Câu1(2điểm)
Đọc bài ca dao sau:
Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói gieo quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn!
A,Giải thích nghĩa của các từ lợi (1) với từ lợi (2) và lợi (3).
B,Chỉ ra cái hay trong bài ca dao.
Câu2(6 điểm)
3 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 841 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh Môn thi Ngữ Văn 9 Thời gian làm bài 150 phút Năm học: 2013 - 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GDĐT Hậu lộc Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh
Môn thi Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài 150 phút
Năm học: 2013 - 2014
Đề Bài
Câu1(2điểm)
Đọc bài ca dao sau:
Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói gieo quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn!
A,Giải thích nghĩa của các từ lợi (1) với từ lợi (2) và lợi (3).
B,Chỉ ra cái hay trong bài ca dao.
Câu2(6 điểm)
“Tôi nghĩ bụng :đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư.Cũng giống như những con đường trên mặt đất,kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi ”
(Cố Hương-Lỗ Tấn)
Viết một bài văn ngắn nêu ý nghĩa của hình ảnh con đường ở cuối đoạn trích trên.
Câu3(12 điểm)
Thơ văn hiện đại Việt Nam gia đoạn 1945-1975, ngoài hình ảnh người chiến sĩ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc còn mang nhịp thở của con người lao động mới.
Bằng những hiểu biết về văn học giai đoạn này,em hãy làm sáng nhận định trên.
Người ra đề
Nguyễn Thị Hồng
Đáp án và biểu điểm
Câu
Nội dung
Điểm
1
A,Giải thích nghĩa :
-Từ lợi (1)cái có ích đem lại việc tốt đẹp cho con người.
-Từ lợi (2) và lợi (3): Phần thịt bao giữ xung quanh chân răng .
B,Bài ca dao trên sử dụng nghệ thuật chơi chữ bằng cách dùng từ đồng âm (cùng âm nhưng khác nghĩa ),tạo ra câu chuyện nực cười:bà lão răng không còn mà tính đến chuyện lấy chồng.
1đ
1đ
2
Hình thức –Yêu cầu viết hoàn chỉnh một bài văn ngắn có bố cục rõ ràng,ít sai lỗi chính tả ,ngữ pháp.
- Nội dung
Mở bài
-Giới thiệu về tác giả Lỗ Tấn và tác phẩm Cố Hương
-Hình ảnh con đường là hình ảnh biểu tượng mang tính triết lí và suy ngẫm sâu sắc của tác giả.
Thân bài Cần làm rõ các ý:
-Hình ảnh con đường theo nghĩa đen là con đường thực, con đường ra đi của gia đình và nhân vật tôi.
-Theo nghĩa bóng là con đường tương lai của cả dân tộc, của cả thế hệ trẻ.Con đường đó kì thực không có nhưng người ta đi mãi cũng thành đường thôi. Nghĩa là để thành con đường ấy trước hết phải có niềm tin,niềm tin ,niềm hi vọng vào tương lai phía trước.Sau đó phải có nhiều người cùng đi,cùng kiên trì một hướng mới có thể hình thành một con đường mới.
-Phải chăng Lỗ Tấn đang ngầm muốn nói đến những phong trào dân chủ tiến bộ không ngăn cách giữa người và người sẽ được thế hệ trẻ đi theo để cứu cả dân tộc .
-Liên hệ thực tế cuộc sống về những tấn gương đã tạo nên những con đường thành công cho dân tộc.
(Hồ Chí Minh )
Kết bài
-Khẳng định lại ý nghĩa mang tính triết lí của hình ảnh con đường đã đưa ra
1đ
1đ
4đ
1đ
3
Hình thức:Học sinh hiểu đúng đề yêu cầu của đề bài,biết cachs làm bài văn nghị luận văn học.Bố cục rõ ràng,luận điểm khoa học ,chặt chẽ, phép lập luận phù hợp.
Lời văn chính xác, sinh động, có cảm xúc. Không mắc lỗi chính tả dùng từ đặt câu.
Nội dung đảm bảo các ý sau đây:
1.Giải thích nhận định:
Hiện thực của đất nước giai đoạn này đã làm nên hơi thở diện mạo, sức sống của văn học thời kì này
2.Chứng minh
a.Hình ảnh người chiến sĩ trong sưj nghiệp bảo vệ tổ quốc :Họ là những người ở mọi tầng lớp,mọi lứa tuổi và nổi bật là lòng yêu nước, có ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước với tinh thần đồng đội cao cả ý chí sắt son
HS Lấy ví dụ ở các tác phẩm Đồng chí –Chính Hữu;Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật,Những ngôi sao xa xôi-Lê Minh Khuê
b.Hình ảnh người lao động mới :Họ xuất hiện với tư cách làm chủ cuộc sống mới, họ lao động cống hiến một cách hăng say,hào hứng, sẵng sàng hy sinh cả tuổi thanh xuân của mình vì những lí tưởng cao cả và tương lai đất nước
HS lấy ví dụ ở Lặng lẽ sa pa-Nguyễn Thành Long;Những ngôi sao xa xôi-Lê Minh Khuê
3.Đánh giá bình luận
-Văn học giai đoạn này đã đáp ứng yêu cầu của lịch sử
-Các tác giả giai đoạn văn học này đã làm nên sức sống mới cho giai đoạn văn học
1đ
2 đ
6đ
3đ
File đính kèm:
- bodethi_hsgtinh_daloc_van_lop9.doc