Câu 1. Trong 3 năm từ năm 1918 đến năm 1920 là giai đoạn nước Nga Xô viết phải hoàn thành nhiệm vụ gì?
A. Chiến đấu chống giặc ngoại xâm.
B. Chiến đấu chống thù trong giặc ngoài.
C. Hoàn chỉnh bộ máy chính quyền và hệ thống chính trị trên toàn lãnh thổ.
D. Đập tan âm mưu của các thế lực nội phản.
14 trang |
Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 16/03/2024 | Lượt xem: 17 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử THPTQG môn Lịch sử năm 2019 - Đề số 2 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 2
Câu 1. Trong 3 năm từ năm 1918 đến năm 1920 là giai đoạn nước Nga Xô viết phải hoàn thành nhiệm vụ gì?
A. Chiến đấu chống giặc ngoại xâm.
B. Chiến đấu chống thù trong giặc ngoài.
C. Hoàn chỉnh bộ máy chính quyền và hệ thống chính trị trên toàn lãnh thổ.
D. Đập tan âm mưu của các thế lực nội phản.
Câu 2. Theo thỏa thuận của Hội nghị Pôtxđam, vĩ tuyến 38 trở thành ranh giới phân chia phạm vi chiếm đóng của quân Đồng minh ở
A. bán đảo Triều Tiên. B. nước Đức. C. châu Âu. D. Đông Dương
Câu 3. Công cuộc cải tổ của Liên Xô kéo dài trong bao nhiêu năm?
A. 6 năm (1985-1991). B. 4 năm (1985-1989). C. 5 năm (1985-1990). D. 7 năm (1985-1992).
Câu 4. Hãy chỉ ra mục đích của Mĩ khi đề xướng thiết lập tổ chức Liên minh vì tiến bộ tháng 8 - 1961?
A. Ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cuba tới các nước Mĩ Latinh.
B. Nhằm biến Mĩ Latinh thành sân sau của Mĩ.
C. Thúc đẩy sự hợp tác ở các nước Mĩ Latinh.
D. Nhằm viện trợ cho các nước Mĩ Latinh.
Câu 5. Về sản xuất công nghiệp, vào những năm 80 Ấn Độ đứng hàng thứ mấy trên thế giới?
A. Thứ chín. B. Thứ mười. C. Thứ bẩy. D. Thứ tám.
Câu 6. Vì sao năm 1960 đi vào lịch sử các nước châu Phi với tên gọi là "năm châu Phi"?
A. Tất cả các nước châu Phi được trao trả độc lập.
B. Là năm châu Phi hoàn thành việc xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc A pác thai.
C. Châu Phi là châu lục có phong trào giải phóng dân tộc phát triển sớm nhất, mạnh nhất.
D. Có 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập.
Câu 7. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kẻ thù chủ yếu của các nước Mĩ Latinh là
A. chế độ phân biệt chủng tộc.
B. chế độ tay sai, phản động của chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
C. chủ nghĩa thực dân cũ.
D. địa chủ phong kiến.
Câu 8. Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô được kí kết vào thời gian nào?
A. Ngày 8 - 9 - 1951. B. Ngày 9 - 8 - 1952. C. Ngày 8 - 9 - 1952. D. Ngày 9 - 8 - 1951.
Câu 9. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ về mặt quân sự?
A. Tham gia khối quân sự NATO. B. Thành lập nhà nước Cộng hòa liên bang Đức.
C. Có những hoạt động chống Liên Xô. D. Trở lại xâm lược các nước thuộc địa cũ.
Câu 10. Tác động quan trọng nhất của việc chấm dứt chiến tranh lạnh so với tình hình thế giới là gì?
A. Việc sản xuất, buôn bán vũ khí trên thế giới chấm dứt.
B. Quan hệ Mĩ và Liên Xô được cải thiện.
C. Xu thế hòa bình, đối thoại và hợp tác được lan rộng.
D. Các khối, quốc gia đối đầu không còn tồn tại.
Câu 11. Thách thức lớn nhất của thế giới trong thập kỉ đầu tiên của thế kỉ XXI là gì ?
A. "Chủ nghĩa khủng bố" hoành hành.
B. Chiến tranh, xung đột ở nhiều khu vực trên thế giới.
C. Nguy cơ cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
D. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.
Câu 12. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ Liên Xô – Mỹ chuyển từ liên minh chống phát xít sang thế đối đầu và tình trạng "chiến tranh lạnh". Nguyên nhân là
A. do Liên Xô không tôn trọng nguyên tắc thỏa hiệp giữa các bên.
B. do sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược.
C. do Mĩ tìm kiếm cơ hội hợp tác với quốc gia khác.
D. do tình hình thế giới thay đổi.
Câu 13. Tại sao nền sản xuất và thương mại của nước ta trong giai đoạn này lại kém phát triển?
A. Chính sách độc quyền công thương của Nhà nước.
B. Nhà nước chỉ đầu tư cho phát triển nông nghiệp.
C. Sự bành trướng của các thương nhân nước ngoài.
D. Không có tài nguyên và điều kiện cho nền sản xuất và thương mại phát triển.
Câu 14. Sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, cuộc kháng chiến của nhân dân ta phải bao hàm những nhiệm vụ nào?
A. Chống sự nhu nhược của triều đình Huế.
B. Chống thực dân Pháp xâm lược.
C. Chống sự đàn áp của quân lính triều đình.
D. Chống thực dân Pháp xâm lược và chống phong kiến đầu hàng.
Câu 15. Nội dung nào dưới đây không phản ánh tình cảnh của nhân dân Việt Nam trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất ?
A. Tiếp tục bị mất đất, nghèo đói. B. Phải đóng thuế, mua công trái.
C. Phải nhổ lúa trồng đay. D. Phải cung cấp lương thực cho Pháp.
Câu 16. Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội; cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân; cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên có điểm chung là
A. các cuộc khởi nghĩa vũ trang.
B. lực lượng chính là binh lính.
C. do văn thân, sĩ phu lãnh đạo.
D. được một vị vua nhà Nguyễn làm lãnh tụ tinh thần.
Câu 17. Việt Nam Quốc dân Đảng lấy lực lượng nào làm chủ lực ?
A. Trung và tiểu địa chủ phong kiến.
B. Binh lính người Việt trong quân đội Pháp đã giác ngộ cách mạng.
C. Công nhân, thợ thủ công, những người buôn bán nhỏ.
D. Học sinh, sinh viên, tiểu tư sản, trí thức trẻ.
Câu 18. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, Pháp hạn chế phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam nhằm
A. thâu tóm quyền lực vào tay người Pháp. B. phục vụ nhu cầu công nghiệp chính quốc.
C. đầu tư vốn nhiều vào nông nghiệp. D. cột chặt kinh tế Việt Nam vào kinh tế Pháp.
Câu 19. Giai cấp công nhân Việt Nam chịu ba tầng áp bức bóc lột của
A. địa chủ phong kiến, tiểu tư sản, tư sản mại bản. B. đế quốc, tư sản dân tộc và tư sản mại bản.
C. phong kiến, tư sản Việt Nam, tiểu tư sản. D. đế quốc, phong kiến và tư sản mại bản.
Câu 20. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đi từ lập trường một người yêu nước chuyển sang lập trường một người cộng sản là
A. bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Pháp (12 -1920).
B. sự thắng lợi cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 tác động đến hệ tư tưởng Nguyễn Ái Quốc.
C. đưa Bản yêu sách đến Hội nghi Vécxai (18 - 6 -1919).
D. đọc sơ thảo luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920).
Câu 21. Cuộc biểu tình tiêu biểu của nông dân diễn ra vào năm 1930 là
A. cuộc biểu tình của nông dân ThÁi Bình.
B. cuộc biểu tình của nông dân Hà Nam.
C. cuộc biểu tình của nông dân Hưng Nguyên - Nghệ An.
D. cuộc biểu tình của nông dân huyện Nam Đàn.
Câu 22. Trong giai đoạn 1930 - 1931, các cuộc đấu tranh đánh dấu bước ngoặt của phong trào, thể hiện tình đoàn kết cách mạng với nhân dân lao động thế giới diễn ra vào thời điểm nào sau đây?
A. Các cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra vào tháng 2-1930.
B. Các cuộc đấu tranh nhân ngày 1-5-1930.
C. Các cuộc biểu tình của nông dân và bãi công của công nhân Nghệ An - Hà Tĩnh vào tháng 9, tháng 10 năm 1930.
D. Các cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra vào tháng 3, tháng 4 năm 1930.
Câu 23. Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa ở nước ta là
A. đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa
B. khởi nghĩa vũ trang kết hợp đấu tranh chính trị.
C. đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh ngoại giao.
D. chiến tranh du kích kết hợp khởi nghĩa từng phần.
Câu 24. Yếu tố nào là nguyên nhân khách quan làm nên thành công của cách mạng tháng Tám?
A. Đức đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
B. Chiến thắng của Liên Xô và Đồng minh với phe phát xít.
C. Liên Xô tiêu diệt 1 triệu quân Quan Đông của Nhật Bản.
D. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
Câu 25. Trong cao trào cách mạng 1930 - 1931, từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1930, phong trào nổ ra mạnh nhất ở đâu?
A. Ở hải ngoại. B. Ở Trung Kì. C. Ở Nam Kì. D. Ở Bắc Kì.
Câu 26. Xô viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 -1931 vì
A. Xô viết đã chia ruộng đất cho dân cày.
B. Xô viết là hình thái sơ khai của chính quyền của dân, do dân và vì dân.
C. lần đầu tiên hình thức này xuất hiện ở Việt Nam.
D. đã xuất hiện nhiều cuộc biểu tình của nông dân với quy mô lớn.
Câu 27. “Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm sau cũng không đòi được”. Đoạn văn trên được Nguyễn Ái Quốc trình bày lúc nào?
A. Trong hội nghị trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941).
B. Trong hội nghị trung ương Đảng lần thứ 6 (11/1939).
C. Trong thư gửi đồng bào toàn quốc sau hội nghị trung ương lần thứ 8.
D. Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2 - 1930).
Câu 28. Sau Cách mạng tháng Tám, nước ta phải đối mặt với những khó khăn nào?
A. Nạn đói, nạn dốt, giặc ngoại xâm.
B. Nạn đói, nạn dốt, nội phản.
C. Nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính, ngoại xâm và nội phản.
D. Nạn đói, nạn dốt, ngân sách nhà nước trống rỗng.
Câu 29. Trong cuộc chiến đấu ở các đô thị, ở thành phố nào ta kìm chân địch trong thời gian lâu nhất?
A. Hải Phòng, Đà Nẵng. B. Hải Phòng, Huế, Nam Định.
C. Vinh. D. Hà Nội.
Câu 30. Tính chất nhân dân của cuộc kháng chiến chống Pháp biểu hiện ở điểm nào?
A. Là cuộc kháng chiến do Đảng lãnh đạo.
B. Toàn thể nhân dân Việt Nam quyết tâm đứng lên chống Pháp xâm lược.
C. Thể hiện bản chất "vì dân" của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
D. Cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới.
Câu 31. Sau thất bại trong chiến dịch Biên giới, Pháp có âm mưu gì mới?
A. Nhận thêm viện trợ của Mĩ, tăng viện binh.
B. Bình định kết hợp phản công và tiến công lực lượng cách mạng.
C. Đẩy mạnh chiến tranh, giành lại quyền chủ động chiến lược đã mất.
D. Bình định mở rộng địa bàn chiếm đóng.
Câu 32. Thắng lợi nào của quân dân miền Nam đã mở ra cao trào "tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt" trên khắp miền Nam?
A. Núi Thành (Quảng Nam). B. Bình Giã (Bà Rịa)
C. Vạn Tường (Quảng Ngãi) D. Ấp Bắc (Mĩ Tho).
Câu 33. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9 – 1960) đã xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng miền Bắc là
A. đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ ra miền Bắc.
B. chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
C. khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
D. tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Câu 34. Vì sao Mĩ buộc phải tuyên bố ngừng hẳn ném bom, bắn phá miền Bắc?
A. Bị thất bại trong "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam.
B. Bị thiệt hại nặng nề trong chiến tranh phá hoại miền Bắc.
C. Bị nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới lên án.
D. Bị thiệt hại nặng nề ở cả hai miền Nam - Bắc cuối năm 1968.
Câu 35. Từ sau năm 1960 đến trước năm 1969, cách mạng miền Nam dưới sự lãnh đạo của tổ chức nào?
A. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
C. Mặt trận Liên Việt.
D. Mặt trận Việt Minh.
Câu 36. Hình thức đấu tranh chống "Chiến tranh đặc biệt" được Bộ chính trị đề ra là
A. đấu tranh chính trị.
B. phá ấp chiến lược.
C. kết hợp đấu tranh chính trị và vũ trang.
D. đấu tranh vũ trang.
Câu 37. "Ngày xưa các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước... " Bác Hồ phát biểu câu này ở đâu? Vào thời gian nào?
A. Hà Nội - 2/9/1945. B. Đền Hùng - 19/9/1954.
C. Pácpó -28/1/1941. D. Tân Trào - 13/8/1945.
Câu 38. Ý nào dưới đây thể hiện điểm tương đồng về nội dung của hai Hiệp định Giơnevơ (1954) về Đông Dương và Hiệp định Pari (1973) về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam ?
A. Hiệp định có sự tham gia của năm cường quốc trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
B. Là văn bản mang tính pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền tự do cơ bản của nhân dân Việt Nam.
C. Các nước đều cam kết tôn trọng những quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.
D. Thỏa thuận các bên ngừng bắn để thực hiện chuyển quân, tập kết, chuyên giao khu vực.
Câu 39. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ vào năm 1963 là gì?
A. Mĩ và tay sai lo sợ trước những thắng lợi vang dội của quân và dân miền Nam trên tất cả các mặt trận.
B. Do mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền Sài Gòn.
C. Do Mĩ giật dây các tướng lĩnh trong quân đội Sài Gòn.
D. Do sự non kém của chính quyền Ngô Đình Diệm trong việc ổn định tình hình.
Câu 40. Mục tiêu ba chương trình kinh tế: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, được đề ra trong Đại hội nào của Đảng?
A. Đại hội V. B. Đại hội IV. C. Đại hội VII. D. Đại hội VI.
ĐÁP ÁN
1. B
2. A
3. A
4. A
5. B
6. D
7. B
8. A
9. A
10. C
11. A
12. B
13. A
14. D
15. C
16. A
17. B
18. D
19. D
20. A
21. C
22. B
23. A
24. B
25. D
26. B
27.A
28. C
29. D
30. B
31. C
32. C
33. D
34. D
35. A
36. C
37. B
38. C
39. A
40. D
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Chọn đáp án B
Năm 1918 Chính quyền Xô Viết bị liên quân 14 nước đế quốc bao vây 4 phía, tình hình rất nghiêm trọng.
Trong suốt 3 năm (1918 - 1920), nước Nga đã tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng chống thù trong giặc ngoài với điều kiện vô vùng khó khăn, gian khổ.
Chính quyền Xô Viết đã thực hiện chính sách cộng sản thời chiến.
Câu 2. Chọn đáp án A
Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á : Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản. Ở bán đảo Triều Tiên, Hồng quân Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới.
Câu 3. Chọn đáp án A
Tháng 3 - 1985, Gooc ba chốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô và đề ra chủ trương cải tổ. Ngày 25 - 12 - 1991, khi lá cờ đỏ búa liềm trên nóc điện Kremli bị hạ xuống, Tổng thống Gooc ba chốp tuyên bố từ chức đã đánh dấu sự thất bại của công cuộc cải tổ do Gooc ba chốp đề xướng từ năm 1985. Như vậy công cuộc cải tổ kéo dài 6 năm từ 1985 đến 1991.
Câu 4. Chọn đáp án A
Theo SGK Lịch sử 12 trang 29, Nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cuba, tháng 8 - 1961, Mĩ đề xướng việc tổ chức Liên minh vì tiến bộ để lôi kéo các nước Mĩ Latinh.
Câu 5. Chọn đáp án B
Về sản xuất công nghiệp, vào những năm 80 Ấn Độ đứng hàng thứ mười trên thế giới
Câu 6. Chọn đáp án D
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, PTGPDT ở châu Á đã cổ vũ mạnh mẽ các nước châu Phi đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc. Từ Bắc Phi phong trào nhanh chóng lan rộng ra toàn lục địa làm cho hệ thống thuộc địa của thực dân châu Âu ở châu Phi nối tiếp nhau tan rã và thành lập hàng loạt các quốc gia độc lập. Đặc biệt năm 1960, thế giới ghi nhận có 17 nước châu Phi được trao trả độc lập và đi vào lịch sử với tên gọi "năm châu Phi". Đó là nguyên nhân của câu hỏi.
Câu 7. Chọn đáp án B
Từ đầu thế kỉ XIX, nhân dân Mĩ Latinh đã giành được độc lập từ tay thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha nên không còn kẻ thù là chế độ thực dân cũ. Ở Mĩ Latinh, tình trạng phân biệt chủng tộc không nổi cộm như châu Phi. Ngoài ra, Mĩ Latinh hầu như không trải qua chế độ phong kiến nên không tồn tại kẻ thù là địa chủ phong kiến. Ngay sau khi giành được độc lập từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, Mĩ Latinh lệ thuộc vào Mĩ, trở thành sân sau của Mĩ. Mĩ thực hiện chế độ thực dân kiểu mới ở đây, xây dựng nên các chính quyền độc tài thân Mĩ. Như vậy, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kẻ thù chủ yếu của các nước Mĩ Latinh là chế độ tay sai, phản động của chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
Câu 8. Chọn đáp án A
Trong chính sách đối ngoại, Nhật Bản chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ. Nhờ đó, nước Nhật sớm kí kết được Hiệp ước hòa bình Xan Phranxicô (8 - 9 - 1951), chấm dứt chế độ chiếm đóng của Đồng minh (1952)
Câu 9. Chọn đáp án A
Trong bối cảnh "Chiến tranh lạnh" gay gắt giữa hai phe, các nước Tây Âu đã tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra (4 – 1949), chạy đua vũ trang, thiết lập nhiều căn cứ quân sự nhằm chống lại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.
Câu 10. Chọn đáp án C
Việc Chiến tranh lạnh chấm dứt đã có tác động to lớn đến tình hình thế giới. Cụ thể là: Quan hệ Mĩ – Liên Xô được cải thiện dẫn đến những chuyển biến quan trọng trong các mối quan hệ và cục diện thế giới. Quan hệ giữa 5 nhóm nước: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc đã có những chuyển biến tích cực từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác, thương lượng. Các khối quân sư đều không còn tồn tại, các vụ tranh chấp đều được giải quyết bằng phương pháp hòa bình, xu thế hòa bình, hợp tác ngày càng lan rộng. Như vậy, tác động to lớn nhất, sâu xa nhất của chấm dứt Chiến tranh lạnh chính là xu thế hòa bình, đối thoại và hợp tác được lan rộng.
Câu 11. Chọn đáp án A
Ô nhiễm môi trường và nguy cơ cạn kiệt tài nguyên là những thách thức của thế giới trong thời gian dài, không riêng gì thập kỉ đầu tiên của thế kỉ XXI. Chiến tranh, xung đột ở nhiều khu vực trên thế giới không còn là vấn đề nóng hiện nay, đến thập kỉ đầu tiên của thế kỉ XXI vấn đề này đã cơ bản được giải quyết, chỉ còn lẻ tẻ ở một vài khu vực. Tuy nhiên, cuộc tấn công khủng bố bất ngờ vào nước Mĩ ngày 11 – 9 – 2001 đã khiến thế giới kinh hoàng đồng thời cũng đặt thế giới trước thách thức về sự hoành hành của chủ nghĩa khủng bố trong suốt thập kỉ đầu tiên của thế kỉ XXI.
Câu 12. Chọn đáp án B
Sau chiến tranh quan hệ Xô – Mỹ chuyển từ liên minh chống phát xít sang thế đối đầu và tình trạng "chiến tranh lạnh". Nguyên nhân là do sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược. Liên Xô: chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới. Mĩ: Chống phá Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa, chống phong trào cách mạng, mưu đồ làm bá chủ thế giới. Sau CTTG II, Mĩ là nước tư bản giàu mạnh nhất, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử, tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới.
Câu 13. Chọn đáp án A
Công thương nghiệp bị đình đốn; xu hướng độc quyền công thương của Nhà nước đã hạn chế sự phát triển của sản xuất và thương mại. Chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn khuyến khích cho nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài.
Câu 14. Chọn đáp án D
Từ sau 1862, cuộc kháng chiến của nhân dân mang tính độc lập với triều đình, vừa chống Pháp vừa chống phong kiến đầu hàng "dập dìu trống đánh cờ xiêu, phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây", cuộc kháng chiến của nhân dân gặp nhiều khó khăn do thái độ bỏ rơi, xa lánh của triều đình với lực lượng kháng chiến
Câu 15. Chọn đáp án C
Khi cuộc chiến tranh thế giới bùng nổ, toàn quyền Đông Dương tuyên bố: "Nhiệm vụ chủ yếu của Đông Dương là phải cung cấp cho chính quốc đến mức tối đa nhân lực, vật lực và tài lực...". Nhân dân Việt Nam phải đóng nhiều thứ thuế, mua công trái... Trong 4 năm chiến tranh, chính quyền thuộc địa đã thu được trên 184 triệu phrăng tiền công trái và gần 14 triệu phrăng tiền quyên góp; ngoài ra, hàng trăm tấn lương thực và nông lâm sản các loại, hàng vạn tấn kim loại cần thiết cho chế tạo vũ khí được đưa sang Pháp. Sự cướp bóc ráo riết của thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến tình hình Việt Nam. Tình cảnh phải nhổ lúa trồng đay là trong Chiến tranh thế giới thứ hai khi phát xít Nhật vào Việt Nam, nên đây chính là đáp án của câu hỏi này.
Câu 16. Chọn đáp án A
Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội; cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân; cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên có điểm chung là đều là các cuộc khởi nghĩa vũ trang. Họ chủ trương dùng phương pháp bạo động, tấn công vào các trại lính, phá nhà lao, gây ra những tổn thất đáng kể cho Pháp.
Câu 17. Chọn đáp án B
Việt Nam Quốc dân Đảng có thành phần khá phúc tạp bởi ngay sau khi ra đời, đảng đã chủ trương mở rộng cơ sở trong quần chúng nhân dân trên cả nước. Thành phần đảng chủ yếu bao gồm: Sinh viên, học sinh, công chức, tư sản lớp dưới, nông dân khá giả, thân hào địa chủ, binh lính, hạ sĩ quan người Việt trong quân đội Pháp.. Ngoài ra, gia nhập Việt Nam Quốc dân Đảng còn có thêm các nhóm nhân sĩ và trí thức yêu nước. Cơ sở tổ chức của Việt Nam Quốc dân Đảng phát triển tương đối nhanh trong năm 1928 và đầu năm 1929, thu hút hàng nghìn thanh niên trí thức, công chức và binh lính Việt Nam yêu nước trong quân đội Pháp. Việt Nam Quốc dân Đảng cũng cử người bắt liên lạc với Hội Việt Nam Kách mệnh Thanh niên và Tân Việt Cách mạng Đảng để bàn thảo việc thống nhất về tổ chức và phối hợp hoạt động vì mục đích giải phóng dân tộc. Với thành phần phức tạp như vây, thực dân Pháp đã lợi dụng điều này để cài người vào tổ chức, để tiến tới tiêu diệt hoàn toàn.
Câu 18. Chọn đáp án D
Công nghiệp nặng được xem là trụ cột của nền kinh tế ở mỗi quốc gia, mặt khác, đầu tư công nghiệp nặng cần nhiều vốn, thời gian quay vòng vốn lại chậm nhưng có thể sư dụng khai thác được lâu dài. Với những đặc điểm đó, Pháp hạn chế phát triển công nghiệp nặng ở nước ta nhằm không cho kinh tế Việt Nam có cơ hội tự phát triển, mọi máy móc đều phải đưa từ Pháp sang, cột chặt kinh tế Việt Nam vào kinh tế Pháp.
Câu 19. Chọn đáp án D
Giai cấp công nhân ra đời từ trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, chủ yếu trong công nghiệp quốc phòng và khai thác mỏ. Sang đến những thập niên 20 của thế kỉ 20, số lượng công nhân ngày càng đông đảo. do đặc điểm về nguồn gốc xuất thân và hình thức lao động, lại sống trong bối cảnh của xã hội thực dân nửa phong kiến nên giai cấp công nhân Việt Nam phải chịu 3 tầng áp bức, bóc lột của đế quốc, phong kiến và tư sản mại bản. Đây là một đặc điểm rất khác biệt của công nhân Việt Nam, nó quyết định đến tính quyết liệt và khả năng lãnh đạo cách mạng của giai cấp này.
Câu 20. Chọn đáp án A
Cuối năm 1920, khi Đảng Xã hội Pháp họp Đại hội lần thứ XVIII tại thành phố Tua, Nguyễn Ái Quốc đã đứng về phía đại đa số đại biểu Đại hội bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản. Nguyễn Ái Quốc đã trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên, đánh dấu một bước chuyển biến quyết định trong nhận thức tư tưởng và lập trường chính trị của Người đã từ một người yêu nước tiến bộ thành một chiến sĩ cộng sản. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đi từ lập trường một người yêu nước chuyển sang lập trường một người cộng sản là bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản (12 -1920).
Câu 21. Chọn đáp án C
Sang tháng 9 - 1930, phong trào đấu tranh dâng cao, nhất là ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Tiêu biểu là cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An). Ngày 12 - 9 - 1930, tại Hưng Nguyên, gần 8000 nông dân kéo đến phủ lị với những khẩu hiệu cách mạng "Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến!". Đoàn biểu tình xếp thành hàng dài hơn 1km kéo về thành phố Vinh, đi đầu là những người cầm cờ đỏ, đi hai bên là những đội viên tự vệ được trang bị dao gậy. Trên đường đi, đoàn biểu tình dừng lại vài nơi để diễn thuyết và chỉnh đốn đội ngũ. Dòng người càng đi càng được bổ sung, đến gần Vinh con số lên đến gần 3 vạn người và xếp thành hàng dài tới 4 km. Cuộc biểu tình đã bị thực dân Pháp đàn áp dã man nhưng không ngăn được phong trào đấu tranh, quần chúng phá nhà lao, đốt huyện đường, vây đồn lính khố xanh, phá trạm điện tín, trừng trị bọn địa chủ tàn ác và bọn cường hào phản động.
Câu 22. Chọn đáp án B
Vào tháng 5 - 1930, trên phạm vi cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động 1 - 5. Các cuộc đấu tranh này chính là bước ngoặt của phong trào cách mạng. Lần đầu tiên, công nhân Việt nam biểu tình kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động, đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân lao động trong nước và thể hiện tình đoàn kết với nhân dân lao động thế giới.
Câu 23. Chọn đáp án A
Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa và nhấn mạnh: chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân.
Câu 24. Chọn đáp án B
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là quyết định nhưng nguyên nhân khách quan cũng rất quan trọng. Trong đó, nguyên nhân khách quan quan trọng nhất là : Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít, nhất là chiến thắng phát xít Đức và quân phiệt Nhật đã cổ vũ tinh thần, củng cố niềm tin cho nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, tạo thời cơ để nhân dân ta đứng lên Tổng khởi nghĩa.
Câu 25. Chọn đáp án D
Hàng loạt các cuộc đấu tranh của công nhân ở các nhà máy xi măng Hải Phòng, dệt Nam Định, hãng dầu Xôcôni, nhà máy sợi, dệt Nam Định, nhà máy xe lửa Dĩ An thực sự là những phát súng báo hiệu mở đầu cho một cao trào cách mạng mới bùng nổ ở nước ta trong những năm 1930 - 1931. Từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1930, phong trào nổ ra mạnh nhất ở Bắc Kì. Sang đến tháng 5, phong trào nhanh chóng lan rộng ra cả nước và đạt tới đỉnh cao khi thành lập các chính quyền tự quản ở đồng bằng Nghệ - Tĩnh.
Câu 26. Chọn đáp án B
Mục tiêu đấu tranh của phong trào 1930 - 1931 là độc lập dân tộc, ruộng đất dân cày. Sở dĩ nói Xô viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931 vì tại đây, các Xô viết đã giành được chính quyền từ tay Pháp, xây dựng chính quyền của dân, do dân, vì dân. Bên cạnh đó, các Xô viết còn thực hiện quyền làm chủ của quần chúng, điều hành mọi mặt đời sống xã hội: chia ruộng đất công cho dân cày nghèo; bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò; xóa nợ cho người nghèo... Chính vì những lí do trên, nên Xô viết Nghệ Tĩnh được coi là đỉnh cao của cách mạng.
Câu 27. Chọn đáp án A
Trong thời kỳ 1940-1945, Đảng nhận thức đầy đủ hơn và chỉ đạo kết hợp một cách khéo léo giữa hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, coi nhiệm vụ chống đế quốc là chủ yếu nhất, nhiệm vụ chống phong kiến phải phục tùng nhiệm vụ chống đế quốc và được rải ra thực hiện từng bước. Trong Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII, Nguyễn Ái Quốc đã nói rằng: "trong lúc này, nếu không giải
File đính kèm:
de_thi_thu_mon_lich_su_nam_2019_de_so_2_co_dap_an.doc