Việc soạn giảng môn hình học theo phương pháp mới không dễ dàng đối với giáo viên dạy Toán, đòi hỏi giáo viên phải thể hiện tính tích cực trong học tập của học sinh và tiết học sinh động, thoải mái, không gò bó bởi câu chữ của các tính chất hình học. Giáo viên càng cảm thấy khó khăn hơn khi soạn giảng tiết ôn tập chương hình học. Thông thường giáo viên dạy tiết ôn tập chương bằng cách hệ thống kiến thức trong chương và làm bài tập ôn tập, nhưng cách tổ chức ôn tập như thế nào để có hiệu quả và sinh động thì hầu hết giáo viên chưa thực hiện được. Tôi chọn đề tài “Tổ chức tiết ôn tập chương hình học” nhằm góp phần giải quyết vấn đề trên.
12 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 902 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tổ chức tiết ôn tập chương hình học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
- Mục lục
1
A – Phần mở đầu: 1 - Lý do chọn đề tài.
2 - Nhiệm vụ nghiên cứu
2
B – Phần nội dung:1 - Lịch sử nghiên cứu
2 - Cơ sở lý luận
3
3 - Thực trạng của vấn đề
4 - Nội dung nghiên cứu
Chương I: ĐOẠN THẲNG
Chương II : GÓC
4
4
4
8
5 - Kết quả
10
C – Kết luận
11
D – Tài liệu tham khảo
12
A – PHẦN MỞ ĐẦU
&&&
1 – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Việc soạn giảng môn hình học theo phương pháp mới không dễ dàng đối với giáo viên dạy Toán, đòi hỏi giáo viên phải thể hiện tính tích cực trong học tập của học sinh và tiết học sinh động, thoải mái, không gò bó bởi câu chữ của các tính chất hình học. Giáo viên càng cảm thấy khó khăn hơn khi soạn giảng tiết ôn tập chương hình học. Thông thường giáo viên dạy tiết ôn tập chương bằng cách hệ thống kiến thức trong chương và làm bài tập ôn tập, nhưng cách tổ chức ôn tập như thế nào để có hiệu quả và sinh động thì hầu hết giáo viên chưa thực hiện được. Tôi chọn đề tài “Tổ chức tiết ôn tập chương hình học” nhằm góp phần giải quyết vấn đề trên.
2 – NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
a. Nhiệm vụ:
Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, giáo viên cần phải tích cực tìm tòi nghiên cứu để tìm ra biện pháp phù hợp và hiệu quả. Từ đó xây dựng một phương pháp giảng dạy tiết ôn tập chương tác động tích cực đến học sinh.
b. Giới hạn đề tài:
Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ giới thiệu cách tổ chức tiết ôn tập chương hình học lớp 6.
c. Các phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
Tổng hợp các tài liệu tham khảo thu thập được, kết hợp kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm qua trong vấn đề ôn tập cho học sinh. Vận dụng thường xuyên vào thực tiễn giảng dạy, nắm bắt thái độ học tập của học sinh.
B – PHẦN NỘI DUNG
&&&
1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
Đối với trường trung học cơ sở Tân Bình Thạnh – Chợ Gạo, vấn đề này chưa được nghiên cứu mặc dù giáo viên giảng dạy cùng bộ môn có nhiều vấn đề trăn trở, bức xúc khi tổ chức tiết ôn tập hình học. Hy vọng rằng đề tài “Tổ chức tiết ôn tập chương hình học 6” sẽ hỗ trợ tích cực phần nào trong quá trình giảng dạy và học tập môn Toán của giáo viên và học sinh.
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Thông qua tiết ôn tập, giáo viên giúp học sinh hệ thống lại các kiến thức cơ bản trong chương. Giúp học sinh tái hiện lại kiến thức một cách có hệ thống. Đồng thời giáo viên giúp học sinh thấy được mối liên hệ giữa các kiến thức với nhau, thấy được một mạch kiến thức chặt chẽ không thể thiếu sót hay bị hỏng ở bất kì khâu nào. Qua tiết ôn tập, giúp học sinh hệ thống một số phương pháp giải toán của một số bài toán điển hình trong chương.
Ở lứa tuổi học sinh lớp 6 cần tổ chức tiết ôn tập thật nhẹ nhàng và sinh động gây hứng thú học tập cho học sinh. Không nên sử dụng phương pháp thầy hỏi, trò đáp một cách nhàm chán, có thể dẫn đến học sinh thụ động trong học tập. Giáo viên cần xây dựng tiết ôn tập như một sân chơi trí tuệ dựa trên kiến thức trong chương, bao gồm các hình thức trò chơi đang thu hút các em được trình chiếu trên truyền hình (giáo viên nên chọn các hình thức trò chơi phù hợp với lứa tuổi học sinh ).
Qua tiết ôn tập, học sinh hình thành được thói quen tổng kết vấn đề đã học một cách khoa học và đầy đủ nhất. Cũng qua đó, giúp học sinh phát hiện thêm những kiến thức mới mà giáo viên khéo léo lồng ghép vào.
Bằng phương pháp phát hiện và nêu vấn đề, kết hợp các trò chơi năng động, giáo viên cho học sinh làm chủ thật sự tiết ôn tập. Giáo viên chỉ là trọng tài , còn học sinh là người giải quyết vấn đề. Các hoạt động chủ yếu là của các quan hệ Trò – Trò.
Thông qua tiết ôn tập hình học, giáo viên còn giúp học sinh củng cố các kĩ năng như kĩ năng suy luận, kĩ năng vẽ hình, kĩ năng tính toán, kĩ năng ước lượng,
3. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
Nói đến tiết ôn tập chương, hầu hết giáo viên than phiền rằng không biết giảng dạy như thế nào cho sinh động, hiệu quả. Chính vì sự lúng túng về phương pháp của giáo viên dẫn đến tình trạng học sinh có cảm giác chán ngán tiết ôn tập.
Trong tiết ôn tập phần lý thuyết chương, giáo viên chỉ đơn thuần yêu cầu học sinh phát biểu lại các khái niệm, tính chất đã học bằng phương pháp hỏi đáp. Bài tập giáo viên chỉ cố gắng giải hết các bài tập ôn tập chương trong sách giáo khoa chứ chưa hệ thống được các dạng toán đã học một cách cô đọng nhất. Từ đó, học sinh không thấy rõ được kiến thức trọng tâm của chương.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
4.1 – Đặc điểm hình học 6:
Là phần chuyển tiếp từ giai đoạn hình học bằng quan sát, thực nghiệm (ở bậc tiểu học) sang giai đoạn tiếp thu kiến thức bằng suy diễn(ở cấp trung học cơ sở). Do đó dạy hình học 6 chỉ yêu cầu học sinh nhận thức các hình và các mối quan hệ giữa các hình bằng mô tả trực quan với sự hỗ trợ của trực giác, của tưởng tượng là chủ yếu. Từ mô tả trực quan, học sinh phải đi đến khái niệm trừu tượng về hình hình học, từ quan hệ trực quan do quan sát, thực nghiệm, đo đoạn thẳng, đo góc, học sinh phải hiểu được các quan hệ trừu tượng trong hình học.
4.2 – chương I : ĐOẠN THẲNG.
A. Mục tiêu:
- Hệ thống hoá các kiến thức về điểm, đường thẳng , tia, đoạn thẳng.
- Sử dụng thành thạo thước thẳng, thước có chia khoảng, compa để đo, vẽ đoạn thẳng.
- Bước đầu tập suy luận đơn giản.
B – Nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động tiết dạy:
NỘI DUNG
HÌNH THỨC TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG 1: Đọc hình
Mỗi hình trong bảng sau đây cho biết kiến thức gì? Nêu khái niệm của hình đó.
a
B A
A B C
C
A B
a
O
b
m
n
x
O
y
MAY MẮN
A B y
MAY MẮN
A B
11
A M B
12
A M B
Hình 1: Điểm thuộc và không thuộc đường thẳng .
Hình 2: Ba điểm thẳng hàng.
Hình 3: đường thẳng đi qua 2 điểm.
Hình 4: Hai đường thẳng cắt nhau.
Hình 5: Hai đường thẳng song song.
Hình 6: Hai tia đối nhau.
Hình 8: Hai tia trùng nhau.
Hình 10: Đoạn thẳng.
Hình 11: Điểm nằm giữa 2 điểm khác.
Hình 12: Trung điểm của đoạn thẳng.
HOẠT ĐỘNG 2: Điền vào chỗ trống:
Trong 3 điểm thẳng hàng.. điểm nằm giữa 2 điểm còn lại.
Có một và chỉ một đường thẳng đi qua
Mỗi điểm nằm trên đường thẳng là của 2 tia đối nhau.
Nếu .thì AM + MB = AB.
Giải
có một và chỉ một
hai điểm phân biệt
gốc chung
M nằm giữa 2 điểm A và B.
HOẠT ĐỘNG 3: Đúng ? Sai ?
Đoạn thẳng AB là hình gồm các điểm nằm giữa 2 điểm A và B.
Nếu M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì M cách đều hai điểm A và B.
Trung điểm của đoạn thẳng AB là điểm cách đều hai điểm A và B.
Hai đường thẳng phân biệt thì hoặc cắt nhau hoặc song song.
Giải
Sai. Thiếu 2 điểm A và B.
Đúng.
Sai. Thiếu yếu tố nằm giữa.
Đúng.
HOẠT ĐỘNG 4: Vẽ hình
Vẽ đường thẳng AB.
Vẽ tia AB.
Vẽ tia BA.
Vẽ đoạn thẳng AB.
Vẽ 2 tia Ox và Oy đối nhau.
Vẽ 2 đường thẳng a và b cắt nhau tại O. Vẽ 2 điểm M và N trên đường thẳng a sao cho O là trung điểm của đoạn thẳng MN. Vẽ 2 điểm P và Q trên đường thẳng b sao cho O là trung điểm của đoạn thẳng PQ. Hãy nhận xét quan hệ giữa đường thẳng MP và NQ.
Giải
6.
MP song song với NQ.
HOẠT ĐỘNG 5: Bài toán:
Trên tia Ox, lấy 2 điểm M và N sao cho OM = 3cm, ON = 6cm.
a. Trong 3 điểm O, M, N điểm nào nằm giữa 2 điểm còn lại?
b. Tính MN.
c. Điểm M có phải là trung điểm của đoạn thẳng ON không? Vì sao?
Giải
a. Vì OM < ON nên M nằm giữa O và N
b. Vì M nằm giữa O và N nên:
OM + MN = ON
MN = ON – OM
= 6cm – 3cm
= 3cm.
Vậy MN = 3cm.
c. Vì điểm M nằm giữa hai điểm O, N và MO = MN = 3cm nên M là trung điểm của đoạn thẳng ON.
Đọc hình: (ô số may mắn)
Giáo viên viết trên bảng phụ 10 ô, tương ứng 10 hình bên và thêm 2 ô khác có ghi “may mắn”. Hai ô này được xen vào 10 ô trên. Giáo viên dùng 12 miếng bìa cứng kích thước vừa với mỗi ô và dán phủ 12 ô hình. Trên mỗi bìa cứng bên ngoài có ghi số thứ tự từ 1 đến 12. ( Lưu ý: dùng keo 2 mặt để dán giúp ta có thể gỡ ra dễ dàng). Như vậy, giáo viên đã có 1 đồ dùng để thực hiện trò chơi “ô số may mắn”.
Cách tiến hành:
Chia mỗi bàn thành một nhóm. Một đại diện của nhóm chọn bất kỳ ô nào mà nhóm đề nghị. Giáo viên gỡ ô số mà nhóm đó chọn.
Nếu ô có hình thì nhóm phải hoàn thành câu trả lời không quá 1 phút.
Nếu ô có ghi “may mắn” thì nhóm không phải trả lời mà được nhận một món quà do giáo viên tặng(đã chuẩn bị sẳn ).
Sau khi học sinh phát hiện và nêu khái niệm mỗi hình, giáo viên ghi lên bảng các tên khái niệm.
Điền vào chỗ trống:
Giáo viên ghi sẳn câu hỏi trên bảng phụ. Phần điền vào chỗ trống giáo viên cũng ghi sẳn và được che kín bằng giấy cứng.
Mỗi câu giáo viên gọi ít nhất 2 học sinh đọc hết câu có phần điền vào chỗ trống. Giáo viên gỡ phần giấy cứng ra sau khi học sinh đã điền đúng.
Đúng ? Sai?
Giáo viên ghi nội dung bảng phụ và ghi kết quả Đ (đúng) hoặc S (sai) tương ứng mỗi câu. Kết quả này được che kín.
Chia lớp thành nhiều nhóm mỗi nhóm 2 học sinh ( đã chia sẵn đầu năm học). Mỗi nhóm có sẵn chữ Đ và chữ S làm bằng giấy bìa cứng.
Giáo viên gọi nhóm chẳn (nhóm 2, 4, 6,) hoặc nhóm lẻ (nhóm 1, 3, 5,) cho biết kết quả của từng câu bằng cách đưa lên cao chữ Đ nếu chọn là đúng, đưa chữ S nếu chọn là sai. Giáo viên tổng hợp số câu đúng và số câu sai của học sinh rồi công khai kết quả (gỡ miếng bìa cứng ra cho học sinh nhìn thấy đáp án). Nếu là câu sai giáo viên yêu cầu thêm học sinh hãy sửa lại thành câu đúng(Giáo viên chọn bất kì nhóm nào có câu trả lời đúng). Cứ tiếp tục như thế cho đến hết câu 4.
Trò chơi tiếp sức:
Giáo viên viết 6 câu hỏi trên 6 phiếu, chuẩn bị 2 bộ thước thẳng.
Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm là 1 dãy. Mỗi nhóm chọn ra 6 học sinh( số học sinh bằng số câu hỏi).
Cách tiến hành:
Hai nhóm thi nhau vẽ hình. Hai học sinh của 2 nhóm lên bảng nhận phiếu câu hỏi 1 và tiến hành vẽ hình (nếu cần thiết học sinh có thể đem phiếu về nhóm trao đổi trước khi lên bảng vẽ hình). Học sinh nào vẽ xong thì quay về thật nhanh và học sinh thứ hai của nhóm tiếp tục lên nhận phiếu câu hỏi thứ hai do giáo viên trao.Chú ý rằng giáo viên chỉ trao câu hỏi cho học sinh khi nhóm đã làm đúng. Cứ tiếp tục như thế cho đến hết các câu hỏi. Nhóm nào hoàn thành sớm nhất và đúng nhất sẽ thắng.
Lưu ý: nếu một trong 6 học sinh vẽ hình sai thì các học sinh khác trong nhóm có thể bổ sung. Mỗi em được quyền bổ sung không quá 1 lần.
Giáo viên là trọng tài của 2 nhóm, chú ý kỹ năng sử dụng dụng cụ vẽ hình của học sinh để sau đó có nhận xét đánh giá và sửa sai.
Làm toán:
Ở hoạt động này, giáo viên giúp học sinh hệ thống lại phương pháp giải toán:
- Vẽ đoạn thẳng trên tia.
- Xác định điểm nằm giữa 2 điểm khác.
- Tính độ dài 2 đoạn thẳng.
- Nhận biết trung điểm của đoạn thẳng.
Giáo viên cho học sinh làm việc cá nhân dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Với hình thức, phương pháp tổ chức ôn tập như trên, giáo viên có thể áp dụng cho tiết ôn tập chương II : Góc.
4. 3 Nội dung ôn tập chương II : GÓC
A – Mục tiêu:
- Hệ thống hoá các kiến thức về góc.
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ để đo, vẽ, góc, đường tròn , tam giác .
- Bước đầu tập suy luận đơn giản.
B – Nội dung:
HOẠT ĐỘNG 1: Đọc hình:
Mỗi hình trong bảng sau đây cho biết kiến thức gì? Nêu khái niệm kiến thức đó.
1
M a
2 y
M
O x
3
MAY MẮN
4 y
O x
5
y
O x
6
x O y
7
u
t A v
8 y
z
O x
9
MAY MẮN
10
c b
/
O a
11 A
B C
12
R
O
HOẠT ĐỘNG 2: Điền vào chỗ trống:
Bất kỳ đường thẳng nào trên mặt phẳng cũng là . của 2 nửa mặt phẳng..
Số đo góc bẹt là.
Nếu. thì
Tia phân giác của một góc là tia .
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm câu đúng? Sai?
Góc tù là góc lớn hơn góc vuông.
Nếu Oz là tia phân giác của góc xOy thì
Tia phân giác của góc xOy là tia tạo với 2 cạnh Ox , Oy hai góc bằng nhau.
Hai góc kề nhau là 2 góc có một cạnh chung.
Tam giác ABC là hình gồm 3 đoạn thẳng AB, BC, CA.
HOẠT ĐỘNG 4: Vẽ hình:
Hai góc phụ nhau và
Hai góc kề bù và
Góc 600
Góc vuông .
Tia phân giác At của góc xAy.
HOẠT ĐỘNG 5: Bài toán:
Trên một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox, vẽ 2 tia Oy và Oz sao cho góc xOy bằng 300, góc xOz bằng 600.
Trong 3 tia Ox, Oy, Oz tia nào nằm giữa 2 tia còn lại?
Tính số đo góc yOz.
Tia Oy có phải là tia phân giác của góc xOz không? Vì sao?
Vẽ tia Oy’ là tia đối của tia Oy. Tính số đo góc zOy’.
5. KẾT QUẢ
Bằng phương pháp tổ chức tiết ôn tập như trên, học sinh thật sự hứng thú với 1 tiết ôn tập chương hình học không nặng nề, thụ động như trước đây chưa áp dụng đề tài này. Nhờ vậy, chất lượng kiểm tra chương hình học được nâng lên rõ rệt.
CHƯƠNG I: ĐOẠN THẲNG
CHƯƠNG II: GÓC
Chưa áp dụng đề tài
60,3 %
66,7%
Sau khi áp dụng đề tài
84, 2%
87,9%
Áp dụng phương pháp trên không chỉ cho hình học 6, ta cũng có thể áp dụng cho hình học 7. Và năm học 2003 – 2004, tổ chuyên môn đã xây dựng tiết ôn tập theo phương pháp trên cho tiết hội giảng cụm của huyện Chợ Gạo, được các đồng nghiệp đánh giá cao và đồng ý với phương pháp đó.
C. PHẦN KẾT LUẬN
&&&
Tổ chức tiết ôn tập hình học 6 đạt hiệu quả góp phần cho học sinh nhận thức một cách tích cực và hứng thú với môn học. Học sinh được hệ thống các kiến thức chương một cách nhẹ nhàng như một sân chơi trí tuệ, không bị lệ thuộc nặng nề bởi những câu hỏi phát vấn hay những bài tập khô khan. Đồng thời giáo viên cũng cảm thấy thoải mái hơn hoà cùng không khí sinh động của lớp học. Tuy nhiên, giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo cho mình và cho cả học sinh thì tiết ôn tập có hiệu quả càng cao. Một tiết dạy đem lại sự hứng thú, ham thích cho học sinh sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường THCS.
Vì đối tượng nghiên cứu trong đề tài này chưa phải là học sinh khá, giỏi nhiều, đa số là học sinh trung bình, yếu, đòi hỏi phương pháp, nội dung kiến thức có phần đơn giản, chưa yêu cầu cao. Hy vọng rằng, đề tài này giúp các đồng nghiệp trong việc giảng dạy được thuận lợi hơn, là cơ sở giúp giáo viên xây dựng tiết dạy phù hợp với trình độ học sinh của mình.
Chính vì lí do trên, đề tài này còn nhiều thiếu sót, mong các đồng nghiệp góp ý xây dựng, để đề tài được hoàn hảo hơn.
----------oOo----------
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
&&&
SGK Toán 6 tập 1, 2 NXBGD – năm 2002
SGV Toán 6 tập 1, 2 NXBGD – năm 2002
Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS.(Nhóm tác giả: PGS.TS Phạm Gia Đức, TS Tôn Thân, Vũ Hữu Bình, Hoàng Ngọc Hưng, Nguyễn Hữu Thảo) – Bộ Giáo Dục và Đào Tạo năm 2002.
Tân Bình Thạnh, ngày 12 tháng 01 năm 2006.
Người viết
Phan Ngọc Thơ
File đính kèm:
- SKKN TOAN TO CHUC TIET ON TAP HH 6.doc