Đề thi thử tôt nghiệp THPT năm học 2012 - 2013 môn: Ngữ Văn

I. PHẦN CHUNG: Cho tất cả học sinh (5 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Trong đoạn cuối của truyện Vợ nhặt, khi nghe tiếng trống thúc thuế, trong suy nghĩ của Tràng hiện lên những hình ảnh nào? Ý nghĩa của những hình ảnh đó?

Câu 2(3 điểm): Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lòng hiếu thảo.

II. PHẦN RIÊNG: Học sinh chỉ chọn một trong hai câu sau đây để làm bài (5 điểm)

Câu 3a (5 điểm): Cảm nhận đoạn thơ sau đây trích trong Đàn ghi ta của Lor-ca:

“không ai chôn cất tiếng đàn

 tiếng đàn như cỏ mọc hoang

giọt nước mắt vầng trăng

long lanh trong đáy giếng

đường chỉ tay đã đứt

dòng sông rộng vô cùng

Lor-ca bơi sang ngang

trên chiếc ghi ta màu bạc

chàng ném lá bùa cô gái Di-gan

vào xoáy nước

chàng ném trái tim mình

vào lặng yên bất chợt

 li-la li-la li-la ”

 

doc4 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tôt nghiệp THPT năm học 2012 - 2013 môn: Ngữ Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long ĐỀ THI THỬ TN THPT NĂM HỌC 2012 - 2013 TRƯỜNG THPT LƯU VĂN LIỆT MÔN: NGỮ VĂN Thời gian: 150 phút (không kể phát đề) I. PHẦN CHUNG: Cho tất cả học sinh (5 điểm) Câu 1 (2 điểm): Trong đoạn cuối của truyện Vợ nhặt, khi nghe tiếng trống thúc thuế, trong suy nghĩ của Tràng hiện lên những hình ảnh nào? Ý nghĩa của những hình ảnh đó? Câu 2(3 điểm): Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lòng hiếu thảo. II. PHẦN RIÊNG: Học sinh chỉ chọn một trong hai câu sau đây để làm bài (5 điểm) Câu 3a (5 điểm): Cảm nhận đoạn thơ sau đây trích trong Đàn ghi ta của Lor-ca: “không ai chôn cất tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mọc hoang giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng đường chỉ tay đã đứt dòng sông rộng vô cùng Lor-ca bơi sang ngang trên chiếc ghi ta màu bạc chàng ném lá bùa cô gái Di-gan vào xoáy nước chàng ném trái tim mình vào lặng yên bất chợt li-la li-la li-la” (Ngữ văn 12 tập 1, NXB giáo dục, 2008 trang 165) Câu 3b(5 điểm): Có ý kiến cho rằng Nguyễn Minh Châu đã phát hiện "một vẻ đẹp ở đáy sâu tâm hồn của người đàn bà vất vả là một viên ngọc quý". Bằng hiểu biết của mình anh/chị hãy phân tích nhân vật người đàn bà trong tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" để làm rõ ý kiến trên. ---Hết--- (Giám thị coi thi không giải thích gì thêm) Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long THI TNTHPT NĂM HỌC 2012 - 2013 TRƯỜNG THPT LƯU VĂN LIỆT HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 12 CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1 (2 đ) 1 - Trong đoạn cuối truyện Vợ nhặt, khi nghe hồi trống thúc thuế, trong đầu Tràng hiện lên hai hình ảnh: đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới. 0.75 2 - Ý nghĩa: + Về nội dung: Tràng đã nghĩ đến những người đói được Việt Minh phá kho thóc Nhật chia cho. Lá cờ đỏ thắm là hình ảnh của cách mạng. Lá cờ đỏ gắn với ước mơ, tín hiệu dự báo về một sự đổi đời + Về nghệ thuật: Tạo kết thúc mở cho tác phẩm của giai đoạn văn học mới (Đây là điểm khác so với văn học hiện thực phê phán 1930-1945). 1.25 Câu 2 (3 đ) Viết bài văn nghị luận xã hội (khoảng 400 từ) a. Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý; - Kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các ý chính sau: 1 Nêu vấn đề cần nghị luận (Lòng hiếu thảo) 0.25 2 Giải quyết vấn đề - Thế nào là lòng hiếu thảo? (Thái độ tôn kính, biết ơn cha mẹ của con cái) → Hiếu thảo là truyền thống đạo đức tốt đẹp của người Việt. 0.5 - Bàn luận về lòng hiếu thảo: + Con cái phải hiếu thảo với cha mẹ, thể hiện lòng biết ơn, kính trọng cha mẹ. + Ngoan ngoãn vâng lời, giúp cha mẹ khi còn nhỏ; phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ khi trưởng thành. + Nhiều tấm gương hiếu thảo đã được nêu trong sử sách, trong văn học (D/c cụ thể) - Phê phán những hành động bất hiếu: những người con ích kỷ, chỉ vì tiền ngược đãi cha mẹ hoặc bỏ mặc cha mẹ. 1.25 0.5 3 - Nhấn mạnh tầm quan trọng của lòng hiếu thảo. Rút ra bài học cho bản thân. 0.5 Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm của HS đạt cả 2 yêu cầu về kiến thức và kỹ năng. - Nếu học sinh có những suy nghĩ riêng, cách trình bày riêng mà hợp lý vẫn được chấp nhận. Giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm và kỹ năng giải quyết vấn đề của học sinh để cân nhắc cho điểm. Câu 3a (5 đ) Viết bài văn nghị luận văn học a. Yêu cầu về kĩ năng - Biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ; - Kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo, biết phát hiện và phân tích những đặc sắc về nghệ thuật (dùng từ ngữ, hình ảnh,) để làm nổi bật giá trị của đoạn thơ. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các ý chính sau: 1 Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận 0.5 2 Sức sống của tiếng đàn và sự giã từ của Lor-ca 1. Cảm nhận của nhà thơ về sức sống của tiếng đàn Lor-ca - Nghệ thuật so sánh “tiếng đàn như cỏ mọc hoang” g sức sống mạnh mẽ, không gì dập tắt nổi của tiếng đàn – linh hồn của của người nghệ sĩ. - Hình ảnh tượng trưng: “vầng trăng” in nơi đáy giếng g sự nuối tiếc, xót thương của thiên nhiên g sự tỏa sáng mãi mãi của Lor-ca. 1.5 2. Những suy tư về sự giã từ của Lor-ca - Khẳng định: sự ra đi của Lor-ca là thuận theo lẽ tự nhiên. - Hình ảnh Lor-ca trong giây phút ra đi về cõi vĩnh hằng - Thái độ của Lor-ca khi chủ động rời bỏ những hệ lụy cuộc đời. - Câu cuối, dấu “” gợi liên tưởng âm thanh tiếng đàn Lor-ca vang lên không dứt. ð Tác giả khẳng định: không ai giết được Lor-ca. 2.25 3 - Đoạn thơ có nội dung giàu tính nhân văn, có ngôn từ hàm súc, hình ảnh tượng trưng, siêu thực giàu sức gợi. - Tác giả đã thể hiện lòng tiếc thương, ngợi ca và khẳng định sự bất tử của Lor-ca và nghệ thuật của ông. 0.75 Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm của học sinh đạt cả hai yêu cầu về kiến thức và kỹ năng. Câu 3b (5 đ) a. Yêu cầu về kĩ năng - Biết cách làm bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học; - Kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các ý chính sau: 1 Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận 0.5 2 Vẻ đẹp tâm hồn của người đàn bà hàng chài. a. . Ngoại hình: - Cao lớn, thô kệch; Mặt rỗ, tái mét vì mệt mỏi. - Dáng đi chậm chạp; Tấm lưng áo bạc phếch, rách rưới → Hiện lên là một người vất vả, nghèo khổ. 0.5 b. Hành động và thái độ: a. Khi bị chồng đánh đập tàn nhẫn vẫn cam chịu nhẫn nhục, không kêu, không chống trả, không chạy trốn. b. Khi đứa con trai xuất hiện: - Chị cảm thấy đau đớn vì con mình chứng kiến cảnh ấy. - Ôm chầm lấy con → chị thương vì con bị tổn thương. - Chắp tay vái lấy vái để → xin nó đừng làm gì đó trái với đạo lí => Người đàn bất hạnh nhưng vị tha, giàu đức hi sinh, đáng thương và đáng được trân trọng. c. Khi gặp Chánh Án Đẩu: - Lúc đầu khi đến sợ sệt, run rẩy tìm một góc để ngồi. - Khi Đẩu khuyên li hôn, người đàn bà phản ứng với thái độ trái với lẽ thường. - Sau đó thay đổi cách xưng hô, không còn run rẩy nữa, khi đứng trước cuộc đời người phụ nữ ấy cảm thấy tự tin hơn. - Cảm ơn Phùng, Đẩu. Chị kể về cuộc đời bất hạnh của mình: + Lấy chồng người hàng chài, sinh nhiều con, nghèo lại càng nghèo hơn. + Thường xuyên bị chồng đánh đập. → 1 hạt ngọc nơi đáy sâu tâm hồn người đàn bà vất vả: vị tha, hi sinh. - Chị hiểu và cảm thông cho hành động vũ phu của chồng. - Là một người phụ nữ hết mực yêu thương chồng con. → Là một người thấu hiểu lẽ đời, chị cần chồng vì các con, chị hiểu nỗi khốn khổ bế tắc của chồng vì vậy chị luôn nhẫn nhục, cam chịu, sẵn sàng hi sinh bản thân mình vì chồng con. => Câu chuyện khiến Phùng và Đẩu ngạc nhiên, sững sờ, cảm phục và trân trọng tấm lòng vị tha, đức hi sinh cao cả của người phụ nữ hàng chài. 3.5 3 Qua câu chuyện, nhà văn đã thể hiện cái nhìn nhân hậu của mình. Ông phát hiện ra đằng sau câu chuyện buồn của gia đình người hàng chày là vẻ đẹp của tình mẫu tử, sự bao dung và đức hi sinh của người phụ nữ. Đó là hạt ngọc ẩn giấu trong những cái lấm láp đời thường mà ông nâng niu, trân trọng. Và qua đó ta hiểu được hơn giá trị tốt đẹp của người phụ nữ vùng biển nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung. 0.5 Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm của HS đạt cả 2 yêu cầu về kiến thức và kỹ năng. - Học sinh biết lựa chọn dẫn chứng phù hợp và biết phân tích dẫn chứng để làm rõ yêu cầu đề.

File đính kèm:

  • docDe thi thu Van 12 NH 2012-1013.doc