Lối trang phục và đeo trang sức của người Việt cổ
khác với các nước xung quanh. Ví dụ người Điền ở
nước Đại Lý (Vân Nam – Trung Quốc) thì lại chú ý
trang sức cho ngựa, có những viên đá quý cũng gắn
lên yên ngựa. Người Thái cũng có vòng ống bằng
đồng nhưng đơn giản và được gắn nhạc hình cầu
khác với hình chóp dài của người Việt. Người Ấn Độ
thì lại trang phục quấn vải, gắn đá quý trên vòng tay,
vòng cổ, thậm chí cả trên trán. Các hoa văn và hình
dạng trang trí của các nước khác kiểu của Đông
5 trang |
Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 05/11/2022 | Lượt xem: 194 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Trang phục thời Hùng Vương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRANG PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG
8. TRANG PHỤC PHỤ NỮ QUÝ TỘC
(phần tiếp)
Lối trang phục và đeo trang sức của người Việt cổ
khác với các nước xung quanh. Ví dụ người Điền ở
nước Đại Lý (Vân Nam – Trung Quốc) thì lại chú ý
trang sức cho ngựa, có những viên đá quý cũng gắn
lên yên ngựa. Người Thái cũng có vòng ống bằng
đồng nhưng đơn giản và được gắn nhạc hình cầu
khác với hình chóp dài của người Việt. Người Ấn Độ
thì lại trang phục quấn vải, gắn đá quý trên vòng tay,
vòng cổ, thậm chí cả trên trán. Các hoa văn và hình
dạng trang trí của các nước khác kiểu của Đông Sơn.
Các chuôi kiếm, cán dao găm có tượng đàn ông thì
trang phục đơn giản hơn. Các nhân vật này cũng đeo
khuyên tai, vòng tay, đóng khố ngắn không có eo, đó
là trang phục của tầng lớp bình dân.
Nội dung ẩn:
Tượng phụ nữ quý tộc Đông Sơn tại bảo tàng Nghệ
thuật Lịch sử Hoàng gia Bỉ ở Bruxelles được tạc làm
chuôi một đoản kiếm, dài 28,3cm. Tượng phụ nữ này
trang phục đẹp: đầu đội mũ kiểu miện (mũ ống) có
vành đai đồng to rõ nét, đeo hoa tai, áo chẽn ngắn,
hai vai có trang trí. Tượng mặc áo xẻ giữa, có diềm
trang trí hoa văn tròn, thắt lưng eo rất nhỏ, trang trí
hoa văn kỉ hà. Phần dưới thắt lưng váy tỏa rộng, có
nhiều lớp và che kín chân, có đệm xiêm phủ cả phía
trước và phía sau rất dài, tới gần mắt cá chân. Đệm
xiêm có trang trí hình kỉ hà và tết tua dài thả xuống.
Tượng có tư thế hai tay trần vòng đặt vào hai bên
hông. Tượng có trang phục và cách diễn khối điêu
khắc đẹp được tìm thấy ở Đông Sơn do ông Clément
Huet sưu tập được. Clément Huet là nhà sưu tập đồ
cổ Đông Sơn, đã hợp tác và sưu tập cổ vật cho bảo
tàng Louis Finot (Bảo tàng Lịch sử ngày nay ở Hà
Nội) và Bảo tàng Khải Định – Huế (nay là Bảo tàng
Mỹ thuật cung đình Huế). Ông Huet đã cùng với
Emile Pajot tiến hành khai quật di chỉ Đông Sơn đầu
tiên năm 1924 tại Thanh Hóa. Trong 26 năm ở Việt
Nam, ông đã sưu tập được một số lượng vật cổ Việt
Nam đồ sộ cho riêng mình, gồm 7297 hiện vật nêu rõ
toàn bộ văn hóa Việt Nam từ thời Hùng vương đến
các triều đại Lý, Trần, Lê, Chăm Pa. Năm 1951 ông
mất, 1/3 số cổ vật của ông sưu tầm được đã được bảo
tàng Bỉ mua. Số còn lại người cháu ông đã bán cho
một số bảo tàng châu Âu, bảo tàng Mỹ. Văn hóa
Đông Sơn là một điểm sáng trong nên văn minh lúa
nước của người Việt nên các bảo tàng thế giới rất chú
ý đến sưu tập văn hóa Đông Sơn Việt Nam.
Nội dung ẩn:
File đính kèm:
- de_tai_trang_phuc_thoi_hung_vuong.pdf