Câu 1. Muốn thực sự thuyết phục người đọc ( người nghe) thì người làm văn nghị luận cần biết cách:
A. tìm ra được những luận điểm đúng đắn.
B. biết tìm những dẫn chứng phù hợp với các luận điểm.
C. biết sử dụng lí lẽ sắc bén.
D. biết cách phát biểu các luận điểm và luận cứ.
Câu 2: Câu " Tao không thể là người lương thiện được nữa" biểu thị loại nghĩa tình thái nào sau đây ?
A. Chỉ sự việc đã xảy ra
B. Chỉ sự việc sắp xảy ra
C. Chỉ sự việc được nhận thức như là một đạo lí
D. Chỉ khả năng xảy ra của sự việc
Câu3. Vẻ đẹp hiện đại của bài thơ “Mộ”( Hồ Chí Minh) không thể hiện ở điểm nào?
A .Trung tâm của bức tranh là con người.
B. Sự vận động tới ánh sáng, niềm vui.
C. Phong cảnh được phác hoạ có phần thoáng đẹp, nhưng buồn.
D. Tác giả quên đau khổ mà mình đang phải chịu đựng, luôn hướng tới niềm vui, sự
4 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì II môn: Ngữ văn lớp 11- Ban C, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học kì II
Môn: Ngữ văn lớp 11- Ban C
Thời gian làm bài: 90 phút.
Phần trắc nghiệm khách quan: ( 3đ)
( Gồm có 12 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0, 25 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái in hoa đứng đầu câu anh ( chị) cho là đúng nhất.
Câu 1. Muốn thực sự thuyết phục người đọc ( người nghe) thì người làm văn nghị luận cần biết cách:
tìm ra được những luận điểm đúng đắn.
biết tìm những dẫn chứng phù hợp với các luận điểm.
biết sử dụng lí lẽ sắc bén.
biết cách phát biểu các luận điểm và luận cứ.
Câu 2: Câu " Tao không thể là người lương thiện được nữa" biểu thị loại nghĩa tình thái nào sau đây ?
A. Chỉ sự việc đã xảy ra
B. Chỉ sự việc sắp xảy ra
C. Chỉ sự việc được nhận thức như là một đạo lí
D. Chỉ khả năng xảy ra của sự việc
Câu3. Vẻ đẹp hiện đại của bài thơ “Mộ”( Hồ Chí Minh) không thể hiện ở điểm nào?
A .Trung tâm của bức tranh là con người.
B. Sự vận động tới ánh sáng, niềm vui.
C. Phong cảnh được phác hoạ có phần thoáng đẹp, nhưng buồn.
D. Tác giả quên đau khổ mà mình đang phải chịu đựng, luôn hướng tới niềm vui, sự sống của những người xung quanh
Câu 4: Bài thơ " Xuất dương lưu biệt" là của tác giả nào"
A. Phan Châu Trinh B. Huỳnh Thúc Kháng
C. Nguyễn ái Quốc D. Phan Bội Châu
Câu 5
Nội dung nào sau đây nói đúng nhất về bài " Hầu trời" của Tản Đà?
A. Thể hiện cái " tôi" cá nhân phóng túng, tự ý thức về tài năng của mình và khao khát khẳng định mình giữa cuộc đời .
B. Khắc họa vẻ đẹp lãng mạn của lớp nhà nho tiên tiến những năm đầu thế kỉ XX
C. Thể hiện một quan niệm nhân sinh mới mẻ của một hồn thơ " yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt"
Câu 6: nhận định nào sau đây không dành cho nhà thơ Nguyễn Bính?
A. Thi sĩ của đồng quê B. Thi sĩ của hồn quê, tình quê
C. Nhà thơ chân quê D. Nhà thơ của làng cảnh Việt Nam
Câu7:
Qua bài " Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác" ( Ăng-ghen) , có thể nhận thấy Mác là người như thế nào?
A.Một chiến sĩ kiên cường chống lại chế độ phong kiến
B. Một lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản, nhà khoa học, nhà tư tưởng vĩ đại
C .Một người bạn cao cả thủy chung của Ăng-ghen
D. Một danh nhân văn hóa thế giới
Câu 8: Văn bản chính luận có đặc điểm:
A. Không sử dụng biện pháp tu từ
B. Sử dụng rộng rãi các biện pháp tu từ
C. Sử dụng hạn chế các biện pháp tu từ
D Biện pháp tu từ tùy người viết sử dụng
Câu 9: Cho đoạn thơ :
Của ong bướm này đây tuần thánh mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Chỉ ra câu nào có hiện tượng thay đổi trật các thành phần của cụm từ và các thành phần của câu?
A. Câu 1,2 B. Câu 3,4
C. Câu 4,1 D. Câu 3,1
Câu 10: Bài thơ " Lai Tân" của Hồ Chí Minh thuộc thể loại nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Thất ngôn bát cú
C. Lục bát D Song thất lục bát
Câu 11: Câu thơ " Mặt trời chân lí chói qua tim" trong bài thơ " Từ ấy" của Tố Hữu mang ý nghĩa đúng nhất là:
A. Lí tưởng cộng sản soi sáng trí tuệ cho người cộng sản trẻ tuổi Tố Hữu
B. Lí tưởng cộng đem đến cho nhà thơ nguồn tình cảm mới mẻ .
C. Tí tưởng cộng sản soi sáng con đường đấu tranh cách mạng
D. Lí tưởng cộng sản không chỉ soi sáng trí tuệ mà còn đem đến nguồn tình cảm mới mẻ.
Câu 12: Theo Hoài Thanhh, các nhà thơ mới thể hiện lòng yêu nước ở bình diện nào?
A. Kêu gọi tinh thần đấu tranh chống kẻ thù xâm lược
B. Kêu gọi tham gia hoạt động xã hội
C. Kêu gọi tham gia lao động sản xuất
D. Say mê sáng tạo những giá trị văn hóa.
II.Phần tự luận: ( 7đ)
Phân tích bài thơ sau đây trích trong tập " Nhật kí trong tù" của Hồ Chí Minh
Chiều tối
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;
Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng.
Nam Trân dịch
( Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 3)
Đáp án
Môn Ngữ văn lớp 11- Ban C
I.Phần trắc nghiệm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
D
C
C
D
A
D
B
B
C
A
D
D
II.Phần Tự luận:
1.Yêu cầu về nội dung kiến thức:
*Hai câu thơ đầu: ( 3đ )
- Về nội dung, phân tích được bức tranh thiên nhiên lúc trời sắp tối ở một vùng miền núi thuộc tỉnh Quảng Tây Trung Quốc: (2đ)
+ Một bầu trời cao rộng , một chòm mây trôi nhẹ, một cánh chim bé nhỏ,. Tất cả gợi lên một không gian rộng lớn, vừa chân thật vừa tự nhiên.
+ Thông qua bức tranh đó thấy được tâm trạng của nhà thơ: cảm thấy buồn, cô đơn, có sự đồng cảm giữa thiên nhiên và lòng người
- Về nghệ thuật, chỉ ra và phân tích được biện pháp NT miêu tả thiên nhiên theo lối chấm phá của thơ Đường ( nét cổ điển) (1đ)
+ Chỉ gợi chứ không tả, cốt chỉ để ghi lấy linh hồn của tạo vật.
+ Cách sử dụng thi liệu theo lối thơ cổ ( điểu, vân)
* Hai câu thơ sau: ( 3đ)
- Về nội dung, phân tích được bức tranh sinh hoạt của người dân miền núi: ( 2đ)
+ Cô gái đang xay ngô chuẩn bị bữa ăn tối bên cạnh một lò lửa rực đỏ .
+ Qua đó thấy được cuộc sống bình yên, đầm ấm và tươi vui. Đồng thời thấy được tâm hồn nhà thơ dường như cũng vui lây với ngọn lửa hồng mà quên đi nỗi cô quạnh và u buồn của cảnh ngộ mình , cảm thông với niềm vui nho nhỏ đời thường của một người dân lao động
- Về nghệ thuật phân tích được nét hiện đại của bài thơ: ( 1đ)
+ Cảnh thơ từ chỗ chiều tối, nơi núi rừng vắng vẻ, bỗng chuyển sang cảnh lò lửa rực hồng và cuộc sống sinh hoạt vui, đầm ấm của con người. Như vậy cảnh đã có sự vận động, chuyển biến hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai.
+ Nhân vật trữ tình hiện ra ở trung tâm của cảnh thơ, chiếm vị trí chủ thể trên bức tranh phong cảnh
* Sau khi phân tích, đánh giá được: (1đ)
- Bài thơ thể hiện lòng nhân ái đến mức quên mình và tinh thần lạc quan cách mạng luôn luôn hướng về sự sống, ánh sáng tương lai của Bác. Trong hoàn cảnh bị tù đày và đang trên đương bị giải đi như vậy nhưng Người sẵn sàng quên đi nỗi khổ lớn của mình để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn dù nhỏ bé của những người cùng khổ của nhân loại cần lao. Bài thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại ( 0,5đ)
- Liên hệ đến các bài thơ khác ( 0,5đ)
2.Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài phân tích thơ
- Diễn đạt lưu loát trình bày rõ ràng
- Không mắc các lỗi về dùng từ, chính tả.
3.Lưu ý:
- GV dựa vào bài làm cụ thể của HS để chấm cho chính xác, không nên chỉ đếm ý cho điểm mà còn phải xét đến hành văn và các kĩ năng làm văn khác.
- Những bài sao chép theo một tài liệu nào đó thì không cho quá 3,5 điểm
- Những bài không bám sát vào nội dung nghệ thuật của bài thơ để phân tích mà chỉ nói chung chung thì không cho quá 3 điểm.
File đính kèm:
- kiem tra ki 2 mon van 11.doc