Thư viện không phải đơn thuần là nơi đọc sách để giải trí mà chính là nơi lưu trữ những điều hiểu biết của con người, nguồn tri thức vô giá, là nguồn kiến thức vô tận của nhân loại mà ở đó mỗi chúng ta có thể tự tìm tòi trong suốt cuộc đời của mình. Nhà triết học và Toán học người Đức G.V.Leibniz đã từng nói: “Thư viện là kho tàng chứa tất cả của cải tinh thần của loài người”. Thư viện cũng chính là nơi chia sẻ những thông tin, những suy nghĩ giữa con người với con người. Có thể học ở các môi trường khác nhau trong xã hội, từ mọi người xung quanh nhưng thư viện mới chính là nơi giúp chúng ta bổ sung thêm những gì còn thiếu mà những môi trường đó chưa cung cấp hết.
Hiện tại đối với trường học nói chung, trong từng lớp học nói riêng, thư viện được coi là nơi cung cấp nền tảng kiến thức cho công tác đào tạo, nghiên cứu. Nó đã khẳng định được vai trò quan trọng trong việc phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh. Thư viện đã giúp học sinh tăng cường khả năng học tập độc lập và tự mở rộng kiến thức. Nơi ấy cũng đã góp phần tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học mà hiện nay toàn ngành Giáo dục chúng ta đang thực hiện. Đồng thời thư viện còn có tác động tích cực trong nhiều hoạt động khác nhau của nhà trường. Thực tế hiện nay cho thấy, nơi nào thư viện hoạt động hiệu quả thì sẽ có kết quả giáo dục tốt hơn, các phong trào mạnh hơn.
Ở trường học, thư viện là nơi học sinh được đến để đọc sách, nghiên cứu, tìm tòi, khám phá. Tuy nhiên phần lớn thời gian hoạt động các em đều ở tại lớp. Giờ giải lao, ra chơi của các em không phải nhiều. Vì vậy để đến thư viện mượn được sách báo, tài liệu nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình các em phải tranh thủ, tận dụng hết mức thời gian ra chơi, đầu giờ buổi học để kịp đọc. Điều đó chưa thật sự thuận lợi đối với học sinh, khiến các em phải vội vàng, và đôi khi đã thành trở ngại đối với các em, nhất là một số em ít mạnh dạn. Đây cũng chính là thực tế diễn ra ở một số trường và trường TH Vũ Hòa 2 cũng không ngoại lệ. Trong hoàn cảnh này, nhất thiết tại mỗi lớp học cần phải được xây dựng một thư viện nhỏ nhằm giải quyết nhu cầu thực tế của thầy và trò. Sách, báo, tranh ảnh, tài liệu,.cần được phân phối tới từng lớp sao cho khoa học, có kế hoạch hoạt động sao cho phù hợp với điều kiện mỗi lớp để phục vụ nhu cầu dạy và học ngay tại lớp.
Với những trăn trở làm sao phát huy hết khả năng của thư viện, mong muốn để học sinh và giáo viên được thuận lợi hơn trong quá trình tham khảo, giải trí, tra cứu, tìm kiếm học hỏi những gì có từ sách, báo, tranh ảnh và tài liệu có tại lớp học đồng thời là giúp học sinh nâng cao ý thức tự học, tự rèn, góp phần vào việc phục vụ công tác đổi mới phương pháp dạy và học, đẩy mạnh phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, tôi đã chọn viết đề tài “Xây dựng và nâng cao chất lượng thư viện lớp học”.
20 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1081 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xây dựng và nâng cao chất lượng thư viện lớp học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIẢI PHÁP HỮU ÍCH
ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
THƯ VIỆN LỚP HỌC
I. Đặt vấn đề ( lí do chọn đề tài):
Thư viện không phải đơn thuần là nơi đọc sách để giải trí mà chính là nơi lưu trữ những điều hiểu biết của con người, nguồn tri thức vô giá, là nguồn kiến thức vô tận của nhân loại mà ở đó mỗi chúng ta có thể tự tìm tòi trong suốt cuộc đời của mình. Nhà triết học và Toán học người Đức G.V.Leibniz đã từng nói: “Thư viện là kho tàng chứa tất cả của cải tinh thần của loài người”. Thư viện cũng chính là nơi chia sẻ những thông tin, những suy nghĩ giữa con người với con người. Có thể học ở các môi trường khác nhau trong xã hội, từ mọi người xung quanh nhưng thư viện mới chính là nơi giúp chúng ta bổ sung thêm những gì còn thiếu mà những môi trường đó chưa cung cấp hết.
Hiện tại đối với trường học nói chung, trong từng lớp học nói riêng, thư viện được coi là nơi cung cấp nền tảng kiến thức cho công tác đào tạo, nghiên cứu. Nó đã khẳng định được vai trò quan trọng trong việc phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh. Thư viện đã giúp học sinh tăng cường khả năng học tập độc lập và tự mở rộng kiến thức. Nơi ấy cũng đã góp phần tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học mà hiện nay toàn ngành Giáo dục chúng ta đang thực hiện. Đồng thời thư viện còn có tác động tích cực trong nhiều hoạt động khác nhau của nhà trường. Thực tế hiện nay cho thấy, nơi nào thư viện hoạt động hiệu quả thì sẽ có kết quả giáo dục tốt hơn, các phong trào mạnh hơn.
Ở trường học, thư viện là nơi học sinh được đến để đọc sách, nghiên cứu, tìm tòi, khám phá. Tuy nhiên phần lớn thời gian hoạt động các em đều ở tại lớp. Giờ giải lao, ra chơi của các em không phải nhiều. Vì vậy để đến thư viện mượn được sách báo, tài liệu nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình các em phải tranh thủ, tận dụng hết mức thời gian ra chơi, đầu giờ buổi học để kịp đọc. Điều đó chưa thật sự thuận lợi đối với học sinh, khiến các em phải vội vàng, và đôi khi đã thành trở ngại đối với các em, nhất là một số em ít mạnh dạn. Đây cũng chính là thực tế diễn ra ở một số trường và trường TH Vũ Hòa 2 cũng không ngoại lệ. Trong hoàn cảnh này, nhất thiết tại mỗi lớp học cần phải được xây dựng một thư viện nhỏ nhằm giải quyết nhu cầu thực tế của thầy và trò. Sách, báo, tranh ảnh, tài liệu,...cần được phân phối tới từng lớp sao cho khoa học, có kế hoạch hoạt động sao cho phù hợp với điều kiện mỗi lớp để phục vụ nhu cầu dạy và học ngay tại lớp.
Với những trăn trở làm sao phát huy hết khả năng của thư viện, mong muốn để học sinh và giáo viên được thuận lợi hơn trong quá trình tham khảo, giải trí, tra cứu, tìm kiếm học hỏi những gì có từ sách, báo, tranh ảnh và tài liệu có tại lớp học đồng thời là giúp học sinh nâng cao ý thức tự học, tự rèn, góp phần vào việc phục vụ công tác đổi mới phương pháp dạy và học, đẩy mạnh phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, tôi đã chọn viết đề tài “Xây dựng và nâng cao chất lượng thư viện lớp học”.
II. Khảo sát thực trạng :
Từ năm học 2009-2010, theo sự điều động của cấp trên, tôi về làm nhiệm vụ quản lý tại trường TH Vũ Hòa 2. Sau thời gian tiếp xúc, tìm hiểu về môi trường làm việc mới, tôi đã phần nào nắm được về điều kiện thuận lợi và những khó khăn của đơn vị. Để thực hiện đề tài, từ cuối năm học 2009-2010, tôi đã tiến hành khảo sát một số vấn đề liên quan đến công tác thư viện, cụ thể như sau:
1. Khảo sát về nhu cầu của học sinh cuối năm học 2009-2010:
- Số lượng khảo sát: Khảo sát trên 363 học sinh;
- Phiếu khảo sát (phụ lục);
- Kết quả: Ngoài nhu cầu được đọc, được xem các loại sách, báo, tranh ảnh chủng loại khác nhau, đã có 327 học sinh mong muốn được đọc tại lớp, chiếm tỉ lệ 90,3% số học sinh toàn trường, có 363/363 học sinh mong muốn đọc truyện tranh, tỉ lệ 100%, các loại khác đều trên 50%. Khi tôi trao đổi với nhiều em trong số đó về việc đọc sách tại lớp, các em cho rằng không phải hoàn toàn không đến thư viện để đọc sách, nhưng nếu được đọc ở lớp sẽ tiện hơn, tự nhiên hơn, vui hơn và dễ mượn dễ trả hơn. Khi nào cần đến các loại sách nâng cao, từ điển lớn, hay sách quý hiếm...các em sẽ đến thư viện mượn đọc tại chỗ. Số còn lại 36 em chủ yếu là học sinh lớp một, do các em còn nhỏ chưa nắm rõ nội dung khảo sát. Nhưng với học sinh lớp một các em rất hứng thú với các sách thiên về kênh hình hơn kênh chữ như truyện tranh, sách có nhiều hình ảnh, màu sắc.
2. Khảo sát cơ sở vật chất và kết quả bạn đọc cuối năm:
- Về cơ sở vật chất :
+ Về sách: Ngoài sách giáo khoa, chuyên môn nghiệp vụ, thư viện có 1753 bản sách tham khảo dành cho mọi đối tượng, 1230 bản sách thếu nhi và truyện tranh. Tuy nhiên các đầu sách chưa được đa dạng phong phú, hạn chế về truyện tranh.
+ Chưa có phòng đọc dành riêng cho cho giáo viên và học sinh, đơn vị còn phải sử dụng một phần diện tích kho sách làm phòng đọc cho học sinh và phải mượn thêm 20m2 diện tích văn phòng dùng làm phòng đọc cho giáo viên.
+ Hệ thống tủ chưa đủ, giá, kệ tại các lớp chưa có để trưng bày và giới thiệu sách, báo, tranh ảnh phục vụ học sinh tại lớp. Có 9 tủ bằng tôn dùng chung cho 15 lớp, chủ yếu đựng dụng cụ học tập và một số sách, vở bài tập, đồ dùng của lớp. Thư viện trường có 2 kệ sách, chưa đủ để trưng bày, chứa sách, tranh ảnh.
+ Bàn ghế tại lớp loại 2 chỗ ngồi còn ít, không đủ để học sinh ngồi nên phải tận dụng hết số bàn dính liền ghế 4 chỗ ngồi. Do đó khó khăn trong việc bố trí được góc đọc cho học sinh.
- Số lượt đọc 3320/363, bình quân 9,1 lượt/học sinh.
3. Khảo ý kiến đội ngũ, một vài cán bộ quản lí trường bạn, cha mẹ học sinh:
Qua tham khảo ý kiến của cán bộ viên chức trong đơn vị và một số cán bộ quản lí các trường TH Võ Xu 1, Vũ Hòa 1, Mê Pu 2, tất cả đều cho rằng việc học sinh được đọc sách tại lớp là thuận lợi, thoải mái hơn. Đọc tại lớp, giữa các em được giao lưu trao đổi thông tin một cách tự nhiên, phong phú hơn, số lượng học sinh tham gia đọc sẽ nhiều hơn, đồng thời cũng giảm tải bớt cho kho sách cũng như phòng đọc trong khi điều kiện thư viện của trường chưa được đầu tư đầy đủ.
Qua họp cha mẹ học sinh giữa kì II và cuối năm học 2009 – 2010, đại diện các lớp đều thống nhất rằng nên xây dựng thư viện lớp để thuận lợi cho học sinh trong việc nghiên cứu, giải trí tại lớp. Tuy nhiên, có một vài ý kiến băn khoăn về việc bảo quản, trong khi phòng học chưa đủ cho 1 lớp 1 phòng.
4. Kết luận về khảo sát:
Qua khảo sát, tôi nhận thấy rằng số lượng đọc sách của học sinh đạt ở mức trung bình, đạt yêu cầu tối thiểu theo tiêu chí đánh giá thư viện của Bộ đưa ra. Ý kiến của đội ngũ và của hầu hết học sinh đều cho rằng đọc sách tại lớp là hợp lí, thuận lợi trong việc nghiên cứu, tìm tòi, khám phá, tự học và giải trí của học sinh. Cơ sở vật chất chưa đủ điều kiện tổ chức trưng bày, giới thiệu, chưa có góc đọc rõ ràng cho học sinh đọc tại lớp. Từ khảo sát trên tôi đã rút ra những điểm thuận lợi và khó khăn của đơn vị như sau:
- Thuận lợi: Cơ bản lượng sách của thư viện đủ đáp ứng nhu cầu bình quân
trên mỗi học sinh. Được sự đồng tình ủng hộ của cán bộ viên chức, học sinh và đông đảo cha mẹ học sinh trong đơn vị.
- Khó khăn: Điều kiện phục vụ chưa thuận lợi. Tại các lớp chưa có tủ, kệ trưng bày, giá treo sách, tranh ảnh để học sinh nghiên cứu ngay tại lớp. Bàn ghế không đúng chuẩn, còn phải tận dụng loại 4 chỗ ngồi, khó khăn trong việc chuyển môi trường lớp học trở thành nơi đọc sách thuận lợi và thường xuyên cho các em. Các đầu sách chưa được phong phú, số lượng truyện tranh còn ít so với nhu cầu. Công tác tổ chức, bảo quản, quản lí đọc tại lớp chưa đi vào nề nếp. Phòng đọc cuả thư viện trường chưa đủ để phục vụ. Đó là những nguyên nhân chính, cũng là vấn đề cơ bản cần được giải quyết trong phạm vi đề tài này.
III. Nội dung và các giải pháp tiến hành:
Bản thân đã xác định, xây dựng và nâng cao chất lượng thư viện lớp học là công việc không phải một sớm một chiều có thể làm được ngay. Đó là quá trình đầu tư xây dựng về công tác tổ chức, cơ sở vật chất, sự phối hợp giữa ba môi trường giáo dục và cả chuyển biến về nhận thức trong đội ngũ, trong học sinh cũng như cha mẹ học sinh. Vì thế, sau khi tìm hiểu tình hình của đơn vị trong những năm trước đó và trong năm học 2009-2010, tôi đã tiến hành nghiên cứu và triển khai thực hiện đề tài cho đến nay. Cụ thể như sau:
1. Nắm chắc thực trạng và thống nhất cách làm:
Trước hết tôi tiến hành khảo thực trạng hoạt động thư viện của đơn vị (như phần II ). Khi nắm được thực trạng tôi lập kế hoạch cụ thể cho từng thời gian, dự kiến nguồn kinh phí phục vụ bổ sung cơ sở vật chất, công tác tổ chức, nguồn nhân lực và những khó khăn nảy sinh trong quá trình triển khai. Sau đó thông qua Hội đồng sư phạm về thực trạng đơn vị và kế hoạch triển khai xây dựng thư viện lớp học. Qua triển khai về kế hoạch thực hiện, về tính khả thi của đề tài, tập thể sư phạm trường đã đóng góp nhiều ý kiến khác nhau để cùng xây dựng thư viện cho các lớp. Toàn hội đồng đã thống nhất cao việc thực hiện đề tài và sẵn sàng tham gia khi được giao nhiệm vụ. Bên cạnh đó, qua đợt họp cha mẹ học sinh cuối năm học 2009 – 2010 và đầu năm học 2010 – 2011, nhà trường và giáo viên đã thông báo cho phụ huynh biết về kế hoạch trên. Cụ thể là việc đầu tư thêm cơ sở vật chất, tổ chức cho học sinh đọc sách tại lớp để từ đó gia đình có sự phối hợp tốt với nhà trường trong việc nhắc nhở, giáo dục các em có ý thức tốt trong việc đọc, góp phần làm phong phú và bảo quản tót thư viện lớp.
2. Phối hợp với cha mẹ học sinh, huy động kinh phí bổ sung cơ sở vật chất:
Biết được lợi ích của thư viện lớp học, theo kế hoạch xây dựng thư viện lớp học, với sự thống nhất cao, đầu năm học 2010 – 2011, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường đã phát động trong toàn phụ huynh góp sức cùng nhà trường xây dựng thư viện lớp cho các em. Kết thúc năm học trường tổng kết, đánh giá những gì đạt được, những khó khăn nào cần tháo gỡ, thông qua cho toàn thể cha mẹ học sinh biết. Qua đó cha mẹ học sinh bàn bạc, thống nhất và cùng nhà trường tiếp tục thực hiện kế hoạch, duy trì cách làm cho đến hết năm học 2012-2013.
Cùng với những việc trên, trường cũng đã tranh thủ sự hỗ trợ đối ứng nguồn kinh phí từ Trung tâm Thiện chí – Phát triển cộng đồng Đức Linh. Theo đó, hằng năm nhà trường lập kế hoạch mua bổ sung sách cho thư viện, gửi Trung tâm xem xét về đầu sách cũng như số tiền cần đối ứng, sau đó trường tiến hành mua và Trung tâm hỗ trợ 50% kinh phí theo hóa đơn.
Sự thành công trong việc xây dựng thư viện lớp học đến thời điểm này có sự đóng góp nhiều về tinh thần và vật chất của cha mẹ học sinh trường cũng như sự hỗ trợ từ Trung tâm Thiện chí. Cụ thể:
- Cuối năm học 2009-2010 và trong năm học 2010-2011, trang bị mới 15 tủ kính nhỏ để trưng bày, giới thiệu sách, trang bị giá treo sách, kẹp đựng sách và sửa chữa toàn bộ tủ chứa sách tại 9 phòng học; đóng bổ sung 2 kệ sách mới bằng gỗ, 1tủ kính lớn trưng bày cho thư viện trường. Với tổng kinh phí 12.500.000 đồng, trong đó cha mẹ học sinh đóng góp 3.900.000đồng. Xin ý kiến lãnh đạo Phòng GD – ĐT Đức Linh liên hệ các trường bạn điều chuyển 35 bộ bàn ghế 2 chỗ ngồi về trường, sau đó phân bố và sắp xếp trong các phòng học đều có xen lẫn bàn ghế 4 chỗ ngồi với 2 chỗ ngồi. Sắp xếp bàn ghế rời cuối phòng học tạo thành góc đọc cho học sinh.
Mỗi lớp 1 tủ kính lớn, bàn trưng bày tạo thành góc đọc
- Năm học 2011-2012 và 2012-2013 trang bị 15 tủ kính lớn, kích thước 1m X 0,6m X 0,3m, kệ đựng sách kích thước 1m X 0,85m X 0,3m, bảng ghi giới thiệu sách và các thông tin cần thiết cho các lớp, kích thước 1,2m X 1,4m. Kinh phí 14.500.000đồng, trong đó cha mẹ học sinh đóng góp 7.150.000đồng.
Kệ gỗ trưng bày, bảng giới thiệu, góc đọc.
- Bổ sung nguồn sách: Thông qua khảo sát, theo dõi về nhu cầu sử dụng của học sinh, trường đã bổ sung thêm nguồn sách phục cho học sinh, trong đó phần lớn là truyện tranh, qua 3 năm học với tổng kinh phí là 11.298.000đồng, cụ thể:
+ Năm học 2010-2011:
* Kinh phí mua sách: 1.954.000đồng, trong đó nguồn từ Trung tâm Thiện chí Đức Linh 900.000đồng
* Tổng số sách phục vụ học sinh cuối năm là 3283 bản
+ Năm học 2011-2012:
* Kinh phí mua sách: 4.726.000đồng, trong đó nguồn từ Trung tâm Thiện chí Đức Linh 850.000đồng
* Tổng số sách phục vụ học sinh cuối năm là 3330 bản
+ Năm học 2012-2013:
* Kinh phí mua sách: 4.618.000đồng, trong đó nguồn từ Trung tâm Thiện chí Đức Linh 870.000đồng
* Tổng số sách phục vụ học sinh cuối năm là 3812 bản
Tổng kết qua 3 năm: kinh phí đầu tư trong 3 năm: 38.298.000đồng, trong đó cha mẹ học sinh đóng góp 10.050.000đồng, Trung tâm Thiện chí Đức Linh hỗ trợ 2.620.000đồng.
3. Phát động ủng hộ sách:
Ngoài các nguồn đóng góp của cha mẹ học sinh, nguồn đối ứng của Trung tâm Thiện chí, hằng năm trường đã phát động phong trào “Góp một quyển sách để được đọc nhiều sách” trong cán bộ viên chức và học sinh toàn đơn vị nhằm ủng hộ bổ sung thêm cho thư viện các lớp. Kết quả qua ba năm với số lượng ủng hộ 220 quyển. Trong đó cán bộ viên chức đóng góp 78 bản sách các loại khác nhau. Để duy trì phong trào này, trường cũng đã đưa vào tiêu chí thi đua nhằm khuyến khích động viên mọi người hăng hái hơn trong việc góp sách.
4. Sắp xếp, bài trí:
Việc sắp xếp, bài trí hợp lí sẽ làm cho thư viện lớp tăng thêm vẻ mĩ quan, gọn gàng, đẹp mắt thu hút được học sinh đến với thư viện lớp nhiều hơn. Từ đó sẽ phát huy được tác dụng của thư viện. Thư viện lớp học không to lớn như thư viện của trường, chỉ đơn giản là một giá sách, một tủ đựng, bàn để bày sách, thùng nhựa, hòm gỗ gọi là nơi để sách và trưng bày sách nhằm đảm bảo cho tất cả các em tiếp cận với sách một cách thuận lợi nhất. Thư viện được đặt ở cuối lớp học, không quá cao, không quá thấp, phù hợp với tầm với của học sinh.
Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự sắp xếp các loại sách, báo, tranh ảnh trong thư viện lớp, phân loại theo từng lĩnh vực để tiện cho việc sử dụng và quản lí. Tủ sách, giá sách, thùng đựng sách được bài trí đẹp, có dán nhãn, ghi tên các loại sách có trong ngăn, giá hoặc thùng. Chữ trên nhãn được ghi to, rõ ràng, dễ đọc. Phân loại chủ đề sách theo màu sắc để dễ nhận biết bằng cách dán mã màu trên ngăn, giá hoặc thùng và gáy sách. Ví dụ, các loại sách, tài liệu tham khảo môn Tiếng Việt – dán nhãn màu xanh; sách, tài liệu tham khảo môn Khoa học – dán nhãn màu tím; sách, tài liệu tham khảo môn Toán – dán màu vàng; các loại truyện tranh – dán nhãn màu hồng, v.v.
5. Đẩy mạnh công tác giới thiệu:
- Giới thiệu qua bảng tin của lớp: Bảng tin của lớp đươc trình bày với nhiều mục, mỗi mục là một thông tin khác nhau như về kết quả thi đua trong tuần, các sản phẩm học tập trong tuần, góc sáng tạo, gương người tốt việc tốt,.... Nhưng trên bảng tin luôn để lại một phần làm phần giới thiệu sách, báo mới, tranh ảnh,... liên quan đến chủ điểm trong thời gian của một tháng, một tuần cụ thể nào đó. Ví dụ, trong tháng 4 thì có chủ điểm lớn là Chào mừng ngày ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, ngày giải phóng Bình Thuận 19/4, tổ thư viện trường tranh thủ giới thiệu sách liên quan tới chủ điểm ngay từ những ngày đầu tháng. Sau đó Ban thư viện lớp liên hệ với thư viện trường để tìm đọc trước sách, báo, tranh ảnh về truyền thống cách mạng, về những nét đẹp, văn hóa, ... của quê hương Bình Thuận, Đức Linh, về đất nước liên quan tới chủ điểm, mượn về lớp xếp lên ngăn, tủ, sau đó trích nội dung và tên sách viết vào tờ giấy A4, đính trực tiếp lên bảng tin của lớp và giới thiệu với lớp ngay trong đầu giờ buổi học để cả lớp cùng biết tìm đọc.
- Giới thiệu qua phát thanh măng non:
Hằng tuần tổ thư viện mà trong đó chủ yếu là nhân viên thư viện và giáo viên tự phân công, luân phiên có nhiệm vụ nghiên cứu trước nội dung sách báo mới, sách báo cần giới thiệu, biên soạn nội dung. Sau đó giao cho học sinh thuộc tổ thư viện đọc trước cho nhuần nhuyễn. Nhân viên thư viện phối hợp với tổng phụ trách Đội làm công tác phát tuyên truyền vào sáng thứ hai hằng tuần. Vào buổi sáng thứ hai, học sinh tổ thư viện lên phát thanh. Bên cạnh đó trong giờ ra chơi tổ chức phát thanh lại nhằm giúp toàn trường nắm được thông tin về sách báo.
- Giới thiệu qua buổi chào cờ đầu tuần:
Trong buổi chào cờ đầu tuần, tổ thư viện có trách nhiệm giới thiệu sách theo chủ điểm trong tuần, sách mới nhằm thu hút sự chú ý, tò mò, khơi dậy lòng mong muốn khám phá, giúp toàn trường kịp thời nắm nội dung để tìm đọc.
Mỗi tuần một quyển sách.
- Giới thiệu qua bảng thông tin của thư viện trường:
Giới thiệu sách, báo, tranh ảnh qua bảng thông tin của thư viện trường là việc làm thường xuyên, kịp thời của nhân viên thư viện. Từ đó tổ thư viện nắm bắt để giới thiệu, tuyên truyền rộng rãi đến các lớp, toàn trường. Ban thư viện các lớp đến để tìm hiểu mượn sách, báo, tranh ảnh về cho thư viện lớp mình hoạt động.
- Giới thiệu bằng trình chiếu qua Powerpoit:
Đây là việc làm thu hút được nhiều sự chú ý của bạn đọc. Mỗi học kì nhân viên thư viện và tổ thư viện phối hợp soạn bài trên Powerpoit. Nội dung trình chiếu chủ yếu là trích tranh ảnh từ truyện tranh và các đầu sách ít được chú ý đọc. Tác động bằng hình ảnh như thế sẽ có sức thu hút mạnh hơn, nhất là các đầu sách ít được đọc như các tác phẩm văn học, truyện ngắn.
- Giới thiệu qua bảng tin của trường:
Bảng tin của trường được đặt ở khu trung tâm nhất, thuận lợi nhất cho việc đi lại, chỉ cần thoáng qua học sinh đã thấy dược bản tin nhằm giúp các em nắm bắt được các thông tin như kết quả hoạt động của trường, thi đua của từng khối
lớp, v.v. Trên bảng luôn dành một phần để thông tin về thư viện. Nhân viên thư viện đánh máy các thông tin về sách báo cần giới thiệu (cỡ chữ lớn) và đính vào bảng tin để toàn trường có thể quan sát dễ dàng, từ đó tìm đọc tại thư viện lớp, thư viện trường và cũng là để ban thư viện lớp biết liên hệ tìm mượn cho lớp.
Giới thiệu sách trên bảng tin trường
6. Trang trí thư viện lớp, thu hút bạn đọc:
Trang trí thư viện lớp học không khó, đơn giản chỉ là một chậu cây tươi, một vài lọ hoa nhựa, hoa giấy, hoa dây, việc sắp xếp gọn gàng, thuận lợi. Trang trí thư viện lớp góp phần làm cho môi trường học tập thân thiện hơn. Môi trường giáo dục tốt sẽ là nơi học sinh phát triển nhân cách tốt. Trong
bầu không khí thân thiện, gần gũi như ở gia đình, điều đó góp phần giúp học sinh hứng thú trong học tập và đem lại hiệu quả cao trong giáo dục. Trang trí cho thư viện lớp học chính là giúp học sinh gắn bó với lớp, coi lớp học như ngôi nhà chung, ngôi nhà thứ hai của mình và các em sẽ thấy được mỗi ngày đến trường, đến lớp là một ngày vui, bản thân các em thêm yêu trường yêu lớp, gắn bó với ngôi nhà chung đó. Vì thế sẽ có tác dụng giúp các em tích cực hơn trong việc đọc sách. Điều đó sẽ mang lại hiệu quả cao cho công tác thư viện nói chung, thư viện lớp học nói riêng.
Ngoài các tranh ảnh, bản đồ theo qui định, trong năm học 2012-2013, mỗi lớp được bổ sung một sơ đồ về nhà ở trong địa phương. Sơ đồ là sự mô tả đơn giản về cộng đồng địa phương. Trong đó bao gồm hệ thống đường đi lối lại, các khu trung tâm như trường học, trạm y tế, ủy ban nhân dân,... Và quan trọng nhất là qua sơ đồ học sinh biết đươc vị trí nhà mình, các ngôi nhà của các bạn trong lớp, nơi mà các gia đình học sinh trong lớp đang sinh sống. Khi tham gia giao thông, liên lạc học sinh tự tin và dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm nhà bạn cũng như xác định được đâu là vị trí an toàn, đâu là nơi nguy hiểm để phòng tránh. Qua việc hằng ngày cùng nhau quan sát sơ đồ, sẽ giúp các em có sự gần gũi, đoàn kết gắn bó hơn. Đó cũng là tác dụng hỗ trợ cho việc đọc sách có hiệu quả hơn.
Sơ đồ các tuyến đường trong xã Vũ Hòa.
7. Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm:
Phát huy tốt vai trò của giáo viên chủ nhiệm. Đó là yếu tố quyết định sự thành công trong công tác tổ chức của từng lớp. Giáo viên chủ nhiệm là người giúp học sinh thành lập ban thư viện lớp học, thiết lập các loại hồ sơ tự theo dõi mượn, trả trong lớp và chỉ đạo lớp hoạt động. Chẳng hạn đối với lớp một, học sinh còn nhỏ, do đó giáo viên chủ nhiệm giúp học sinh theo dõi mượn, trả trong lớp, nhận và giao trả cho nhân viên thư viện, đồng thời hướng dẫn ban thư viện lớp làm quen với công việc này để khi lên các lớp trên các em có thể tự làm tốt hơn. Đối với các lớp hai, ba, bốn, năm giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn ban thư viện lớp học cách thức làm việc, theo dõi cách làm của các em để góp ý giúp các em làm tốt công việc quản lí của ban. Chẳng hạn như lập hồ sơ và hướng dẫn học sinh cách theo dõi mượn, trả trong lớp, nhận và giao trả cho nhân viên thư viện, cách trang trí, bài trí thư viện lớp học, theo dõi thi đua, v.v. Giáo viên chủ nhiệm như một người cố vấn cho các em về công tác tự quản trong đó có công tác thư viện, giúp các em biết phân bố thời gian đọc sách hợp lí nhất, biết trao đổi với nhau những thông tin hay về sách.
Giáo viên chủ nhiệm không đọc sách thay cho học sinh mà là hướng dẫn, gợi mở, đặt vấn đề, giao việc cho học sinh tìm hướng giải quyết các vấn đề từ sách, khe ngợi động viên kịp thời những học sinh biết cách đọc. Sinh thời, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng là nhà giáo và đã có câu nói có giá trị để đời “Người giáo viên giỏi là không chỉ dạy cho học sinh điều hay mà quan trọng hơn là phải biết hướng dẫn học sinh đọc những quyển sách tốt”.
Hằng tuần, tháng giáo viên có sự kiểm tra đánh giá chất lượng, số lượng đọc, giữ gìn sách. Qua đó giáo dục các em nâng cao ý thức đọc sách, yêu quý sách biết bảo vệ và giữ gìn sách nhằm sử dụng lâu dài. Các em cùng với lớp chịu trách nhiệm về sự mất mát, hư hỏng bất thường về sách đã mượn.
8. Nhiệm vụ ban thư viện lớp học:
Ban thư viện lớp học có nhiệm cùng lớp xây dựng nội quy của thư viện lớp mình và tự quản lí. Ban này tự phân công việc nhận sách, báo, tài liệu, tranh ảnh từ thư viện trường về lớp trưng bày, giới thiệu, theo dõi bạn đọc trong lớp chấm điểm thi đua. Sau mỗi đợt lại trả sách về thư viện trường hoặc luân chuyển sang lớp khác, phát huy vòng quay của sách theo kế hoạch của tổ thư viện trường. Cụ thể:
+ Hàng tuần, tháng mỗi lớp có sự sơ kết phong trào đọc sách, xếp thi đua cá nhân, tổ.
+ Tổ chức thi kể chuyện trong lớp sau mỗi chủ đề từng tháng, thi kể chuyện về Bác Hồ, kể chuyện em ưa thích,...thông qua đó lập đội tuyển của lớp tham gia thi cấp trường.
+ Theo dõi hướng dẫn các bạn trong lớp, sau khi dùng xong, trả sách về ngăn, giá, hoặc thùng theo đúng qui định, tránh để thất lạc, làm hỏng sách báo.
+ Khi mượn sách báo, ban thư viện lớp học yêu cầu các bạn tự ghi vào sổ theo dõi mượn, mỗi em ít nhất 1 trang, theo mẫu sau:
Họ và tên học sinh: ......................................................
STT
Tên sách, báo
Ngày mượn
Kí tên
Ngày trả
Kí tên
Sau khi mượn xong, học sinh cũng tự ghi vào sổ ngày trả, kí tên và để sách đúng vào vị trí trên ngăn, giá hoặc thùng theo quy định.
9. Tổ chức thi đua:
Thực hiện tốt công tác thi đua sẽ là “liều thuốc” kích thích sự thi đua tích cực giữa học sinh với học sinh và giữa các lớp. Vì thế toàn trường đã thống nhất đưa hoạt động thư viện lớp học vào tiêu chí thi đua hằng năm trong công tác thư viện của toàn trường.
Đầu mỗi năm học, nhân viên thư viện nhà trường và tổ thư viện phối hợp cùng tổng phụ trách Đội, chuyên môn trường phát động phong trào thi đua đọc sách và sẽ tổ chức thi theo từng chủ điểm. Ví dụ, 15/10 thì tổ chức thi “Vui đọc sách”, 19/5 thì tổ chức Hội thi “Kể chuyện Bác Hồ”,v.v. Từ đó các lớp tích cực đọc sách, tích lũy thêm vốn kiến thức hiểu biết của mình, chuẩn bị cho mỗi đợt thi đua kể chuyện theo sách hoặc hội thi vui đọc sách.
Trong mỗi đợt tổ chức thi, trường thành lập ban tổ chức để lên kế hoạch thực hiện như nội dung, đối tượng, thời gian tổ chức, kinh phí, lập ban giám khảo chấm thi. Học sinh và cán bộ viên chức toàn trường, đại diện cha mẹ học sinh cùng về dự đầy đủ. Sau mỗi đợt thi, ban giám khảo tuyên bố kết quả tại chỗ, khen thưởng, phát quà động viên các lớp kịp thời.
Toàn trường và cha mẹ học sinh có mặt trong Hội thi Vui đọc sách.
10. Phát huy năng lực nhân viên thư viện và tổ thư viện:
+ Tìm hiểu sở thích của học sinh để điều chỉnh, bổ sung:
Trong quá trình thực hiện, đến cuối tuần, cuối học kì I từng năm học, thông qua số liệu thống kê, sổ theo dõi từ các lớp, nhân viên thư viện phối hợp giáo viên chủ nhiệm, ban thư viện lớp, tổ thư viện để nắm bắt sở thích của học sinh, các em đến với thư viện lớp với số lượng nhiều hay ít, với mục đích gì là chủ yếu, đặc điểm tâm lí học sinh theo từng lứa tuổi, từng khối lớp. Qua đó biết được học sinh thường đọc những loại sách nào nhiều, những sách nào các em cho là hay mà thường thích đọc. Từ đó giới thiệu nhân rộng sách hay để nhiều lớp biết tìm đọc đồng thời nhà trường căn cứ vào đó để xem xét và có kế hoạch bổ sung hợp lí theo điều kiện của đơn vị, phù hợp với nhu cầu, lứa tuổi, tâm sinh lý của học sinh.
+ Cho mượn, thu hồi, tổ chức các đợt thi đua dưới nhiều hình thức như kể chuyện, viết tóm tắt lại nội dung chuyện (đối với lớp 4,5); phối hợp với chuyên môn trường, tổng phụ trách đội tổ chức các đợt thi đua như “ Vui đọc sách” dịp 15/10, 26/3,...tổ chức kể chuyện theo sách, kể chuyện Bác Hồ, theo dõi đề nghị trường khen thưởng.
+ Kiểm tra, theo dõi số liệu đọc sách từng lớp. Thông
File đính kèm:
- mới GPHI 2012-2013.doc