Đề tài Thanh nhạc - Phương pháp thực hành hát

Âm thanh xuất hiện từ khe thanh quản do tác động của luồng hơi thở từ phổi đẩy ra làm rung thanh đới. Thanh đới rung lên không phải là một hoạt động thụ động của hệ thống thần kinh trung ương để thực hiện một yêu cầu nào đó, chẳng hạn khi ta muốn nói hoặc muốn hát. Khi đó thanh đới phải căng ra ở một mức độ cần thiết tương ứng với áp lực của hơi thở ở dưới phổi đẩy lên để tạo nên một âm thanh mong muốn. Ý định của người hát muốn hát ở một âm cao, thấp, to, nhỏ được chuyển hóa thành những tác động của hệ thần kinh trung ương điều khiển độ căng của thanh đới tương ứng với âm thanh ta định phát ra, đồng thời, gần như một lúc, điều khiển một áp lực của hơi thở từ phổi đẩy ra tương ứng với độ căng của thanh đới. Hai lực này phải luôn luôn phù hợp với nhau mới có được âm thanh chính xác và có chất lượng. Muốn chủ động điều khiển hoạt động này, người hát phải tập đẩy hơi thở và ghìm hơi thở sao cho những hoạt động đó trở thành thói quen chính xác như người chơi đàn tập bấm đúng những phím đàn, hoặc điều khiển môi, hơi thở, tay bấm khi thổi kèn. những người không biết hát hoặc hát không tốt thì một trong những nguyên nhân là không biết điều khiển hơi thở và không biết điều khiển thanh đới.

Ngoài chức năng chính cung cấp dưỡng khí cho cơ thể và tác động lên thanh đới để tạo âm thanh, hơi thở trong khi hát còn giải quyết yêu cầu nữa là góp phần làm rõ ý nghĩa của lời hát. Chỗ lấy hơi đồng thời cũng là chỗ ngắt câu, ấn định sự trọn ý, trọn nghĩa của câu hát. Không thể lấy hơi tùy tiện được.

 

doc45 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 08/11/2022 | Lượt xem: 230 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thanh nhạc - Phương pháp thực hành hát, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thanh nhạc ( Nguồn: ). Được đăng bởi Nguyễn Quang Hòa on Thứ tư, ngày 09 tháng một năm 2013 Nhãn: Thanh nhạc Phương pháp thực hành hát PHẦN 1: HƠI THỞ TRONG CA HÁT Âm thanh xuất hiện từ khe thanh quản do tác động của luồng hơi thở từ phổi đẩy ra làm rung thanh đới. Thanh đới rung lên không phải là một hoạt động thụ động của hệ thống thần kinh trung ương để thực hiện một yêu cầu nào đó, chẳng hạn khi ta muốn nói hoặc muốn hát. Khi đó thanh đới phải căng ra ở một mức độ cần thiết tương ứng với áp lực của hơi thở ở dưới phổi đẩy lên để tạo nên một âm thanh mong muốn. Ý định của người hát muốn hát ở một âm cao, thấp, to, nhỏ được chuyển hóa thành những tác động của hệ thần kinh trung ương điều khiển độ căng của thanh đới tương ứng với âm thanh ta định phát ra, đồng thời, gần như một lúc, điều khiển một áp lực của hơi thở từ phổi đẩy ra tương ứng với độ căng của thanh đới. Hai lực này phải luôn luôn phù hợp với nhau mới có được âm thanh chính xác và có chất lượng. Muốn chủ động điều khiển hoạt động này, người hát phải tập đẩy hơi thở và ghìm hơi thở sao cho những hoạt động đó trở thành thói quen chính xác như người chơi đàn tập bấm đúng những phím đàn, hoặc điều khiển môi, hơi thở, tay bấm khi thổi kèn... những người không biết hát hoặc hát không tốt thì một trong những nguyên nhân là không biết điều khiển hơi thở và không biết điều khiển thanh đới. Ngoài chức năng chính cung cấp dưỡng khí cho cơ thể và tác động lên thanh đới để tạo âm thanh, hơi thở trong khi hát còn giải quyết yêu cầu nữa là góp phần làm rõ ý nghĩa của lời hát. Chỗ lấy hơi đồng thời cũng là chỗ ngắt câu, ấn định sự trọn ý, trọn nghĩa của câu hát. Không thể lấy hơi tùy tiện được. PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP THỞ TRONG CA HÁT Ca hát đã có trong sinh hoạt của con người từ ngàn xưa, và qua quá trình tiến hóa đã trở thành một loại hình nghệ thuật quan trọng. Để có thể đáp ứng những nhu cầu đa dạng của nghệ thuật qua các thời đại, người ta đã thể nghiệm nhiều phương pháp thở để phục vụ cho tiếng hát như: Thở ngực, thở ngực kết hợp với thở bụng, thở ngực dưới và bụng (hoặc còn gọi là thở xương sườn cụt và hoành cách mô) và thở bụng. Mỗi phương pháp thở đều có những ưu điểm và nhược điểm, nhưng cho đến nay phần lớn những người hát chuyên nghiệp, kể cả không chuyên khi muốn học hát thực thụ của nhiều nước, trong đó có nước ta, đều tập thở (trong ca hát) theo phương pháp THỞ NGỰC DƯỚI VÀ BỤNG, coi đó là phương pháp thở phù hợp với yêu cầu của ca hát hơn cả. Trong phương pháp thở ngực dưới và bụng, khi hít hơi vào, phần ngực dưới căng ra, các xương sườn cụt giương lên, bụng cũng hơi phình ra ở phía dưới một chút và cả hai bên sườn, hoành cách mô cũng tham gia tích cực vào quá trình hô hấp này. Hơi thở là một nhân tố cường độ (to, nhỏ) quan trọng trong ca hát. Nó giống như chiếc ác-sê (vĩ) của cây đàn viôlông, nó khiến phát ra âm thanh và cho phép điều chỉnh độ vang, tạo cho âm thanh sự phẳng lặng, sự sinh động và sức mạnh từ sắc thái nhỏ (pianô) - hầu như không nghe thấy cho đến sắc thái cực to (forte). Tuy vậy quá trình phát âm phải là sự phối hợp chính xác của động tác lấy hơi, đẩy hơi với các hoạt động khác của cơ quan phát âm như: phối hợp với thanh quản, với bộ phận truyền âm (cuống họng, mồm). Đó là những hoạt động tương hỗ, tác động qua lại với nhau, tất cả mọi hoạt động đều phải đúng, phải chính xác, phù hợp với nhau mới tạo nên những âm thanh đẹp. Chẳng hạn, nếu ta hít vào một hơi thở sâu và đẩy ra một luồng hơi đều đặn, liên tục thì đó là cơ sở tốt cho âm thanh, nhưng nếu những hoạt động ngay sau đó, như mồm mở quá hẹp hoặc quá rộng, hoặc chúm môi lại, hoặc đưa hàm dưới ra phía trước... thì dù hơi thở đúng cũng chẳng có được một âm thanh tốt, mà chỉ có thể là một âm thanh hoặc là sâu; hoặc là bẹt, hoặc là tối, hăy gằn cổ... Phần 3: ĐỘNG TÁC LẤY HƠI Khi lấy hơi (hít hơi) phải NHẸ NHÀNG NHƯ NUỐT KHÔNG KHÍ vào, không phát ra tiếng động. Cố gắng lấy hơi nhanh, lấy hơi chậm sẽ ảnh hưởng tới tiết tấu của câu hát và làm cho sự bật ra âm thanh (attacca) bị căng thẳng một cách không cần thiết. Nên LẤY HƠI NHANH BẰNG MŨI, MỘT PHẦN NÀO ĐÓ QUA MỒM. Khi lấy hơi, mồm hé mở tự nhiên, hơi thở hít vào sẽ qua cả mũi và mồm. Nếu chỉ lấy hoàn toàn bằng mũi hoặc hoàn toàn bằng mồm, luồng hơi khó vào sâu trong phổi, và gặp không khí lạnh có thể gây tác hại cho thanh quản hoặc dễ làm khô cổ. Không nên lấy quá nhiều hơi vì như vậy sẽ cảm thấy mệt nhọc. Lấy thừa hơi người hát buộc phải đẩy hơi thừa ra ngoài, và lại phải lấy hơi tiếp. Khi lấy hơi phải tùy thuộc vào độ dài hay ngắn, cao thấp của câu hát. Khi hát không nên sử dụng hết kiệt hơi thở mà nên để thừa lại một chút trước khi lấy hơi thở khác. Không được nhô vai cao khi lấy hơi, vì như thế các cơ hô hấp sẽ bị suy yếu, luồng không khí đi vào sẽ rất nông, chỉ chứa một ít ở phần trên của phổi, không thể hát được câu hát dài và cao. Vả lại nhô vai lên khi hít hơi trông không đẹp mắt. Phần 5: BƯỚC ĐẦU TẬP THỞ A.TẬP THỞ KHÔNG KÈM THEO ÂM THANH *Bài tập 1: Lấy hơi như vào như đã giới thiệu ở phần trước -Hít hơi vào chậm, trong vài giây -Ghìm hơi thở trong 1-2 giây -Đặt đầu lưỡi giữa 2 hàm răng đã xít lại, xì hơi dần ra ngoài qua khe hở của 2 hàm răng, tạo ra tiếng "xì" nhè nhẹ -Kéo dài tiếng "xì" này càng dài càng tốt (nhẩm đếm 1,2,3,4...; cố gắng mỗi ngày tăng dần độ dài lên). Chú ý cho tiếng "xì" đó phát ra đều đặn không giật cục, không quá nhỏ. Trong khi "xì" hơi ra, phải giữ sự căng thẳng cần thiết của phần bụng và phần giáp ngực, cụ thể là tuy hơi thở vẫn "xì" ra, nhưng 2 bên mạn sườn cố giữ không cho óp vào nhanh, bụng không xẹp xuống đột ngột. *Bài tập 2: Lấy hơi và ghìm hơi như bài tập 1 -Chúm môi thổi hơi từ từ ra ngoài -Để bàn tay gần miệng, cảm nhận luồng hơi phả vào bàn tay để kiểm tra xem hơi thở có đều đặn liên tục không. Có người cầu kì hơn, thắp ngọn nến, thổi hơi sao cho ngọn lửa đổ nghiêng và giữ nguyên một góc độ . *Bài tập 3: Lấy hơi và ghìm hơi như bài tập 1 Tập cảm giác tập trung hơi thở vào vị trí, bằng cách sau khi hít hơi thì ngậm miệng, bịt mũi, nén hơi thở lên phía trên sống mũi, nén vài lần rồi buông tay và thở ra ngoài. Chú ý: Hàng ngày trước khi tập hát có thể tập riêng hơi thở khoản 5-10 phút. B.TẬP HƠI THỞ VỚI ÂM THANH: Là bài tập phát triển hơi thở, nhưng cũng là bước chuẩn bị cho những bài tập kết hợp hơi thở và đặt vị trí âm thanh. Bước đầu chú ý hát những nguyên âm a, ê, i, ô, u cho tròn trịa, không bẹt tiếng, nhả âm nhẹ nhàng nhưng vẫn bắt đầu các âm cho rành mạch và không gằn tiếng *Bài tập 1: *Bài tập 2: *Bài tập 3: *Bài tâp 4: --------còn tiếp---------------- Phần 5: BƯỚC ĐẦU TẬP THỞ (tt) Các bạn đã tham khảo 4 bài tập thở với âm thanh. Những bài tập trên phải luyện với tốc độ quy định rõ ràng, thời gian đầu có thể luyện hoơ nhanh, về sau tập với tốc độ chậm hơn để dần dần kéo dài hơi thở. Nếu có phần đệm (oóc-gan, pianô, ghita...) để giữ tốc độ và tiết tấu đều đặn. Khi tập các bạn có thể dùng đồng hồ theo dõi, lúc đầu luyện mỗi bài một hơi thở từ 6-8 giây, về sau luyện với tốc độ chậm hơn: mỗi bài, một hơi thở tới 12 giấy. Luyện cao dần lên từng nửa cung, xuống dần từng nửa cung, không cao quá hoặc thấp quá. Tốt nhất chỉ nên trong phạm vi âm khu trung của giọng hát. *Bài tập số 5: *Bài tập số 6: Ở bài tập số 5 có thể tập vào thời gian sau khi đã luyện thành thục các bài tập trước. Các bạn tập ở tốc độ vừa phải bằng nguyên âm a. Lúc đầu hết một câu, đến hình nốt trắng thì lấy hơi. Ở những lần sau vẫn giữ nguyên tốc độ, nhưng lấy hơi một lần để hát cả 2 câu. Nếu được như vậy thì bạn đã "tiết kiệm" và dành đủ hơi để hát những câu hát dài. Khi hát thì âm thanh phát ra phải nhẹ nhàng, hát rõ ràng từng nốt, không bỏ nốt nhạc nào, chú ý không vì quan tâm quá đến hơi thở mà bỏ qua chất lượng của âm thanh. Phần 6 : TỔ CHỨC ÂM THANH Chất lượng của âm thanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, mà một trong những yếu tố đó là hoạt động của mồm. Hoạt động này ảnh hưởng trực tiếp đến âm thanh. Hoạt động của mồm bao gồm những cử động của hàm dưới, môi, lưỡi, hàm ếch mềm. Tất cả những cử động này khi hát tạo nên hình dáng của mồm, thường gọi là KHẨU HÌNH. a)Hình dáng bên ngoài của mồm khi hát: Hình dáng của mồm khi hát thay đổi theo sự phát âm nhả chữ, nghĩa là phụ thuộc vào những nguyên âm. Khi nói, các nguyên âm được phát ra nhanh, gọn, không cần phải mở rộng mồm để kéo dài nguyên âm. Nhưng khi hát các nguyên âm được kéo dài theo trường độ của nốt nhạc. Bởi vậy khi hát những âm có trường độ kéo dài mồm phải mở rộng hơn, tích cực hơn, linh hoạt hơn, nếu không thì âm thanh rít qua hai hàm răng và hàm dưới cứng đưa ra phía trước khiến âm thanh không thoát ra ngoài một cách tự nhiên. Thường thường các giọng nữ mở mồm rộng hơn các giọng nam, nhất là giọng nữ cao khi hát những nốt cao. b)Hoạt động của môi khi hát: Sau khi âm thanh được phát ra từ khe thanh quản do áp lực hơi thở lên thanh đới, âm thanh đi ra ngoài qua mồm. Ở đây, do các hoạt động của các bộ phận của mồm, âm thanh đã được lồng vào những nguyên âm và phụ âm, tạo thành lời của câu hát. Hoạt động của môi nằm trong hoạt động chung của mồm. Tư thế của môi khi hát phụ thuộc vào những nguyên âm và phụ âm. Chẳng hạn ở nguyên âm a và ô, môi tạo hình dáng mở tròn.; Ở nguyên âm u môi hơi chúm lại và đưa ra phía trước; Ở nguyên âm ê môi hơi nhếch lên Tư thế của môi còn liên quan đến từng loại giọng hát. Những giọng hát cao và nhẹ, khi hát thường áp dụng tư thế hơi nhếch môi trên và hở hàm răng trên. Trong khi đó nhưng giọng trầm khi hát thường hay đưa môi ra phía trước và che kín răng. Cho dù áp dụng môi theo kiểu nào cũng đều phải tập cho môi mềm mại, linh hoạt. Không nên chúm môi quá khi hát để tránh cho âm thanh không bị sâu và tối. Ngược lại không nên trễ môi dưới quá dễ làm cho âm thanh bị toè, bẹt. Hoạt động của môi phải linh hoạt để bật những phụ âm cho rõ ràng, tạo điều kiện hát được rõ lời, nhất là khi hát những bài hát có tốc độ nhanh. *Bài tập thực hành: Để cho môi hoạt động được mềm mại, linh hoạt, ta có thể tập những động tác cử động môi không phát âm, hoặc tập nói nhanh và nhắc đi nhắc lại nhiều lần các phụ âm và nguyên âm. Ví dụ: -Mi mi mi, ma ma ma, mô mô mô, mu mu mu -Pi pi pi, pa pa pa, pô pô pô, pu pu pu -Ka pê tê, pê tê ka Ngoài ra cũng có thể tập những câu nói thwờng tập cho trẻ em phát âm rõ ràng: -Tháng năm nắng lắm, ốc bám cọc cầu ao -Nồi đồng nấu ốc, nồi đất nấu ếch. Đó cũng là những câu tập các hoạt động của mồm, trong đó có hoạt động của môi mà chúng ta có thể áp dụng. LƯU Ý: -Nếu đôi môi gần nhau quá, giọng hát sẽ bị pha tiếng cổ (cổ họng) -Nếu chúm môi nhiều, âm thanh sẽ bị tối, sâu và nặng nề c)Hoạt động của lưỡi khi hát: Lưỡi là bộ phận hoạt động liên tục trong khi hát. Hoạt động của lưỡi phát ra những âm thanh tạo thành lời hát. Có người khi hát thì đặt lưỡi theo kiểu chiếc thìa úp sấp, đầu lưỡi nằm dưới gần chân răng hàm dưới. Có người khi hát lưỡi lại hơi cong lên ở phần giữa hoặc phần đầu lưỡi. Những giọng cao và nhẹ khi hát thường đặt đầu lưỡi ở chân răng hàm dưới. Những người có giọng trầm thường đặt thường uốn lưỡi cong lên Dù giọng cao hay giọng trầm, khi hát nên đặt lưỡi ở tư thế tự nhiên, mềm mại, không nên đưa ra phía trước cũng không tụt về phía sau. Lưỡi cứng là nguyên nhân gây ra giọng cổ, hát không rõ lời. Cuống lưỡi cong lên nhiều quá sẽ gây khó khăn khi hát những âm thanh cao. Hoạt động của lưỡi một phần phụ thuộc vào cử động của hàm dưới. Nếu hàm dưới cứng hoặc chìa ra phía trước cũng sẽ làm cho lưỡi cứng và nghẹt âm thanh. Do vậy khi tập cử động lưỡi cần phải chú ý buông lỏng hàm dưới cho mềm mại. Lưỡi hoạt động không linh hoạt thì phụ âm sẽ phát ra không rõ nét, lời sẽ không đẹp , không rõ ràng. Ta có thể tập cử động lưỡi bằng những bài tập nguyên âm ghép với các phụ âm Đ, L, N, R, T d)Hoạt động của hàm dưới khi hát: Một số người mới tập hát hoặc những người có giọng nam cao hay mắc phải tật cứng hàm, mồm không được mở rộng thoải mái. Hàm cứng sẽ làm cho lưỡi bị cong lên, khi hát những nốt cao thì âm thanh sẽ bị nghẹt và bị chà xát nơi cổ. ĐÓ LÀ NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU GÂY RA GIỌNG CỔ, đồng thời là cũng là một nguyên nhân gây HẠN CHẾ ÂM KHU CAO CỦA GIỌNG. Khi hát phải luôn chú ý buông lỏng hàm dưới, hạ hàm xuống một cách mềm mại, không đưa hàm ra phía trước. e)Hoạt động của hàm ếch mềm khi hát: Vòm trên của mồm là hàm ếch. Phần ngoài cố định, không cử động được gọi là hàm ếch cứng. Phần trong mềm, có thể cử động được gọi là hàm ếch mềm. Hàm ếch mềm nối với lưỡi gà, khi cử động có thể đóng, mở đường ra mồm và lên hốc mũi. Khi muốn nâng lên ta mở rộng mồm phía trong giáp với cuống họng (ví dụ như khi ngáp) Hàm ếch mềm khi hạ xuống sẽ đóng hoàn toàn đường từ cuống họng ra mồm. Hàm ếch mềm khi hát phải mềm mại, không nên vì mở rộng hàm ếch mà làm cho nó quá căng thẳng, sẽ ảnh hưởng tới cuống họng, âm thanh không thoát ra ngoài một cách thoải mái. Nếu hàm ếch mềm không nâng lên được, phần trong giáp với cuống họng không mở ra được, âm thanh sẽ ĐI RA NGOÀI BẰNG ĐƯỜNG MŨI là chủ yếu, âm sắc sẽ xỉn và nghẹt, gọi là GIỌNG MŨI. Phần 6: TỔ CHỨC ÂM THANH (tt) g)Vị trí của âm thanh (trích): Đây là một vấn đề cực kì quan trọng với người học hát. Tiếng có đẹp, có tròn, có vang, có khả năng bay xamột phần phụ thuộc vào vị trí của âm thanh. Khi một người hát tốt, ta có cảm giác như âm thanh phát ra không phải âm vang từ mồm, mà như ở chỗ nào đó cao hơn, ở đầu, ở hốc mũi, ở trán Hiện tượng này là có thật. Âm thanh của giọng hát không chỉ âm vang ở mồm, mũi mà truyền đi ở những hốc vang khác nữa. Khi ta hát một âm thanh vang tốt, ta cảm thấy hơi rung ở xương mặt. Ta đã biết ở xương mặt có những hốc (xoang) và những xoang này ăn thông với nhau với hốc mũi. Khi ta hát, nếu chủ động, có ý thức đẩy âm thanh lên phía trên, hướng lên cao (đây là yếu tố trừu tượng, nặng về ý chí và cảm giác) thì ta sẽ tác động cho những xoang bao bọc bởi những niêm mạc với hệ thống dây thần kinh chi chít ở phía trên kích thích rung động, gây nên những cảm giác đặc biệt, tức là cộng minh đầu. Có nghĩa là ta đã chủ động, có ý thức tạo ra sự cộng hưởng, cùng rung vang của các xoang trên mặt. Đó gọi là vị trí cao của âm thanh. Vị trí cao của âm thanh là những cảm giác, nhưng chính những cảm giác ấy giúp người hát đánh giá hoạt động của cơ quan phát âm đúng hay sai. Ở mỗi loại giọng hát, những cảm giác cộng minh này có thể có mức độ nhiều, ít khác nhau. *Bài tập thực hành: Mục đích của bài tập này là thực hành những lí thuyết đã được tham khảo về hình dáng mồm, hoạt động của môi, lưỡi, cho nên các bạn chỉ cần dùng nguyên âm (a, i..) hoặc kết hợp với những phụ âm (la, ma, mi) Chú ý: Khi lấy hơi vào, thử tưởng tượng như đang buồn ngủ và muốn ngáp, để mở rộng mồm phía trong, nhấc hàm ếch mềm lên, mở rộng lối cho âm thanh cùng một lúc đi vào mồm và hốc mũi. Buông lỏng hàm dưới xuống một cách mềm mại. Lưỡi đặt ở tư thế tự nhiên, mềm mại. Khi hát nguyên âm, đầu lưỡi chấm vào chân răng hàm dưới. Khi tập kết hợp với phụ âm L, lưỡi cử động linh hoạt. Khi tập với phụ âm M, môi phải linh hoạt để bật ra âm thanh rõ ràng linh hoạt. Hình dáng của mồm thoải mái, thay đổi linh hoạt tuỳ thuộc vào cử động của môi, lưỡi, hàm dưới, hàm ếch mềm. Các bạn tham khảo bài tập hát dần từng nửa cung đến độ cao thích hợp: Cố gắng thử hình dung đẩy âm thanh lên vị trí cao, tưởng như âm thanh không phải phát ra từ mồm, mũi, mà từ trên trán phát ra. Muốn biết mồm bên trong và hàm ếch mềm có nhấc lên được hay không, có thể căn cứ vào yết hầu (nam giới thấy rõ hơn). Hầu tụt xuống là hàm ếch đã mở (chú ý: đừng để hầu tụt xuống quá, sẽ gây ra sự căng cứng, kém linh hoạt khi phát âm. -------------- nguồn: Phương pháp thực hành hát và chỉ huy dàn dựng hát tập thể - Nxb Giáo dục-------------- Phương pháp thực hành hát(tt) phần 7: MỘT SỐ KĨ THUẬT HÁT a)Hát liền tiếng (legato, cantilena): Hát liền tiếng là kiểu hát cơ bản nhất của kĩ thuật thanh nhạc trên thế giới. Có người đã nói rằng ai không hát liền tiếng thì coi như không biết hát. Trong các tác phẩm ca hát ở nước ta, từ những bài dân ca đến những bài hát trong sinh hoạt, trên sân khấu ca nhạc, những ca khúc nghệ thuật thường có giai điệu phong phú, êm ái, uyển chuyển. Cho nên để thể hiện đặc tính nghệ thuật đó thì cách hát liền tiếng phải được đặc biệt quan tâm trong kĩ thuật thanh nhạc. Hát liền tiếng là cách hát chuyển tiếp liên tục, đều đặn, tự nhiên, thoải mái từ âm nọ sang âm kia. Giọng hát không ngừng ngắt và cũng không vuốt qua một âm trung gian nào. Hát liền tiếng là cách hát để đáp ứng tính chất mềm mại của giai điệu, với âm thanh có chất lượng tốt. Hát liền tiếng là kết quả của một hoạt động phức hợp của toàn bộ bộ máy phát thanh, hội tụ được những điều kiện như: -Luyện tập cho cơ quan phát thanh hoạt động đúng và phù hợp, nghĩa là hơi thở phải có điểm tựa kéo dài; hơi thở sâu và sử dụng tiết kiệm, gắn bó chặt chẽ tất cả các nốt nhạc (âm thanh) lại với nhau, từng âm thanh phải vang khoẻ, tròn trặn, thống nhất về cường độ và âm sắc. -Hát liền tiếng trong luyện thanh dễ hơn trong những bài hát,vì giai điệu còn ghép với lời, gồm những nguyên âm và phụ âm. Muốn hát liền giọng trong các bài hát, ngoài việc hát liền các nguyên âm, còn phải phát âm những phụ âm nhanh, gọn, làm cho bộ phận truyền âm thay đổi những tư thế khác nhau khi phát âm những phụ âm. Nói trong sinh hoạt và việc phát âm những vần, tiếng trong ca hát rất khác nhau. Khi nói, mọi người không dừng lại ở những nguyên âm, mà phát âm những nguyên âm nhanh và ngắn, còn trong ca hát thì nguyên âm được kéo dài ra. Phụ âm trong lời nói và trong ca hát thì giống nhau và bao giờ cũng phát âm nhanh. Biết xử lí sao cho các nguyên âm được hát lên và tước bỏ những trở ngại do phát âm những phụ âm gây ra là điều rất quan trọng để tạo ra tiếng hát đẹp, mượt mà, nghĩa là thật legato, cantilena. Người hát phải cố sao trong lúc hát các nguyên âm được kéo dài và nối liền nguyên âm nọ với nguyên âm kia, càng liền càng tốt, mặc dù giữa các nguyên âm còn có những phụ âm. CCần đặc biệt chú ý những phụ âm khép tiếng ở cuối chữ, ví dụ: C, CH, NH, NG, P, T – không nên khép lại quá sớm mà cố kéo dài đủ trường độ nốt nhạc trên những nguyên âm, rồi khép phụ âm và chuyển nó thành một nguyên âm vang ở mũi. Như vậy âm thanh cũng như lời hát sẽ gắn bó được với nhau. Chú ý khi giải quyết yêu cầu hát liền tiếng vẫn phải chú ý hát rõ lời. Trong các bài dân ca hoặc các bài hát mà tác giả của nó chú ý trau chuốt lời ca, thì tính giai điệu còn hàm chứa ngay cả trong lời hát với những ca từ đẹp, giàu hình tượng, giàu chất thơ. *Bài tập: a) Gồm toàn một nốt nhưng lại nối với nhau bằng những dấu nối, tức là những nguyên âm a, ê, i , ô, u hát liền một hơi thở, khi thay nguyên âm chỉ có khẩu hình (hình mồm) thay đổi, âm thanh không đứt đoạn, tạo ra một lối hát liền tiếng, móc nói các nguyên âm với nhau. b)Được bổ sung thêm phụ âm m để tập bật âm thanh (attacca) bật môi nhưng không làm ngắt tiếng. Âm thanh liền một hơi, giữ tiết tấu, tốc độ của các nốt nhạc hoàn toàn giống nhau. b)Hát nhanh: Hát nhanh là cách hát những giai điệu một cách linh hoạt, rõ ràng, gọn gàng. Đó cũng là một yêu cầu quan trọng của nghệ thuật ca hát. Giọng hát nào cũng có thể hát nhanh nếu chú trọng luyện tập phát triển kĩ thuật hát nhanh. Tất nhiên loại giọng cao, nhẹ nhàng thuận lợi cho việc luyện tập hát nhanh hơn là giọng trầm. Kĩ thuật hát nhanh đặc biệt cần thiết cho giọng nữ cao màu sắc (soprano coloratura) để thực hiện những yêu cầu kĩ thuật kĩ xảo, linh hoạt, thể hiện sự vui tươi, trong sáng, ríu rít như tiếng chim hót. Nói chung phong cách thanh nhạc thời nay ít đòi hỏi sử dụng kĩ thuật hát nhanh như phong cách thanh nhạc thời xưa, nhất là trong các vở ca kịchTuy nhiên dù sao thì kĩ thuật hát nhanh ngày nay vẫn cần cho cho một ca sĩ. Tập hát nhanh cũng như tập thể dục cho giọng hát vậy, giúp cho giọng hát phát triển tốt, nhẹ nhàng, linh hoạt, hơi thở cũng dần tiết kiệm, hát được câu nhạc dài hơn. Hát nhanh giúp cho ca sĩ biết điều chỉnh giọng hát của mình tốt hơn, luyện những nốt cao thuận lợi hơn, vì khi hát nhanh, âm thanh sẽ lướt nhanh cùng hơi thở và có điều kiện lên cao dễ hơn, có đà hơn. Khi tập hát nhanh, phải chú ý lấy hơi sâu và nhanh, vì lấy hơi chậm sẽ ảnh hưởng đến tốc độ và làm cho âm thanh bị nặng nề. Phải đẩy hơi nhẹ nhàng, liên tục. Luôn chú ý đến sự chuẩn xác về cao độ, không bỏ nốt, âm thanh phải rõ ràng, hàm dưới phải buông lỏng, vị trí của âm thanh phải cao và không hút vào sâu. Ở 2 bài tập này đều có dấu legato từ đầu đến cuối câu nhạc, cho nên tuy nhanh và nhiều âm khác nhau, nhưng vẫn phải đảm bảo hát liền tiếng, không bỏ nốt nào. Muốn hát được liền một hơi câu nhạc, cần lấy hơi vào sâu, nén hơi thở và phát ra âm thanh, sử dụng linh hoạt khẩu hình bám sát những nguyên âm. Có thể tập bằng tốc độ chậm trong phạm vi hơi thở cho phép, sau đó nhanh dần. c)Hát âm nảy (staccato): Hát âm nảy là một yêu cầu kĩ thuật của giọng hát, vì lối hát này có nhiều tác dụng tốt cho việc phát triển giọng hát. Trước hết, âm nảy là phương thức tốt nhất để nắm được cách bật âm thanh (attacca) nhẹ nhàng, gọn tiếng, tạo ra cơ sở để phát triển âm khu cao của giọng hát, vì để lên cao, dùng âm nảy, gọn,, nhanh, như lướt qua các âm cao, rất thuận lợi để sau nhiều lần, sẽ củng cố được âm cao ấy. Âm nảy sẽ tạo ra thói quen bật âm thanh đúng, điều cần thiết phải có khi hát liền tiếng (legato) Khi hát âm nảy phải buông lỏng hàm dưới, môi trên hơi nhếch lên để hở hàm răng như khi cười, càng lên cao mồm càng mở rộng hơn. Vị trí âm thanh phải nông (cạn) như phát ra từ chân răng hàm trên. Hơi thở phải liên tục, nhẹ nhàng, không đẩy hơi theo kiểu tống hơi từng đợt vào thanh đới theo từng nốt nhạc, phải giữ cho bụng tương đối ổn định, mềm mại , mà vẫn phải nén hơi. Âm nảy còn là biện pháp sửa những sai lệch về âm sắc như hát sâu, tối, gằn cổ. Với yêu cầu phải linh hoạt, trong sáng của âm nảy, âm thanh bắt buộc phải có vị trí nông và cao, giúp khắc phục dần những sai lệch nói trên của giọng hát. *Bài tập: -Bài tập a: hoàn toàn âm nảy -Bài tập b: kết hợp hát liền tiếng (legato) với hát âm nảy (staccato) ------------------------------ d)Hát sắc thái to, nhỏ: Nắm được kĩ thuật hát những sắc thái to, mạnh (forte), hoặc nhỏ (piano) hoặc từ nhỏ đến to, to dần (cresendo), từ to đến nhỏ, nhỏ dần (diminuendo) là yêu cầu không thể thiếu được đối với một người hát. Ta thử hình dung ca sĩ hát một bài hát (cho dù là một hành khúc, chứ chưa nói đến một bài hát trữ tình), mà từ đầu đến cuối toàn hát to – chỉ một sắc thái ấy – thì sẽ kém hấp dẫn biết bao. Trong một bài hát, tình cảm được thể hiện một phần bằng những sắc thái thay đổi to, nhỏ của một nốt nhạc hoặc cả câu nhạc, bằng cả sự tương phản giữa to và nhỏ Luyện tập hát to, nhỏ, to dần, nhỏ dần là một vấn đề khó, vì điều quan trọng là khi thay đổi âm lượng nhưng vẫn giữ được chất lượng âm thanh. Muốn đạt được yêu cầu đó phải thực hiện mấy điểm sau đây: -Lấy hơi sâu, đẩy hơi đều đặn, liên tục (không đẩy hơi ồ ạt, đột ngột). Kết hợp với hơi thở đó, phải mở rộng mồm phía trong bằng cách nhấc hàm ếch mềm và buông lỏng hàm dưới. -Âm thanh phát triển to dần, nhỏ đi dần, không đột ngột. Hát vuốt nhỏ dần tương đối khó hơn so với hát to dần, nhất là ở nốt cao. Âm thanh phải di chuyển đều đặn, đừng nhỏ đột ngột, nén hơi thở cho tốt, vì nếu buông lỏng hơi thở, âm thanh sẽ bị gãy khúc. Khi hát nhỏ dần, mồm không nên khép lại, vẫn phải giữ độ mở cần thiết ở bên trong mồm để khi âm thanh vuốt nhỏ đi sẽ không bị nghẹt, gãy mà kéo dài được liên tục, nhỏ dần dần và âm thanh chuyển dần vào hốc mũi. *Bài tập: Bài tập này mục đích để tập xử lí sắc thái to dần, nhỏ dần. Cho nên ở đây dùng các kí hiệu âm nhạc để chỉ sự to dần, nhỏ dần ppp: cực nhỏ pp: nhỏ vừa p: nhỏ mf: hơi to f: to Cũng có thể dùng các kí hiệu khác trực quan hơn để chỉ sự to dần ( ) To dần: < cresc Nhỏ dần: > dim Phần 8: XỬ LÍ NGÔN NGỮ TRONG CA HÁT Xử lí ngôn ngữ trong ca hát có nghĩa là cách xử lí lời ca của bài hát. Đây là một vấn đề tưởng chừng như đơn giản, vì người Việt Nam hát lời ca bằng tiếng Việt (trừ những bài hát nước ngoài không dịch ra lời Việt). Nhưng hoàn toàn trái ngược lại, đây là một công việc phải đặc biệt quan tâm khi tập và biểu diễn một bài hát. Một ca khúc bao giờ cũng phải gồm hai phần liên quan mật thiết với nhau, đó là giai điệu và lời ca. Giai điệu đẹp tôn lời ca lên, và lời ca đẹp, giàu hình ảnh, giàu chất thơ làm cho giai điệu dễ thấm vào lòng người hơn. Một ca khúc hay, được nhiều người yêu thích, thường phải đẹp cả giai điệu lẫn lời ca, cho nên nhiều tác giả đã chọn những bài thơ hay để phổ nhạc, cho dù việc phổ nhạc cho một bài thơ có sẵn là một việc không dễ làm, làm sao cho nhạc làm nổi ý thơ lên nhưng lại không quá lệ thuộc vào lời thơ. Thế nhưng lời ca đẹp, song người hát do không quan tâm nghiên cứu nội dung lời ca một cách thấu đáo, vội vàng, hiểu qua loa, khi thể hiện lại không chuyển tải được sâu sắc những tình cảm hàm chứa trong lời ca, khiến lời ca đẹp ấy mất đi bao nhiêu giá trị thực có của nó. Lại cũng có khi, điều này hay xảy ra, nhất là trong lĩnh vực thanh nhạc bác học, nhạc thính phòng, người hát hát bằng tiếng Việt nhưng người Việt Nam nghe cứ tưởng ca sĩ ấy hát bằng tiế

File đính kèm:

  • docde_tai_thanh_nhac_phuong_phap_thuc_hanh_hat.doc
Giáo án liên quan