Đề thi thử THPTQG lớp 12 môn Lịch sử - Năm học 2019-2020 - Đề số 6 (Có đáp án)

Câu 7. Nét mới trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam (1919 - 1929) so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) là gì?

A. Tập trung vốn đầu tư nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp.

B. Thực hiện tăng thuế để tăng nguồn thu cho ngân sách Đông Dương.

C. Đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế.

D. Chú trọng phát triển giao thong vận tải để phục vụ nhu cầu quân sự.

 

docx10 trang | Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 16/03/2024 | Lượt xem: 2 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử THPTQG lớp 12 môn Lịch sử - Năm học 2019-2020 - Đề số 6 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THẦN‌ ‌TỐC‌ ‌LUYỆN‌ ‌ĐỀ‌ ‌ ĐỀ‌ ‌SỐ‌ ‌6‌ ‌  ‌ ĐỀ‌ ‌ÔN‌ ‌LUYỆN‌ ‌THI‌ ‌THPT‌ ‌QUỐC‌ ‌GIA‌ ‌MỨC‌ ‌ĐỘ‌ ‌DỄ‌ ‌ NĂM‌ ‌HỌC:‌ ‌2019‌ ‌–‌ ‌2020‌ ‌ MÔN:‌ ‌LỊCH‌ ‌SỬ‌ ‌ Thời‌ ‌gian‌ ‌làm‌ ‌bài:‌ ‌50‌ ‌phút;‌ ‌không‌ ‌kể‌ ‌thời‌ ‌gian‌ ‌phát‌ ‌đề‌ ‌  ‌ Câu‌ ‌1.‌‌ ‌Năm‌ ‌1923,‌ ‌một‌ ‌số‌ ‌địa‌ ‌chủ‌ ‌và‌ ‌tư‌ ‌sản‌ ‌Việt‌ ‌Nam‌ ‌đã‌ ‌tổ‌ ‌chức‌ ‌phong‌ ‌trào‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌nào‌ ‌dưới‌ ‌đây?‌ ‌ ‌A.‌‌ ‌Tẩy‌ ‌chay‌ ‌tư‌ ‌sản‌ ‌Hoa‌ ‌Kiều.‌ B.‌‌ ‌“Chấn‌ ‌hưng‌ ‌nội‌ ‌hóa”,‌ ‌“bài‌ ‌trừ‌ ‌ngoại‌ ‌hóa”.‌ C.‌‌ ‌Chống‌ ‌độc‌ ‌quyền‌ ‌cảng‌ ‌Sài‌ ‌Gòn.‌ D.‌‌ ‌Đòi‌ ‌nhà‌ ‌cầm‌ ‌quyền‌ ‌Pháp‌ ‌trả‌ ‌tự‌ ‌do‌ ‌cho‌ ‌Phan‌ ‌Bội‌ ‌Châu.‌ ‌ Câu‌ ‌2.‌‌ ‌Năm‌ ‌1925,‌ ‌tác‌ ‌phẩm‌ ‌nào‌ ‌dưới‌ ‌đây‌ ‌của‌ ‌Nguyễn‌ ‌Ái‌ ‌Quốc‌ ‌được‌ ‌xuất‌ ‌bản‌ ‌ở‌ ‌Pháp?‌ ‌ ‌A.‌‌ ‌“Bản‌ ‌án‌ ‌chế‌ ‌độ‌ ‌thực‌ ‌dân‌ ‌Pháp”.‌‌ B.‌‌ ‌“Nhật‌ ‌kí‌ ‌trong‌ ‌tù”.‌ C.‌‌ ‌“Đường‌ ‌Kách‌ ‌mệnh”.‌‌ D.‌‌ ‌“Bản‌ ‌yêu‌ ‌sách‌ ‌của‌ ‌nhân‌ ‌dân‌ ‌An‌ ‌Nam”.‌ ‌ Câu‌ ‌3.‌ ‌Năm‌ ‌1929,‌ ‌Hội‌ ‌Việt‌ ‌Nam‌ ‌Cách‌ ‌mạng‌ ‌Thanh‌ ‌niên‌ ‌đã‌ ‌phân‌ ‌hóa‌ ‌thành‌ ‌hai‌ ‌tổ‌ ‌chức‌ ‌cộng‌ ‌sản‌ ‌nào‌ ‌dưới‌ ‌đây?‌ ‌ ‌A.‌‌ ‌Đông‌ ‌Dương‌ ‌Cộng‌ ‌sản‌ ‌đảng‌ ‌và‌ ‌An‌ ‌Nam‌ ‌Cộng‌ ‌sản‌ ‌đảng.‌ B.‌‌ ‌Tân‌ ‌Việt‌ ‌Cách‌ ‌mạng‌ ‌đảng‌ ‌và‌ ‌Đông‌ ‌Dương‌ ‌Cộng‌ ‌sản‌ ‌đảng.‌ C.‌‌ ‌Đông‌ ‌Dương‌ ‌Cộng‌ ‌sản‌ ‌đảng‌ ‌và‌ ‌Đông‌ ‌Dương‌ ‌Cộng‌ ‌sản‌ ‌lien‌ ‌đoàn.‌ D.‌‌ ‌Đông‌ ‌Dương‌ ‌Cộng‌ ‌sản‌ ‌lien‌ ‌đoàn‌ ‌và‌ ‌An‌ ‌Nam‌ ‌Cộng‌ ‌sản‌ ‌đảng.‌ ‌ Câu‌ ‌4.‌ ‌Hội‌ ‌nghị‌ ‌lần‌ ‌thứ‌ ‌8‌ ‌Ban‌ ‌Chấp‌ ‌hành‌ ‌Trung‌ ‌ương‌ ‌Đảng‌ ‌Cộng‌ ‌sản‌ ‌Đông‌ ‌Dương‌ ‌(tháng‌ ‌5/1941)‌ ‌được‌ ‌triệu‌ ‌tập‌ ‌tại‌ ‌ ‌A.‌‌ ‌Pác‌ ‌Bó‌ ‌(Cao‌ ‌Bằng). ‌‌B.‌‌ ‌Bắc‌ ‌Sơn‌ ‌(Lạng‌ ‌Sơn).‌ C.‌‌ ‌Bà‌ ‌Điểm‌ ‌(Gia‌ ‌Định).‌‌ D.‌‌ ‌Chiêm‌ ‌Hóa‌ ‌(Tuyên‌ ‌Quang).‌ ‌ Câu‌ ‌5.‌‌ ‌Phong‌ ‌trào‌ ‌“vô‌ ‌sản‌ ‌hóa”‌ ‌do‌ ‌Hội‌ ‌Việt‌ ‌Nam‌ ‌Cách‌ ‌mạng‌ ‌Thanh‌ ‌niên‌ ‌phát‌ ‌động‌ ‌và‌ ‌thực‌ ‌hiện‌ ‌là‌ ‌ ‌A.‌‌ ‌mốc‌ ‌đánh‌ ‌dấu‌ ‌phong‌ ‌trào‌ ‌công‌ ‌nhân‌ ‌hoàn‌ ‌toàn‌ ‌trở‌ ‌thành‌ ‌tự‌ ‌giác.‌ B.‌‌ ‌điều‌ ‌kiện‌ ‌để‌ ‌công‌ ‌nhân‌ ‌phát‌ ‌triển‌ ‌về‌ ‌số‌ ‌lượng‌ ‌và‌ ‌trở‌ ‌thành‌ ‌giai‌ ‌cấp.‌ C.‌‌ ‌cơ‌ ‌hội‌ ‌thuận‌ ‌lợi‌ ‌giúp‌ ‌những‌ ‌người‌ ‌cộng‌ ‌sản‌ ‌về‌ ‌nước‌ ‌hoạt‌ ‌động.‌ D.‌‌ ‌phương‌ ‌thức‌ ‌tự‌ ‌rèn‌ ‌luyện‌ ‌của‌ ‌những‌ ‌chiến‌ ‌sĩ‌ ‌cách‌ ‌mạng‌ ‌tiến‌ ‌bộ.‌ ‌ Câu‌ ‌6.‌ ‌Vì‌ ‌sao‌ ‌nói:‌ ‌cuộc‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌của‌ ‌công‌ ‌nhân‌ ‌xưởng‌ ‌máy‌ ‌Ba‌ ‌Son‌ ‌(tháng‌ ‌8/1925)‌ ‌đánh‌ ‌dấu‌ ‌bước‌ ‌ngoặc‌ ‌của‌ ‌phong‌ ‌trào‌ ‌công‌ ‌nhân‌ ‌Việt‌ ‌Nam?‌ ‌ ‌A.‌‌ ‌Có‌ ‌mục‌ ‌tiêu‌ ‌kinh‌ ‌tế‌ ‌rõ‌ ‌rang,‌ ‌tinh‌ ‌thần‌ ‌quyết‌ ‌liệt,‌ ‌có‌ ‌quy‌ ‌mô‌ ‌rộng‌ ‌lớn.‌ B.‌‌ ‌Đấu‌ ‌tranh‌ ‌quyết‌ ‌liệt,‌ ‌có‌ ‌tổ‌ ‌chức‌ ‌dưới‌ ‌sự‌ ‌lãnh‌ ‌đạo‌ ‌của‌ ‌Công‌ ‌hội‌ ‌đỏ.‌  ‌ C.‌‌ ‌Quy‌ ‌mô‌ ‌rộng‌ ‌lớn,‌ ‌buộc‌ ‌Pháp‌ ‌phải‌ ‌nhượng‌ ‌bộ‌ ‌mọi‌ ‌yêu‌ ‌sách‌ ‌về‌ ‌kinh‌ ‌tế.‌ D.‌‌ ‌Đấu‌ ‌tranh‌ ‌có‌ ‌tổ‌ ‌chức,‌ ‌có‌ ‌mục‌ ‌tiêu‌ ‌chính‌ ‌trị,‌ ‌thể‌ ‌hiện‌ ‌tinh‌ ‌thần‌ ‌đoàn‌ ‌kết‌ ‌quốc‌ ‌tế.‌ ‌ Câu‌ ‌7.‌‌ ‌Nét‌ ‌mới‌ ‌trong‌ ‌chương‌ ‌trình‌ ‌khai‌ ‌thác‌ ‌thuộc‌ ‌địa‌ ‌lần‌ ‌thứ‌ ‌hai‌ ‌của‌ ‌thực‌ ‌dân‌ ‌Pháp‌ ‌ở‌ ‌Việt‌ ‌Nam‌ ‌ ‌(1919‌ ‌-‌ ‌1929)‌ ‌so‌ ‌với‌ ‌cuộc‌ ‌khai‌ ‌thác‌ ‌thuộc‌ ‌địa‌ ‌lần‌ ‌thứ‌ ‌nhất‌ ‌(1897‌ ‌-‌ ‌1914)‌ ‌là‌ ‌gì?‌ ‌ ‌A.‌‌ ‌Tập‌ ‌trung‌ ‌vốn‌ ‌đầu‌ ‌tư‌ ‌nhiều‌ ‌nhất‌ ‌vào‌ ‌lĩnh‌ ‌vực‌ ‌công‌ ‌nghiệp.‌ B.‌‌ ‌Thực‌ ‌hiện‌ ‌tăng‌ ‌thuế‌ ‌để‌ ‌tăng‌ ‌nguồn‌ ‌thu‌ ‌cho‌ ‌ngân‌ ‌sách‌ ‌Đông‌ ‌Dương.‌ C.‌‌ ‌Đầu‌ ‌tư‌ ‌với‌ ‌tốc‌ ‌độ‌ ‌nhanh,‌ ‌quy‌ ‌mô‌ ‌lớn‌ ‌vào‌ ‌các‌ ‌ngành‌ ‌kinh‌ ‌tế.‌ D.‌‌ ‌Chú‌ ‌trọng‌ ‌phát‌ ‌triển‌ ‌giao‌ ‌thong‌ ‌vận‌ ‌tải‌ ‌để‌ ‌phục‌ ‌vụ‌ ‌nhu‌ ‌cầu‌ ‌quân‌ ‌sự.‌ ‌ Câu‌ ‌8.‌ ‌Sau‌ ‌Chiến‌ ‌tranh‌ ‌thế‌ ‌giới‌ ‌thứ‌ ‌nhất,‌ ‌mâu‌ ‌thuẫn‌ ‌cơ‌ ‌bản,‌ ‌cấp‌ ‌bách‌ ‌hang‌ ‌đầu‌ ‌của‌ ‌cách‌ ‌mạng‌ ‌Việt‌ ‌Nam‌ ‌là‌ ‌mâu‌ ‌thuẫn‌ ‌giữa‌ ‌ ‌A.‌‌ ‌nông‌ ‌dân‌ ‌và‌ ‌địa‌ ‌chủ. ‌‌B.‌‌ ‌công‌ ‌nhân‌ ‌và‌ ‌tư‌ ‌sản‌ ‌mại‌ ‌bản.‌ C.‌‌ ‌địa‌ ‌chủ‌ ‌và‌ ‌tư‌ ‌sản.‌‌ D.‌‌ ‌nông‌ ‌dân‌ ‌Việt‌ ‌Nam‌ ‌với‌ ‌Pháp‌ ‌và‌ ‌tay‌ ‌sai.‌ ‌ Câu‌ ‌9.‌‌ ‌Người‌ ‌đầu‌ ‌tiên‌ ‌trên‌ ‌thế‌ ‌giới‌ ‌đặt‌ ‌chân‌ ‌lên‌ ‌Mặt‌ ‌Trăng‌ ‌(năm‌ ‌1969)‌ ‌là‌ ‌ ‌A.‌‌ ‌Gagarin.‌‌ B.‌‌ ‌Armstrong.‌‌ C.‌‌ ‌Collins.‌‌ D.‌‌ ‌Aldrin.‌ ‌ Câu‌ ‌10.‌ ‌Từ‌ ‌những‌ ‌năm‌ ‌70‌ ‌của‌ ‌thế‌ ‌kỉ‌ ‌XX,‌ ‌Ấn‌ ‌Độ‌ ‌đã‌ ‌tự‌ ‌túc‌ ‌được‌ ‌lương‌ ‌thực‌ ‌nhờ‌ ‌tiến‌ ‌hành‌ ‌cuộc‌ ‌cách‌ ‌ mạng‌ ‌nào‌ ‌dưới‌ ‌đây?‌ ‌ ‌A.‌‌ ‌Cách‌ ‌mạng‌ ‌xanh.‌‌ B.‌‌ ‌Cách‌ ‌mạng‌ ‌chất‌ ‌xám.‌ C.‌‌ ‌Cách‌ ‌mạng‌ ‌trắng. ‌‌D.‌‌ ‌Cách‌ ‌mạng‌ ‌công‌ ‌nghiệp.‌ ‌ Câu‌ ‌11.‌‌ ‌Quốc‌ ‌gia‌ ‌nắm‌ ‌giữ‌ ‌3/4‌ ‌dự‌ ‌trữ‌ ‌vàng‌ ‌của‌ ‌thế‌ ‌giới‌ ‌sau‌ ‌Chiến‌ ‌tranh‌ ‌thế‌ ‌giới‌ ‌thứ‌ ‌hai‌ ‌là‌ ‌ ‌A.‌‌ ‌Mĩ. ‌‌B.‌‌ ‌Pháp.‌‌ C.‌‌ ‌Nhật.‌‌ D.‌‌ ‌Anh.‌ ‌ Câu‌ ‌12.‌‌ ‌Sự‌ ‌liên‌ ‌minh‌ ‌chặt‌ ‌chẽ‌ ‌về‌ ‌quân‌ ‌sự‌ ‌của‌ ‌các‌ ‌nước‌ ‌Tây‌ ‌Âu‌ ‌với‌ ‌Mĩ‌ ‌được‌ ‌biểu‌ ‌hiện‌ ‌ở‌ ‌việc‌ ‌ ‌A.‌‌ ‌thực‌ ‌hiện‌ ‌bao‌ ‌vây,‌ ‌cấm‌ ‌vận‌ ‌Liên‌ ‌Xô.‌‌ B.‌‌ ‌tham‌ ‌gia‌ ‌vào‌ ‌khối‌ ‌quân‌ ‌sự‌ ‌NATO.‌ C.‌‌ ‌trở‌ ‌lại‌ ‌xâm‌ ‌lược‌ ‌các‌ ‌thuộc‌ ‌địa‌ ‌cũ.‌‌ D.‌‌ ‌liên‌ ‌minh‌ ‌với‌ ‌nhau‌ ‌để‌ ‌tấn‌ ‌công‌ ‌Liên‌ ‌Xô.‌ ‌ Câu‌ ‌13.‌ ‌Tháng‌ ‌6/1925,‌ ‌Nguyễn‌ ‌Ái‌ ‌Quốc‌ ‌thành‌ ‌lập‌ ‌Hội‌ ‌Việt‌ ‌Nam‌ ‌Cách‌ ‌mạng‌ ‌Thanh‌ ‌niên‌ ‌trên‌ ‌cơ‌ ‌sở‌ ‌nòng‌ ‌cốt‌ ‌là‌ ‌ ‌A.‌‌ ‌nhóm‌ ‌Cộng‌ ‌sản‌ ‌đoàn.‌‌ B.‌‌ ‌Hội‌ ‌Hưng‌ ‌Nam.‌‌ C.‌‌ ‌Nam‌ ‌đồng‌ ‌thư‌ ‌xã.‌‌ D.‌‌ ‌Hội‌ ‌Phục‌ ‌Việt.‌ ‌ Câu‌ ‌14.‌ ‌Luận‌ ‌cương‌ ‌chính‌ ‌trị‌ ‌(tháng‌ ‌10/1930)‌ ‌của‌ ‌Đảng‌ ‌Cộng‌ ‌sản‌ ‌Đông‌ ‌Dương‌ ‌xác‌ ‌định‌ ‌động‌ ‌lực‌ ‌của‌ ‌cách‌ ‌mạng‌ ‌gồm‌ ‌các‌ ‌giai‌ ‌cấp‌ ‌nào?‌ ‌ ‌A.‌‌ ‌Công‌ ‌nhân‌ ‌và‌ ‌nông‌ ‌dân.‌‌ B.‌‌ ‌Công‌ ‌nhân‌ ‌và‌ ‌tiểu‌ ‌tư‌ ‌sản‌ ‌trí‌ ‌thức.‌ C.‌‌ ‌Tiểu‌ ‌tư‌ ‌sản‌ ‌và‌ ‌tư‌ ‌sản‌ ‌dân‌ ‌tộc.‌ D.‌‌ ‌Công‌ ‌nhân,‌ ‌nông‌ ‌dân‌ ‌và‌ ‌tiểu‌ ‌tư‌ ‌sản.‌ ‌ Câu‌ ‌15.‌ ‌Để‌ ‌thúc‌ ‌đẩy‌ ‌sự‌ ‌phát‌ ‌triển‌ ‌của‌ ‌cao‌ ‌trào‌ ‌“Kháng‌ ‌Nhật‌ ‌cứu‌ ‌nước”‌ ‌(1945)‌ ‌ở‌ ‌các‌ ‌tỉnh‌ ‌miền‌ ‌Bắc‌ ‌và‌ ‌Bắc‌ ‌Trung‌ ‌Bộ,‌ ‌Đảng‌ ‌Cộng‌ ‌sản‌ ‌Đông‌ ‌Dương‌ ‌đã‌ ‌đề‌ ‌ra‌ ‌khẩu‌ ‌hiệu‌ ‌ ‌A.‌‌ ‌“Tịch‌ ‌thu‌ ‌ruộng‌ ‌đất‌ ‌của‌ ‌đế‌ ‌quốc‌ ‌và‌ ‌Việt‌ ‌gian”.‌‌ B.‌‌ ‌“Phá‌ ‌kho‌ ‌thóc,‌ ‌giải‌ ‌quyết‌ ‌nạn‌ ‌đói”.‌ C.‌‌ ‌“Giảm‌ ‌tô,‌ ‌giảm‌ ‌tức,‌ ‌chia‌ ‌lại‌ ‌ruộng‌ ‌công”.‌‌ D.‌‌ ‌“Đánh‌ ‌đổ‌ ‌địa‌ ‌chủ,‌ ‌chia‌ ‌ruộng‌ ‌đất‌ ‌cho‌ ‌dân‌ ‌cày”.‌ ‌ Câu‌ ‌16.‌‌ ‌Tiền‌ ‌thân‌ ‌của‌ ‌Quân‌ ‌đội‌ ‌nhân‌ ‌dân‌ ‌Việt‌ ‌Nam‌ ‌là‌ ‌tổ‌ ‌chức‌ ‌nào?‌ ‌ ‌A.‌‌ ‌Quân‌ ‌đội‌ ‌Quốc‌ ‌gia‌ ‌Việt‌ ‌Nam. ‌‌B.‌‌ ‌Đội‌ ‌du‌ ‌kích‌ ‌Bắc‌ ‌Sơn.‌ C.‌‌ ‌Đội‌ ‌Việt‌ ‌Nam‌ ‌Tuyên‌ ‌truyền‌ ‌Giải‌ ‌phóng‌ ‌quân.‌‌ D.‌‌ ‌Việt‌ ‌Nam‌ ‌Giải‌ ‌phóng‌ ‌quân.‌ ‌ Câu‌ ‌17.‌ ‌Trong‌ ‌những‌ ‌năm‌ ‌1939‌ ‌–‌ ‌1945,‌ ‌Đảng‌ ‌Cộng‌ ‌sản‌ ‌Đông‌ ‌Dương‌ ‌thực‌ ‌hiện‌ ‌việc‌ ‌tạm‌ ‌gác‌ ‌khẩu‌ ‌hiệu‌ ‌“cách‌ ‌mạng‌ ‌ruộng‌ ‌đất”‌ ‌nhằm‌ ‌ ‌A.‌‌ ‌tập‌ ‌trung‌ ‌mọi‌ ‌nguồn‌ ‌lực‌ ‌cách‌ ‌mạng‌ ‌để‌ ‌giải‌ ‌quyết‌ ‌vấn‌ ‌đề‌ ‌dân‌ ‌tộc.‌ B.‌‌ ‌lôi‌ ‌kéo‌ ‌tư‌ ‌sản,‌ ‌trung‌ ‌–‌ ‌tiểu‌ ‌địa‌ ‌chủ‌ ‌tham‌ ‌gia‌ ‌cách‌ ‌mạng.‌ C.‌‌ ‌tập‌ ‌hợp‌ ‌rộng‌ ‌rãi‌ ‌các‌ ‌lực‌ ‌lượng‌ ‌trong‌ ‌mặt‌ ‌trận‌ ‌dân‌ ‌tộc‌ ‌thống‌ ‌nhất.‌ D.‌‌ ‌phân‌ ‌hóa,‌ ‌cô‌ ‌lập‌ ‌cao‌ ‌độ‌ ‌kẻ‌ ‌thù‌ ‌để‌ ‌tiến‌ ‌tới‌ ‌đánh‌ ‌đổ‌ ‌chúng.‌ ‌ Câu‌ ‌18.‌‌ ‌Trong‌ ‌những‌ ‌năm‌ ‌1930‌ ‌–‌ ‌1931,‌ ‌nền‌ ‌kinh‌ ‌tế‌ ‌Việt‌ ‌Nam‌ ‌ ‌A.‌‌ ‌có‌ ‌sự‌ ‌phục‌ ‌hồi‌ ‌và‌ ‌phát‌ ‌triển.‌‌ B.‌‌ ‌lâm‌ ‌vào‌ ‌suy‌ ‌thoái,‌ ‌khủng‌ ‌hoảng.‌ C.‌‌ ‌phát‌ ‌triển‌ ‌không‌ ‌ổn‌ ‌định. ‌‌D.‌‌ ‌phát‌ ‌triển‌ ‌xen‌ ‌kẻ‌ ‌khủng‌ ‌hoảng.‌ ‌ Câu‌ ‌19.‌‌ ‌Lá‌ ‌cờ‌ ‌đỏ‌ ‌sao‌ ‌vàng‌ ‌xuất‌ ‌hiện‌ ‌lần‌ ‌đầu‌ ‌tiên‌ ‌trong‌ ‌ ‌A.‌‌ ‌phong‌ ‌trào‌ ‌cách‌ ‌mạng‌ ‌1930‌ ‌–‌ ‌1931.‌‌ B.‌‌ ‌khởi‌ ‌nghĩa‌ ‌Bắc‌ ‌Sơn‌ ‌(tháng‌ ‌9/1940).‌ C.‌‌ ‌khởi‌ ‌nghĩa‌ ‌Nam‌ ‌Kì‌ ‌(tháng‌ ‌11/1940).‌‌ D.‌‌ ‌phong‌ ‌trào‌ ‌dân‌ ‌chủ‌ ‌1936‌ ‌–‌ ‌1939.‌ ‌ Câu‌ ‌20.‌ ‌Trong‌ ‌thời‌ ‌kì‌ ‌1939‌ ‌–‌ ‌1945,‌ ‌lực‌ ‌lượng‌ ‌chính‌ ‌trị‌ ‌cách‌ ‌mạng‌ ‌của‌ ‌Đảng‌ ‌Cộng‌ ‌sả‌ ‌Đông‌ ‌Dương‌ ‌có‌ ‌sự‌ ‌phát‌ ‌triển‌ ‌từ‌ ‌ ‌A.‌‌ ‌đồng‌ ‌bằng‌ ‌tiến‌ ‌về‌ ‌các‌ ‌thành‌ ‌thị.‌‌ B.‌‌ ‌thành‌ ‌thị‌ ‌về‌ ‌đồng‌ ‌bằng.‌ C.‌‌ ‌miền‌ ‌núi‌ ‌xuống‌ ‌miền‌ ‌xuôi.‌‌ D.‌‌ ‌miền‌ ‌xuôi‌ ‌lên‌ ‌miền‌ ‌ngược.‌ ‌ Câu‌ ‌21.‌ ‌Trong‌ ‌cuộc‌ ‌cách‌ ‌mạng‌ ‌khoa‌ ‌học‌ ‌–‌ ‌công‌ ‌nghệ,‌ ‌thành‌ ‌tự‌ ‌y‌ ‌học‌ ‌nào‌ ‌dưới‌ ‌đây‌ ‌đã‌ ‌gây‌ ‌nên‌ ‌những‌ ‌lo‌ ‌ ngại‌ ‌về‌ ‌mặt‌ ‌pháp‌ ‌lí‌ ‌và‌ ‌đạo‌ ‌đức‌ ‌xã‌ ‌hội‌ ‌(sao‌ ‌chép‌ ‌con‌ ‌người,...) ?‌ ‌ ‌A.‌‌ ‌Các‌ ‌phát‌ ‌hiện‌ ‌về‌ ‌tổ‌ ‌chức‌ ‌cấu‌ ‌trúc‌ ‌và‌ ‌chức‌ ‌năng‌ ‌của‌ ‌tế‌ ‌bào.‌ B.‌‌ ‌Các‌ ‌phát‌ ‌hiện‌ ‌về‌ ‌kích‌ ‌hoạt‌ ‌hệ‌ ‌miễn‌ ‌dịch‌ ‌bẩm‌ ‌sinh.‌‌ C.‌ ‌Giải‌ ‌mã‌ ‌bí‌ ‌ẩn‌ ‌về‌ ‌bộ‌ ‌gen‌ ‌người‌ ‌(Bản‌ ‌đồ‌ ‌gen‌ ‌người).‌‌ D.‌ ‌Khám‌ ‌phá‌ ‌về‌ ‌các‌ ‌tế‌ ‌bào‌ ‌tạo‌ ‌thành‌ ‌hệ‌ ‌thống‌ ‌định‌ ‌vị‌ ‌trong‌ ‌não.‌ ‌ Câu‌ ‌22.‌ ‌Một‌ ‌trong‌ ‌những‌ ‌điểm‌ ‌khác‌ ‌biệt‌ ‌giữa‌ ‌phong‌ ‌trào‌ ‌giải‌ ‌phóng‌ ‌dân‌ ‌tộc‌ ‌ở‌ ‌châu‌ ‌Phi‌ ‌với‌ ‌chau‌ ‌Á‌ ‌sau‌ ‌Chiến‌ ‌tranh‌ ‌thế‌ ‌giới‌ ‌thứ‌ ‌hai‌ ‌là‌ ‌về‌ ‌ ‌A.‌‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌chủ‌ ‌yếu. ‌‌B.‌‌ ‌kết‌ ‌cục‌ ‌của‌ ‌cuộc‌ ‌đấu‌ ‌tranh.‌ C.‌‌ ‌mục‌ ‌tiêu‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌chủ‌ ‌yếu. ‌‌D.‌‌ ‌tổ‌ ‌chức‌ ‌lãnh‌ ‌đạo‌ ‌thống‌ ‌nhất‌ ‌của‌ ‌châu‌ ‌lục.‌ ‌ Câu‌ ‌23.‌‌ ‌Đầu‌ ‌năm‌ ‌1930,‌ ‌Nguyễn‌ ‌Ái‌ ‌Quốc‌ ‌triệu‌ ‌tập‌ ‌Hội‌ ‌nghị‌ ‌thành‌ ‌lập‌ ‌Đảng‌ ‌Cộng‌ ‌sản‌ ‌Việt‌ ‌Nam‌ ‌là‌ ‌do‌ ‌ ‌ ‌A.‌‌ ‌phong‌ ‌trào‌ ‌công‌ ‌nhân‌ ‌đã‌ ‌phát‌ ‌triển‌ ‌đến‌ ‌trình‌ ‌độ‌ ‌hoàn‌ ‌toàn‌ ‌tự‌ ‌giác.‌ B.‌‌ ‌phong‌ ‌trào‌ ‌cách‌ ‌mạng‌ ‌Việt‌ ‌Nam‌ ‌đứng‌ ‌trước‌ ‌nguy‌ ‌cơ‌ ‌bị‌ ‌chia‌ ‌rẻ‌ ‌lớn.‌ C.‌‌ ‌Tổng‌ ‌bộ‌ ‌Hội‌ ‌Việt‌ ‌Nam‌ ‌Cách‌ ‌mạng‌ ‌Thanh‌ ‌niên‌ ‌nêu‌ ‌ra‌ ‌yêu‌ ‌cầu‌ ‌hợp‌ ‌nhất.‌ D.‌‌ ‌các‌ ‌tổ‌ ‌chức‌ ‌cộng‌ ‌sản‌ ‌trong‌ ‌nước‌ ‌đề‌ ‌nghị‌ ‌hợp‌ ‌nhất‌ ‌thành‌ ‌một‌ ‌đảng.‌ ‌ Câu‌ ‌24.‌‌ ‌Năm‌ ‌1936,‌ ‌ở‌ ‌Việt‌ ‌Nam‌ ‌các‌ ‌Ủy‌ ‌ban‌ ‌hành‌ ‌động‌ ‌được‌ ‌thành‌ ‌lập‌ ‌nhằm‌ ‌mục‌ ‌đích‌ ‌gì ?‌ ‌ ‌A.‌‌ ‌Lập‌ ‌ra‌ ‌các‌ ‌Hội‌ ‌Ái‌ ‌hữu‌ ‌thay‌ ‌cho‌ ‌Công‌ ‌hội‌ ‌đỏ,‌ ‌Nông‌ ‌hội‌ ‌đỏ.‌ B.‌‌ ‌Chuẩn‌ ‌bị‌ ‌mọi‌ ‌mặt‌ ‌cho‌ ‌khởi‌ ‌nghĩa‌ ‌giành‌ ‌chính‌ ‌quyền.‌ C.‌‌ ‌Biểu‌ ‌dương‌ ‌lực‌ ‌lượng‌ ‌khi‌ ‌đón‌ ‌phái‌ ‌viên‌ ‌của‌ ‌Chính‌ ‌phủ‌ ‌Pháp.‌ D.‌‌ ‌‌Thu‌ ‌thập‌ ‌“dân‌ ‌nguyện”‌ ‌tiến‌ ‌tới‌ ‌Đông‌ ‌Dương‌ ‌Đại‌ ‌hội.‌ ‌ Câu‌ ‌25.‌ ‌Hội‌ ‌nghị‌ ‌toàn‌ ‌quốc‌ ‌của‌ ‌Đảng‌ ‌Công‌ ‌sản‌ ‌Đông‌ ‌Dương‌ ‌diễn‌ ‌ra‌ ‌ở‌ ‌Tân‌ ‌Trào‌ ‌(Tuyên‌ ‌Quang)‌ ‌từ‌ ‌ngày‌ ‌14‌ ‌–‌ ‌15/8/1945‌ ‌đã‌ ‌ ‌A.‌‌ ‌tán‌ ‌thành‌ ‌chủ‌ ‌trương‌ ‌Tổng‌ ‌khởi‌ ‌nghĩa‌ ‌giành‌ ‌chính‌ ‌quyền‌ ‌trong‌ ‌cả‌ ‌nước‌ ‌của‌ ‌Đảng.‌ B.‌‌ ‌đưa‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ‌ ‌giải‌ ‌phóng‌ ‌dân‌ ‌tộc‌ ‌lên‌ ‌hàng‌ ‌đầu,‌ ‌tạm‌ ‌gác‌ ‌khẩu‌ ‌hiệu‌ ‌cách‌ ‌mạng‌ ‌ruộng‌ ‌đất.‌ C.‌‌ ‌thành‌ ‌lập‌ ‌Ủy‌ ‌ban‌ ‌khởi‌ ‌nghĩa‌ ‌toàn‌ ‌quốc‌ ‌và‌ ‌ban‌ ‌bố‌ ‌lệnh‌ ‌Tổng‌ ‌khởi‌ ‌nghĩa‌ ‌trong‌ ‌cả‌ ‌nước.‌‌ D.‌ ‌quyết‌ ‌định‌ ‌những‌ ‌vấn‌ ‌đề‌ ‌quan‌ ‌trọng‌ ‌về‌ ‌đối‌ ‌nội,‌ ‌đối‌ ‌ngoại‌ ‌sau‌ ‌khi‌ ‌giành‌ ‌được‌ ‌chính‌ ‌quyền.‌ ‌ Câu‌ ‌26.‌‌ ‌Đặc‌ ‌điểm‌ ‌cơ‌ ‌bản‌ ‌của‌ ‌phong‌ ‌trào‌ ‌công‌ ‌nhân‌ ‌Việt‌ ‌Nam‌ ‌giai‌ ‌đoạn‌ ‌1919‌ ‌–‌ ‌1925‌ ‌là‌ ‌gì ?‌ ‌ ‌A.‌‌ ‌Đấu‌ ‌tranh‌ ‌quyết‌ ‌liệt,‌ ‌buộc‌ ‌giới‌ ‌chủ‌ ‌trương‌ ‌nhượng‌ ‌bộ‌ ‌mọi‌ ‌yêu‌ ‌sách‌ ‌kinh‌ ‌tế.‌ B.‌‌ ‌Các‌ ‌cuộc‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌đã‌ ‌có‌ ‌sự‌ ‌liên‌ ‌kết‌ ‌thành‌ ‌một‌ ‌phong‌ ‌trào‌ ‌chung.‌ C.‌‌ ‌Giai‌ ‌cấp‌ ‌công‌ ‌nhân‌ ‌chuyển‌ ‌sang‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌tự‌ ‌giác‌ ‌hoàn‌ ‌toàn.‌ D.‌‌ ‌Các‌ ‌cuộc‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌diễn‌ ‌ra‌ ‌nhiều‌ ‌nhưng‌ ‌vẫn‌ ‌còn‌ ‌lẻ‌ ‌tẻ‌ ‌và‌ ‌tự‌ ‌phát.‌ ‌ Câu‌ ‌27.‌ ‌Sự‌ ‌kiện‌ ‌quốc‌ ‌tế‌ ‌nào‌ ‌có‌ ‌ảnh‌ ‌hưởng‌ ‌tích‌ ‌cực‌ ‌đến‌ ‌phong‌ ‌trào‌ ‌cách‌ ‌mạng‌ ‌Việt‌ ‌Nam‌ ‌trong‌ ‌những‌ ‌năm‌ ‌1919‌ ‌–‌ ‌1925 ?‌ ‌ ‌A.‌‌ ‌Mặt‌ ‌trận‌ ‌Nhân‌ ‌dân‌ ‌Pháp‌ ‌thi‌ ‌hành‌ ‌các‌ ‌chính‌ ‌sách‌ ‌tiến‌ ‌bộ‌ ‌ở‌ ‌thuộc‌ ‌địa.‌ B.‌‌ ‌Trật‌ ‌tự‌ ‌thế‌ ‌giới‌ ‌theo‌ ‌hệ‌ ‌thống‌ ‌Vécxai‌ ‌–‌ ‌Oasinhtơn‌ ‌được‌ ‌thiết‌ ‌lập.‌ C.‌‌ ‌Pháp‌ ‌tiến‌ ‌hành‌ ‌cuộc‌ ‌khai‌ ‌thác‌ ‌thuộc‌ ‌địa‌ ‌lần‌ ‌thứ‌ ‌hai‌ ‌ở‌ ‌Việt‌ ‌Nam.‌ D.‌‌ ‌Cách‌ ‌mạng‌ ‌tháng‌ ‌Mười‌ ‌Nga‌ ‌thành‌ ‌công,‌ ‌nước‌ ‌Nga‌ ‌Xô‌ ‌viết‌ ‌ra‌ ‌đời.‌ ‌ Câu‌ ‌28.‌ ‌Hội‌ ‌nghị‌ ‌Ban‌ ‌Chấp‌ ‌hành‌ ‌Trung‌ ‌ương‌ ‌Đảng‌ ‌tháng‌ ‌11/1939‌ ‌đã‌ ‌xác‌ ‌định‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ‌ ‌được‌ ‌đặt‌ ‌lên‌ ‌hàng‌ ‌đầu‌ ‌của‌ ‌cách‌ ‌mạng‌ ‌Đông‌ ‌Dương‌ ‌là‌ ‌ ‌A.‌‌ ‌giải‌ ‌phóng‌ ‌giai‌ ‌cấp.‌‌ B.‌‌ ‌giải‌ ‌phóng‌ ‌dân‌ ‌tộc.‌ C.‌‌ ‌tiến‌ ‌hành‌ ‌cách‌ ‌mạng‌ ‌ruộng‌ ‌đất.‌‌ D.‌‌ ‌khởi‌ ‌nghĩa‌ ‌vũ‌ ‌trang‌ ‌giành‌ ‌chính‌ ‌quyền.‌ ‌ Câu‌ ‌29.‌‌ ‌Ở‌ ‌Việt‌ ‌Nam,‌ ‌khởi‌ ‌nghĩa‌ ‌từng‌ ‌phần‌ ‌được‌ ‌xác‌ ‌định‌ ‌là‌ ‌khoảng‌ ‌thời‌ ‌gian‌ ‌nào ?‌ ‌ ‌A.‌‌ ‌Sau‌ ‌ngày‌ ‌Nhật‌ ‌đảo‌ ‌chính‌ ‌Pháp‌ ‌đến‌ ‌trước‌ ‌khi‌ ‌lệnh‌ ‌Tổng‌ ‌khởi‌ ‌nghĩa‌ ‌được‌ ‌ban‌ ‌bố.‌ B.‌‌ ‌Trước‌ ‌khi‌ ‌Nhật‌ ‌đảo‌ ‌chính‌ ‌Pháp‌ ‌đến‌ ‌khi‌ ‌Nhật‌ ‌đầu‌ ‌hàng‌ ‌Đồng‌ ‌minh‌ ‌không‌ ‌điều‌ ‌kiện.‌ C.‌‌ ‌Từ‌ ‌khi‌ ‌Nhật‌ ‌đảo‌ ‌chính‌ ‌Pháp‌ ‌đến‌ ‌khi‌ ‌đại‌ ‌diện‌ ‌quân‌ ‌Đồng‌ ‌minh‌ ‌kéo‌ ‌vào‌ ‌Đông‌ ‌Dương. ‌‌D.‌ ‌Từ‌ ‌khi‌ ‌Nhật‌ ‌đầu‌ ‌hàng‌ ‌Đồng‌ ‌minh‌ ‌đến‌ ‌trước‌ ‌khi‌ ‌quân‌ ‌Đồng‌ ‌minh‌ ‌kéo‌ ‌vào‌ ‌Đông‌ ‌Dương.‌ ‌ Câu‌ ‌30.‌ ‌Vì‌ ‌sao‌ ‌Đảng‌ ‌Cộng‌ ‌sản‌ ‌Việt‌ ‌Nam‌ ‌ra‌ ‌đời‌ ‌(1930)‌ ‌là‌ ‌bước‌ ‌ngoặt‌ ‌vĩ‌ ‌đại‌ ‌của‌ ‌lịch‌ ‌sử‌ ‌cách‌ ‌mạng‌ ‌Việt‌ ‌Nam ?‌ ‌ ‌A.‌‌ ‌Chấm‌ ‌dứt‌ ‌tình‌ ‌trạng‌ ‌khủng‌ ‌hoảng‌ ‌về‌ ‌đường‌ ‌lối‌ ‌và‌ ‌giai‌ ‌cấp‌ ‌lãnh‌ ‌đạo.‌ B.‌‌ ‌Kết‌ ‌thúc‌ ‌thời‌ ‌kì‌ ‌phát‌ ‌triển‌ ‌của‌ ‌khuynh‌ ‌hướng‌ ‌cách‌ ‌mạng‌ ‌dân‌ ‌chủ‌ ‌tư‌ ‌sản.‌ C.‌‌ ‌Đưa‌ ‌giai‌ ‌cấp‌ ‌công‌ ‌nhân‌ ‌và‌ ‌nông‌ ‌dân‌ ‌lên‌ ‌nắm‌ ‌quyền‌ ‌lãnh‌ ‌đạo‌ ‌cách‌ ‌mạng.‌ D.‌‌ ‌Chấm‌ ‌dứt‌ ‌tình‌ ‌trạng‌ ‌chia‌ ‌rẽ‌ ‌giữa‌ ‌các‌ ‌tổ‌ ‌chức‌ ‌chính‌ ‌trị‌ ‌ở‌ ‌Việt‌ ‌Nam.‌ ‌ Câu‌ ‌31.‌ ‌Tại‌ ‌Hội‌ ‌nghị‌ ‌Ban‌ ‌Chấp‌ ‌hành‌ ‌Trung‌ ‌ương‌ ‌Đảng‌ ‌tháng‌ ‌11/1939,‌ ‌Đảng‌ ‌Cộng‌ ‌sản‌ ‌Đông‌ ‌Dương‌ ‌đã‌ ‌chủ‌ ‌trương‌ ‌thành‌ ‌lập‌ ‌mặt‌ ‌trận‌ ‌nhân‌ ‌dân‌ ‌với‌ ‌tên‌ ‌gọi‌ ‌ ‌A.‌‌ ‌Mặt‌ ‌trận‌ ‌Việt‌ ‌Nam‌ ‌độc‌ ‌lập‌ ‌đồng‌ ‌minh.‌ B.‌‌ ‌Mặt‌ ‌trận‌ ‌Thống‌ ‌nhất‌ ‌nhân‌ ‌dân‌ ‌phản‌ ‌đế‌ ‌Đông‌ ‌Dương.‌ C.‌‌ ‌Mặt‌ ‌trận‌ ‌Dân‌ ‌chủ‌ ‌Đông‌ ‌Dương.‌ D.‌‌ ‌Mặt‌ ‌trận‌ ‌Thống‌ ‌nhất‌ ‌dân‌ ‌tộc‌ ‌phản‌ ‌đế‌ ‌Đông‌ ‌Dương.‌ ‌ Câu‌ ‌32.‌ ‌Trong‌ ‌những‌ ‌năm‌ ‌1919‌ ‌–‌ ‌1925,‌ ‌phong‌ ‌trào‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌giao‌ ‌cấp‌ ‌tư‌ ‌sản‌ ‌Việt‌ ‌Nam‌ ‌mang‌ ‌tính‌ ‌chẩt‌ ‌như‌ ‌thế‌ ‌nào ?‌ ‌ ‌A.‌‌ ‌Quốc‌ ‌gia‌ ‌cải‌ ‌lương‌ ‌tư‌ ‌sản. ‌‌B.‌‌ ‌Cách‌ ‌mạng‌ ‌tư‌ ‌sản.‌ C.‌‌ ‌Dân‌ ‌chủ‌ ‌công‌ ‌khai‌ ‌yêu‌ ‌nước.‌‌ D.‌‌ ‌Cách‌ ‌mạng‌ ‌vô‌ ‌sản.‌ ‌ Câu‌ ‌33.‌ ‌Việc‌ ‌Nguyễn‌ ‌Ái‌ ‌Quốc‌ ‌xác‌ ‌định‌ ‌và‌ ‌truyền‌ ‌bá‌ ‌lí‌ ‌luận‌ ‌cách‌ ‌mạng‌ ‌giải‌ ‌phóng‌ ‌dân‌ ‌tộc‌ ‌về‌ ‌nước‌ ‌trong‌ ‌những‌ ‌năm‌ ‌20‌ ‌của‌ ‌thế‌ ‌kỉ‌ ‌XX‌ ‌có‌ ‌ý‌ ‌nghĩa‌ ‌như‌ ‌thế‌ ‌nào‌ ‌đối‌ ‌với‌ ‌cách‌ ‌mạng‌ ‌Việt‌ ‌Nam ?‌ ‌ ‌A.‌‌ ‌Chuẩn‌ ‌bị‌ ‌về‌ ‌tư‌ ‌tưởng‌ ‌chính‌ ‌trị‌ ‌cho‌ ‌sự‌ ‌ra‌ ‌đời‌ ‌của‌ ‌Đảng‌ ‌Cộng‌ ‌sản‌ ‌Việt‌ ‌Nam.‌ B.‌‌ ‌Bước‌ ‌đầu‌ ‌xác‌ ‌lập‌ ‌quan‌ ‌hệ‌ ‌giữa‌ ‌cách‌ ‌mạng‌ ‌Việt‌ ‌Nam‌ ‌với‌ ‌cách‌ ‌mạng‌ ‌thế‌ ‌giới.‌‌ C.‌ ‌Thúc‌ ‌đẩy‌ ‌sự‌ ‌phát‌ ‌triển‌ ‌phong‌ ‌trào‌ ‌cách‌ ‌mạng‌ ‌theo‌ ‌khuynh‌ ‌hướng‌ ‌tư‌ ‌sản.‌ D.‌‌ ‌Chấm‌ ‌dứt‌ ‌hoàn‌ ‌toàn‌ ‌sự‌ ‌khủng‌ ‌hoảng‌ ‌về‌ ‌đường‌ ‌lối‌ ‌cứu‌ ‌nước‌ ‌của‌ ‌cách‌ ‌mạng.‌ ‌ Câu‌ ‌34.‌ ‌Trong‌ ‌công‌ ‌cuộc‌ ‌xây‌ ‌dựng‌ ‌và‌ ‌bảo‌ ‌vệ‌ ‌đất‌ ‌nước‌ ‌hiện‌ ‌nay,‌ ‌Đảng‌ ‌và‌ ‌Chính‌ ‌phủ‌ ‌Việt‌ ‌Nam‌ ‌cần‌ ‌phát‌ ‌huy‌ ‌bài‌ ‌học‌ ‌kinh‌ ‌nghiệm‌ ‌nào‌ ‌của‌ ‌Cách‌ ‌mạng‌ ‌tháng‌ ‌Tám‌ ‌năm‌ ‌1945 ?‌ ‌ ‌A.‌‌ ‌Kết‌ ‌hợp‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌chính‌ ‌trị‌ ‌với‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌vũ‌ ‌trang.‌ B.‌‌ ‌Tận‌ ‌dụng‌ ‌mọi‌ ‌khả‌ ‌năng‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌công‌ ‌khai‌ ‌và‌ ‌hợp‌ ‌pháp.‌ C.‌‌ ‌Tăng‌ ‌cường‌ ‌xây‌ ‌dựng‌ ‌khối‌ ‌đoàn‌ ‌kết‌ ‌toàn‌ ‌dân.‌ D.‌‌ ‌Sử‌ ‌dụng‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌chính‌ ‌trị‌ ‌trong‌ ‌mọi‌ ‌tình‌ ‌huống.‌ ‌ Câu‌ ‌35.‌ ‌Yêu‌ ‌cầu‌ ‌số‌ ‌một‌ ‌của‌ ‌người‌ ‌nông‌ ‌dân‌ ‌Việt‌ ‌Nam‌ ‌dưới‌ ‌ách‌ ‌thống‌ ‌trị‌ ‌của‌ ‌thực‌ ‌dân‌ ‌Pháp‌ ‌và‌ ‌tay‌ ‌sai là‌ ‌gì ?‌ ‌ ‌A.‌‌ ‌Giảm‌ ‌sưu,‌ ‌giảm‌ ‌thuế.‌‌ B.‌‌ ‌Tự‌ ‌do,‌ ‌dân‌ ‌chủ.‌‌ C.‌‌ ‌Độc‌ ‌lập‌ ‌dân‌ ‌tộc.‌‌ D.‌‌ ‌Ruộng‌ ‌đất.‌ ‌  ‌ ‌ Câu‌ ‌36.‌‌ ‌Cách‌ ‌mạng‌ ‌tháng‌ ‌Tám‌ ‌năm‌ ‌1945‌ ‌ở‌ ‌Việt‌ ‌Nam‌ ‌diễn‌ ‌ra‌ ‌nhanh‌ ‌chóng,‌ ‌ít‌ ‌đổ‌ ‌máu‌ ‌vì‌ ‌ ‌A.‌‌ ‌kẻ‌ ‌thù‌ ‌đã‌ ‌suy‌ ‌yếu,‌ ‌rệu‌ ‌rã.‌‌ B.‌‌ ‌có‌ ‌sự‌ ‌giúp‌ ‌đỡ‌ ‌của‌ ‌quân‌ ‌Đồng‌ ‌minh.‌ C.‌‌ ‌chủ‌ ‌yếu‌ ‌tiến‌ ‌hành‌ ‌bằng‌ ‌lực‌ ‌lượng‌ ‌chính‌ ‌trị. ‌‌D.‌‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌bằng‌ ‌phương‌ ‌pháp‌ ‌hòa‌ ‌bình.‌ ‌ Câu‌ ‌37.‌‌ ‌Tính‌ ‌chất‌ ‌điển‌ ‌hình‌ ‌của‌ ‌cuộc‌ ‌Cách‌ ‌mạng‌ ‌tháng‌ ‌Tám‌ ‌năm‌ ‌1945‌ ‌là‌ ‌ ‌A.‌‌ ‌cách‌ ‌mạng‌ ‌tư‌ ‌sản‌ ‌kiểu‌ ‌cũ.‌‌ B.‌‌ ‌cách‌ ‌mạng‌ ‌tư‌ ‌sản‌ ‌kiểu‌ ‌mới.‌ C.‌‌ ‌cách‌ ‌mạng‌ ‌vô‌ ‌sản.‌‌ D.‌‌ ‌giải‌ ‌phóng‌ ‌dân‌ ‌tộc.‌ ‌ Câu‌ ‌38.‌ ‌Sự‌ ‌xuất‌ ‌hiện‌ ‌của‌ ‌ba‌ ‌tổ‌ ‌chức‌ ‌cộng‌ ‌sản‌ ‌vào‌ ‌cuối‌ ‌năm‌ ‌1929‌ ‌có‌ ‌ý‌ ‌nghĩa‌ ‌như‌ ‌thế‌ ‌nào‌ ‌đối‌ ‌với‌ ‌cách‌ ‌mạng‌ ‌Việt‌ ‌Nam ?‌ ‌ ‌A.‌‌ ‌Thể‌ ‌hiện‌ ‌sự‌ ‌phát‌ ‌triển‌ ‌mạnh‌ ‌mẽ‌ ‌của‌ ‌phong‌ ‌trào‌ ‌dân‌ ‌tộc‌ ‌dân‌ ‌chủ.‌ B.‌‌ ‌Phong‌ ‌trào‌ ‌công‌ ‌nhân‌ ‌đã‌ ‌trở‌ ‌thành‌ ‌nòng‌ ‌cốt‌ ‌trong‌ ‌phòng‌ ‌trào‌ ‌dân‌ ‌tộc‌ ‌dân‌ ‌chủ.‌‌ C.‌ ‌Chấm‌ ‌dứt‌ ‌thời‌ ‌kì‌ ‌khủng‌ ‌hoảng‌ ‌về‌ ‌đường‌ ‌lối‌ ‌cách‌ ‌mạng‌ ‌và‌ ‌giai‌ ‌cấp‌ ‌lãnh‌ ‌đạo.‌‌ D.‌ ‌Chứng‌ ‌tỏ‌ ‌sự‌ ‌thắng‌ ‌thế‌ ‌của‌ ‌khuynh‌ ‌hướng‌ ‌vô‌ ‌sản‌ ‌trong‌ ‌phong‌ ‌trào‌ ‌cách‌ ‌mạng‌ ‌Việt‌ ‌Nam.‌ ‌ Câu‌ ‌39.‌ ‌Điểm‌ ‌khác‌ ‌nhau‌ ‌căn‌ ‌bản‌ ‌của‌ ‌cuộc‌ ‌khai‌ ‌thác‌ ‌thuộc‌ ‌địa‌ ‌lần‌ ‌thứ‌ ‌hai‌ ‌(1919‌ ‌–‌ ‌1929)‌ ‌so‌ ‌với‌ ‌cuộc‌ ‌khai‌ ‌thác‌ ‌thuộc‌ ‌địa‌ ‌lần‌ ‌thứ‌ ‌nhất‌ ‌(1897‌ ‌–‌ ‌1914)‌ ‌của‌ ‌thực‌ ‌dân‌ ‌Pháp‌ ‌ở‌ ‌Đông‌ ‌Dương‌ ‌là‌ ‌ ‌A.‌‌ ‌hạn‌ ‌chế‌ ‌phát‌ ‌triển‌ ‌công‌ ‌nghiệp‌ ‌nặng.‌‌ B.‌‌ ‌đầu‌ ‌tư‌ ‌với‌ ‌tốc‌ ‌độ‌ ‌nhanh,‌ ‌quy‌ ‌mô‌ ‌lớn.‌ C.‌‌ ‌kiểm‌ ‌soát,‌ ‌độc‌ ‌chiếm‌ ‌thị‌ ‌trường‌ ‌Việt‌ ‌Nam.‌‌ D.‌‌ ‌đầu‌ ‌tư‌ ‌phát‌ ‌triển‌ ‌hệ‌ ‌thống‌ ‌giao‌ ‌thông‌ ‌vận‌ ‌tải.‌ ‌ Câu‌ ‌40.‌ ‌Một‌ ‌trong‌ ‌những‌ ‌nguyên‌ ‌nhân‌ ‌thất‌ ‌bại‌ ‌của‌ ‌phong‌ ‌trào‌ ‌yêu‌ ‌nước‌ ‌theo‌ ‌khuynh‌ ‌hướng‌ ‌dân‌ ‌chủ‌ ‌tư‌ ‌sản‌ ‌ở‌ ‌Việt‌ ‌Nam‌ ‌từ‌ ‌sau‌ ‌Chiến‌ ‌tranh‌ ‌thế‌ ‌giới‌ ‌thứ‌ ‌nhất‌ ‌đến‌ ‌đầu‌ ‌năm‌ ‌1930‌ ‌là‌ ‌do‌ ‌giai‌ ‌cấp‌ ‌tư‌ ‌sản‌ ‌ ‌A.‌‌ ‌chỉ‌ ‌sử‌ ‌dụng‌ ‌phương‌ ‌pháp‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌ôn‌ ‌hòa.‌‌ B.‌‌ ‌chưa‌ ‌được‌ ‌giác‌ ‌ngộ‌ ‌về‌ ‌chính‌ ‌trị.‌ C.‌‌ ‌nhỏ‌ ‌yếu‌ ‌về‌ ‌kinh‌ ‌tế‌ ‌và‌ ‌non‌ ‌kém‌ ‌về‌ ‌chính‌ ‌trị.‌‌ D.‌‌ ‌chỉ‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌đòi‌ ‌quyền‌ ‌lợi‌ ‌giai‌ ‌cấp.‌ ‌  ‌  ‌ Đáp‌ ‌án‌ ‌ 1-C‌ ‌ 2-A‌ ‌ 3-A‌ ‌ 4-A‌ ‌ 5-D‌ ‌ 6-D‌ ‌ 7-C‌ ‌ 8-D‌ ‌ 9-B‌ ‌ 10-A‌ ‌ 11-A‌ ‌ 12-B‌ ‌ 13-A‌ ‌ 14-A‌ ‌ 15-B‌ ‌ 16-C‌ ‌ 17-A‌ ‌ 18-B‌ ‌ 19-C‌ ‌ 20-C‌ ‌ 21-C‌ ‌ 22-D‌ ‌ 23-B‌ ‌ 24-D‌ ‌ 25-D‌ ‌ 26-D‌ ‌ 27-D‌ ‌ 28-B‌ ‌ 29-A‌ ‌ 30-A‌ ‌ 31-D‌ ‌ 32-A‌ ‌ 33-A‌ ‌ 34-C‌ ‌ 35-C‌ ‌ 36-A‌ ‌ 37-D‌ ‌ 38-D‌ ‌ 39-B‌ ‌ 40-C‌ ‌  ‌ LỜI‌ ‌GIẢI‌ ‌CHI‌ ‌TIẾT‌ ‌ Câu‌ ‌1:‌‌ ‌‌Đáp‌ ‌án‌ ‌C‌ ‌ Câu‌ ‌2:‌‌ ‌‌Đáp‌ ‌án‌ ‌A‌ ‌ Câu‌ ‌3:‌‌ ‌‌Đáp‌ ‌án‌ ‌A‌ ‌ Câu‌ ‌4:‌‌ ‌‌Đáp‌ ‌án‌ ‌A‌ ‌ Câu‌ ‌5:‌‌ ‌‌Đáp‌ ‌án‌ ‌D‌ ‌ Cuối‌ ‌năm‌ ‌1928,‌ ‌Hội‌ ‌Việt‌ ‌Nam‌ ‌Cách‌ ‌mạng‌ ‌Thanh‌ ‌niên‌ ‌phát‌ ‌động‌ ‌phong‌ ‌trào‌ ‌“vô‌ ‌sản‌ ‌hóa”‌ ‌nhằm‌ ‌đưa‌ ‌cán‌ ‌bộ‌ ‌của‌ ‌Hội‌ ‌đi‌ ‌vào‌ ‌các‌ ‌nhà‌ ‌máy,‌ ‌hầm‌ ‌mỏ,‌ ‌đồn‌ ‌điền,‌ ‌cùng‌ ‌sinh‌ ‌hoạt‌ ‌và‌ ‌lao‌ ‌động‌ ‌với‌ ‌công‌ ‌nhân‌ ‌để‌ ‌tuyên‌ ‌truyền‌ ‌vận‌ ‌động‌ ‌cách‌ ‌mạng.‌ ‌Qua‌ ‌đó‌ ‌cũng‌ ‌để‌ ‌họ‌ ‌tự‌ ‌rèn‌ ‌luyện‌ ‌chính‌ ‌mình,‌ ‌trở‌ ‌thành‌ ‌những‌ ‌người‌ ‌vô‌ ‌sản‌ ‌thực‌ ‌sự.‌ ‌ Câu‌ ‌6:‌‌ ‌‌Đáp‌ ‌án‌ ‌D‌ ‌ Cuộc‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌của‌ ‌công‌ ‌nhân‌ ‌xưởng‌ ‌đóng‌ ‌tàu‌ ‌Ba‌ ‌Son‌ ‌diễn‌ ‌ra‌ ‌quyết‌ ‌liệt,‌ ‌có‌ ‌tổ‌ ‌chức‌ ‌(dưới‌ ‌sự‌ ‌lãnh‌ ‌đạo‌ ‌của‌ ‌Công‌ ‌hội‌ ‌đỏ,‌ ‌do‌ ‌Tôn‌ ‌Đức‌ ‌Thắng‌ ‌đứng‌ ‌đầu).‌ ‌Trong‌ ‌cuộc‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌này,‌ ‌công‌ ‌nhân‌ ‌Ba‌ ‌Son‌ ‌đã‌ ‌có‌ ‌sự‌ ‌kết‌ ‌hợp‌ ‌giữa‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌đòi‌ ‌quyền‌ ‌lợi‌ ‌kinh‌ ‌tế‌ ‌(yêu‌ ‌cầu:‌ ‌tăng‌ ‌lương‌ ‌20%,‌ ‌gọi‌ ‌số‌ ‌thợ‌ ‌bị‌ ‌đuổi‌ ‌việc‌ ‌trong‌ ‌cuộc‌ ‌đình‌ ‌công‌ ‌trước‌ ‌đó‌ ‌về‌ ‌làm‌ ‌việc‌ ‌lại,)‌ ‌với‌ ‌mục‌ ‌tiêu‌ ‌chính‌ ‌trị,‌ ‌đồng‌ ‌thời‌ ‌thể‌ ‌hiện‌ ‌tinh‌ ‌thần‌ ‌đoàn‌ ‌kết‌ ‌quốc‌ ‌tế‌ ‌(trì‌ ‌hoãn‌ ‌việc‌ ‌sửa‌ ‌chữa‌ ‌chiến‌ ‌hạm‌ ‌Misơlê‌ ‌của‌ ‌Phápp‌ ‌để‌ ‌phản‌ ‌đối‌ ‌việc‌ ‌chiến‌ ‌hạm‌ ‌này‌ ‌chở‌ ‌binh‌ ‌lính‌ ‌sang‌ ‌đàn‌ ‌áp‌ ‌phong‌ ‌trào‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌của‌ ‌nhân‌ ‌dân‌ ‌Trung‌ ‌Quốc).‌ ‌Với‌ ‌những‌ ‌lí‌ ‌do‌ ‌trên,‌ ‌cuộc‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌của‌ ‌công‌ ‌nhân‌ ‌Ba‌ ‌Son‌ ‌đã‌ ‌đánh‌ ‌dấu‌ ‌phong‌ ‌trào‌ ‌công‌ ‌nhân‌ ‌Việt‌ ‌Nam‌ ‌bước‌ ‌đầu‌ ‌chuyển‌ ‌từ‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌tự‌ ‌phát‌ ‌sang‌ ‌đấu‌ ‌ tranh‌ ‌tự‌ ‌giác.‌ ‌ Câu‌ ‌7:‌‌ ‌‌Đáp‌ ‌án‌ ‌C‌ ‌ -‌ ‌‌Đáp‌ ‌án‌ ‌A‌ ‌sai,‌ ‌vì‌ ‌đây‌ ‌là‌ ‌đặc‌ ‌điểm‌ ‌của‌ ‌cuộc‌ ‌khai‌ ‌thác‌ ‌lần‌ ‌thứ‌ ‌nhất‌ ‌của‌ ‌Pháp‌ ‌tại‌ ‌Việt‌ ‌Nam‌ ‌(1897‌ ‌–‌ ‌1914).‌ ‌ -‌ ‌Đáp‌ ‌án‌ ‌B,‌ ‌D‌ ‌là‌ ‌điểm‌ ‌tương‌ ‌đồng‌ ‌trong‌ ‌hai‌ ‌chương‌ ‌trình‌ ‌khai‌ ‌thác‌ ‌thuộc‌ ‌địa‌ ‌của‌ ‌thực‌ ‌dân‌ ‌Pháp‌ ‌ở‌ ‌Việt‌ ‌Nam.‌ ‌ -‌ ‌Trong‌ ‌cuộc‌ ‌khai‌ ‌thác‌ ‌thuộc‌ ‌địa‌ ‌lần‌ ‌thứ‌ ‌hai‌ ‌ở‌ ‌Việt‌ ‌Nam,‌ ‌thực‌ ‌dân‌ ‌Pháp‌ ‌đã‌ ‌thực‌ ‌hiện‌ ‌việc‌ ‌đầu‌ ‌tư‌ ‌vốn‌ ‌với‌ ‌tốc‌ ‌độ‌ ‌nhanh,‌ ‌quy‌ ‌mô‌ ‌lớn‌ ‌vào‌ ‌các‌ ‌ngành‌ ‌kinh‌ ‌tế‌ ‌để‌ ‌nhanh‌ ‌chóng‌ ‌thu‌ ‌lời,‌ ‌bù‌ ‌đắp‌ ‌những‌ ‌thiệt‌ ‌hại‌ ‌do‌ ‌ Chiến‌ ‌tranh‌ ‌thế‌ ‌giới‌ ‌thứ‌ ‌nhất‌ ‌để‌ ‌lại‌ ‌và‌ ‌làm‌ ‌giàu‌ ‌cho‌ ‌chính‌ ‌quốc.‌ ‌Cụ‌ ‌thể:‌ ‌chỉ‌ ‌trong‌ ‌vòng‌ ‌6‌ ‌năm‌ ‌(1924‌ ‌–‌ ‌1929),‌ ‌số‌ ‌vốn‌ ‌Pháp‌ ‌đầu‌ ‌tư‌ ‌vào‌ ‌Đông‌ ‌Dương‌ ‌(mà‌ ‌chủ‌ ‌yếu‌ ‌là‌ ‌Việt‌ ‌Nam)‌ ‌lên‌ ‌tới‌ ‌4‌ ‌tỉ‌ ‌phrăng,‌ ‌tăng‌ ‌gấp‌ ‌6‌ ‌lần‌ ‌so‌ ‌với‌ ‌20‌ ‌năm‌ ‌trước‌ ‌Chiến‌ ‌tranh‌ ‌thế‌ ‌giới‌ ‌thứ‌ ‌nhất.‌ ‌ Câu‌ ‌8:‌‌ ‌‌Đáp‌ ‌án‌ ‌D‌ ‌  ‌ ‌ Trong‌ ‌xã‌ ‌hội‌ ‌Việt‌ ‌Nam‌ ‌thuộc‌ ‌địa‌ ‌tồn‌ ‌tại‌ ‌hai‌ ‌mâu‌ ‌thuẫn‌ ‌cơ‌ ‌bản‌ ‌là‌ ‌mâu‌ ‌thuẫn‌ ‌giữa‌ ‌nông‌ ‌dân‌ ‌với‌ ‌địa‌ ‌chủ‌ ‌phong‌ ‌kiến‌ ‌(mâu‌ ‌thuẫn‌ ‌giai‌ ‌cấp)‌ ‌và‌ ‌mâu‌ ‌thuẫn‌ ‌giữa‌ ‌nhân‌ ‌dân‌ ‌Việt‌ ‌Nam‌ ‌với‌ ‌thực‌ ‌dân‌ ‌Pháp,‌ ‌tay‌ ‌sai‌ ‌(mâu‌ ‌thuẫn‌ ‌dân‌ ‌tộc).‌ ‌Trong‌ ‌đó‌ ‌mâu‌ ‌thuẫn‌ ‌dân‌ ‌tộc‌ ‌là‌ ‌mâu‌ ‌thuẫn‌ ‌chủ‌ ‌yếu,‌ ‌cấp‌ ‌bách‌ ‌hang‌ ‌đầu,‌ ‌cần‌ ‌phải‌ ‌giải‌ ‌quyết‌ ‌ngay.‌ ‌ Câu‌ ‌9:‌‌ ‌‌Đáp‌ ‌án‌ ‌B‌ ‌ Câu‌ ‌10:‌‌ ‌‌Đáp‌ ‌án‌ ‌A‌ ‌ Câu‌ ‌11:‌‌ ‌‌Đáp‌ ‌án‌ ‌A‌ ‌ Câu‌ ‌12:‌‌ ‌‌Đáp‌ ‌án‌ ‌B‌ ‌ Câu‌ ‌13:‌‌ ‌‌Đáp‌ ‌án‌ ‌A‌ ‌ Câu‌ ‌14:‌‌ ‌‌Đáp‌ ‌án‌ ‌A‌ ‌ Câu‌ ‌15:‌‌ ‌‌Đáp‌ ‌án‌ ‌B‌ ‌ Câu‌ ‌16:‌‌ ‌‌Đáp‌ ‌án‌ ‌C‌ ‌ Câu‌ ‌17:‌‌ ‌‌Đáp‌ ‌án‌ ‌A‌ ‌ -‌ ‌Trong‌ ‌xã‌ ‌hội‌ ‌Việt‌ ‌Nam‌ ‌thuộc‌ ‌địa,‌ ‌mâu‌ ‌thuẫn‌ ‌dân‌ ‌tộc‌ ‌(giữa‌ ‌nhân‌ ‌dân‌ ‌Việt‌ ‌Nam‌ ‌với‌ ‌thực‌ ‌dân‌ ‌Pháp‌ ‌và‌ ‌tay‌ ‌sai)‌ ‌là‌ ‌mâu‌ ‌thuẫn‌ ‌chủ‌ ‌yếu,‌ ‌cấp‌ ‌bách,‌ ‌cần‌ ‌phải‌ ‌giải‌ ‌quyết‌ ‌ngay.‌ ‌Do‌ ‌đó,‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ‌ ‌hang‌ ‌đầu‌ ‌của‌ ‌nhân‌ ‌dân‌ ‌Việt‌ ‌Nam‌ ‌là‌ ‌phải‌ ‌tập‌ ‌hợp‌ ‌tối‌ ‌đa‌ ‌lực‌ ‌lượng‌ ‌toàn‌ ‌dân‌ ‌tộc‌ ‌vào‌ ‌cuộc‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌chống‌ ‌đế‌ ‌quốc,‌ ‌giành‌ ‌độc‌ ‌lập‌ ‌dân‌ ‌tộc.‌ ‌ -‌ ‌Mặt‌ ‌khác,‌ ‌khẩu‌ ‌hiệu‌ ‌“cách‌ ‌mạng‌ ‌ruộng‌ ‌đất”‌ ‌đã‌ ‌ảnh‌ ‌hưởng‌ ‌đến‌ ‌quyền‌ ‌lợi‌ ‌kinh‌ ‌tế‌ ‌của‌ ‌một‌ ‌bộ‌ ‌phận‌ ‌trung‌ ‌–‌ ‌tiểu‌ ‌địa‌ ‌chủ‌ ‌‌nếu‌ ‌thực‌ ‌hiện‌ ‌khẩu‌ ‌hiệu‌ ‌này,‌ ‌sẽ‌ ‌loại‌ ‌trừ‌ ‌khả‌ ‌năng‌ ‌tham‌ ‌gia‌ ‌vào‌ ‌cuộc‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌giải‌ ‌phóng‌ ‌dân‌ ‌tộc‌ ‌của‌ ‌bộ‌ ‌phận‌ ‌trung‌ ‌–‌ ‌tiểu‌ ‌địa‌ ‌chủ‌ ‌ làm‌ ‌giảm‌ ‌bớt‌ ‌sức‌ ‌mạnh‌ ‌dân‌ ‌tộc.‌ ‌ Với‌ ‌những‌ ‌nguyên‌ ‌nhân‌ ‌trên,‌ ‌trong‌ ‌những‌ ‌năm‌ ‌1939‌ ‌–‌ ‌1945,‌ ‌Đảng‌ ‌Cộng‌ ‌sản‌ ‌Đông‌ ‌Dương‌ ‌đã‌ ‌tạm‌ ‌gác‌ ‌khẩu‌ ‌hiệu‌ ‌“cách‌ ‌mạng‌ ‌ruộng‌ ‌đất”‌ ‌nhằm‌ ‌tập‌ ‌trung‌ ‌mọi‌ ‌nguồn‌ ‌lực‌ ‌cách‌ ‌mạng‌ ‌để‌ ‌giải‌ ‌quyết‌ ‌vấn‌ ‌đề‌ ‌dân‌ ‌tộc.‌ ‌ Câu‌ ‌18:‌‌ ‌‌Đáp‌ ‌án‌ ‌B‌ ‌ Câu‌ ‌19:‌‌ ‌‌Đáp‌ ‌án‌ ‌C‌ ‌ Câu‌ ‌20:‌‌ ‌‌Đáp‌ ‌án‌ ‌C‌ ‌ Trong‌ ‌thời‌ ‌kì‌ ‌1939‌ ‌–‌ ‌1945,‌ ‌lực‌ ‌lượng‌ ‌chính‌ ‌trị‌ ‌cách‌ ‌mạng‌ ‌của‌ ‌Đảng‌ ‌Cộng‌ ‌sản‌ ‌Đông‌ ‌Dương‌ ‌có‌ ‌sự‌ ‌phát‌ ‌triển‌ ‌từ‌ ‌miền‌ ‌núi‌ ‌xuống‌ ‌miền‌ ‌xuôi.‌ ‌Biểu‌ ‌hiện‌ ‌là‌ ‌sự‌ ‌phát‌ ‌triển‌ ‌hệ‌ ‌thống‌ ‌cơ‌ ‌sở‌ ‌quần‌ ‌chúng‌ ‌của‌ ‌Mặt‌ ‌trận‌ ‌Việt‌ ‌Minh:‌ ‌Cao‌ ‌Bằng‌ ‌là‌ ‌nơi‌ ‌đầu‌ ‌tiên‌ ‌thí‌ ‌điểm‌ ‌xây‌ ‌dựng‌ ‌các‌ ‌Hội‌ ‌Cứu‌ ‌quốc‌ ‌của‌ ‌Mặt‌ ‌trận‌ ‌Việt‌ ‌Minh,‌ ‌sau‌ ‌đó‌ ‌mới‌ ‌mở‌ ‌rộng‌ ‌ảnh‌ ‌hưởng‌ ‌xuống‌ ‌khu‌ ‌vực‌ ‌đồng‌ ‌bằng,‌ ‌đô‌ ‌thị.‌ ‌ Câu‌ ‌21:‌‌ ‌‌Đáp‌ ‌án‌ ‌C‌ ‌ Câu‌ ‌22:‌‌ ‌‌Đáp‌ ‌án‌ ‌D‌ ‌ -‌ ‌Phong‌ ‌trào‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌giải‌ ‌phóng‌ ‌dân‌ ‌tộc‌ ‌của‌ ‌nhân‌ ‌dân‌ ‌châu‌ ‌Phi‌ ‌và‌ ‌châu‌ ‌Á‌ ‌sau‌ ‌Chiến‌ ‌tranh‌ ‌thế‌ ‌giới‌ ‌thứ‌ ‌hai‌ ‌có‌ ‌điểm‌ ‌tương‌ ‌đồng‌ ‌về:‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌(chống‌ ‌chủ‌ ‌nghĩa‌ ‌thực‌ ‌dân‌ ‌kiểu‌ ‌cũ),‌ ‌mục‌ ‌tiêu‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌(chống‌ ‌đế‌ ‌quốc,‌ ‌giành‌ ‌độc‌ ‌lập‌ ‌dân‌ ‌tộc)‌ ‌và‌ ‌kết‌ ‌cục‌ ‌của‌ ‌cuộc‌ ‌đấu‌ ‌tranh‌ ‌(thắng‌ ‌lợi).‌ ‌ -‌ ‌Một‌ ‌trong‌ ‌những‌ ‌điểm‌ ‌khác‌ ‌biệt‌ ‌giữa‌ ‌phong‌ ‌trào‌ ‌giải‌ ‌phóng‌ ‌dân‌ ‌tộc‌ ‌ở‌ ‌châu‌ ‌Phi‌ ‌với‌ ‌châu‌ ‌Á‌ ‌sau‌ ‌Chiến‌ ‌tranh‌ ‌thế‌ ‌giới‌ ‌thứ‌ ‌hau‌ ‌là:‌ ‌ở‌ ‌châu‌ ‌Phi‌ ‌có‌ ‌Tổ‌ ‌chức‌ ‌thống‌ ‌nhất‌ ‌châu‌ ‌Phi‌ ‌(OAU)‌ ‌để‌ ‌đoàn‌ ‌kết,‌ ‌lãnh‌ ‌đạo‌ ‌các‌ ‌dân‌ ‌tộc‌ ‌ở‌ ‌châu‌ ‌Phi‌ ‌đứng‌ ‌lên‌ ‌đấu‌ ‌tranh,‌ ‌còn‌ ‌châ‌ ‌Á‌ ‌thì‌ ‌không‌ ‌có.‌ ‌ Câu‌ ‌23:‌‌ ‌‌Đáp‌ ‌án‌ ‌B‌ ‌ Năm‌ ‌1929,‌ ‌ở‌ ‌Việt‌ ‌Nam‌ ‌xuất‌ ‌hiện‌ ‌3‌ ‌tổ‌ ‌chức‌ ‌cộng‌ ‌sản‌ ‌là:‌ ‌Đông‌ ‌Dương‌ ‌Cộng‌ ‌sản‌ ‌đảng,‌ ‌An‌ ‌Nam‌ ‌Cộng‌ ‌sản‌ ‌đảng,‌ ‌Đông‌ ‌Dương‌ ‌Cộng‌ ‌sản‌ ‌liên‌ ‌đoàn.‌ ‌Ba‌ ‌tổ‌ ‌chức‌ ‌này‌ ‌hoạt‌ ‌động‌ ‌riêng‌ ‌rẽ,‌ ‌tranh‌ ‌giành‌ ‌ảnh‌ ‌hưởng‌ ‌của‌ ‌nhau,‌ ‌thậm‌ ‌chí‌ ‌công‌ ‌kích‌ ‌lẫn‌ ‌nhau,‌ ‌tạo‌ ‌ran‌ ‌guy‌ ‌cơ‌ ‌chia‌ ‌rẽ‌ ‌lớn‌ ‌cho‌ ‌cách‌ ‌mạng‌ ‌Việt‌ ‌Nam,‌ ‌Do‌ ‌đó,‌ ‌đầu‌ ‌năm‌ ‌1930,‌ ‌Nguyễn‌ ‌Ái‌ ‌Quốc‌ ‌đã‌ ‌triệu‌ ‌tập‌ ‌Hội‌ ‌nghị‌ ‌hợp‌ ‌nhất‌ ‌các‌ ‌tổ‌ ‌chức‌ ‌cộng‌ ‌sản‌ ‌thành‌ ‌một‌ ‌chính‌ ‌đảng‌ ‌duy‌ ‌nhất‌ ‌là‌ ‌Đảng‌ ‌Cộng‌ ‌sản‌ ‌Việt‌ ‌Nam.‌ ‌ Câu‌ ‌24:‌‌ ‌‌Đáp‌ ‌án‌ ‌D‌ ‌ Câu‌ ‌25:‌‌ ‌‌Đáp‌ ‌án‌ ‌D‌ ‌ Câu‌ ‌26:‌‌ ‌‌Đáp‌ ‌án‌ ‌D‌ ‌ Trong‌ ‌giai‌ ‌đoạn‌ ‌1919‌ ‌–‌ ‌1925,‌ ‌p

File đính kèm:

  • docxde_thi_thu_thptqg_lop_12_mon_lich_su_nam_hoc_2019_2020_de_so.docx
Giáo án liên quan