Đề tài Tiểu sử về Cao Bá Quát

Cao Bá Quát (1809-1855) sinh tại Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội, tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, biệt hiệu là Mẫn Hiên.

Năm 1832 ông thi hương đỗ Á Nguyên, nhưng thi hội mãi vẫn không đỗ. Nhưng ông không đỗ không phải vì ông kém tài mà là vì bị quan trường đánh hỏng.

Năm 1841 ông được bổ giữ chức Hành tẩu bộ lễ

Tháng 8 năm 1841 ông được cử làm sơ khảo trường thi Thừa Thiên, thấy một số bài thi hay nhưng phạm húy, ông cùng bạn chữa giúp. Việc bị phát giác, tội ông đáng chém nhưng sau được xét lại, chỉ cách chức và tù 3 năm.

Năm 1847 ông được mời làm ở Viện hàn lâm, sưu tầm văn thơ.

Mất giữa trận tiền Quốc Oai trong cuộc khởi nghĩa chống triều đình thời Tự Đức. Tự Đức tru di ba họ Cao Bá Quát, thu hồi tiêu hủy văn chương ông. Nhưng ông được lòng dân bảo vệ: một rừng truyền thuyết ca ngợi tài thơ, lòng dũng cảm, trí thông minh và tinh thần thương dân yêu nước của ông

ppt5 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 05/11/2022 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tiểu sử về Cao Bá Quát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cao Bá Quát Hình minh hoạ Cao Bá Quát ( 1809 - 1855 ) sinh tại Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội, tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, biệt hiệu là Mẫn Hiên. Năm 1832 ông thi hương đỗ Á Nguyên, nhưng thi hội mãi vẫn không đỗ. Nhưng ông không đỗ không phải vì ông kém tài mà là vì bị quan trường đánh hỏng. Năm 1841 ông được bổ giữ chức Hành tẩu bộ lễ Tháng 8 năm 1841 ông được cử làm sơ khảo trường thi Thừa Thiên , thấy một số bài thi hay nhưng phạm húy, ông cùng bạn chữa giúp. Việc bị phát giác, tội ông đáng chém nhưng sau được xét lại, chỉ cách chức và tù 3 năm. Năm 1847 ông được mời làm ở Viện hàn lâm , sưu tầm văn thơ. Mất giữa trận tiền Quốc Oai trong cuộc khởi nghĩa chống triều đình thời Tự Đức... Tự Đức tru di ba họ Cao Bá Quát, thu hồi tiêu hủy văn chương ông. Nhưng ông được lòng dân bảo vệ: một rừng truyền thuyết ca ngợi tài thơ, lòng dũng cảm, trí thông minh và tinh thần thương dân yêu nước của ông Tiểu sử Sau khi họ Cao bị tru di tam tộc , các tác phẩm của Cao Bá Quát bị cấm lưu hành và bị thu hồi đốt. Tuy vậy đến nay vẫn còn các tập: Cao Bá Quát thi tập Cao Chu thần di cảo Cao Chu thần thi tập Mẫn Hiên thi tập Thơ, văn được chép rải rác trong các sưu tập thơ văn chữ Hán, chữ Nôm. Tác phẩm Lòng kiên trì luyện chữ Thuở nhỏ, đang theo học ở trường Bắc Ninh. Cao Bá Quát đã nổi tiếng về tài văn thơ, đối đáp thông minh và tài hoạ, song viết chữ rất xấu. Tính khí tuy ngông ngạo, nghịch ngợm nh­ưng Cao Bá Quát rất chịu khó và kiên nhẫn trong học tập. Học cùng làm, bao giờ ông cũng thực hiện đến nơi đến chốn, kỳ đư­ợc mới chịu. Việc tập viết chữ cho tốt là một ví dụ. Vì tính hiếu động, ban ngày sau những buổi học đang lo tìm thú chơi, như­ng đêm đến, Cao Bá Quát thường thức khuya miệt mài trên trang giấy để tập viết. Buồn ngủ, ông tự buộc tóc mình lên xà nhà để mỗi lần "gật" bị tóc giật đau phải tỉnh lại. Chân muốn chạy, ông buộc chân vào cạnh bàn. Tự mình "trị" mình, Cao Bá Quát kiên trì, không tự tha thứ, nản lòng. Do đó, sau này chữ ông rất đẹp, đẹp như "rồng bay phượng múa". Giai thoại Vua Tự Đức nghĩ được hai câu đối sau: Tử năng thừa phụ nghiệp Thần khả báo quân ân (tạm dịch nghĩa: Con phải nối nghiệp cha, Bầy tôi phải báo đền ơn vua) Vua lấy làm đắc ý với hai câu đối này nên sai viết treo ở điện Cần Chánh và khoe với bá quan. Các quan trông thấy đều nức nở tán thưởng. Riêng Cao Bá Quát khi đọc xong cũng gật gù to tiếng khen ” Tối hảo! Tối hảo! ” (Rất tuyệt! rất tuyệt!), xong quay ra chỗ khác lẩm bẩm “(nhưng mà) cang thường điên đảo! " Chuyện tới tai vua Tự Đức, vua giận lắm đòi vào hỏi nguyên do. Cao Bá Quát liền giải thích: "Ở câu đầu chữ tử đứng trên chữ phụ , vậy là con trên cha, còn ở câu kế chữ thần đứng trên chữ quân , vậy là tôi trên vua. Hơn nữa, hai chữ phụ, tử lại viết trước hai chữ quân, thần cũng đi ngược tôn ti, trật tự. Như thế, cang thường không điên đảo là gì? Cao Bá Quát giải thích đúng lí nên vua không bắt tội được. Vua bảo chữa, Cao Bá Quát liền đọc: Quân ân, thần khả báo Phụ nghiệp, tử năng thừa Chỉ đảo ngược thứ tự hai câu và vị trí của chữ trong các câu, Cao Bá Quát đã chỉnh hai câu đối của vua theo đúng trật tự trong cương thường . Vua phải chịu rằng chữa như vậy là hay, cương thường được đảm bảo mà ý tứ của vua cũng được toàn vẹn.

File đính kèm:

  • pptde_tai_tieu_su_ve_cao_ba_quat.ppt
Giáo án liên quan