In và phát hành huyết mạch sống còn của mỗi quốc gia .Đối với cách mạng Việt Nam từ
sau cách mạng tháng tám năm 1945 , trong việc xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân
dân còn non trẻ thì vấn đề tiền tệ , tài chình càng trở nên gay gắt.
Trước cách mạng , cả Đông Dương chỉ có nhà in Viễn Đông (IDEO) của Pháp là có điều
kiện in tiền bằng giấy ốp xết (offset) chủ yếu là tiền hào giấy nhưng lúc đó quân Tầu
Tưởng đang canh gác nhà in này nên chính phủ không lấy được. Đã không chiếm được
nhà băng (quân Nhật còn đang canh gác)lại không sử dụng được cơ sở in giấy bạc tốt
nhất thì thật là gay cấn. Trong khi đó việc in và phát hành giấy bạc được chủ tịch Hồ Chí
Minh giao cho ông Phạm Văn Đồng lúc đó là bộ trưởng bộ tài chính lo liệu .Ông Đồng
giao nhiệm vụ cho ba người tổ chức thực hiện : ông Phạm Quang Chúc lo trách nhiệm
chung , ông Trịnh Văn Phú lolo vật tư, giấy in, mực in, ông Nguyễn Khăc Cư lo chuẩn bị
các điều kiện để in giấy bạc.Ông Chúc đã mời được họa sĩ Mai Văn Hiến và Nguyễn Đỗ
Cung đến để thảo luận việc trình bày giấy bạc cho chính phủ.Hai họa sĩ được phan công
với đề tài là hình ảnh công nhân đã đến bộ phận cơ khí của ga Hàng Cỏ để vẽ kí họa ghi
chép bằng bút chì .Hình ảnh một công nhân lực lưỡng đang quai búa rèn sắt trên đe được
họa sĩ Hiến phác họa tỉ mỉ để vẽ to ra trên giấy . Lúc đó có một số thợ vẽ của Xưởng in
bản đồ sang giúp để vẽ trang trí xung quanh, vì các anh đã quen vẽ họa tiết bé bằng hạt
vừng một dãy thẳng 100 cái đều nhau.
6 trang |
Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 05/11/2022 | Lượt xem: 181 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tờ giấy bạc đầu tiên của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tờ giấy bạc đầu tiên của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Tờ giấy bạc đầu tiên của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
In và phát hành huyết mạch sống còn của mỗi quốc gia .Đối với cách mạng Việt Nam từ
sau cách mạng tháng tám năm 1945 , trong việc xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân
dân còn non trẻ thì vấn đề tiền tệ , tài chình càng trở nên gay gắt.
Trước cách mạng , cả Đông Dương chỉ có nhà in Viễn Đông (IDEO) của Pháp là có điều
kiện in tiền bằng giấy ốp xết (offset) chủ yếu là tiền hào giấy nhưng lúc đó quân Tầu
Tưởng đang canh gác nhà in này nên chính phủ không lấy được. Đã không chiếm được
nhà băng (quân Nhật còn đang canh gác)lại không sử dụng được cơ sở in giấy bạc tốt
nhất thì thật là gay cấn. Trong khi đó việc in và phát hành giấy bạc được chủ tịch Hồ Chí
Minh giao cho ông Phạm Văn Đồng lúc đó là bộ trưởng bộ tài chính lo liệu .Ông Đồng
giao nhiệm vụ cho ba người tổ chức thực hiện : ông Phạm Quang Chúc lo trách nhiệm
chung , ông Trịnh Văn Phú lolo vật tư, giấy in, mực in, ông Nguyễn Khăc Cư lo chuẩn bị
các điều kiện để in giấy bạc.Ông Chúc đã mời được họa sĩ Mai Văn Hiến và Nguyễn Đỗ
Cung đến để thảo luận việc trình bày giấy bạc cho chính phủ.Hai họa sĩ được phan công
với đề tài là hình ảnh công nhân đã đến bộ phận cơ khí của ga Hàng Cỏ để vẽ kí họa ghi
chép bằng bút chì .Hình ảnh một công nhân lực lưỡng đang quai búa rèn sắt trên đe được
họa sĩ Hiến phác họa tỉ mỉ để vẽ to ra trên giấy . Lúc đó có một số thợ vẽ của Xưởng in
bản đồ sang giúp để vẽ trang trí xung quanh, vì các anh đã quen vẽ họa tiết bé bằng hạt
vừng một dãy thẳng 100 cái đều nhau.
Hà Nội chỉ có hai nhà in lớn đều là của Pháp ( IDEO và Taupin )nên phải tìm nhà in của
người Việt và Tàu để in. Ông Cư vốn là công nhân lâu măn của nhà in Taupin cho nên
quen biết nhiều anh em công nhân in thạch bản (in li-tô bằng mấy trên đá ). Lúc đầu điều
định mượn được một máy in li-tô của nhà in Quốc Hoa (phố Hàng Bông) và đưa xuồng
nhà anh Khoiowr ấp Thái Hà rồi lại tìm thêm số anh m công nhân ở nhà in Nguyễn Ninh
(gần dốc phố Hàng Than) .Lúc đó vào khoảng tháng 11 năm 1945, mẫu giấy bạc 5 đồng
và 10 đồng đã được họa sĩ Nguyễ Đỗ Cung vẽ xong . Sau khi bản vẽ của họa sĩ Mai Văn
Hiến được chấp thuận an hem ở bộ phận ảnh kẽm đã sản xuất một loạt bản mẫu để can
lên đá li-tô mà in thạch bản .
Thế là tờ giấy bạc đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được chế bản và in ra
trên máy in thạch bản tại nhà anh Khôi ở ấp Thái Hà ,Hà Nội. Sau đó tiếp tục in thêm ở
nhà in Nguyễn Ninh và nhà in Ngô Tử Hạ vì hai nhà in này có máy in thach bản . Ngoài
ra cũng phải thêm bằng bản kẽm trên máy in ty-pô nhằm tăng nhanh số lượng giấy bạc .
Công việc phát triển đều nên bộ phận in được tăng cường thêm các họa sĩ Nguyễn
Huyến, Lê Phả , Bùi Trang Chước, Nguyễn Văn Khanh v.v
Đền tháng 3 -1946, vì tình hình quân đội Pháp quay trở lại thủ đô chuẩn bị gây lại chiến
tranh, nên bộ tài chính đã ra lệnh cho nhà in sơ tàn ngay bộ phận in giấy lên xã Cổ Nghĩa
, vùng Chi Nê , huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. Đến khi cuộc kháng chiến bùng nổ thì
được chuyển lên vùng Bản Thi (Tuyên Quang) .
Lúc ban đầu in thạch bản tại Hà nội chưa có sản xuất loại giấy có bóng mờ , sau nhờ về
bản Thi được phân xưởng làm giấy nội hóa bằng bột giang, bột nứa của nhà máy in
Hoàng Văn Thụ (nhà máy Đáp Cầu cũ) ở vùng núi đá Chợ Chu (Thái Nguyên) cung cấp
nên giấy bạc 5 đồng có bòng mờ là chữ VNDCCH trong hình bầu dục và những tờ giấy
bạc kế tiếp 1đ ,20đ ,50đ được in trên giấy có bóng mờ.
Như có trình bày , vì in ấn trong tình trạng chiến tranh thiếu giấy, mực , vật tư, rồi phải in
ở nhiều nhà in khác nhau , lại còn sơ tán nên tờ giấy bạc 5 đồng đầu tiên còn nhiều lại
khác nhau về màu sắc, về nét vẽ, khuôn khổ v.v được các nhà sưu tập tiền giấy tìm
kiếm .
(theo tài liệu của tập hồi ký về công tác ngân hàng , tập thể tác giả , do viện nghiên cứu
kinh tế tiền tệ tín dụng và ngân hàng thuộc ngân hàng nhà nước Việt Nam in bằng ronéo
lưu hành nội bộ năm 1982 và cuốn lịch sử ngành in Việt nam do cục xuất bản *tập 2* Bộ
văn hóa thông tin Hà Nội , xuất bản năm 1992)
đây là những hình ảnh theo nguồn của anh "lightpearl"
Thời kì 1966
File đính kèm:
- de_tai_to_giay_bac_dau_tien_cua_viet_nam_dan_chu_cong_hoa.pdf