Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn: ngữ văn ( thời gian: 120 phút) năm học 2005 – 2006

1.Bài thơ “Cảnh khuya” của HCM được ra đời:

 A.Trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống Pháp.

 B.Trong những năm tháng chống Mĩ oanh liệt của nhân dân ta.

 C.Trong lúc Bác bị giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch.

 D.Trong khi Bác ở trên con tàu ra đi tìm đường cứu nước.

 

doc2 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn: ngữ văn ( thời gian: 120 phút) năm học 2005 – 2006, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Môn: Ngữ văn ( thời gian: 120 phút) Năm học 2005 – 2006 Điểm I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 Đ) 1.Bài thơ “Cảnh khuya” của HCM được ra đời: A.Trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống Pháp. B.Trong những năm tháng chống Mĩ oanh liệt của nhân dân ta. C.Trong lúc Bác bị giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch. D.Trong khi Bác ở trên con tàu ra đi tìm đường cứu nước. 2. Đoạn văn: “ Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả cái đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm” *Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? A.Một thứ quà của lúa non :Cốm – Thạch Lam. B.Mùa xuân của tôi – Vũ bằng. C.Sài Gòn tôi yêu – Minh Phương. *Điệp ngữ “ Tôi yêu” lặp đi lặp lại theo dạng nào? A. Điệp ngữ vòng. B. Điệp ngữ chuyển tiếp C. Điệp ngữ nối tiếp. D. Cả A, B, C đều sai. 3.Trong bài thơ “ Xa ngắm thác núi Lư”, thi sĩ Lý Bạch đã sử dụng bút pháp lãng mạn trong câu thơ: A.Nắng rọi Hương Lô khói tía bay. B.Xa trông dòng thác trước sông này. C.Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước. D.Tựa dải Ngân Hà tuột khỏi mây. 4.Nhận xét nào đúng nhất tâm trạng của Bác Hồ được thể hiện qua câu thơ “ Cuộc đời cách mạng thật là sang” ( trích Tức cảnh Pác Bó- HCM) ? A.Ung dung, lạc quan trước cách mạng đầy khó khăn. B.Bình tĩnh , tự chủ trong mọi hoàn cảnh. C.Lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước, vui thích được sống chan hoà với thiên nhiên. D.Quyết đoán, tự tin trước mọi hoàn cảnh. 5. “ Hịch tướng sĩ là bất hủ phản ánh lòng yêu nước và tinh thân quyết chiến, quyết thắng quân xâm lược của dân tộc ta”. Cụm từ nào điền vào chỗ trống trong câu văn trên là phù hợp? A. tiếng kèn xuất quân. B. áng thiên cổ hùng văn. C. lời hịch vang dậy núi sông. D. bài văn chíng luận xuất sắc. 6. Câu nào đưới đây mắc lỗi diễn đạt? A. Bạn Lan cúi đầu thong thả chào cô giáo. B.Mai không chỉ ngoan ngoãn mà còn lễ phép. C. Sơn là một học sinh chăm ngoan của lớp. D. Tuy phải làm việc nhiều trong gia đình nhưng An vẫn học giỏi. II/ PHÂN TỰ LUẬN.(7đ) Câu 1: Nhiều người cho rằng 8 câu thơ cuối trong đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”là những câu thơ tả cảnh ngụ tình hay nhất “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Em hãy trình bày ý kiến của mình về đoạn thơ đó? Câu 2: Tưởng tượng mình là nhân vật người cháu trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt , em hãy kể lại kỷ niệm của hai bà cháu. ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Môn Ngữ văn. I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM. Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm( câu 2 mỗi ý đúng được 0.25 điểm) 1.A; 2(C, C); 3D; 4C; 5B; 6B. II/ PHÂN TỰ LUẬN Câu 1: (2 điểm.) *Yêu cầu : - Học sinh viết được một đoạn văn nêu cảm nhận của mình về bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc của 8 câu thơ trong Truyện Kiều : Miêu tả cảnh vật để kí thác tâm trạng, dùng hình ảnh, giọng điệu, ngôn từ. Bức tranh thiện nhiên hoà hợp vào bức tranh tâm trạng được thể hiện như thế nào? -Dùng lí lẽ và dẫn chứng làm toát lên được : Hình ảnh, màu sắc nhạt nhoà như tâm trạng đớn đau , tuyệt vọng của nàng Kiều . Câu 2: (5 điểm) Yêu cầu: 1/ Nội dung: Kể lại kỷ niệm của hai bà cháu. a/ -Kỷ niệm về bà và những năm tháng tuổi thơ sống bên cạnh bà. - Năm lên bốn tuổi sống bên cạnh bà, cuộc sống nhiều gian khổ, thiếu thốn nhưng người bà vẫn yêu thương và chăm lo cho cháu chu đáo, tận tình. - Aâm thanh tiếng chim tu hú gợi lên biết bao kỉ niệm về người bà: người bà bảo ban, dạy dỗ và yêu thương cháu. - Những năm giặc đốt làng, bà cưu mang cháu b/ Từ những kỉ niệm hồi tưởng về tuổi thơ và bà, người cháu suy nghĩ về cuộc đời của bà. - Người bà là hiện thân của sự tần tảo, vất vả, chịu thương chịu khó và đức hy sinh, thương con thương cháu. - Hình ảnh của người bà luôn gắn với bếp lửa. c/ Suy nghĩ về tình bà cháu. 2/ Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm 3/ Ngôi kể: Ngôi thứ nhất: người cháu. ** Yêu cầu viết thành một văn bản hoàn chỉnh.

File đính kèm:

  • docDE HSG9.doc