+ Đi đầu cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp.
- Việc áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại có tác dụng nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất.
Câu 3.b (3,0 điểm)
1. Nội dung chiến lược phát triển kinh tế của nhóm năm nước sáng lập ASEAN sau khi giành được độc lập đến năm 2000 :
- Nhóm năm nước sáng lập ASEAN đều tiến hành công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu (chiến lược kinh tế hướng nội) nhằm nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, xây dựng nền kinh tế tự chủ.
- Nội dung chủ yếu là đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu, lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất
2. Nguyên nhân chuyển hướng trong chiến lược phát triển kinh tế những năm 60 – 70 của thế kỉ XX :
- Thiếu nguồn vốn, nguyên liệu và công nghệ, chi phí cao dẫn tới tình trạng thua lỗ.
- Tệ tham nhũng, quan liêu phát triển.
- Đời sống người lao động còn khó khăn.
- Chưa giải quyết được quan hệ giữa tăng trưởng với công bằng xã hội.
Do các hạn chế trên, chính phủ nhóm năm nước ASEAN phải chuyển sang chiến lược công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo (chiến lược kinh tế hướng ngoại).
TS. Trần Ngọc Khánh
(Trung tâm LTĐH Vĩnh Viễn – TP.HCM)
File đính kèm:
- de_thi_tot_nghiep_thpt_mon_lich_su_nam_2012_co_dap_an.doc