PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Trong phần đầu vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, nguyên nhân nào
dẫn đến cái chết bất ngờ của nhân vật Trương Ba? Kết thúc vở kịch (cảnh VII), Hồn Trương Ba đã
tự quyết định về sự sống, chết của chính mình như thế nào? Nêu ngắn gọn ý nghĩa nội dung lời
thoại của nhân vật Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi
muốn được là tôi toàn vẹn.
4 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử môn Ngữ văn 12 - Đề 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2011
Môn: NGỮ VĂN; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Trong phần đầu vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, nguyên nhân nào
dẫn đến cái chết bất ngờ của nhân vật Trương Ba? Kết thúc vở kịch (cảnh VII), Hồn Trương Ba đã
tự quyết định về sự sống, chết của chính mình như thế nào? Nêu ngắn gọn ý nghĩa nội dung lời
thoại của nhân vật Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi
muốn được là tôi toàn vẹn.
Câu II (3,0 điểm)
Khi thói ích kỉ trở thành lối sống của con người thì tinh thần hi sinh vì cộng đồng, tình
thương yêu đồng loại, sự sẻ chia với mọi người chỉ còn là những giá trị lạc lõng.
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b)
Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Phân tích hình tượng rừng xà nu trong đoạn trích sau (rút từ truyện ngắn Rừng xà nu của
Nguyễn Trung Thành):
Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc (...). Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu
cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây
bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn
trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng
cục máu lớn.
Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã
có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít
loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh
nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ
nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác
chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành
được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao
hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không
giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng
vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã... Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực
lớn của mình ra, che chở cho làng...
Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những
đồi xà nu nối tiếp tới chân trời.
(Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr. 38)
Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
“Đây thôn Vĩ Dạ” là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước; là tiếng lòng của một thi sĩ tha
thiết yêu đời, yêu người.
Anh/chị hãy phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử để làm sáng tỏ ý kiến trên.
---------- Hết ----------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ............................................ ; Số báo danh: ................................
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
I
Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết bất ngờ của nhân vật Trương Ba? Hồn Trương
Ba đã tự quyết định về sự sống, chết của chính mình như thế nào? Nêu ngắn gọn ý
nghĩa nội dung lời thoại: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi
muốn được là tôi toàn vẹn.
2,0
1.
Nguyên nhân dẫn đến cái chết bất ngờ của Trương Ba (0,5 điểm)
Do sự nhầm lẫn, tắc trách của quan Thiên đình. (Nếu gọi tên nhân vật quan Thiên đình là
Nam Tào; hoặc là Nam Tào, Bắc Đẩu đều được chấp nhận)
0,5
2.
Hồn Trương Ba đã tự quyết định về sự sống, chết của chính mình (0,5 điểm)
- Hồn Trương Ba quyết định trả xác cho anh hàng thịt, từ chối nhập hồn vào xác cu Tị và
xin cho cậu bé được sống lại.
- Với bản thân, Hồn Trương Ba quyết định chết hẳn.
0,5
3.
Ý nghĩa của lời thoại (1,0 điểm)
- Thể hiện khát vọng được sống là chính mình, không thể sống giả dối.
- Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống trong sự hài hòa tự nhiên giữa
thể xác và tâm hồn. (Ở ý này, nếu thí sinh giải thích bằng một số ý nghĩa khác mà hợp lí,
thuyết phục thì vẫn được 0,5 điểm)
0,5
0,5
II
Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Khi thói ích kỉ trở thành lối sống của con người thì tinh
thần hi sinh vì cộng đồng, tình thương yêu đồng loại, sự sẻ chia với mọi người chỉ còn
là những giá trị lạc lõng.
3,0
1.
Giải thích ý kiến (0,5 điểm)
- Với người có lối sống ích kỉ thì những chuẩn mực đạo đức xã hội (tinh thần hi sinh, lòng
nhân ái...) chỉ là những giá trị xa lạ hoặc không có ý nghĩa gì.
- Thực chất, câu nói nhằm nêu lên những tác hại của lối sống ích kỉ và cảnh báo về một
hiện tượng đời sống: thói ích kỉ đang trở thành lối sống của khá nhiều người trong xã hội.
0,5
2.
Bàn luận về lối sống ích kỉ (2,0 điểm)
- Ích kỉ là chỉ biết vì lợi ích của riêng mình. Người sống ích kỉ luôn nghĩ về bản thân, lấy
lợi ích cá nhân làm thước đo mọi giá trị, bất chấp quyền lợi của người khác.
- Khi thói ích kỉ trở thành lối sống của con người thì sẽ dẫn đến sự tha hóa về nhân cách.
Khi lối sống ích kỉ trở nên phổ biến trong đời sống thì những giá trị đạo đức truyền thống
sẽ trở nên xa lạ, lạc lõng.
- Người có lối sống ích kỉ thường xem nhẹ trách nhiệm của mình đối với xã hội, thờ ơ
trước niềm vui, nỗi buồn của những người xung quanh; đồng thời, họ cũng không coi
trọng tinh thần hi sinh vì cộng đồng, tình thương yêu đồng loại, sự sẻ chia của người khác.
- Lối sống ích kỉ đang tồn tại trong một bộ phận của đời sống xã hội và đôi khi được che
đậy bằng nhiều hình thức bóng bẩy, giả tạo. Khi con người không dám đấu tranh với nó
nghĩa là đang dung túng, tạo môi trường và điều kiện cho lối sống đó lên ngôi.
0,5
0,5
0,5
0,5
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2011
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN; Khối: C
(Đáp án - Thang điểm có 03 trang)
1
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
3.
Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm)
- Cần lên án và đấu tranh chống lại lối sống ích kỉ.
- Phải biết sống vị tha, có tinh thần trách nhiệm, kết hợp hài hòa giữa quyền lợi cá nhân và
lợi ích cộng đồng.
0,5
III.a
Phân tích hình tượng rừng xà nu qua đoạn trích
5,0
1.
Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)
- Nguyễn Trung Thành là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến, gắn bó mật
thiết với vùng đất Tây Nguyên.
- Rừng xà nu (1965) là tác phẩm văn xuôi tiêu biểu cho những sáng tác thời kì chống Mĩ
cứu nước của tác giả.
0,5
2.
Hình tượng rừng xà nu (4,0 điểm)
a. Về nội dung (3,0 điểm)
- Rừng xà nu tiêu biểu cho vẻ đẹp của núi rừng Tây Nguyên (qua dáng vóc, hình khối,
màu sắc, hương thơm...).
0,5
- Hình ảnh cánh rừng xà nu bị tàn phá là biểu tượng cho nỗi đau thương, mất mát của
người dân Tây Nguyên trong chiến tranh.
+ Rừng xà nu là đối tượng của sự hủy diệt, mọi sự sinh tồn đang đứng trước mối đe
dọa của diệt vong (Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc; hầu hết đạn đại bác đều rơi
vào ngọn đồi xà nu).
+ Nỗi đau thương hiện ra trong nhiều vẻ: có cái xót xa của những cây con (nhựa còn
trong, chất dầu còn loãng...), có cái đau dữ dội trên những thân cây đang trưởng thành (bị
chặt đứt ngang nửa thân mình...), có nỗi đau chung của cả một cánh rừng (hàng vạn cây
không có cây nào không bị thương...).
0,5
0,5
- Rừng xà nu mang sức sống mãnh liệt tượng trưng cho tinh thần kiên cường bất khuất của
con người Tây Nguyên.
+ Là loại cây khao khát sống, khao khát tự do, luôn vươn lên cao để tiếp nhận ánh
sáng mặt trời (phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng).
+ Rừng xà nu bất khuất trước bom đạn: các thế hệ cây xà nu vẫn cường tráng mạnh
mẽ vươn lên, nối tiếp nhau thách thức kẻ thù (cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn
năm cây con mọc lên; hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời; ưỡn tấm ngực lớn che chở
cho làng; những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời...).
0,5
1,0
b. Nghệ thuật (1,0 điểm)
- Các biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh, ẩn dụ.
- Lời văn giàu sức tạo hình, giàu nhạc điệu.
- Sự hài hòa về màu sắc, đường nét, hình khối trong bút pháp miêu tả hình tượng góp phần
làm cho đoạn văn mang âm hưởng sử thi.
1,0
3.
Đánh giá chung (0,5 điểm)
- Hình tượng rừng xà nu nổi bật trong đoạn trích và xuyên suốt tác phẩm, tạo nên một
không gian nghệ thuật đặc sắc, vừa bi tráng vừa giàu chất thơ.
- Đoạn trích tiêu biểu cho phong cách văn xuôi Nguyễn Trung Thành.
0,5
2
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
III.b
Đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một thi
sĩ tha thiết yêu đời, yêu người.
5,0
1.
Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)
- Hàn Mặc Tử được xem là hiện tượng thơ kì lạ vào bậc nhất của phong trào Thơ mới.
- Đây thôn Vĩ Dạ (in trong tập Đau thương xuất bản năm 1938) là một bài thơ nổi tiếng
của Hàn Mặc Tử, cũng là một thi phẩm xuất sắc của thơ ca Việt Nam hiện đại.
0,5
2.
Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ để làm sáng tỏ nhận định (4,0 điểm)
a. Bức tranh đẹp về một miền quê đất nước (2,0 điểm)
- Thôn Vĩ nên thơ và căng tràn sức sống, thiên nhiên hài hòa trong vẻ đẹp duyên dáng và
kín đáo. Vĩ Dạ tinh khôi trong khoảnh khắc hừng đông hiện lên với vườn cây xanh như
ngọc, ánh nắng ban mai tinh khiết; trong sương khói mong manh, mộng ảo.
- Xứ Huế thơ mộng giữa không gian bao la với hình ảnh gió mây chia lìa, dòng nước lững
lờ, hoa bắp phất phơ gợi nỗi buồn hiu hắt; sông Hương trong đêm trăng lung linh, huyền
ảo, vừa thực vừa mộng: ánh trăng vàng, con thuyền đậu bến sông trăng, có chở trăng về,...
1,0
1,0
b. Tiếng lòng tha thiết yêu đời, yêu người (1,0 điểm)
- Bức tranh trong trẻo, thơ mộng về thôn Vĩ, về con người xứ Huế được viết ra trong
những giờ khắc đau thương nhất, vào lúc Hàn Mặc Tử phải đối diện với căn bệnh hiểm
nghèo. Thi sĩ đã vượt lên nỗi đau thể xác, sự cô đơn đến tuyệt vọng của tâm hồn để viết
nên những câu thơ tuyệt đẹp về tình yêu thiết tha với cuộc sống và con người.
- Tiếng lòng của Hàn Mặc Tử với con người xứ Huế được thể hiện qua những hình ảnh có
nhiều tầng nghĩa: vẻ đẹp phúc hậu của khuôn mặt chữ điền thấp thoáng; con người giữa
cõi mộng đêm trăng hay đang nhạt nhòa giữa khói sương mờ ảo... Ba khổ thơ, ba câu hỏi
không hướng tới đối tượng cụ thể nào mà chỉ để thể hiện những cung bậc cảm xúc khác
nhau của một tâm hồn vừa đau đớn, khắc khoải vừa khao khát cháy bỏng tình yêu đời, yêu
người.
1,0
c. Nghệ thuật (1,0 điểm)
- Sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật tu từ so sánh, nhân hóa, câu hỏi tu từ,...
- Trí tưởng tượng phong phú, tạo nhiều liên tưởng.
- Hình ảnh sáng tạo, có sự hòa quyện giữa thực và ảo.
1,0
3.
Đánh giá chung (0,5 điểm)
- Đây thôn Vĩ Dạ là một kiệt tác, là bức tranh thơ về quê hương, đất nước.
- Là bài thơ tiêu biểu của hồn thơ Hàn Mặc Tử: yêu đời, yêu người mãnh liệt mà cũng đầy
uẩn khúc, ưu tư.
0,5
Lưu ý chung: Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về
kiến thức. Trên đây chỉ là những ý cơ bản thí sinh cần đáp ứng, việc cho điểm cụ thể từng câu cần dựa vào
bản hướng dẫn chấm.
- Hết -
3
File đính kèm:
- ĐỀ THI NGỮ VĂN (3).docx