Đề tài Phương pháp tổ chức học sinh thảo luận nhóm trong dạy học môn Toán

 Trong những năm gần đây, Nghị quyết của Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam và những văn kiện chính thức khác đều nhấn mạnh rằng: cần đổi mới phương pháp giáo dục phổ thông cho phù hợp với sự phát triển mới của đất nước để đào tạo ra những con người” năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề”.

 Theo điều 5 của Luật giáo dục năm 2005: “ Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác , chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê và ý chí vươn lên”.

 

doc16 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp tổ chức học sinh thảo luận nhóm trong dạy học môn Toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần A : đặt vấn đề Trong những năm gần đây, Nghị quyết của Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam và những văn kiện chính thức khác đều nhấn mạnh rằng: cần đổi mới phương pháp giáo dục phổ thông cho phù hợp với sự phát triển mới của đất nước để đào tạo ra những con người” năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề”. Theo điều 5 của Luật giáo dục năm 2005: “ Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác , chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê và ý chí vươn lên”. Nghị quyết Trung ương 2 khoá VII cũng đã chỉ ra yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy và học, quy định này được nhấn mạnh trong nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII :” Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học”. Đại hội Đảng lần thứ IX và X của Đảng trong chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 đã nêu giải pháp đổi mới phương pháp giáo dục, trong đó ghi rõ:” Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục, chuyển từ việc truyền đạt tri thức, dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích tổng hợp, phát triển được năng lực của mỗi cá nhân, tăng cường tính chủ định, tính tự chủ của học sinh”. Phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” càng cho chúng ta thấy rõ đổi mới phương pháp giáo dục là một yêu cầu cấp thiết. Để thực hiện được yêu cầu này, cần phải tiến hành đổi mới phương pháp dạy học ở các trường học, đặc biệt là trường THpt. Hiện nay, giáo viên ở tất cả các trường, các cấp học đã và đang đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của người học. Tuy nhiên đổi mới phương pháp giảng dạy là một vấn đề khó. Nó đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng kiến thức, kinh nghiệm, phương tiện dạy học hiện học hiện đại để thiết kế bài giảng. Bên cạnh đó việc lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học cũng là mội điều phải quan tâm. Hiện nay có nhiều phương pháp dạy họcđể người giáo viên có thể lựa chọn, sử dụng trong thực tiễn dạy học của mình. Lựa chọn và sử dụng một cách đúng đắn phương pháp dạy học có ý nghĩa rất lớn đối với việc phát huy tính tích cực của học sinh, đối với chất lượng và hiệu quả của dạy học. Tuy nhiên việc lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học còn phụ thuộc vào mục tiêu và nội dung bài học, vào đặc điểm của nhiều phương pháp. Là người trực tiếp tham gia công tác giảng dạy môn Toán tôi đã suy nghĩ , tìm tòi và nghiên cứu vấn đề này. Tôi nhận thấy rằng không có một phương pháp dạy học nào là vạn năng, mà điều quan trọng là cần biết phối hợp một cách khéo léo và hợp lý các phương pháp dạy học khác nhau . Trong phạm vi bài viết này tôi xin trình bày một số ý kiến nhỏ về: “ Phương pháp tổ chức học sinh thảo luận nhóm trong dạy học môn Toán “ Phần B : giảI quyết vấn đề I. Khái niệm về phương pháp dạy học. Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động có trình tự phối hợp, tương tác với nhau của giáo viên và học sinh nhăm đạt đươc mục đích dạy học . Nói một cách khác: phương pháp dạy học là hệ thống những hành động có chủ đích theo một trình tự nhất định của giáo viên và học sinh nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành của học sinh, đảm bảo cho học sinh lĩnh hội nội dung dạy học nhằm đạt được mục đích dạy học. Phương pháp dạy: là cách thức giáo viên trình bày tri thức , tổ chức và kiểm tra hoạt động nhận thức và thực tiễn của học sinh nhằm đạt được các nhiệm vụ dạy học . Phương pháp học: là cách thức tiếp thu, tự tổ chức và kiểm tra hoạt động nhận thức và thực tiễn của học sinh nhằm đạt được các nhiệm vụ dạy học . Phương pháp dạy có vai trò chỉ đạo, còn phương pháp học có tính độc lập tương đối, chịu sự chi phối của phương pháp dạy. Tuy vậy, nó cũng có ảnh hưởng trở lại phương pháp dạy học. Phương pháp dạy học là tổ hợp những biện pháp với tư cách là những thành phần cấu trúc của nó. Song sự phân chia như vậy cũng chỉ có tính chất tương đối .Chẳng hạn, giảng giải là phương pháp dạy học trong tiết học để lĩnh hội tri thức mới nhưng lại trở thành biện pháp trong phòng thí nghiệm .Điều đó có nghĩa là trong những điều kiện nhất định , phương pháp dạy học có sự chuyển hoá lẫn nhau . II. Định hướng chung về việc đổi mới phương pháp dạy học môn toán. Từ những năm đổi mới nền kinh tế đến nay, môn học Toán về nội dung đã và đang được đổi mới, bước đầu đã trả lời được những vấn đề bức xúc trong thực tiễn kinh tế xã hội . Cùng với đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học của môn khoa học Toán có được đổi mới, nhưng chưa nhiều nếu không muốn nói là ít được coi trọng và chậm được đổi mới. Sự chậm trễ này có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhất là nguyên nhân chủ quan, nên ít nhiều đã hạn chế đến chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo ở các trường THPT trong thời gian qua ở nước ta. Đã đến lúc việc đổi mới phương pháp dạy học các môn khoa học như môn Toán đã trở thành một đòi hỏi cấp bách hiện nay. Do vậy, song song với việc tiếp tục đổi mới về nội dung dạy học, cần tập trung và hướng mạnh vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy của thầy và theo đó là phương pháp học tập của học sinh. II.1. Những căn cứ xuất phát cho việc đổi mới phương pháp dạy học môn Toán. Quán triệt các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ liên quan đến Giáo dục và Đào tạo.Nghị quyết Trung Ương 4 khoá VII ( tháng 1/1993 ), Nghị quyết Trung Ương 2 khoá VIII (tháng 12/1996 ), Luật giáo dục (tháng 12/1998) và Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (tháng 4/2001). Các Nghị quyết và Luật pháp nói trên dưới góc độ của giáo dục và đào tạo đêù gắn với yêu cầu mà Luật giáo dục và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã nêu là: “ Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học , bồi dưỡng năng lực tự học , lòng say mê học tập và ý chí vươn lên ’’.(Luật giáo dục). “ Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lí giáo dục, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá...;thực hiện giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành một xã hội học tập ” (Văn kiện Đại hội Đảng IX). II.2 Mục tiêu cốt lõi và định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Toán. + Mục tiêu cốt lõi . Đối với người học: Hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Từ đó chuyển cách học từ chỗ: Học để biết sang học để làm và chuyển lên trình độ cao hơn là học để tồn tại và phát triển. Có thể khái quát qua lược đồ sau: Học để biết- Học để làm- Học để tồn tại và phát triển. . Đối với người dạy: Hướng việc giảng dạy đi từ khoa học sang kết hợp khoa học với công nghệ, chuyển sang sự kết hợp giữa khoa học với công nghệ và xã hội và cao hơn là sự kết hợp giữa khoa học với công nghệ, xã hội và phát triển cá nhân. + Định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Toán Trong quá trình giảng dạy Toán cần lưu ý: . Phát huy tính tích cực, tự giác , chủ động, sáng tạo của học sinh. . Bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh. . Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh . Tác động đến tư tưởng, tình cảm, xây dựng cho người học niềm tin, niềm vui hứng thú học tập để hành trang của họ có đủ đức và tài. Việc đổi mới phương pháp dạy học môn Toán cần theo những định hướng sau: Dạy học thông qua các hoạt động.( Bao gồm những hình thức hoạt động chủ yếu như: Thảo luận lớp, thảo luận nhóm, xử lí tình huống) Dạy học hợp tác. ( GV tổ chức cho HS hoạt động hợp tác với nhau trong các nhóm nhỏ để giải quyết các nhiệm vụ học tập, nhằm đạt được mục tiêu học tập) Dạy học dựa trên cách tiếp cận kĩ năng sống.( Giáo dục cho học sinh một số kĩ năng sống như: giao tiếp, tự nhận thức, xác định giá trị, ra quyết định, giải quyết vấn đề,.Dạy học gắn với thực tiễn cuộc sống của học sinh. II.3. Các phương pháp dạy học môn Toán ở THPT theo định hướng đổi mới. Phương pháp dạy học môn Toán rất phong phú, đa dạng, bao gồm cả các phương pháp hiện đại ( thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề, dự án, động não,) và các phương pháp truyền thống ( thuyết trình, đàm thoại, ). Mỗi phương pháp dạy học đều có mặt tích cực và hạn chế riêng, phù hợp với từng loại bài và đòi hỏi những điều kiện thực hiện riêng. Vì vậy, giáo viên không nên phủ định hoặc quá lạm dụng một PPDH nào. Điều quan trọng là cần căn cứ vào nội dung, tính chất từng bài, căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớp, của trường mà lựa chọn và sử dụng phối hợp các PPDH một cách hợp lí. Theo định hướng đổi mới, giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp: Phương pháp thảo luận nhóm Phương pháp động não Phương pháp giải quyết vấn đề Phương pháp dự án III. phương Pháp tổ chức học sinh thảo luận nhóm môn Toán III.1. Khái niệm Hoạt động nhóm là một trong những phương pháp dạy học hiện đại. Thực chất của phương pháp thảo luận nhóm là để học sinh thực hiện những nhiệm vụ nào đó theo nhóm nhỏ (có thể là thảo luận theo các câu hỏi, làm bài tập nhỏ) III.2. Một số hình thức thảo luận nhóm cơ bản. a, Thảo luận nhóm nhỏ Đây là phương pháp sử dụng rộng rãi nhất nhằm giúp học sinh tham gia một cách tích cực vào quá trình học tập. b, Thảo luận nhóm vòng tròn Thực chất là thảo luận theo nhóm nhỏ nhưng với phương pháp thảo luận này, học sinh trong nhóm ngoài việc làm tốt phần việc mình được giao, thì các thành viên trong nhóm còn có trách nhiệm lắng nghe, đánh giá việc trình bày của các nhóm khác và ngược lại. N1 N2 N3 c, Thảo luận nhóm toàn lớp Đây là phương pháp thảo luận nhóm ở phạm vi toàn lớp, thường được áp dụng trong trường hợp tìm ra kiến thức khó, kiến thức quan trọng mang tính nhận định, đánh giá. III.3. Vai trò của phương pháp thảo luận nhóm Phương pháo thảo luận nhóm được sử dụng nhằm giúp cho tất cả học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung học tập; Tạo cơ hội cho các em được giao lưu học hỏi lẫn nhau; cùng nhau hợp tác giải quyết những nhiệm vụ chung. Nhiều nghiên cứu về phương pháp thảo luận nhóm và việc áp dụng phương pháp này qua môn Toán, tôi nhận thấy rằng nhờ việc hoạt động nhóm mà: + Kiến thức của học sinh sẽ giảm bớt phần chủ quan, phiến diện, làm tăng tính khách quan , khoa học. + Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và nhớ nhanh hơn do được giao lưu, học hỏi giữa các thành viên trong nhóm. + Nhờ không khí thảo luận cởi mở nên học sinh, đặc biệt là những em nhút nhát trở nên bạo dạn hơn, các em học được cách trình bày ý kiến của mình, biết lắng nghe có phê phán ý kiến của bạn. Từ đó, giúp các em dễ hoà nhập vào cộng đồng nhóm, tạo cho các em sự tự tin, hứng thú trong học tập và sinh hoạt. + Nhờ hoạt động theo nhóm mà vốn hiểu biết và kinh nghiệm xã hội của học sinh thêm phong phú; kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác của học sinh được phát triển. III.4. Yêu cầu khi thảo luận nhóm a, Đối với vấn đề thảo luận nhóm - Vấn đề thảo luận nhóm phải đáp ứng trọng tâm mục tiêu bài học (vì thảo luận rất mất thời giờ, không thể dùng nhiều lần trong một bài học) Mục tiêu bài học nhằm vào 3 nội dung: kiến thức , kỹ năng, thái độ. Mục tiêu thái độ chính là mục tiêu giáo dục. Môn học có vai trò quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, đặc biệt trong việc xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân cho học sinh. Vì vậy không thể dạy Toán mà không đặt ra mục tiêu giáo dục. Trong thực tế giảng dạy tôi cũng rút ra một điều là : một vấn đề thảo luận nếu hội tụ được ba nội dung mục tiêu bài học thì tốt nhất. Qua một hoạt động thảo luận cùng lúc đào sâu được kiến thức, phát triển các kỹ năng, giáo dục được thái độ là điều mà hầu hết giáo viên mong muốn. Vấn đề thảo luận phải là một tình huống có vấn đề. Đặc điểm chung của tình huống có vấn đề là nó chứa mâu thuẫn về nhận thức và mở ra nhiều hướng giải quyết, nhiều đáp án. Mâu thuẫn về nhận thức cũng rất đa dạng, với bài viết này tôi xin đưa ra hai mâu thuẫn cơ bản: + Mâu thuẫn giữa hệ thống tri thức đã có của con người với một hiện thực khách quan mới chưa giải thích được. Giải quyết mâu thuẫn này tạo nên sự thông suốt, sự nhảy vọt đột phá trong nhận thức. + Mâu thuẫn giữa các cá nhân cới cùng một hiện tượng có những cá nhân nhận thức sai lầm, phiếm diện nhưng lại bảo thủ, tự tạo ra sự cản trở quá trình nhận thức. Giải quyết mâu thuẫn này phải có sự tương tác, tranh luận, đối thoại, tức là qua hoạt động thảo luận. Vấn đề thảo luận phải vừa sức; phù hợp với các đối tượng học sinh, sát với nhu cầu mức độ của học sinh và cần nâng lên không ngừng để phát triển toàn diện. Vấn đề thảo luận phải phù hợp với thời gian và không gian lớp học. Nếu mỗi nhóm phải thực hiện nhiều vấn đề thảo luận thì các câu hỏi vấn đề thảo luận cần phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lý. b. Vì sao gọi phương pháp thảo luận nhóm là” giải pháp có tính đột phá?” - Thứ nhất vì phương pháp này hội tụ đầy đủ ưu điểm của phương pháp dạy học hiện đại . Dạy học theo hướng tập trung vào học sinh, phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học, dạy người học cách học. Sản phẩm của nền giáo dục hiện đại là những con người có phẩm chất tư duy gắn liền với thực tiễn, biết giải quyết tốt những vấn đề thực tiễn đòi hỏi, biết tìm tòi những giải pháp , biết sáng tạo thực tiễn mới. Dạy học bằng phương pháp thảo luận giúp học sinh tự mình cá biệt hoá sự giáo dục để phát triển tiềm năng nội tại của cá nhân, đồng thời tự giáo dục theo các mục tiêu chung, hình thành những kỹ năng sống, kỹ năng thích ứng, kiến tạo con người cá nhân hài hoà với con người cộng đồng. Thứ hai, phương pháo thảo luận chứa đựng những khả năng vô cùng lớn, giúp đạt tối đa mục tiêu bài học. Khi tham gia thảo luận học sinh cùng lúc phải đối thoại trên nhiều kênh giao tiếp khác nhau. + Đối thoại với bản thân để giải quyết quá trình đồng hoá và thích nghi với sự kiện mới. + Đối thoại giữa thầy với trò, trò với trò để giải quyết mâu thuẫn. + Khi thảo luận học sinh phải cùng lúc vận dụng kiến thức, tổ chức kiến thức, tiếp nhận kiến thức mới, cùng lúc phải biện luận phải suy luận. Nhờ đó trong mỗi học sinh diễn ra quá trình điều chỉnh, loại bỏ cái sai cái xấu, xây dựng cái đúng cái tốt, vượt qua những vướng mắc, trở ngại để đột phá, sáng tạo. Học sinh sẽ cùng lúc phát triển nhiều kỹ năng như kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thích ứng và nhiều kỹ năng cơ bản khác. III.5. Cách thức tiến hành thảo luận a. Khi nào thì tổ chức thảo luận? Tiến hành thảo luận khi bài học đi đến những điểm nút, tức là điểm hội tụ các mâu thuẫn có vấn đề. Giáo viên phải bày binh bố trận một cách nghệ thuật để dồn các mục tiêu bài học vào các tình huống có vấn đề. Tình huống có vấn đề nảy sinh một cách tự nhiên nhưng đồng thời nằm trong ý đồ sư phạm của giáo viên. Nghệ thuật ở chỗ làm sao đặt ra đúng lúc đúng chỗ, làm bật lên những hứng thú, say mê, khiến học sinh đam mê, đem hết tinh thần và lực lượng ra tranh luận. Có như vậy thì vấn đề thảo luận mới lôi cuốn, hấp dẫn học sinh, giúp người giáo viên chuyển tải kế hoạch giáo dục và bài học một cách tự nhiên, nghệ thuật, hiệu quả. b. Tổ chức thảo luận nhóm như thế nào? Nếu dùng đèn chiếu hoặc giáo án điện tử thì việc tổ chức thảo luận sẽ rất dễ dàng. ở đây tôi xin nêu các bước tổ chức một hoạt động thảo luận nhóm trong điều kiện bình thường. Nêu vấn đề : Giáo viên có thể đưa câu hỏi, hay tình huống để học sinh thảo luận. - Giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm và yêu cầu học sinh thảo luận Có nhiều cách chia nhóm , có thể theo điểm danh theo số bàn, theo tổ Quy mô nhóm có thể lớn hoặc nhỏ tuỳ theo nhiệm vụ, Tuy nhiên, mỗi nhóm thường từ 4 – 8 học sinh là phù hợp. Giáo viên quy định rõ thời gian thực hiện hoạt động và trình bày kết quả hoạt động cho các nhóm. Mỗi nhóm nên có một nhóm trưởng để điều khiển và một thư kí để ghi biên bản thảo luận. HS cần được luân phiên nhau làm nhóm trưởng, thư kí cũng như luân phiên đại diện cho nhóm để trình bày kết quả thảo luận. - Các nhóm thảo luận giải quyết nhiệm vụ được giao. Học sinh sẽ hợp tác với nhau trong nhóm để giải quyết vấn đề. Trong quá trình HS thảo luận, GV cần đến các nhóm quan sát, lắng nghe, gợi ý, giúp đỡ HS khi cần thiết. Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm. Giáo viên cho học sinh nhận xét , tranh luận giữa các nhóm. Đây là trung tâm của hoạt động thảo luận. Người thầy lúc này đóng vai trò rất quan trọng. Giáo viên nên trao đổi trên tinh thần dân chủ, cởi mở với học sinh, tránh áp đặt hoặc chỉ chấp nhận những cách hiểu giống mình. Điều chỉnh quá trình thảo luận cởi mở, dân chủ, tôn trọng nhau. Khơi gợi dẫn dắt học sinh đi vào trọng tâm và theo 3 mục tiêu bài học đã định. Uốn nắn quá trình lập luận, diễn đạt, cách hiểu, cách suy luận lệch lạc của học sinh. Kết quả thảo luận có thể được trình bày dưới các hình thức khác nhau: bằng lời, bằng tranh vẽ. bằng tiểu phẩm, bằng văn bản viết trên giấy khổ lớn,; có thể do một người thay mặt nhóm trình bày hoặc có thể do nhiều người trình bày, mỗi người một đoạn nối tiếp nhau. Giáo viên tổng hợp kết quả thảo luận , nhận xét đánh giá chung. IV.6. Những khó khăn có thể gặp phải và biện pháp khắc phục. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và hạn chế riêng. Bên cạnh những ích lợi của phương pháp thảo luận nhóm như đã nêu, phương pháp này còn có một số hạn chế. Tôi xin nêu một vài khó khăn có thể gặp phải trong khi sử dụng và các biện pháp khắc phục tương ứng. Khó khăn có thể gặp phải Biện pháp khắc phục - Lớp đông học sinh - Không gian lớp chật chội - Bàn ghế không phù hợp cho việc di chuyển - Việc chia nhóm, phân chia vị tró làm việc cho các nhóm phảI linh hoạt, tuỳ theo hoàn cảnh thực tế. Có thể tổ chức cho học sinh thoả luận theo nhóm đôI – hai người ngồi cạnh nhau; cũng có thể tổ chức cho học sinh ngồi thảo luận ở bên ngoài lớp học. - Thiếu trang thiết bị, đồ dùng học tập - Giáo viên cần tăng cường sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm; đồng thời động viên, hướng dẫn học sinh sưu tầm và tự làm đồ dùng học tập. - Một số học sinh do nhút nhát hoặc vì một số lý do nào đó không tham gia hoạt động chung của nhóm. - Trong khi các nhóm làm việc, giáo viên cần đi đến các nhóm, động viên, khuyến khích, giúp đỡ học sinh, đặc biệt là các em nhút nhát tham gia vào hoạt động chung, thậm chí có thể giao cho nhiệm vụ cụ thể, từ đơn giản đến phức tạp cho từng em trong số này. - ý kiến các nhóm quá phân tán hoặc mâu thuẫn gay gắt với nhau. - Giáo viên phải định hướng,giúp đỡ các nhóm tập vào các vấn đề cần giải quyết.Đồng thời, cần nhắc nhở học sinh tôn trọng ý kiến của các nhóm khác. Và cuối cùng, giáo viên phải đưa ra ý kiến của mình để định hướng cho học sinh. - Thời gian bị kéo dài. - Ngay từ đầu, cần quy định rõ thời gian làm việc, thời gian báo cáo kết quả của các nhóm. - Lớp ồn ào, ảnh hưởng đến các lớp khác. - Cần quy ước trước với học sinh là các em làm việc theo nhóm nhưng không được ảnh hưởng đến các lớp khác, nhóm khác. Đồng thời cần kịp thời nhắc nhở khi có học sinh mất trật tự. V. THIẾT KẾ BÀI GIẢNG LUYỆN TẬP: ỨNG DỤNG TÍCH PHÂN Tiết 64 Mụn Giải tớch 12 Nõng cao I/ MỤC TIấU: 1.Về kiến thức: Nắm được cụng thức tớnh diện tớch,thể tớch nhờ tớch phõn Biết được một số dạng đồ thị của những hàm số quen thuộc để chuyển bài toỏn tớnh diện tớch và thể tớch theo cụng thức tớnh ở dạng tớch phõn 2.Về kỹ năng: Biết tớnh được diện tớch một số hỡnh phẳng, thể tớch một số khối nhờ tớch phõn 3.Về thỏi độ: Rốn luyện cho học sinh tớnh cẩn thận chớnh xỏc và thúi quen kiểm tra lại bài của học sinh Biết qui lạ về quen,biết nhận xột đỏnh giỏ bài làm của bạn Cú tinh thần hợp tỏc trong học tập II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIấN VÀ HỌC SINH +Giỏo viờn: Giỏo ỏn,bảng phụ + PP Gợi mở,vấn đỏp,giải quyết vấn đề,hoạt động nhúm III/ TIẾN TRèNH TỔ CHỨC BÀI DẠY: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: HĐ1 (7’) ễn tập về kiến thức tớnh diện tớch hỡnh phẳng HĐ của GV HĐ của HS Nội dung ghi bảng Giao nhiệm vụ: H: Nờu cỏc cụng thức tớnh diện tớch hỡnh phẳng ? - Yờu cầu HS dưới lớp nhận xột cõu trả lời . - Nhận xột và cho điểm. - Treo bảng phụ. Nghe hiểu nhiệm vụ trả lời như nội dung ghi bảng Bảng phụ (cú Hỡnh vẽ) 1) Diện tớch hỡnh phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số y = f(x) liờn tục trờn đoạn [a;;b], trục Ox và x = a, x = b là 2) Diện tớch hỡnh phẳng giới hạn bởi đồ thịcủa hai hàm số y = f(x), y = g(x) liờn tục trờn đoạn [a;;b], và x = a, x = b là 3) diện tớch hỡnh phẳng giới hạn bởi đồ thị của hai hàm số x = g(y), x = h(y) và hai đường thẳng y = c, y = d là 3. Bài mới: HĐ2:Rốn luyện kỹ năng Tớnh diện tớch hỡnh phẳng HĐ của GV HĐ của HS Nội dung ghi bảng + Giao nhiệm vụ cho HS theo nhúm; Nhúm 1: 34a Nhúm 2: 34b Nhúm 3: 35b Nhúm 4: 35c + Yờu cầu đại diện nhúm lờn bảng trỡnh bày lời giải. + Cho cỏc nhúm khỏc nhận xột . + Chớnh xỏc hoỏ bài giải của HS. + Nhận nhiệm vụ và thảo luận nhúm . + Đại diện nhúm lờn trỡnh bày lời giải. .34b) Diện tớch hỡnh phẳng cần tỡm là đặt t = x2, xẻ[0;1] ị tẻ[0;1] t 0 1 t2 – 5t +4 + = 38/15 (đvdt) 34a) Gợi ý nếu cần vẽ đồ thị 3 hàm số đó cho Xỏc định miền tớnh dtớch Tớnh S bằng cỏch nào Trả lời Hoặc S bằng tổng diện tớch của hai hỡnh phẳng giới hạn bởi y = x, y =x2/4, x =0, x =1 y =1, y =x2/4, x =1, x =2 34a) Diện tớch hỡnh phẳng cần tỡm là S = S1 – S2 +S1 là diện tớch hỡnh phẳng giới hạn bởi: y = 1; y = x = 0, x = 2 + S2 là diện tớch tam giỏc OAB Vậy 35 b) Gợi ý nếu cần Diện tớch hỡnh phẳng giới hạn bởi 2 đường cong x = g(y), x = h(y) và hai đường thẳng y = c; y = d là S = Tỡm hoành độ giao điểm ? ị cụng thức tớnh S ? 35b) PT hoành độ độ giao điểm của 2 đường cong : HĐ của GV HĐ của HS Nội dung ghi bảng 35c) Gợi ý nếu cần vẽ đồ thị 3 hsố đó cho? Xỏc định miền tớnh dtớch? Tỡm hđộ cỏc giao điểm ? Tớnh S bằng cỏch nào ? Trả lời x = 4 chia miền cần tớnh diện tớch thành hai miền giới hạn bởi +, y=0, x=0, x=4 +y =6-x, y=0, x=4, x =6 35c) PT hoành độ giao điểm 6 – x = 0 Û x = 6 Hoạt động 3* Thể tớch vật thể + Vật thể (T) giới hạn bởi hai mặt phẳng vuụng gúc với Ox lần lượt tại x = a, x = b, mặt phẳng vuụng gúc với Ox tại điểm cú hoành độ x (a ≤ x ≤ b) cắt (T) theo thiết diện cú diện tớch S(x) liờn tục trờn đoạn [a;b] thỡ thể tớch của vật thể (T) là + Hỡnh phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số y = f(x) liờn tục trờn đoạn [a;b], Ox và x = a, x = b quay xung quanh trục Ox tạo thành vật thể trũn xoay cú thể tớch + Hỡnh phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số x = g(y) liờn tục trờn đoạn [c;d], Oy và y = c, y = d quay xung quanh trục Oy tạo thành vật thể trũn xoay cú thể tớch Hoạt động 4: Rốn luyện kỹ năng tớnh thể tớch vật thể trũn xoay HĐ của GV HĐ của HS Nội dung ghi bảng .- Phõn cụng 3 nhúm lần lượt làm cỏc bài tập 36, 39, 40. - Gọi đại diện nhúm lờn bảng trỡnh bày lời giải. - chớnh xỏc hoỏ kiến thức Và hướng dẫn khi cần + Nghe hiểu nhiệm vụ. + Thảo luận nhúm để tỡm lời giải + Cử đại diện trỡnh bày 36) Thể tớch cần tỡm là V = với vậy V = .(đvtt) 39) Thể tớch cần tỡm là V = (đvtt) (từngphần). 40) Tớnh thể tớch cần tỡm là 4. Củng cố Cụng thức tớnh diện tớch hỡnh phẳng, thể tớch vật trũn xoay quanh trục ox, oy Chia một hỡnh phẳng phức tạp thành cỏc hỡnh phẳng đơn giản. Hướng dẫn về nhà Hoàn thành cỏc bài tập Làm thờm Bài 1 : Tớnh diện tớch hỡnh phẳng giới hạn bởi cỏc đường y = x2, y = 4x – 4 , y = – 4x – 4 ? Bài 2 : Tớnh thể tớch vật thể trũn xoay sinh ra khi hỡnh phẳng giới hạn bởi cỏc đường , Ox và x = 0, x = 4 quay xung quanh Ox Bài 3 : Xỏc định cụng thức thể tớch vật thể trũn xoay sinh ra khi hỡnh phẳng giới hạn bởi cỏc đường quay xung quanh Ox Thảo luận nhúm nhỏ theo bàn GV gọi đại diện từng nhúm trả lời Hdẫn hỡnh phẳng cần tỡm diện tớch cú trục đối xứng là Oy VI. Kết quả đạt được. Trong quá trình giảng dạy vận dụng phương pháp thảo luận nhóm và các phương phương pháp theo định hướng đổi mới, qua khảo sát tôi đã thu được kết quả như sau: - Đa số học sinh hiểu bài, yêu thích môn học hơn. - Học sinh chú ý, say mê tìm hiểu bài, tự bày tỏ suy nghĩ, ý kiến của mình qua các câu hỏi. - Học sinh thu nhận kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái hơn. - Học sinh sống cởi mở, thân ái, đoàn kết với bạn bè hơn. Phần C: kết luận và Kiến nghị I. Kết luận Phương pháp dạy học THPT có ý nghĩa đăc biệt quan trọng đối với quá trình đào tạo những công dân (học sinh) tương lai có ích cho xã hội. Nó chẳng những có tác dụng dạy chữ, rèn luyện tay nghề, mà còn có ảnh hưởng đến suy nghĩ, cách sống và làm việc của học sinh tương lai. Phương pháp dạy học bao gồm cả phương pháp dạy và phương pháp học. Đặc biệt ở các trường THPT, phương pháp dạy chẳng những phải chỉ đạo phương pháp học mà còn chỉ đạo cả phương pháp nghiên cứu khoa học của học sinh. Mỗi kiểu phương pháp dạy học đều có ưu, nhược điểm, khó khăn khi áp dụng. Không có kiểu phương pháp nào là vạn năng, độc tôn.Vì vậy, giáo viên cần phải vận dụng khéo léo tất cả các phương pháp dạy học.Việc lựa chọn phương pháp dạy học không thể tuỳ tiện mà phải căn cứ vào mục đích, nội dung môn học, đă

File đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM.doc